Tuổi già vẫn không nghỉ....

  • Thread starter Thread starter h2y3
  • Ngày gửi Ngày gửi

h2y3

New member
Xu
0
Sinh lão bệnh tử là qui luật của muôn đời, chúng ta, ai cũng vậy, tuổi trẻ với khát khao và mạo hiểm qua đi, nhường chỗ cho tuổi già nghỉ ngơi và hưởng thụ, nhưng ở đâu đó trong một góc cuộc sống nà, vẫn còn có những mái đầu bạc,những tấm lưng còng đang còn vất vả bươn chải với cuộc đời mệt nhọc...

Một bà cụ ngươì Mông ở Phố Cáo, Đồng Văn, Hà Giang đang gùi rau cải về nhà. Trên cao nguyên đá tai mèo Đồng Văn, rất hiếm nơi có thể trồng lúa được, bà con ngươì MÔng chủ yếu trồng ngô và rau cải nương.

Giữa khuya, bác Phương (63 tuổi) đạp chiếc xe ba gác chở các món ve chai thu lượm được trong ngày và chở cả cô con gái mắc bệnh tâm thần (đã 40 tuổi) của mình đang ngủ ngon lành trên xe từ chợ Tân Định về nhà ở Thủ Đức (TP.HCM) vơí khoảng cách 15km.

bà Nhan Vịnh, Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh với gánh cá trích mới mua được đang trên đường từ bến cá Cẩm Nhượng đến chợ xã Cẩm Long, cách đó 3km. Hàng chục năm nay, ngày nào bà cũng có mặt tại bến cá lúc 5h sáng để mua cá và gánh đến các chợ vùng lân cận để bán.

Một cụ bà bán hàng rong trên phố Lê Thái Tổ, Hà Nội

Chiếc máy may chuyên khâu giày hiệu Singer đã gắn bó với ông Cao Sỹ Doanh từ hồi trai trẻ, khi hiệu giày Đức Mậu của gia đình ông nổi tiếng khắp Hà thành. Ngày ấy giày đóng sẵn chưa bán nhiều, hiệu giày nhà ông Doanh phát đạt, những ông Tây, bà đầm ở tận Pháp cũng đặt ông đóng giày. Chiếc máy khâu giày giúp gia đình ông Doanh mưu sinh qua hai cuộc chiến tranh, rồi thời bao cấp. Bây giờ, ông Doanh đã 82 tuổi, chủ yếu chỉ khâu, sửa giày cho bà con ở phố.

Gần 30 năm qua, thầy Xuân (giáo viên Trường tiểu học xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) đã gắn bó cùng mảnh đất Hà Tuyên (Hà Giang - Tuyên Quang) với nghề dạy học. Thầy chẳng nhớ nổi có bao nhiêu học trò người Mông, Dao, Tày, Pà Thẻn, Lô Lô... đã đến lớp thầy với vốn tiếng Kinh ít ỏi, được thầy dạy biết đọc, biết viết. Những đứa trẻ của các dân tộc khác nhau ấy chẳng nói được tiếng của nhau, nhưng thầy Xuân thì lại nói được. Thầy tự học đủ các thứ tiếng dân tộc thiểu số để có thể nói chuyện với học trò, để dạy các em tốt hơn.

Bà Nguyễn Thị Ánh (ấp 2, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau) đang phơi lác trước khi mang đi nhuộm màu. Chiếu không phải là nguồn thu nhập chính của gia đình, nhưng bà Ánh thỉnh thoảng vẫn dệt những đôi chiếu bông thật đẹp gửi cho con cháu, họ hàng sinh sống tận Sài Gòn làm quà - món quà quê hương Đất Mũi.

Một bà cụ ngươì Mông ở Sủng Là, Đồng Văn, Hà Giang đang đập lúa nương. Trong gia đình người Mông, phụ nữ đóng vai trò chính trong các công việc lao động nặng nhọc như làm nương hay vào rừng kiếm củi.

ông Sáu Đâu (87 tuổi) bên chiếc xích lô đã gắn bó vơí ông 34 năm. Có lẽ ông Đâu là ngươì đạp xích lô có thâm niên nhất ở Sài Gòn hiện nay.


Ông Hai, 83 tuổi, ở chân cầu Bình Thủy, Cần Thơ. Ông sống giang hồ trên sông nước từ năm 20 tuổi. Ông vừa bị kẻ gian lấy cắp mất chiếc ghe là phương tiện kiếm sống và chỗ ở của mình.

Ở đâu đó, trong cuộc đời này, vẫn còn những ánh mắt, những nụ cười và cả những giọt nước mắt...của những mái đầu bạc và chiếc lưng còng... ở đâu đó....
Nguồn: xomnhiepanh
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top