Tuyển tập các đề 15 phút mới nhất - Ngữ văn 6 (Thể loại thơ)

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Các dạng đề đọc hiểu môn Ngữ văn 6 thể loại thơ được sử dụng ngữ liệu trong và ngoài chương trình sách giáo khoa - những bài thơ rất gần gũi với các em. Ví dụ như bài thơ "Nghe thầy đọc thơ" của Trần Đăng Khoa hay trích đoạn bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu.

Đề 1. Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:

Mình về với Bác đường xuôi,
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương,
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân người bước lên đèo,
Người đi rừng núi trông theo bóng Người…”
(
Tố Hữu, Việt Bắc)

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Lục bát biến thể
C. Thơ sáu chữ
D. Thơ tám chữ.

Câu 2. Các từ Bác, Người, Ông Cụ trong đoạn thơ dùng để chỉ ai?
A. Đồng bào Việt Bắc
B. Tác giả
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh
D. Chỉ các đối tượng khác nhau.

Câu 3. Từ nào sau đây là từ láy?
A. Sáng ngời
B. Rừng núi
C. Đẹp tươi
D. Ung dung

Câu 4. Đoạn thơ trên thể hiện tình cảm của ai đối với ai?
A. Tình cảm của đồng bào Việt Bắc đối với Bác Hồ, với cách mạng
B. Tình cảm của đồng bào Việt Bắc đối với tác giả
C. Tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân
D. Tình cảm của Bác Hồ đối với tác giả.

Câu 5. Chỉ ra các tiếng mang vần trong hai câu thơ:

Mình về với Bác đường xuôi,
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Câu 6. Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm gì nổi bật?
Câu 7. Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?


Đề 2. Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…”

(Trần Đăng Khoa – Nghe thầy đọc thơ)​

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên?
Câu 2. Tìm từ láy trong bài thơ trên?
Câu 3. Câu thơ: Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà đã gợi lên trong em suy nghĩ gì?
Câu 4. Nội dung của bài thơ trên?
 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Môn: Ngữ văn lớp 6

ĐỀ SỐ 1

Câu Nội dung
1A
2C
3D
4A
5Các tiếng mang vần trong hai câu thơ đầu: “xuôi” – “ngược”
6Hình ảnh Bác trong đoạn thơ là một Ông Cụ quắc thước, tinh anh, giản dị, có phong thái ung dung, lạc quan.
7Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên là:
-Điệp ngữ “Nhớ” để nhấn mạnh và khẳng định tình cảm yêu mến của đồng bào Việt Bắc đối với Bác Hồ.
- Điệp ngữ “Người” để duy trì đối tượng biểu cảm trong đoạn thơ.
- Hoán dụ “Việt Bắc không nguôi nhớ Người” để diễn tả tình cảm nhớ thương, quyến luyến của đồng bào Việt Bắc dành cho Bác.
- Hoán dụ “Rừng núi trông theo bóng Người” để diễn tả sự yêu quý, lưu luyến, không nỡ xa Bác của đồng bào Việt Bắc.
 
ĐỀ SỐ 2

CâuNội dung
1Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
2Từ láy “êm êm”, “rào rào”
3Mỗi buổi học, nhân vật “em” lại được nghe tiếng thầy đọc thơ, giọng thầy trầm ấm, ngân vang trong buổi học. Cả không gian như tràn ngập những vần thơ thầy giảng như đưa ta về với tuổi thơ đầy kỉ niệm: Tiếng thơ như tràn đầy sắc nắng vàng chiếu rọi vạn vật. Tiếng thơ như ẩn chứa những vần điệu quê hương dịu ngọt; đưa người đọc trở về với sự ấm áp của tình quê nồng nàn.
4Đến với trang viết của Trần Đăng Khoa, bài thơ đưa người đọc đến những vần thơ chứa chan tinh cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy. Bài thơ là lời nhắn gửi, lòng kính trọng của tác giả đến những người thầy, người cô của mình. Đồng thời, bày tỏ nỗi thương nhớ và tình cảm biết ơn sâu sắc đến người lái đò ngày đêm cần mẫn, hy sinh thầm lặng để chở những chuyến đò tri thức qua sông cập đến bến an toàn.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top