Chia Sẻ Tuyển tập các sự tích về cây cối và loài vật kể cho bé yêu mỗi ngày

Trang Dimple

New member
Xu
38
Cào cào xưa kia là một cô gái đẹp. Tính cô thích ăn diện nhưng vì nhà nghèo nên cô chưa được thỏa ý muốn.

Một hôm, nhà vua bị lạc mất cô công chúa bèn sai quân lính đi tìm. Lúc đó, cô gái đẹp đang kiếm củi dưới gốc cây sấu lớn bên đường. Tốp lính thứ nhất đi qua, hỏi rằng:

– Cô có thấy công chúa qua đây không?

Cô gái nhìn thấy toán người này có nhiều quần áo đẹp, cái nào cũng bay trong gió như tấm lụa màu hồng. Cô thích quá liền bảo:

– Cho tôi một chiếc, tôi đang rét lắm! Rồi tôi sẽ chỉ đường cho.

Tốp lính cho cô một chiếc áo rồi đi theo hướng cô đã chỉ.

Một lúc sau, có tốp lính khác chạy qua, mặc toàn áo xanh màu lá. Trông thấy cô gái, họ dừng lại hỏi:

– Cô ơi có thấy công chúa chạy qua đây không?

Cô gái nghĩ: "Tốp trước đã cho ta áo hồng, tốp này có áo xanh.Ta xin một cái mặc cho đẹp". Nghĩ vậy, cô bảo họ:

– Tôi đang rét lắm, các ông cho tôi một cái áo thì tôi sẽ chỉ cho.

con cào cào.jpg


Tốp lính bảo nhau cho cô gái cái áo rồi họ tiếp tục đi theo đường cô chỉ. Ðược hai cái áo, cô thích quá, thầm chắc rằng về nhà ai cũng phải khen.

Khi cô chuẩn bị về, toán lính nữa mặc toàn áo màu trắng như nước suối. Họ thấy cô gái và cũng lại hỏi về công chúa. Quen như hai lần trước, cô đòi một cái áo rồi mới chỉ đường. Thế là cô có ba cái áo: một hồng, một trắng, một xanh. Cái nào cũng đẹp.

Cô khoác cả ba cái vào, ngắm nghía, nhảy nhót tung tăng. Bỗng trên trời có tiếng sét nổ dữ dội, làm một cành sấu rơi xuống đầu cô gái. Cô bị bẹp đầu rồi chết, hóa thành con cào cào, suốt ngày tung tăng bay nhảy với bộ áo ba màu.

Sự tích con cào cào -Nguồn Sưu tầm tổng hợp

 
Sửa lần cuối:
Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo. Chồng chết sớm, bà ở vậy nuôi đứa con trai duy nhất. Điều đáng buồn là cậu con trai càng được cưng chiều, càng đâm ra hư hỏng, bất hiếu và không vâng lời mẹ.

Bởi vì nhà nghèo, không đủ miếng ăn, người đàn bà cực nhọc trồng bắp, nuôi gà. Có trái bắp nào lớn đủ, bà luộc rồi đưa cho cả con ăn, phần mình ăn chỗ thừa còn lại. Hôm nào ăn thịt gà, bà để cho con ăn n0o nê, xong rồi bà kín đáo bòn mót đống xương vụn. Nhưnbg cậu con trai không thấy điều đó, cậu không yêu thương mẹ, lại còn hỗn xược ham chơi nữa.

Một ngày kia, người đàn bà lâm bệnh nặng. Biết mình sắp chết, bà lo lắng kêu đứa con trai lại, khuyên nhủ rằng:

“Ngày mẹ chết, con sẽ thấy ở chỗ mẹ nằm có một loại hạt nỏ. Con hãy bỏ vào trong chậu đất, đổ nước vào, rồi quảy về hoàng cung sẽ đổi được rất nhiều vàng bạc”.

Ngày mẹ chết, cậu con trai tìm được trên gối nằm một loại hạt nhỏ bằng đầu ngón tay. Lòng tham lam, cậu liền làm theo lời mẹ dặn, bỏ hạt vào trong một chiếc chậu nhỏ, rưới nước vào, rồi bỏ lên lưng quảy về phía hoàng cung.


cây lúa.jpg

Đường về hoàng cung rất xa, phải mất cả sáu bảy tháng đi đường. Cậu con trai mệt mỏi, tiền hết, lương thực cạn dần. Cậu bắt đầu phải xin từng bữa ăn và khó khăn lắm mới xin được chỗ trú qua đêm. Cậu dần dần nhận ra được công lao của mẹ nhọc nhằn nôi nấng mình trong bấy lâu. Cậu hối hận vì đã đối xử bạc với mẹ.

Về tới hoàng cung lúc cậu bỏ cái chậu trên lưng xuống, ngạc nhiên vì thấy lúc nào trên lưng cậu có một nhánh cỏ trĩu những hạt nhỏ, màu vàng xinh xắn, mùi thơm thoang thoảng, nấu ra ăn thật bùi. Cậu con trai nhớ thương mẹ, bèn thôi không đem hạt vào cung vua nữa, mà cậu mang giống ấy về trồng, rồi phân phát cho mọi người cùng trồng. Đó chính là hạt lúa, hạt gạo mỗi ngày chúng ta ăn.

Sự tích hạt lúa
Nguồn Sưu tầm tổng hợp
 
Sửa lần cuối:
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ. Chàng từng cầm quân mấy lần đánh cho tan tác thầy trò Nguyễn Ánh.

Nhà Tây Sơn mất, Gia Long vừa thắng thế trên đất nước Việt thì cũng bắt đầu giết hại những người từng theo nhà Tây Sơn.

Nhân dân trong xóm quý mến chàng, khuyên chàng trốn đi thật xa. Họ giúp tiền gạo và mọi thứ cần dùng, trong đó có cả một chiếc thuyền nhỏ để tiện đi lại. Và chàng ra đi. Ngược dòng sông Cửu Long, chàng tiến sâu vào nước Chân Lạp.

cây sầu riêng.jpg


Một hôm, chàng dừng thuyền, lên bộ để mua sắm thức ăn. Chàng bước vào một cái quán bên đường. Trong quán có một bà mẹ ngồi ủ rũ bên cạnh một cô gái nằm mê man bất tỉnh. Đó là hai mẹ con đi dâng hương trên núi Tà-lon, về đến đây thì người con bị ốm nặng. Vốn có biệt tài về nghề thuốc, chàng đã cứu chữa cho cô gái khỏi bệnh. Sẵn có thuyền, chàng chở họ về tận nhà.

Cô gái đem lòng quyến luyến chàng. Sau một tuần chay tạ ơn Trời, Phật, mẹ nàng cho biết là Phật đã báo mộng cho hai người lấy nhau. Chàng vui mừng nhận lời và từ đó hai vợ chồng làm ruộng, nuôi tằm, xây dựng gia đình đầm ấm.

Mười năm thoảng qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quýt nhau như đôi chim câu. Trong vườn nhà vợ có một cây ăn quả gọi là cây "tu-rên" mà ở xứ sở chàng không có. Mùa trái chín đến, vợ bổ một trái đưa cho chồng ăn. Trái "tu-rên" vốn có một mùi khó chịu. Thấy chồng nhăn mặt, vợ bảo:

– Anh ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đây.

Không ngờ một ngày kia, vợ đi dâng hương Đế Thiên, Đế Thích về thì ngộ cảm. Chồng cố công chạy chữa nhưng không sao cứu kịp. Cái chết chia rẽ cặp vợ chồng một cách đột ngột. Không thể nói hết cảnh tượng đau khổ của người chồng. Tuy cách trở âm dương, nhưng hai người vẫn gặp nhau trong mộng. Chồng hứa trọn đời sẽ không lấy một ai nữa. Còn hồn vợ thì hứa không lúc nào xa chồng.

Nghe tin Gia Long đã thôi truy nã những người thù cũ, bà con ở quê nhà nhắn tin lên bảo chàng về. Những người trong xóm cũng khuyên chàng tạm đi đâu cho khuây khỏa. Chàng đành từ giã quê hương thứ hai của mình. Trước ngày lên đường, vợ báo mộng cho chồng biết sẽ đi theo cho đến sơn cùng thủy tận. Năm ấy, cây "tu-rên" tự nhiên chỉ ra mỗi một trái. Trái "tu-rên" ấy lại tự nhiên rụng vào vạt áo chàng giữa lúc chàng ra thăm cây kỷ niệm của vợ. Chàng mừng rỡ, quyết đưa nó cùng về xứ sở.

Chàng lại trở về nghề dạy học, nhưng nỗi riêng canh cánh không bao giờ nguôi. Chàng đã ương hạt "tu-rên" thành cây, đem trồng trong vườn, ngoài ngõ. Từ đấy ngoài công việc dạy học, chàng còn có việc chăm nom cây quý.

Nhưng cây "tu-rên" của chàng ngày một lớn khỏe. Lại mười năm nữa sắp trôi qua. Chàng trai ngày xưa bây giờ tóc đã lốm đốm bạc. Nhưng ông thấy lòng mình trẻ lại khi những cây mà ông bấy lâu chăm chút nay bắt đầu khai hoa kết quả. Ông sung sướng mời họ hàng, làng xóm tới nhà nhân ngày giỗ vợ và nhân thể thưởng thức một thứ trái lạ chưa hề có ở trong vùng.

Khi những trái "tu-rên" được bưng ra đặt trên bàn, mọi người thoáng ngửi thấy một mùi khó chịu. Chủ nhân biết ý, đã nói đón: "… Nó xấu xí, có mùi khó chịu, nhưng chính những múi của nó ở trong lòng lại đẹp đẽ, thơm tho như mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ…". Ông ta vừa nói vừa bổ những trái "tu-rên" chia từng múi cho mọi người cùng nếm. Đoạn, ông ta kể hết câu chuyện tình duyên xưa mà từ khi về đến nay ông đã cố ý giấu kín trong lòng. Ông kể mãi, kể mãi. Khi kể xong, ở khóe mắt con người chung tình ấy, hai giọt lệ long lanh tự nhiên nhỏ vào múi "tu-rên" đang cầm ở tay. Hai giọt nước mắt ấy sôi lên trên múi "tu-rên" như vôi gặp nước và cuối cùng thấm vào múi như giọt nước thấm vào lòng gạch.

Sau đám giỗ ba ngày, người đàn ông ấy bỗng không bệnh mà chết. Từ đấy, dân làng mỗi lần ăn thứ trái đó đều nhớ đến người gây giống, nhớ đến chuyện người đàn ông chung tình. Họ gọi "tu-rên"bằng hai tiếng "sầu riêng" để nhớ mối tình chung thủy của chàng và nàng. Người ta còn nói những cây sầu riêng nào thuộc dòng loại hạt có hai giọt nước mắt của chàng mới là thứ sầu riêng có trái ngon và thơm hơn các thứ khác.


Sự tích cây sầu riêng- Nguồn Sưu tầm tổng hợp
 
Sửa lần cuối:
Ngày xưa, xưa ơi là xưa, lúc các cô tiên còn hay xuống trần gian dạo chơi, chuột chù vốn là vật nuôi làm cảnh của một cô tiên. Lông nó lúc ấy trắng và thơm mùi hoa lan vì suốt ngày nó chỉ biết ăn hoa và củ lang mà thôi.

Thế rồi một hôm chuột chù theo cô tiên xuống trần gian chơi. Chợ đông người quá, các hàng ăn thì lại rất thơm ngon. Chuột chù ngạc nhiên, say mê dí mũi vào ngửi và kêu lên ầm ĩ: “Thích, thích, thích”. Nó cứ sy mê mà không để ý đến cô tiên, dần dần nó tuột lại phía sau mà không hay biết.

Khi trời sụp tối, chợ đã tan, nó mới biết mình bị lạc. Nó ngơ ngác tìm cô tiên rồi sợ phát khóc khi thấy một bầy mèo đi tới. Nó vội vàng bỏ chạy, dũi cả đất bùn nơi cống rãnh lên người để ẩn nấp. Càng lúc nó càng chui sâu xuống đất, đào thành cái hang để trốn trong đó.

chuột chù.jpg


Mấy ngày sau, đói quá, nó mới mon men bò ra chợ để hy vọng gặp lại chủ của mình. Mấy ngày vùi trong bùn đất nên nó đi đến đâu, mọi người bịt mũi dạt ra đến đấy. Ngay cả cô tiên, chủ của nó thấy vậy cũng bay lên cao, không nhận ra nó nữa. Lông nó trở nên đen thui, mùi hôi thật kinh khủng, khác hẳn ngày xưa. Thế là các cô tiên đi mất, từ đó chuột chù ở lại trần gian bơ vơ, phải tự tìm thức ăn và bị mọi người xua đuổi.

Sự tích chuột chù-Nguồn Sưu tầm tổng hợp
 
Sửa lần cuối:
Ngày xửa ngày xưa, Mặt Trăng, Mặt Trời và Gà Trống cùng sống với nhau trên trời. Mặt Trăng mặc cái áo màu trắng, Gà Trống đội một chiếc mũ màu đỏ. Mặt Trăng thích cái mũ đỏ của Gà Trống lắm. Một hôm, Mặt Trăng nói với Gà Trống:

– Chúng mình đổi áo và mũ cho nhau nhé!

Gà Trống đáp:

– Tớ không thích cái áo màu trắng của cậu. Tớ không đổi mũ lấy áo đâu!

Mặt Trăng cứ gạ đổi mãi nhưng Gà Trống nhất định không chịu. Mặt Trăng liền giật mũ của Gà Trống và vứt xuống đất. Gà Trống vội bay xuống đất để nhặt mũ. Nhưng Mặt Đất tối đen nên Gà Trống không tìm thấy mũ. Gà Trống sực nhớ tới Mặt Trời, Gà Trống liền ngửa cổ lên trời và cất tiếng gọi:

– Mặt Trời ơi! Mặt Trời ơi!

Mặt Trời vội vén màn mây nhìn xuống dưới đất. Những tia nắng rực rỡ tỏa sáng khắp nơi. Nhờ có ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống, Gà Trống nhìn thấy cái mũ đỏ của mình mắc trên một cành cây. Gà Trống sung sướng bay lên cây để lấy chiếc mũ và đội lên đầu.

ngày và đêm.jpg


Gà Trống định bay về trời nhưng vì quá mệt nên không đủ sức cất cánh bay lên nữa. Gà Trống cất tiếng gọi:

– Mặt Trời ơi! Kéo tớ lên với!

Nhưng Mặt Trời không thể kéo Gà Trống lên được. Mặt Trời đành an ủi Gà Trống:

– Gà Trống ơi! Bạn hãy ở lại dưới mặt đất vậy. Buổi sáng sớm bạn hãy gọi “Ò ó o…! Mặt trời ơi!”, tôi sẽ thức dậy và trò chuyện với bạn nhé!

Từ đó trở đi, Gà Trống luôn dậy sớm và cất tiếng gáy “ò ó o” để đánh thức Mặt Trời dậy. Ở tít trên cao, Mặt Trời với gương mặt hồng hào tròn trịa, mỉm cười nhìn Gà Trống. Muôn loài hoa đua nở, khoe sắc màu rực rỡ. Cây lá cũng mở bừng mắt reo vui chào đón ánh Mặt Trời. Người ta gọi lúc đó là ngày.

Còn Mặt Trăng thì cảm thấy rất hối hận và xấu hổ vì đã đối xử không tốt với bạn Gà Trống. Vì thế, Mặt Trăng cứ đợi đến khi Mặt Trời lặn xuống phía bên kia rặng núi, Gà Trống lên chuồng đi ngủ mới dám xuất hiện. Người ta gọi lúc Mặt Trăng tỏa những tia sáng dịu dàng, yếu ớt gọi là đêm.
Sự tích ngày và đêm- Nguồn Sưu tầm tổng hợp
 
Sửa lần cuối:
Đã nhiều năm trôi qua mà hoàng hậu vẫn chưa có con, vì thế sáng nào hoàng hậu cũng ra vườn thượng uyển quay về phía mặt trời cầu xin thượng đế rộng lòng thương cho một mụn con, dù đó là con trai hay con gái.

Một ngày kia có thiên thần từ trên trời xuống và bảo:

Hoàng hậu cứ yên tâm, hoàng hậu sẽ sanh con trai. Hoàng tử là người có phép lạ, những gì hoàng tử mong muốn là sẽ có thực.

Hoàng hậu nói lại tin mừng với nhà vua. Sau thời gian hoàng hậu sinh con trai, nhà vua hết sức vui mừng.

Khi hoàng tử đã biết đi, sáng nào hoàng hậu cũng dẫn con trai đi dạo chơi trong vườn bách thú, rửa tay chân ở những giếng nước trong veo. Có lần hoàng tử nằm trong lòng mẹ ngủ, hoàng hậu cũng ngủ say luôn mà không hề hay biết. Giữa lúc đó thì người đầu bếp già đi tới, bác biết rằng đứa trẻ có phép lạ, nên bế đứa bé đem giấu kín ở một nơi do một vú nuôi cho bú. Bác đem cắt tiết một con gà mái, lấy máu rỏ vào tạp dề và áo quần của hoàng hậu, rồi chạy đi tâu thưa với nhà vua rằng hoàng hậu đã để thú dữ vồ bắt mất hoàng tử. Khi chính mắt mình nhìn thấy máu vấy ở tạp dề và áo quần của hoàng hậu thì nhà vua lại càng tin lời nói của người đầu bếp là đúng. Nhà vua nổi giận, sai xây một cái tháp thật sâu, sâu đến nỗi ánh sáng mặt trời cũng như mặt trăng không bao giờ chiếu tới. Lối ra vào tháp được xây kín lại sau khi đã nhốt hoàng hậu ở trong đó, hoàng hậu sẽ bị nhốt bảy năm liền, không ai được phép mang đồ ăn thức uống cho hoàng hậu để bà bị chết dần chết mòn ở trong tháp.


hoa cẩm chướng.jpg

Tưởng chừng cuộc đời hoàng hậu kết thúc như vậy, nhưng thượng đế cho hai thiên thần hiện hình là hai con chim bồ câu trắng hàng ngày hai lần bay vào trong tháp mang theo đồ ăn thức uống cho hoàng hậu, chim nuôi hoàng hậu như vậy tới khi hạn bảy năm đã hết.

Người đầu bếp vẫn làm trong cung vua, có lần bác nghĩ, đứa trẻ có phép lạ, nếu mình cứ ở đây mãi rất có thể mình gặp rủi ro vì nó. Nghĩ vậy nên bác trốn khỏi cung vua tới chỗ đứa bé. Đứa bé giờ đã lớn, tự biết rằng mình có phép lạ, thấy bác đầu bếp em nói:

– Bác có muốn sống trong cung điện nguy nga có vườn thượng uyển không?

Lời nói em vừa dứt thì toàn cảnh cung điện và vườn hiện ra đúng như điều em ước.

Sống như vậy được một thời gian, một hôm bác nói với hoàng tử:

– Sống một mình mãi con sẽ thấy buồn. Sao con không ước có một người vợ hiền sống chung.

Lời mong ước của hoàng tử đã thành sự thực, đứng trước hoàng tử là một thiếu nữ đẹp tuyệt vời, đẹp hơn cả người trong tranh. Hai người rất thương yêu nhau, thường cùng nhau đi dạo chơi trong vườn thượng uyển, còn đầu bếp thì hay đi săn, dáng nom như một nhà quý tộc.

Có lần bác chợt nghĩ, rất có thể hoàng tử lại ước được sống cạnh vua cha, và lúc đó bác không biết sẽ tính sao cho thoát chết. Bác gọi thiếu nữ cùng đi dạo trong vườn và nói:

– Đêm nay, khi hoàng tử ngủ say, hãy tới bên giừng lấy dao nhọn đâm xuyên tim, rồi mang tim và lưỡi của nó cho ta, nếu không làm đúng như lời ta dặn thì mất mạng đấy.

Nói rồi bác bỏ đi. Ngày hôm sau bác đến chỗ thiếu nữ và hỏi. Thiếu nữ đáp:

– Tại sao con lại đi hại một người vô tội, một người chẳng hại ai bao giờ.

Bác đầu bếp lại nói:

– Nếu con không làm việc đó thì con phải thế mạng mình vào đó.

Khi người đầu bếp đi khỏi, nàng sai người bắt một con hươu đem làm thịt, lấy tim và lưỡi để lên một cái đĩa. Nhìn qua cửa sổ nàng thấy bác đầu bếp đang đi tới, nàng bảo hoàng tử:

– Chàng hãy lên giường trùm chăn.

Bác đầu bếp độc ác vừa mới bước vào đã hỏi ngay:

– Tim và lưỡi của hoàng tử đâu?

Thiếu nữ đưa cho bác cái đĩa, còn hoàng tử thì tung chăn ra và quát:

– Này ông già tội lỗi kia, cớ sao ông lại muốn giết tôi? Giờ tôi nói cho ông nghe, ông sẽ biến thành con chó mực, cổ đeo xích vàng, chỉ ăn than hồng nên bao giờ cũng có ngọn lửa đỏ thổi ra từ mõm.

Lời nói vừa chấm dứt thoì người đầu bếp già biến thành một con chó mực cổ đeo xích vàng. Những người làm việc ở nhà bếp phải mang than đỏ hồng đến cho chó mực ăn, ăn xong từ mõm chó luôn luôn có ngọn lửa đỏ thổi ra.

Ngồi một lát bỗng hoàng tử thấy nhớ mẹ, nghĩ không biết hoàng hậu còn sống hay đã chết. Chàng nói với thiếu nữ:

– Ta muốn trở về quê hương xứ sở, nếu nàng muốn về cùng, chúng ta sẽ cùng sống bên nhau.

Thiếu nữ đáp:

– Đường sá xa xôi, lạ nước lạ cái chẳng ai biết mình, liệu biết làm gì mà sống.

Lòng nàng chẳng muốn đi theo, nhưng cả hai lại không muốn phải biệt ly nhau nên chàng để nàng hóa thành một bông hoa cẩm chướng tươi đẹp và chàng luôn luôn mang theo bên mình.

Hoàng tử lên đường trở về quê hương xứ sở, con chó mực lẽo đẽo chạy theo sau. Chàng đi tới bên tháp nơi mẹ chàng bị nhốt. Vì tháp quá cao nên chàng nói ước ao có một chiếc thang thật dài để leo lên. Một chiếc thang dài bắc tới tận ngọn tháp hiện ra, chàng leo lên, từ trên đỉnh tháp chàng nhìn xuống và gọi:

– Hoàng hậu, mẹ yêu quý của con, mẹ còn sống hay là đã chết?

Tiếng bà đáp vọng lên:

– Mẹ vừa mới ăn xong và hãy còn no.

Bà nghĩ, có lẽ các thiên thần lại đến.

Hoàng tử nói:

– Con của mẹ đây, đứa con mà mọi người đinh ninh rằng đã bị thú dữ tha đi mất; con hãy còn sống và về để tìm cách cứu mẹ.

Rồi chàng xuống thang, đi đến cung vua. Chàng nói với lính canh rằng mình là người thợ săn từ xa tới, muốn được làm thợ săn của nhà vua. Nhà vua truyền lệnh cho lính canh, nếu là thợ săn giỏi, có thể săn bắn thú cung cấp đủ cho bếp của nhà vua thì cho vào yết kiến.

Đã lâu nay, ở khu vực quanh cung vua cũng như ở những vùng giáp giới không có chim muông gì cả. Người thợ săn hứa rằng mình có thể săn bắn được đủ thứ thịt thú để nhà vua làm tiệc thết đãi.

Nói rồi, chàng cùng với toán thợ săn của mình vào rừng săn bắn. Chàng cùng với họ quây thành một vòng lớn để ngỏ một đường thoát chạy. Vòng săn đã sẵn sàng, chàng đứng thỉnh cầu. Chỉ một lát sau có hai trăm con thú chạy vào vòng săn, thợ săn chỉ còn mỗi việc là giương súng bắn. Thú bắn được nhiều đến nỗi chở sáu chục xe mới hết. Đã lâu lắm trong cung vua mới lại có một bữa tiệc thịt thú rừng linh đình như vậy.

Nhà vua mừng lắm, cho triệu tất cả quần thần trong triều tới ăn tiệc, một bữa tiệc thật lớn. Khi quần thần đã tới đông đủ, nhà vua bảo người thợ săn:

– Do tài săn bắn của ngươi mà có bữa tiệc hôm nay, ngươi lại đây ngồi cạnh trẫm.

Người thợ săn nói:

– Muốn tâu hoàng thượng, thần chỉ là một tên thợ săn loại tồi.

– Người lại đây ngồi cạnh trẫm.

Nhà vua nhắc đi nhắc lại tới khi người thợ săn lại ngồi cạnh mới thôi.

Ngồi cạnh vua chàng thợ săn lại nhớ tới người mẹ thân yêu của mình. Chàng thầm mong sẽ có một người nào đó trong đám quần thần của nhà vua lên tiếng hỏi, không biết hoàng hậu giờ này thế nào, không biết bà còn sống hay đã chết dần chết mòn ở trong tháp. Vừa mới thầm mong thì tể tướng đã cất lời:

– Muôn tâu hoàng thượng, hoàng thượng cùng quần thần sống những giờ phút vui vẻ, không hiểu giờ này hoàng hậu sống ra sao ở trong tháp, liệu còn sống hay là đã chết mòn mỏi ở trong đó.

Nhà vua đáp:

– Hoàng hậu đã để thú dữ tha đi mất hoàng tử con ta, trẫm không muốn nhắc đến chuyện đó.

Nhà vua vừa dứt lời thì người thợ săn đứng dậy nói:

– Kính thưa vua cha, hoàng hậu hãy còn sống, và chính thần là con hoàng hậu. Không phải thú dữ tha mất hoàng tử mà chính là tên già độc ác kia, tên đầu bếp. Chính hắn lừa lúc hoàng hậu thiu thiu ngủ mà bắt cóc hoàng tử đi, lấy máu gà rỏ vào tạp dề, áo quần của hoàng hậu.

Sau đó chàng dắt con chó mực đeo xích vàng lại và nói tiếp:

– Đây chính là tên già độc ác ấy.

Chàng cho mang than đỏ hồng tới, trước mặt nhà vua cùng triều đình chó ăn than hồng, rồi từ mồm nó thở ra những ngọn lửa hồng.

Nhà vua ngạc nhiên và hỏi, liệu có thể để nó hiện nguyên hình được không. Chàng lại cầu mong, biến cho chó hiện nguyên hình là tên đầu bếp già đeo tạp dề trắng, tay cầm dao.

Nhìn thấy đúng là tên đầu bếp khi xưa của mình, nhà vua nổi giận, truyền sai ném hắn vào ngục tối.

Sau đó người thợ săn nói tiếp:

– Thưa vua cha, không biết vua có muốn thấy người con gái dịu hiền đã nuôi hoàng tử không? Đó cũng chính là người được lệnh phải giết hoàng tử mà không chịu làm, mặc dù trái lệnh là đùa với cái chết.

Nhà vua đáp:

– Tất nhiên trẫm cũng muốn được nhìn thấy…

Hoàng tử nói:

– Kính thưa vua cha, cha sẽ nhìn thấy người ấy mang hình một bông hoa tuyệt đẹp.

Chàng lấy từ trong túi áo ra một bông hoa cẩm chướng đặt lên bàn tiệc, hoa đẹp tuyệt trần, trong đời mình nhà vua chưa từng thấy bông hoa nào đẹp như thế.

Rồi chàng nói:

– Giờ vua cha sẽ nhìn thấy dung nhan người con gái ấy.

Chàng hóa phép biến bông hoa thành một thiếu nữ, người thiếu nữ đứng bên cạnh chàng, nàng đẹp hơn cả người đẹp trong tranh.

Nhà vua truyền sai hai nữ tì và hai người leo xuống hầm sâu dưới tháp đón hoàng hậu về dự tiệc. Tới bàn tiệc hoàng hậu không ăn uống gì cả và nói:

– Nhờ thượng đế rủ lòng thương mà thiếp còn tồn tại, nhưng thiếp cũng sắp được siêu thoát.

Hoàng hậu chỉ sống thêm có ba ngày rồi vĩnh biệt ra đi. Khi đưa đám hoàng hậu có hai con chim bồ câu trắng bay theo, đó chính là hai con chim vẫn mang đồ ăn thức uống cho bà khi bị giam ở trong tháp, đó cũng chính là hai thiên thần từ trên trời xuống. Tên đầu bếp độc ác bị nỗi buồn khổ vô hạn gặm nát tim hắn, chẳng mấy lúc mà hắn tắt thở.

Hoàng tử cưới thiếu nữ xinh đẹp kia, đó chính là bông hoa cẩm chướng mà hoàng tử vẫn mang theo túi áo mình.

Sự tích hoa cẩm chướng-Nguồn Sưu tầm tổng hợp
 
Sửa lần cuối:
Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng nọ có một gia đình, người đàn ông này có hai người vợ, vợ cả của ông chết sớm chỉ để lại cho ông một đứa con trai nhỏ tên gọi Văn Linh. Vợ lẽ của ông cũng sinh một người con trai gọi là Văn Lang.

Văn Linh kém Văn Lang năm tuổi, tuy nhiên hai anh em vẫn chung sống, chơi đùa với nhau vô cùng vui vẻ, thân thiết chả kém gì anh em cùng mẹ sinh ra. Mỗi khi trẻ con lối xóm hùa nhau bắt nạt Văn Linh thì Văn Lang đều đứng ra bảo vệ. Tuy vậy, Văn Lang đâu biết rằng mẹ mình trong lòng luôn luôn cho rằng Văn Linh là kẻ thù, là cái gai trong mắt.

Gia đình họ vốn là gia đình khá giả trong vùng. Tài sản gây dựng vài đời đến nay cũng có vài chục mẫu ruộng, có thêm một mẫu vườn, còn có nhà ngói và cây mít.

Nhưng ngày kia, người cha không hiểu sao đột nhiên qua đời sau một cơn bạo bệnh. Mụ dì ghẻ bên ngoài thì luôn tỏ vẻ quan tâm, ân cần chăm sóc cho Văn Linh như con đẻ, nhưng trong lòng mụ thì lúc nào cũng muốn nhổ đi cái gai trong mắt này của mình.

con dế.jpg


Theo tục lệ thì Văn Linh là con đích, nên hầu như toàn bộ tài sản sẽ thuộc về chàng. Còn như mẹ con Văn Lang thì khác, họ cùng lắm cũng chỉ được chia cho vài mẫu ruộng xấu cùng cái trại ở bên kia dồi mà thôi. Đó đã là lệ rồi, bỏi vì số phận hai anh em từ khi sinh ra đã khác nhau, khó lòng mà thay đổi được.

Chính vì thế mà mụ dì ghẻ đột nhiên nổi ác tâm, mụ nuôi ý định giết con chồng, chiếm toàn bộ tài sản. Âm mưu ấy ngày nào cũng âm ỉ trong tâm mụ, nó lại càng lớn hơn kẻ luôn bao bọc Văn Linh, cũng chính là chồng mụ qua đời.

Một ngày kia, mụ dì ghẻ gọi hai anh em tới và đứa chúng tiền sai mang đi mua gỗ về. Nhưng trước lúc đi, mụ ta gọi con đẻ của mình vào trong buồng riêng mà dặn:

– Hôm nay con hãy tìm cách mà “khử” nó đi. Trong rừng nhiều thú dữ như vậy, sức con cũng phải gấp đôi nó, chỉ cần kín đáo và khôn khéo một chút thì chả sợ ai bắt tội bắt vạ gì cả!”

Mụ ta còn rủ rỉ rằng:

– Nó sống thì hai mẹ con mình không có tấc tất để cắm dùi. Trừ được rồi thì chúng ta mới mơ được sống sung sướng con ạ!”

Thương Văn Linh lắm nên Văn Lang chẳng muốn nghe những lời này của mẹ mình, nhưng chàng cũng không muốn làm mẹ phật ý, nên cứ giả bộ nghe lời cùng với Văn Linh khăn gói rời nhà.

Lúc đến tận cửa rừng, Văn Lang bèn nói hết mọi sự cho Văn Linh nghe rồi khuyên:

– Trước sau gì mẹ tôi cũng sẽ lại tìm cách mà hại anh. Giờ anh hãy trốn đi. Tiền mua gỗ này anh cầm tạm mà chi tiêu dọc đường. Đến lúc nào đó thích hợp anh trở về, rồi chúng ta sẽ lại cùng nhau chung sống vui vẻ như trước.

Đợi cho Văn Linh rời đi hẳn, Văn Lang bèn tìm một con chó, giết lấy máu vung ra khắp nơi, sau đó mới trở về báo với mẹ biết mình đã trừ khử Văn Linh xong. Chàng cũng thông báo cho bà con lối xóm biết tin anh mình vào rừng bị hổ vồ tha đi mất tích rồi. Mọi người cũng chẳng ai nghi ngờ gì cả. Mụ dì ghẻ lúc này an tâm lắm, một mực tin tưởng con trai đã trừ khử xong mầm họa của mụ ta nên không còn lo lắng suy nghĩ gì nữa.

Về phía Văn Linh, sau khi đau khổ mà từ giã với Văn Lang thì một mình bơ vơ giữa rừng. Bởi chàng chưa bao giờ đi xa một mình, nay cũng chẳng biết nơi chốn nào để đi cả. Chàng loanh quanh, ngập ngừng mãi, sau cùng thì chàng lần mò tới mồ của mẹ mình, úp mặt lên mộ khóc lóc thảm thương rồi thiếp đi lúc nào chẳng hay.

Dưới mồ, nghe thấy con than khóc, người mẹ rất thương con, vì vậy hiện lên biến thành chim phượng hoàng khổng lồ, dang cánh che cho con. Khi trời gần sáng, phượng hoàng liền quắp Văn Linh vào chân rồi bay đi. Phượng hoàng bay tít một ngọn núi cao mới hạ cánh dừng lại.

Lúc Văn Linh tỉnh dậy thì vô cùng sửng sốt, phượng hoàng thấy vậy bảo ngay:

– Ta chính là mẹ của con. Từ giừ con hãy cứ ở lại đây, về đó rất nguy hiểm. Ngày ngày mẹ sẽ tới cùng con.

Dứt lời, phượng hoàng hóa ra nhà cửa, còn có đồ ăn thức uống và đủ vật dụng khác cho Văn Linh sống ở đó. Vì lo con mình xao nhãng việc học hành, phượng hoàng lại vất vả bay đi tha sách vở đến để con ngày ngày luyện tập văn vở.

Lúc trời sáng thì phượng hàng biến mất, đêm đêm nó lại bay tới chỗ Văn Linh để có thể bảo vệ cho chàng. Khi tờ mờ sáng, trước lúc bay đi thì nó không quên gấy để gọi con dậy ôn luyện.

Khi ấy, dưới chân núi có một vài ngôi nhà lẻ làm thánh một xóm dân rải rác thưa thớt. Ở xóm đó có một cô gái sinh sống tên gọi Ngọc Châu. Nàng vô cùng xinh đẹp, rất trẻ và vẫn chưa lấy chồng. Nàng còn có một nàng hầu tên gọi là Hồng. Cả hai ngày qua ngày nương tựa nhau mà sống, lấy nghề dệt vải kiếm cơm nuôi thân.

Dạo Văn Lang tới trên núi ở, hai chủ tớ Ngọc Châu thấy lạ lắm vì không hiểu tại sao từ trên núi cao, vốn trước nay không có bóng người, đột nhiên thay đổi, lúc mờ sáng họ đến khung cửi thì lại nghe thấy tiếng của chim phượng, sau đó thì nghe có tiếng người sang sảng đọc sách cho tới sáng.

Ngày kia, khi gà gáy báo canh năm thì Ngọc Châu liền giả làm đống nhấm tắt ngúm, rồi kêu nàng Hồng đi lên núi để xin lửa của người đang bắt đầu đọc sách kia. Ngày ấy, Văn Linh cũng như thường lệ, dậy sớm rồi thắp đen lên ngồi đọc sách, tự dưng lại nghe có tiếng người gõ cửa. Lúc chàng ra mở cửa thì thấy một cô gái tới nhà mình xin lửa. Cho lửa xong, chàng liền hỏi cô gái cho mình vay tạm hũ dầu, bởi vì hũ dầu nhà chàng đã cạn hết rồi.

Nàng Hồng tốt bụng liền chỉ đường tới nhà mình cho chàng tự xuống lấy dầu. Nhờ vậy mà Văn Lang quen biết Ngọc Châu. Và từ đó chàng đã có một người bạn xóm giềng giúp đỡ, có khi tối lửa tắt đèn còn có nơi nhờ vả. Ban đầu chỉ là quen biết vậy thôi, nhưng sau này họ lại muốn cùng nhau góp gạo thổi cơm, kết duyên vợ chồng.

Ít lâu sau, Ngọc Châu bèn ngỏ ý mời Văn Linh về nhà mình ở để tiện cho việc chăm chàng đèn sách. Chàng bèn báo tin cho mẹ mình biết, thấy vậy phượng hoàng liền mang tới cho chàng cùng Ngọc Châu vô số quần áo cùng tiền bạc. Từ ngày đó cũng không tới đây nữa.

Cả hai tổ chức lễ cưới rất đơn giản nhưng lại rất vui vẻ. Từ ngày đó, chàng đọc sách, nàng quay xe, gia đình đầm ấm, hạnh phúc không ai sánh bằng.

Văn Linh sau khi đèn sách ôn luyện ngót 5 năm trời thì mang lều chiếu đăng kí đi thi. Chàng đỗ trường hương, sau đó lại tiếp tục lên kinh để tranh đua nơi trường hội. Không phụ công chàng chăm chỉ ngày đêm, quả nhiên tên chàng được thông báo có trong bảng tiến sĩ.

Ngày chàng vinh quy, khắp nơi chiêng chống cờ quạt, quân gia đông đúc cùng kéo nhau về quê cũ. Văn Lang thấy anh mình văn hiển về nhà thì mừng rỡ lắm. Nhưng mụ dì ghẻ biết tin thì sợ quá không kịp đi trốn liền chui tọt dưới gầm giường. Chui dưới đấy mà mụ cứ run cầm cập, sau vì sợ quá mà mụ vỡ mật rồi chết, biến thành con dế.

sự tích con dế Nguồn Sưu tầm tổng hợp
 
Sửa lần cuối:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top