Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ra đời, tồn tại trong những điều kiện lịch sử nào?

David_Tèo

New member
Xu
0
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ra đời, tồn tại trong những điều kiện lịch sử nào?

- Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ra đời, tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định:

+ Vào thời kỳ sơ khai của chế độ chiếm hữu nô lệ, khi những người dân lao động bị đè nén, áp bức nhiều hơn, bị tước mất những “quyền” mà các thị tộc, bộ lạc nguyên thủy trước đó dành cho, nên đã đòi lại bằng những cuộc đấu tranh giữa nô lệ và chủ nô và xuất hiện những ước mơ về một xã hội công bằng, dân chủ, ví như thời đại hoàng kim nguyên thủy- đã tạo điều kiện nảy sinh những tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa đầu tiên;

+ Các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa chỉ thực sự xuất hiện từ khi xã hội xuất hiện chế độ tư hữu, có sự phân chia giai cấp, đối kháng giai cấp và nhà nước xuất hiện đẻ bảo hộ tình trạng người bóc lột người;

+ Những tư tưởng xã hội đã, đang và sẽ tồn tại phát triển trong điều kiện lịch sử xã hội loài người còn chế độ tư hữu, phân chia giai cấp, đấu tranh giai cấp, còn nhà nước cùng sự bảo hộ cho tình trạng áp bức, bóc lột và nó chỉ mất đi khi xã hội không còn tình trạng đó.

- Tư tưởng xã hội chủ nghĩa hình thành, tồn tại, phát triển qua các thời kỳ lịch sử:

+ Thời cổ đại:

Tư tưởng xã hội chủ nghĩa biểu hiện dưới nhiều hình thức, thông qua các phong trào đấu tranh của nô lệ với chủ nô. Từ những tư tưởng, ước mơ, hoài bảo, lý tưởng sơ khai, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã được thể hiện thành văn, bằng những huyền thoại hoài cổ, thánh kinh vô vọng.

+ Thời trung đại:

Thông qua phong trào đấu tranh của nông dân và nông nô, chống các thế lực phong kiến, quý tộc và tôn giáo, tư tưởng xã hội chủ nghĩa xuất hiện trong các phong trào dị giáo. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa nương tựa dưới sắc cờ tôn giáo, thần học, mang tính chất cách mạng rõ hơn, nhưng vẫn chưa thể đi đến thắng lợi.

+ Thời cận đại:

Những tiền đề vật chất về một nền công nghiệp cơ khí mà khởi đầu là công trường thủ công, cùng sự phân hóa lợi ích, phân hóa xã hội đã đẩy tới những cuộc đấu tranh giữa tầng lớp tư sản với tầng lớp tiền thân của giai cấp vô sản, tạo cơ sở cho những tư tưởng xã hội mang quan điểm duy lý, không tưởng. Những tư tưởng đó được thể hiện dưới dạng văn học ( của T.Morơ, Cămpnenla), dưới dạng lý luận (Cương lĩnh hành động của G.Babớ) với những mô hình rõ rang về một xã hội cộng sản lý tưởng trong tương lai;

Cuối thế kỷ thứ XVIII đến thập niên đầu thế kỷ XIX, ở nước Pháp và nước Anh liên tiếp diễn ra những biến động về chính trị, đấu tranh giai cấp gay gắt giữa các thế lực phong kiến, tư sản, tự do, dân chủ cách mạng. Đây là thời kì chủ nghĩa tư bản chiến thắng nhưng chưa hoàn toàn thắng lợi về mặt chính trị; là thời kỳ các lực lượng tiền thân của giai cấp vô sản bắt đầu thức tỉnh về sứ mệnh lịch sử của mình, tự tách ra từ khỏi quần chúng nghèo khổ; là thời kỳ giai cấp tư sản và giai cấp vô sản hiện đại ra đời gắn liền với đại công nghiệp đã tạo điều kiện cho những học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng có tính chất phê phán ra đời. Các đại biểu tiêu biểu cho hệ tư tưởng đó thời này như: Xanh Ximông, Phuriê ( Pháp) và Ôoen (Anh);

Giữa thế kỷ thứ XIX, với tiền đề tư tưởng lý luận của chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán Pháp, Triết học Đức và kinh tế chính trị Anh, cùng các tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khác đã chín mùi tạo điều kiện cho C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển chủ nghĩa xã hội không tưởng thành chủ nghĩa xã hội khoa học với tính cách là một học thuyết cách mạng của giai cấp vô sản;

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã tiếp tục phát triển và bảo vệ lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học và hiện thực hóa nó thành chủ nghĩa xã hội hiện thực bằng việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới – nhà nước Xôviết (năm 1917).

+ Ngày nay:

Chủ nghĩa xã hộ khoa học không ngừng được bảo vệ, bổ sung và phát triển, được các chính Đảng Cộng sản, các nhà nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa( trong đó có Việt Nam) và các nhà nước có khuynh hướng đi lên chủ nghĩa xã hội hiện thực hóa những nguyên lý của trong đời sống của nhân loại, nhằm hướng tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

Theo Sách Hỏi đáp CNXHKH*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top