thutrang6384
New member
- Xu
- 0
TTCT - Tại TP.HCM, ước tính bình quân mỗi ngày một hộ gia đình dùng khoảng 11,6 túi nilông, như vậy cả TP có khoảng 50 tấn túi nilông thải ra môi trường hăng ngày. Tác hại của túi nilông ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người là điều đang được báo động.
Ảnh: Eco gobgab
Vấn nạn hiện nay là số lượng túi nilông được tái chế không đáng kể và thời gian cần thiết để phân hủy một túi nilông trong điều kiện tự nhiên thường kéo dài vài trăm năm.
Loại bỏ dần túi gây nguy hại
Việc loại bỏ dần túi nilông ra khỏi đời sống hằng ngày chỉ có thể trở thành hiện thực nếu tiến hành song song hai giải pháp chính sau (bên cạnh một số giải pháp hỗ trợ khác như tuyên truyền, nâng cao nhận thức): hỗ trợ để phát triển các loại túi có thể tự phân hủy sinh học nhanh, thân thiện với môi trường (gọi tắt là túi tự hủy) và các loại túi có thể tái sử dụng nhiều lần để thay thế; hạn chế và cấm dần, theo một lộ trình nhất định, việc sử dụng túi nilông.
Việc hạn chế sử dụng túi nilông nên bao gồm chính sách thuế (đánh thuế cao) đối với mặt hàng này. Song hành với nó là việc cấm sử dụng một số loại túi nilông trong những phạm vi nhất định (chẳng hạn lúc đầu nên áp dụng hạn chế đối với loại túi nilông mỏng, chỉ sử dụng được một lần và chọn các siêu thị để tiện áp dụng, kiểm soát). Về dài hạn sẽ thực hiện hạn chế với quy mô tăng dần: áp dụng với nhiều loại túi nilông và với những nơi buôn bán khác như chợ, cửa hàng bán lẻ khi điều kiện cho phép.
Túi tự hủy- Mỗi phút có hơn 1 triệu túi nilông được sử dụng trên toàn thế giới.
- Cần hơn 500 năm để phân hủy hoàn toàn một túi nilông.
- Tổng thời gian cần để phân hủy lượng túi nilông của một người sử dụng trong cuộc đời có thể lên đến 4.175 triệu năm.
(https://www.bagsontherun.com/)
Việc sản xuất túi tự hủy thường phải đối mặt với những khó khăn về phương diện kinh tế (giá thành túi tự hủy cao hơn túi nilông khá nhiều), về phương diện kỹ thuật (độ dẻo dai khi chứa các vật nặng, tính chịu nước khi dùng cho các vật phẩm ẩm ướt như cá, thịt... của túi tự hủy thường không cao bằng túi nilông). Nếu được hỗ trợ thích đáng thì việc sản xuất và sử dụng loại túi này mới hi vọng được áp dụng đại trà ra thị trường với giá cả chấp nhận được.
Ơ nước ta, ngoài một số doanh nghiệp tại TP.HCM từ năm 2005 nhập khẩu dây chuyền và công nghệ sản xuất bao bì tự hủy (nhưng chủ yếu là để xuất khẩu, do giá thành cao gấp hai lần so với loại bao bì nilông thông thường nên khó tiêu thụ trên thị trường nội địa) đã có nhóm các nhà khoa học tại Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM bước đầu nghiên cứu thành công công nghệ chế tạo vật liệu để sản xuất bao bì tự hủy với nguyên liệu là tinh bột khoai mì (có thể trồng được ở những vùng đất xấu, đất đồi, không ảnh hưởng đến an ninh lương thực) kết hợp với nhựa PVA (có thể tự hủy trong môi trường) và chất độn là khoáng sét phân tán ở kích thước nano.
Nếu được đầu tư nghiên cứu sâu hơn, được thử nghiệm trên quy trình sản xuất với quy mô công nghiệp thì các sản phẩm như túi tự hủy từ vật liệu này có thể đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn.
Túi sử dụng nhiều lần
Dùng các túi có thể sử dụng được nhiều lần cũng có ý nghĩa quan trọng về phương diện môi trường. Một loại túi đã được sử dụng tương đối hiệu quả tại một số nước là loại túi có mã vạch (gọi tắt là túi mã vạch).
Túi mã vạch có kích thước tương đương túi nilông loại lớn, được sử dụng tại các siêu thị. Chúng được làm bằng một số chất liệu bền vững, thân thiện với môi trường và mềm để có thể gấp nhỏ lại (như vải, một số loại polymer). Bên trong túi có một số ngăn (như ngăn lưới đựng rau quả, ngăn không thấm nước đựng đồ có độ ẩm cao). Túi có thể giặt và tái sử dụng đến vài ba năm.
Tại một số nước, vào cuối năm nhà nước tổ chức một cuộc xổ số theo các mã vạch trên túi, những người có mã vạch trúng giải sẽ nhận được số tiền khá lớn. Điều này kích thích người dân sử dụng và cất giữ các túi này để tái sử dụng lâu dài. Việc sử dụng túi mã vạch được xem là cách tiếp cận theo hướng 3W (Win-Win-Win) mang lại lợi ích đồng thời cho người tiêu dùng, nhà bán lẻ và môi trường.
Ảnh: Eco gobgab
Vấn nạn hiện nay là số lượng túi nilông được tái chế không đáng kể và thời gian cần thiết để phân hủy một túi nilông trong điều kiện tự nhiên thường kéo dài vài trăm năm.
Loại bỏ dần túi gây nguy hại
Việc loại bỏ dần túi nilông ra khỏi đời sống hằng ngày chỉ có thể trở thành hiện thực nếu tiến hành song song hai giải pháp chính sau (bên cạnh một số giải pháp hỗ trợ khác như tuyên truyền, nâng cao nhận thức): hỗ trợ để phát triển các loại túi có thể tự phân hủy sinh học nhanh, thân thiện với môi trường (gọi tắt là túi tự hủy) và các loại túi có thể tái sử dụng nhiều lần để thay thế; hạn chế và cấm dần, theo một lộ trình nhất định, việc sử dụng túi nilông.
Việc hạn chế sử dụng túi nilông nên bao gồm chính sách thuế (đánh thuế cao) đối với mặt hàng này. Song hành với nó là việc cấm sử dụng một số loại túi nilông trong những phạm vi nhất định (chẳng hạn lúc đầu nên áp dụng hạn chế đối với loại túi nilông mỏng, chỉ sử dụng được một lần và chọn các siêu thị để tiện áp dụng, kiểm soát). Về dài hạn sẽ thực hiện hạn chế với quy mô tăng dần: áp dụng với nhiều loại túi nilông và với những nơi buôn bán khác như chợ, cửa hàng bán lẻ khi điều kiện cho phép.
Túi tự hủy- Mỗi phút có hơn 1 triệu túi nilông được sử dụng trên toàn thế giới.
- Cần hơn 500 năm để phân hủy hoàn toàn một túi nilông.
- Tổng thời gian cần để phân hủy lượng túi nilông của một người sử dụng trong cuộc đời có thể lên đến 4.175 triệu năm.
(https://www.bagsontherun.com/)
Việc sản xuất túi tự hủy thường phải đối mặt với những khó khăn về phương diện kinh tế (giá thành túi tự hủy cao hơn túi nilông khá nhiều), về phương diện kỹ thuật (độ dẻo dai khi chứa các vật nặng, tính chịu nước khi dùng cho các vật phẩm ẩm ướt như cá, thịt... của túi tự hủy thường không cao bằng túi nilông). Nếu được hỗ trợ thích đáng thì việc sản xuất và sử dụng loại túi này mới hi vọng được áp dụng đại trà ra thị trường với giá cả chấp nhận được.
Ơ nước ta, ngoài một số doanh nghiệp tại TP.HCM từ năm 2005 nhập khẩu dây chuyền và công nghệ sản xuất bao bì tự hủy (nhưng chủ yếu là để xuất khẩu, do giá thành cao gấp hai lần so với loại bao bì nilông thông thường nên khó tiêu thụ trên thị trường nội địa) đã có nhóm các nhà khoa học tại Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM bước đầu nghiên cứu thành công công nghệ chế tạo vật liệu để sản xuất bao bì tự hủy với nguyên liệu là tinh bột khoai mì (có thể trồng được ở những vùng đất xấu, đất đồi, không ảnh hưởng đến an ninh lương thực) kết hợp với nhựa PVA (có thể tự hủy trong môi trường) và chất độn là khoáng sét phân tán ở kích thước nano.
Nếu được đầu tư nghiên cứu sâu hơn, được thử nghiệm trên quy trình sản xuất với quy mô công nghiệp thì các sản phẩm như túi tự hủy từ vật liệu này có thể đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn.
Túi sử dụng nhiều lần
Dùng các túi có thể sử dụng được nhiều lần cũng có ý nghĩa quan trọng về phương diện môi trường. Một loại túi đã được sử dụng tương đối hiệu quả tại một số nước là loại túi có mã vạch (gọi tắt là túi mã vạch).
Túi mã vạch có kích thước tương đương túi nilông loại lớn, được sử dụng tại các siêu thị. Chúng được làm bằng một số chất liệu bền vững, thân thiện với môi trường và mềm để có thể gấp nhỏ lại (như vải, một số loại polymer). Bên trong túi có một số ngăn (như ngăn lưới đựng rau quả, ngăn không thấm nước đựng đồ có độ ẩm cao). Túi có thể giặt và tái sử dụng đến vài ba năm.
Tại một số nước, vào cuối năm nhà nước tổ chức một cuộc xổ số theo các mã vạch trên túi, những người có mã vạch trúng giải sẽ nhận được số tiền khá lớn. Điều này kích thích người dân sử dụng và cất giữ các túi này để tái sử dụng lâu dài. Việc sử dụng túi mã vạch được xem là cách tiếp cận theo hướng 3W (Win-Win-Win) mang lại lợi ích đồng thời cho người tiêu dùng, nhà bán lẻ và môi trường.