Tuổi vị thành niên cần biết

thuhvqlgd

New member
Xu
0
Có thể nói, vị thành niên là thời kỳ tràn đầy hứa hẹn và hy vọng nhất của cuộc đời. Nó có thể là bệ phóng để sản sinh ra những người trẻ tuổi đầy tự tin nếu được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tạo dựng tương lai tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội. Hoặc đây có thể là một thời gian mà mọi thứ đều sai lầm, mọi hứa hẹn và khả năng của họ đều bị đánh mất nếu sai lệch về ý thức hành vi.

Giai đoạn vị thành niên

Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi con người. Biểu hiện của nó là xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi bao gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách nên làm nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác.

Vị thành niên cũng giống như những con bướm đang lớn dần từ con nhộng. Họ đang trải qua một thời kỳ chuyển tiếp đầy tiềm năng nhưng rất mỏng manh. Vì vậy, họ cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, được sống trong một môi trường an toàn và thuận lợi để có thể lớn lên và trưởng thành.
Theo Tổ chức y tế thế giới, vị thành niên nằm trong độ tuổi từ 10-19, ở một số nước vị thành niên là những người từ 13-20 hoặc từ 15-24 tuổi. Các nhà nghiên cứu sinh lý, tâm lý chia lứa tuổi này thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn vị thành niên sớm tương đương với tuổi thiếu niên: Nam từ 12 - 14 tuổi, nữ từ 10 - 12 tuổi.
- Giai đoạn vị thành niên giữa tương đương với lứa tuổi thiếu niên lớn: Nam từ 14 - 16 tuổi, nữ từ 13 - 16 tuổi.
- Giai đoạn cuối vị thành niên tương đương với lứa tuổi đầu thanh niên: Nam từ 17 - 19 tuổi, nữ từ 16 - 18 tuổi.
Trẻ em bước vào tuổi vị thành niên bằng những dấu hiệu của tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì đối với nữ được tính từ khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên (khoảng 13 - 14 tuỏi), còn đối với nam kể từ khi xuất tinh lần đầu tiên (khoảng 14 - 15 tuổi).
Tuổi dậy thì còn tuỳ thuộc vào dân tộc (châu Á sớm hơn châu Âu), nơi sinh sống (thành thị sớm hơn nông thôn), mức sống (bây giờ sớm hơn trước đây). Các nhà Dân số học cho biết, ngày nay đối với toàn thế giới tuổi dậy thì đến sớm hơn nhiều: nữ lên 10, nam 12 - 13, trường hợp cá biệt có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường. Tuổi dậy thì là tuổi có khả năng sinh sản, nhưng cơ thể các em vẫn ở vào tuổi vị thành niên nghĩa là chưa chín muồi về sinh dục, chưa ổn định về mặt tâm sinh lý và chưa thể làm cha, làm mẹ được.

Vì vậy, chúng ta phải giáo dục sức khoẻ sinh sản, tạo điều kiện cho các em vị thành niên qua được giai đoạn khủng hoảng của tuổi dậy thì để trở thành người lớn thực sự. Những biến đổi đặc biệt ở tuổi vị thành niên 1. Những biến đổi về thể chất Bước vào tuổi dậy thì, tuyến yên tiết ra những lượng lớn hormone FSH (follicle stimulating hormone) và hormone LH (lutein hormone) có tác dụng kích thích hoạt động của buồng trứng (nếu là nữ), tinh hoàn (nếu là nam).

Khi nhận được lệnh của tuyến yên, buồng trứng của nữ giới tăng cường sản xuất 2 hormone là estrogen và progesteron; còn tinh hoàn của nam giới sẽ sản xuất hoocmon testosterone. Các hormone này khiến cho cơ thể có những biến đổi sinh học cả bên trong và bên ngoài thật kỳ diệu: biến đổi nhanh về vóc dáng cơ thể, cơ quan sinh dục phát triển, các đặc điểm giới tính khác như lông, râu, ngực trở nên rõ rệt, các em gái bắt đầu có kinh nguyệt, em trai có hiện tượng xuất tinh.

Sự phát triển đó đưa trẻ bước vào một cuộc sống mới của tuổi vị thành niên. Sự đột biến về chiều cao và hình dáng có thể là do sự phát triển nhanh của các xương dài ở chân tay. Chiều cao có khác nhau giữa nam và nữ do thời kỳ dậy thì xảy ra ở độ tuổi khác nhau, thường gặp sớm hơn ở các em gái. Ở thời kỳ này giữa các phần của cơ thể như thân mình, chân, tay, vai có tỷ lệ cân đối hơn.

tuoidaythi400.jpg

Ở các em gái bắt đầu có sự tiết mỡ ở ngực, chậu hông và đằng sau vai, ở các em trai có sự phát triển và tiết mỡ ở các khối cơ. Đến cuối tuổi dậy thì, các em đã trở thành những chàng trai, cô gái với vóc dáng, khả năng thể chất và sức mạnh khác nhau. Trong thời kỳ ấu thơ, sự tăng trưởng xảy ra theo trình tự từ đầu đến chân. Nhưng ở vị thành niên thì ngược lại, chân tay đạt được chiều dài đầy đủ trước thân mình và đầu. Đây là hiện tượng sinh học bình thường. Sự vụng về, chưa thành thục của vị thành niên có thể là những đặc điểm cá thể chứ không hẳn do sự lớn nhanh không đồng bộ.

Các công trình nghiên cứu cho thấy đa số các em ở tuổi này không có khủng hoảng phát triển, chỉ có khoảng 20% trẻ em ở độ tuổi này có khó khăn trong sự phát triển, rối nhiễu tâm lý. Tuy nhiên, đôi khi những biến đổi quá nhanh gây tình trạng sốc hoặc cảm giác e thẹn, xấu hổ, không yên tâm, thiếu tự tin, lúng túng ở một số vị thành niên do các em chưa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết đầy đủ về mình.

2. Những thay đổi của cơ thể ở tuổi vị thành niên


Nam
Nữ - Phá triển chiều cao - Phá triển chiều cao - Phát triển cân nặng - Phát triển cân nặng - Phát triển vú - Phát triển vú - Phát triển lông mu - Phát triển lông mu - Giọng nói trầm - Thay đổi giọng nói - Tăng tiết mồ hôi và chất nhờn - Tăng tiết mồ hôi và chất nhờn - Da mỡ màng, mọc trứng cá trên mặt - Da mỡ màng, mọc trứng cá trên mặt - Ngực và vai phát triển, các cơ rắn chắc - Ngực, vai và các cơ không phát triển như ở nam - Lông trên cơ thể và râu phát triển - Hông nở rộng, vòng eo thu hẹp - Dương vật và tinh hoàn trở nên phát triển - Đùi trở nên thon - Bắt đầu xuất tinh - Tử cung và buồng trứng to ra - Bộ phận sinh dục ngoài phát triển - Các tuyến nội tiết phát triển - Ngừng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện - Sự rụng trứng xảy ra, bắt đầu có kinh nguyệt

- Ngừng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top