Tướng Giáp qua con mắt nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Mỹ

ngan trang

New member
Tướng Giáp qua con mắt nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Mỹ https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=971&pop=1&page=0&Itemid=67 Tướng Giáp qua con mắt nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Mỹ
tuong-vo-nguyen-giap.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Ông Cecil B. Curry, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quân sự đương đại của Mỹ, là tác giả của ba cuốn sách về chiến tranh Việt Nam. Trong đó có cuốn "Võ Nguyên Giáp, một thiên tài quân sự" được xuất bản tại Mỹ năm 1997. Tác phẩm này được dịch sang nhiều thứ tiếng và được in tại Pháp, Trung Quốc.
Dưới dây là đoạn lược dịch phần kết luận trong cuốn sách:
Cuộc đời chỉ huy quân sự của ông trải dài từ tháng Chạp năm 1944, ngày thành lập hạt giống đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam - đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đến tháng 2/1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, hiển nhiên ông vẫn là người có uy tín nhất trong địa hạt quân sự ở Việt Nam.
Trải qua năm tháng, ông đã trở thành không những là một huyền thoại mà còn là một thiên tài quân sự của thế kỷ XX do tài cầm quân xuất sắc, đề ra những chiến lược hiệu nghiệm đánh bại những danh tướng hàng đầu của Pháp và Mỹ trong suốt ba mươi năm chiến đấu liên tục.
Nhìn vào thành tích của ông, ông là vị tướng lĩnh chiến đấu chống kẻ thù bắt đầu từ một hoàn cảnh yếu kém trầm trọng: thiếu trang bị, vũ khí, thiếu nguồn tài chính vậy mà vẫn có thể đánh thắng liên tiếp từ quân Nhật đến quân đội của Pháp, đế quốc thuộc địa thứ hai và Mỹ.
Trong hơn 30 năm ông đã xây dựng một đội quân hùng hậu và đã giành chiến thắng bắt đầu từ con số 0, làm được điều đó trong một đất nước nghèo nàn, thiếu thốn phương tiện, trong điều kiện chiến tranh kéo dài, sự uy hiếp nặng nề của các thế lực thù địch bên ngoài cùng với những khuyết điểm chủ quan trong sự quản lý đất nước. Đằng sau mỗi thắng lợi người ta thấy tướng Giáp là nguồn động lực. Quá trình công tác của ông và kết quả đạt phi thường, chính cái đó tạo nên thiên tài quân sự.
… Không phải trận nào, tướng Giáp cũng thắng. Tuy nhiên sự sáng suốt của ông và những phán đoán quân sự của ông thường là đúng và đối với một cựu giáo sư lịch sử không được đào tạo chính quy về quân sự thì đó là điều phi thường!
Cũng như George Washington và Nathanael Greene ở Mỹ, ông đã học những kiến thức cơ bản về chiến tranh khi phải tiến hành chiến tranh. Ông đã tự đào tạo như thế, khi đọc sách hoặc khi bắt tay vào làm. Sách vở không phải là sự trợ giúp lớn lao lúc đầu.
Trước khi rút vào hoạt động bí mật và sang Trung Hoa năm 1940, ông thường đến Thư viện Trung ương ở Hà Nội tra cứu Bách khoa toàn thư, ông đã tìm thấy một đoạn miêu tả lựu đạn và kíp nổ. Sau này, ông tâm sự: “Tôi đọc nhưng thật là khó hiểu”. Dưới chế độ thực dân, thứ vũ khí duy nhất người dân thuộc địa được cấp giấy phép sử dụng là súng săn thì chính ông cũng chỉ được biết trong cuốn Bách khoa toàn thư của Pháp. Đoạn văn nói về lựu đạn và kinh nghiệm sử dụng súng săn, như lời ông nói “là sự hiểu biết duy nhất của tôi về vũ khí”.
Tướng Giáp là người thông minh và giàu trí tưởng tượng, ông học quân sự trong thực tế, hiện tại chứ không học trong một Viện hàn lâm quân sự nào. Ông chưa từng học tại trường sĩ quan, không qua một trường cao đẳng quân sự nào do đó không có các “giải pháp học đường” mà các học sinh sĩ quan khao khát tìm tòi để khi tốt nghiệp được bổ nhiệm vào một vị trí “đúng đắn”.
Tướng Giáp đề cập các vấn đề không có giả định trước mà các sĩ quan được đào tạo có bài bản thường đem theo họ. Lúc đầu ông tiếp cận vấn đề rất linh hoạt. Mỗi tình huống quân sự đặt ra thường đòi hỏi cách trả lời mới mẻ theo cách vừa làm vừa học, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Sau này trong những năm chống Mỹ, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế chiến trường, không theo một giáo trình có sẵn nào, được tổng kết lại thành nguyên tắc chỉ đạo, nâng lên thành một học thuyết quân sự mang dấu ấn của riêng ông, được chính thức hóa và mọi người chấp nhận.
Cái độc đáo ban đầu, sau một thời gian trở thành chân lý phổ biến. Chiến tranh và lực lượng vũ trang càng phát triển, tướng Giáp càng phải đào tạo một đội ngũ đông đảo cán bộ dưới quyền từ chỗ lúc đầu có khoảng cách đôi khi khá lớn về trình độ so với yêu cầu từng giai đoạn phát triển, về sau trở thành những sĩ quan tài ba hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ…
Quân đội của ông thường tác chiến xa trung tâm chỉ huy. Họ chỉ thông tin với ông bằng những phương tiện thô sơ không hơn thế kỷ XVIII. Vậy phải tin vào quá trình đào tạo của họ, tin vào tính sáng tạo tự chủ của họ trên thực địa, mới giành được chiến thắng cuối cùng.
Những thử thách mà Giáp cần phải vượt qua đã khiến ông trở thành bậc thày về chiến thuật, về hậu cần, và về chiến lược. Về mặt chiến lược, tướng Giáp đã chứng minh sự cần thiết phải kết hợp mục tiêu chính trị với hoạt động quân sự, xác định cho sĩ quan và quân sĩ của ông lý tưởng chính nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng, tạo nên sức mạnh tinh thần của quân đội và niềm tin sắt đá vào thắng lợi cuối cùng…
Còn về hậu cần, trong những năm đầu, ông đã đưa được những đại đoàn quân chính quy đến chiến trường để chống lại quân Pháp bằng cách sử dụng một hệ thống giao thông còn thô sơ hơn César thời cổ đại. Những dân công, những người lính đi bộ lên đường hàng nghìn cây số để đến chiến trường. Họ mang vác không dưới nửa tạ hàng trên lưng, leo những cái dốc nghiêng trên 40o, vượt qua những con suối lũ, bị thú dữ, rắn rết, côn trùng quấy rầy, ăn không đủ no, còn bị những cơn sốt rét rừng hành hạ, không kể mỗi bước đi trên con đường vạn dặm, tính mạng luôn luôn bị đe dọa vì những cuộc bắn phá của máy bay địch.
Đối với những gì đã đạt được như thế người ta thừa nhận Giáp có tài tổ chức hậu cần nhưng ở phương Tây ít người muốn nhìn nhận tầm vĩ đại về chiến thuật và chiến lược của ông. Ngày 7/2/1991, tại cuộc gặp gỡ các chuyên gia nghiên cứu về quân sự ở Atlanta (Mỹ) người ta còn miêu tả ông như một thiên tài về hậu cần nhưng tầm thường về chiến thuật và chiến lược. Đúng là chuyện nực cười.
Một nhà chiến thuật bậc thày là người tỏ ra có tài mưu lược, biết tổ chức chiến đấu một cách khôn khéo, có hiệu suất chiến đấu cao, biết đánh thắng kẻ địch nổi trội hơn, đa dạng hơn. Tướng Giáp là con người như thế.
Một chiến lược gia bậc thày, đó là con người có thể vượt qua những thảm họa tiềm ẩn, rút ra những bài học sau những lần thất bại. Giáp là con người không thiếu những cách làm như thế. Những chiến dịch không thành công trong thời kỳ đầu cuộc chiến tranh chống Pháp đã dạy cho ông cách chỉ huy như thế nào, cách điều động binh lực ra sao để giành chiến thắng.
Một chiến lược gia bậc thày là con người có thể hiểu rõ được kẻ địch, khai thác những nhược điểm của đối phương, nắm được bản chất toàn bộ cuộc chiến. Giáp là con người như thế. Những người dân đã trở thành những chiến binh không được biết đến, chính họ làm cho kẻ địch bị hao mòn, mệt mỏi, làm cán cân lực lượng ngả dần về phía họ... Nhưng không phải tất cả chỉ có thế. Giáp biết tránh né hình thái “chiến tranh vì chiến tranh” mà cả hai địch thủ chính của ông đều cố giương ra để ông phải sập bẫy.
Tướng Giáp viết: “Chúng tôi cho rằng chiến lược chiến tranh của chúng tôi không phải chỉ liên quan đến những công việc thuần túy quân sự. Chiến tranh phải là một chiến lược tổng thể, kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Mục đích chính trị là căn bản. Quân đội không phải chỉ có nhiệm vụ chiến đấu mà phải giáo dục quần chúng. Như vậy mọi người đều là lính. Tất cả, mỗi làng, mỗi quận huyện là một pháo đài và cả nước chúng tôi là một chiến trường rộng lớn”.
Ông cũng nói: “Chúng tôi tập trung lực lượng ở vùng này hay vùng khác tùy thuộc vào điều kiện chính trị chiếm ưu thế từng thời kỳ trong từng giai đoạn. Điều này là một nguyên tắc chiến lược rất quan trọng để tiến hành chiến tranh toàn dân”. Lòng tin vào vai trò của nguyên tắc cũng quan trọng như đối với kết quả thực hiện. Lần đầu tiên Giáp nhắc đến một trích dẫn khi còn là sinh viên và ông tin rằng mọi sự xảy ra sau đó trong cuộc đời ông có nguồn gốc từ nguyên tắc đó, mà ông thường nhớ lại: “Chúng tôi ở đây là vì ý nguyện của nhân dân và chúng tôi sẽ không bao giờ lùi bước”.
Năm tháng trôi qua, chiến thắng càng được nhân lên, Giáp càng tỏ ra hiểu rất sâu chiến lược của ông. Nhờ trí sáng tạo phong phú và hiểu biết vững vàng các nguyên tắc chiến tranh và chiến lược, ông vượt qua một cách đều đặn các địch thủ của ông vốn được đào tạo một cách truyền thống hơn.
Ngay cả trong những lúc khó khăn ông càng tỏ ra điềm tĩnh, linh hoạt, kiên nhẫn và ngoan cường. Ông luôn luôn theo dõi động thái của chiến trường, dũng cảm thay đổi cách đánh địch để đánh những trận chắc thắng. Ông biết chấp nhận bước lùi tạm thời, rút ra những bài học, để rồi quay trở lại cuộc chiến được chuẩn bị tốt hơn.
Với tư cách vừa là người giảng dạy vừa là người rèn luyện tướng sĩ, ông tạo cho quân đội của ông niềm tin vững chắc vào phẩm chất chỉ huy của ông, phát huy lòng dũng cảm để kháng cự bất kể có lúc đang còn ở thế yếu rõ rệt so với đối phương cũng như hun đúc cho họ ý chí hy sinh cho sự nghiệp của đất nước.
Tướng Giáp nắm vững nghệ thuật “giữ kín” ý đồ chiến lược để lừa đối phương, biết khoét sâu nhược điểm của địch, biết rút quân tránh xung trận trong tình thế bất lợi để bảo toàn lực lượng, biết sử dụng yếu tố bất ngờ về thời gian và không gian để hạn chế chỗ mạnh nhất thời của đối phương, biết đánh thắng những trận then chốt để làm thay đổi tương quan lực lượng xoay chuyển cục diện chiến trường, và khi đã tạo đủ thế và lực áp đảo đối phương, ông đã điểm “trúng huyệt” kẻ thù để giành thắng lợi cuối cùng. Trong suốt chiều dài lịch sử, ít người giành được nhiều chiến tích có tầm cỡ ngang với ông…
(Theo Tiền Phong)​
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top