I. Vấn đề:
Trong ngôn ngữ nào cũng vậy, bên cạnh các đơn vị định dang với tính chất không có lý do giữa âm và nghĩa (định danh thuộc tính) có những đơn vị định danh được tạo thành trên cơ sở tính có lý do giữa âm và nghĩa. Đó là các từ tượng thanh. Tự thân tên gọi của mình “từ tượng thanh” đã nói lên rằng, cái vỏ vật chất âm thanh của từ gợi ra nội dung ý nghĩa. Vì hiện thực khách quan như vậy nên từ có vỏ vật chất âm thanh như thế.
Bản chất định danh của các từ tượng thanh là sự gần gũi giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Trong công trình của mình, V. Skalichks viết “Tính tượng thanh là mối quan hệ giữa các yếu tố của cái biểu hiện và cái được biểu hiện dựa trên sự tương ứng của các thuộc tính của chúng” (2, 280 – 281). Nhưng từ đó cũng không nên nghĩ rằng, cái biểu hiện và cái được biểu hiện của từ tượng thanh bao giờ cũng phải đồng nhất. Bởi vì vỏ vật chất âm thanh của ngôn ngữ là thành phần của một hệ thống ngôn ngữ nhất định, còn âm thanh tự nhiên của thế giới bên ngoài lại thuộc về hiện thực khách quan. Ở các ngôn ngữ khác nhau, từ tượng thanh sẽ khác nhau, mặc dù âm thanh của hiện thực khách quan (cái được biểu hiện) là một. Hãy so sánh các từ tượng thanh:
Về đặc điểm nói trên của từ tượng thanh L. Uspenski viết: “Hãy lấy một con vịt bình thường làm ví dụ người Nga chúng ta cho rằng con vịt này nó kêu kriskrja, còn theo người Pháp tiếng kêu của con vịt ấy phải là kuen – kuen” (3, 61 – 62) (Tất nhiên người Việt lại nghĩ con vịt ấy kêu cạc cạc). Sự khác biệt này ở từ tượng thanh là tất nhiên. Bởi mỗi âm thanh là một hiện tượng phức tạp. Trong mỗi một ngôn ngữ khác nhau từng mặt khác nhau của hiện tượng được lấy làm cơ sở cho thuộc tính địa danh, dân tộc này tiếp nhận mặt tâm thanh, còn dân tộc khác lại tiếp nhận một cách nhận thức của hiện tượng. Hơn nữa, đặc điểm của từ tượng thanh còn phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống âm vị của từng ngôn ngữ cụ thể. Những âm thanh tự nhiên là những âm thanh không mang tính chất cấu âm. Ở những âm thanh này không hề có âm vị nào cả. Chúng chỉ là những chuỗi âm liên tục. “Từ tượng thanh được tạo ra không phải là để mô phỏng âm thanh mà trên cơ sở của sự mô phỏng ấy tạo ra vỏ ngữ âm gọi tên một sự vật, hiện tượng nhất định (bất kể là trong ngôn ngữ nội dung đó là một quá trình đi kèm theo âm thanh hay chỉ là tên gọi đơn giản của âm thanh: tiếng kêu, gọi v.v…)” (1, 181).
Việc tạo ra các đơn vị định danh tượng thanh khác với các đơn vị định dang theo thuộc tính ở chỗ các đơn vị định danh tượng thanh xuất hiện do kết quả của quá trình cảm nhận, còn các đơn vị định danh theo thuộc tính lại xuất hiện do kết quả của quá tình phân tích tư duy. Chính vì vậy mà khi tạo ra các đơn vị định danh tượng thanh con người có thể “cảm nhận” đối tượng khách quan và gọi tên theo cách khác nhau. Ngay trong cùng một ngôn ngữ có thể có những từ tượng thanh khác nhau diễn đạt cùng một nội dung hay với những nội dung gần nhau. Chẳng hạn, trong tiếng Việt để diễn đạt tiếng kêu của gà có từ cục tác, tục tác; tiếng kêu của vịt: cạc cạc, quạc quạc; tiếng khóc trẻ con: oan oa, oe oe v.v…
Láy là phương thức tạo từ (tạo đơn vị định danh phái sinh) phổ biến trong tiếng Việt. Hầu như tất cả các từ tượng thanh đều có hình thức láy (1). Ví dụ: ầm, ầm ầm, xịch, xình xịch, oái, oai oái v.v… Hình thức láy thường dùng để diễn đạt mức độ số nhiều hay cường độ âm thanh.
Ở ngôn ngữ nào cũng vậy, từ tượng thanh là một phần không thể thiếu được trong vốn từ vựng thuộc nhóm thể từ mặc dùn theo lôgic sự vật như nhận xét của B. A. Serebrenikov những động từ tượng thanh thường hay gặp hơn danh từ tượng thanh (1, 183).
Trong báo cáo này chúng tôi đi sâu tìm hiểu các dạng điển hình của động từ tượng thanh tiếng Việt ở giá trị định danh là giá trị ngữ đoạn của chúng (2).
I. Giá trị định danh của các từ tượng thanh hay sự phân loại theo phạm vi chủ đề
Theo mối quan hệ với hiện tượng khách quan, từ tượng thanh mô phỏng những âm thanh do người, động vật, sự vật phát ra còn các động từ tượng thanh được tạo thành theo quan hệ cải biến ngữ nghĩa (chuyển loại). So sánh be be “mô phỏng để kêu” --> be be “kêu” (nái và dê), ực “mô phỏng âm thanh phát ra khi nuốt” --> ực “nuốt”, bịch “mô phỏng âm thanh phát ra do vật bị rơi hay do đấm mạnh” --> bịch “đấm”, cốc cộc “mô phỏng tiếng gõ” --> cốc, cộc “gõ” v.v…
Những động từ tượng thanh này có thể phân ra theo phạm vi chủ đề, phạm vi hiện thực khách quan mà chúng biểu thị, thành các nhóm sau:
1. Những động từ biểu thị âm thanh do người phát ra:
nói:---lúng búng, xì xào, lè nhè, ầm ừ, ừ hữ…
cười:---ha hả, hô hố, khì khì, khúch khích…
khóc:---hu hu, oa oa, oe oe, ti tỉ, ré…
kêu:---oai oái, chí chóe, ú ớ, ằng ặc…
2. Những động từ biểu thị âm thanh do động vật phát ra: chít chít, chiếp chiếp, cục tác, o o, be be, ủn ỉn, cạc cạc, gừ gừ, ẳng ẳng…
3. Những âm thanh của sự vật, hiện tượng tự nhiên:
a. Tiếng máy móc, động cơ: xình xịch, phành phạch
b. Tiếng gõ, va chạm kim loại: cốc, cộp, choang, xoảng, cạch…
c. Âm thanh phát ra do sự chuyển động trong không gian, nước: ào ào, ầm ầm, vù vù, chíu, tõm, tòm…
d. Tiếng nổ vũ khí: bùm, đẹt, đùng…
Việc phân tích giá trị định danh của các từ tượng thanh cho thấy rằng, ý nghĩa định danh trực tiếp của các từ tượng thanh mang đặc điểm biểu vật rất rõ. Mức độ biểu vật được ghi lại bằng âm thanh của thực tế khách quan. Ý nghĩa của các từ tượng thanh được hình thành theo con đường biểu trưng hóa ngữ âm. Chẳng hạn, cốc “tiếng gõ”, oạch “mô phông âm thanh phát ra do bị ngã vì đường trơn”.
Ý nghĩa định danh của các động từ tượng thanh nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với chủ đề tiến hành hành động hay khách thể chịu tác động. So sánh, ủn ỉn (nói về lợn), oa oa (trẻ con khóc), chép (miệng), cốc (vào đầu)…
II. Giá trị ngữ đoạn của các từ tượng thanh hay sự phân loại theo hướng chi phối ngữ nghĩa
Trước hết cần phải nhận xét rằng, đặc trưng, ngữ nghĩa cơ bản của các động từ tượng thanh là hướng chủ thể của hành động. Phần lớn các động từ tượng thanh là động từ chủ thể. Trong ngữ nghĩa của động từ chứa đựng chủ thể với tư cách là kẻ gây ra hành động: gừ gừ, ăng ẳng, gâu gâu (nói về chó); cục cục, cục tác, tục tác, chiếp chiếp (nói về gà) v.v… Mô hình ngữ nghĩa cơ bản của chúng là: “chủ thể” – “tiến hành hành động” – “kèo theo âm thanh nhất định”. Bên cạnh đó, trong tiếng Việt cũng có những động từ tượng thanh có hướng ngữ nghĩa khách thể: chép (miệng), ực, cốc, bịch, uỵch v.v… Trong số 100 động từ tượng thanh rút từ “Từ điển tiếng Việt” (Văn Tân, 1967) có 75 động từ chủ thể, 25 động từ khách thể.
Chủ thể của hành động có thuộc tính ngữ nghĩa phạm trù rất đa dạng. Có thể là “người”, “động vật”, “sự vật, hiện tượng”. Hầu hết tất cả các động từ chủ thể đều là những động từ một chủ thể. Chẳng hạn: chủ thể hành động chỉ có thể là người nói chung: ú ớ, ừ hữ, oang oang v.v… chủ thể hành động chỉ có thể là trẻ con: ê a, oe oe, chí chóe. Âm thanh chỉ có thể do động vật phát ra: gừ gừ, hí, ủn ỉn v.v…
Có thể có một vài động từ hai chủ thể. Tức là chủ thể của hành động nằm trong hai phạm trù ngữ nghĩa khác nhau. Sự thay đổi chủ thể có thể không dẫn đến việc nảy sinh các biến thể từ vựng - ngữ nghĩa, ví dụ: (ngã) oạch, oành oạch (có thể là người, động vật, sự vật). Nhưng cũng có khi sự thay đổi phạm vi chủ thể dẫn đến sự biến đổi nghĩa và ta có động từ chủ thể đa nghĩa, ví dụ: be, be be 1) “tiếng kêu con dê”, 2) “chỉ người kêu ca, phàn nàn nhiều”; quác 1) “gà kêu”, 2) “người nói to, nhiều”; lẹt đẹt 1) “tiếng nổ nhỏ”, 2) “nói về người chậm tiến”.
Như đã nói ở trên, trong số các động từ tượng thanh có thể có những động từ có hướng chi phối ngữ nghĩa khách thể. Đó là những động từ một khách thể. Khách thể của hành động nằm ngay trong thành phần nghĩa vị của động từ Ví dụ: chép (miệng), chậc (lưỡi), ọe (thức ăn). Ngoài ra trong thành phần nghĩa vị của động từ khách thể có thể có các nghĩa vị khác: “hành động” – “khách thể” – “khách thể” – “quan hệ tương hỗ của hành động”: gù (chim), chí chóe (trẻ con cãi nhau), “hành động” – “công cụ” – “khách thể” – “phương thức”: đét “đánh vào lựng, mông, bằng roi, không mạnh”; xoẹt “cắt vật mãnh bằng dao, kéo, nhanh” v.v…
III. Một vài kết luận
Trong ngôn ngữ nào cũng vậy, từ tượng thanh chiếm một phần không nhỏ trong vốn từ vựng và là đối tượng của việc nghiên cứu tính có lý do tương đối của ký hiệy ngôn ngữ hay là con đường hình thành các đơn vị định danh với quan hệ có lý do giữa tên gọi và sự vật được gọi tên. Trong tiếng Việt, động từ tượng thanh được hình thành theo con đường cải biến ngữ nghĩa theo kiểu “mô phỏng âm thanh phát ra do kết quả của hành động” – “hành động kèm theo âm thanh đó”. Hầu hết các từ tượng thanh trong tiếng Việt đều có hình thức láy. Tuyệt đại đa số các động từ tượng thanh là động từ chủ thể. Có một số ít là động từ khách thể. Chủ thể, khách thể của hành động thường nằm ngay trong thành phần nghĩa vị của động từ tượng thanh.
Chú thích
(1) Theo thống kê của La Huệ Cẩm trong tiếng Việt có gần 300 từ láy tượng thanh (4).
(2) Các khái niệm giá trị định danh, giá trị ngữ đoạn, động từ chủ thể, động từ khách thê v.v… Tiếp theo dưới đây xin tham khảo thêm: Vũ Thế Thạch, Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ tiếng Việt (Khuynh hướng định danh trong nghiên cứu ngữ nghĩa), “Ngôn ngữ”, số 3 1985.
Tài liệu trích dẫn
1. Serrebrenikov B. A. Jazykovaja nominasija. Obshie voprosy. M., Nauka, 1977, s. 147 – 187.
2. Skalichka V., Issledovanie vengenskie zvukonodrazhatelnykh vyrazheni, “Prazskij lingvisticheskij kruzok”, M., Progress, 1967, s. 277 – 315.
3. Uspenskij L., Slovo o slovakh ty tvoe imja, L., 1962, 634s.
4. La Huệ Cẩm (Nguyễn Thị Hai), Các kiểu cấu trúc ngữ nghĩa từ láy trong tiếng Việt hiện đại. Tóm tắt luận án phó tiến sĩ ngữ văn. M., 1982, 23 tr. (Bằng tiếng Nga).
5. Vũ Thế Thạch, Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ tiếng Việt (khuynh hướng định dang trong nghiên cứu ngữ nghĩa), “Ngôn ngữ”, số 3, 1985.
Nguồn: Vũ Thế Thạch
Trong ngôn ngữ nào cũng vậy, bên cạnh các đơn vị định dang với tính chất không có lý do giữa âm và nghĩa (định danh thuộc tính) có những đơn vị định danh được tạo thành trên cơ sở tính có lý do giữa âm và nghĩa. Đó là các từ tượng thanh. Tự thân tên gọi của mình “từ tượng thanh” đã nói lên rằng, cái vỏ vật chất âm thanh của từ gợi ra nội dung ý nghĩa. Vì hiện thực khách quan như vậy nên từ có vỏ vật chất âm thanh như thế.
Bản chất định danh của các từ tượng thanh là sự gần gũi giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Trong công trình của mình, V. Skalichks viết “Tính tượng thanh là mối quan hệ giữa các yếu tố của cái biểu hiện và cái được biểu hiện dựa trên sự tương ứng của các thuộc tính của chúng” (2, 280 – 281). Nhưng từ đó cũng không nên nghĩ rằng, cái biểu hiện và cái được biểu hiện của từ tượng thanh bao giờ cũng phải đồng nhất. Bởi vì vỏ vật chất âm thanh của ngôn ngữ là thành phần của một hệ thống ngôn ngữ nhất định, còn âm thanh tự nhiên của thế giới bên ngoài lại thuộc về hiện thực khách quan. Ở các ngôn ngữ khác nhau, từ tượng thanh sẽ khác nhau, mặc dù âm thanh của hiện thực khách quan (cái được biểu hiện) là một. Hãy so sánh các từ tượng thanh:
Về đặc điểm nói trên của từ tượng thanh L. Uspenski viết: “Hãy lấy một con vịt bình thường làm ví dụ người Nga chúng ta cho rằng con vịt này nó kêu kriskrja, còn theo người Pháp tiếng kêu của con vịt ấy phải là kuen – kuen” (3, 61 – 62) (Tất nhiên người Việt lại nghĩ con vịt ấy kêu cạc cạc). Sự khác biệt này ở từ tượng thanh là tất nhiên. Bởi mỗi âm thanh là một hiện tượng phức tạp. Trong mỗi một ngôn ngữ khác nhau từng mặt khác nhau của hiện tượng được lấy làm cơ sở cho thuộc tính địa danh, dân tộc này tiếp nhận mặt tâm thanh, còn dân tộc khác lại tiếp nhận một cách nhận thức của hiện tượng. Hơn nữa, đặc điểm của từ tượng thanh còn phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống âm vị của từng ngôn ngữ cụ thể. Những âm thanh tự nhiên là những âm thanh không mang tính chất cấu âm. Ở những âm thanh này không hề có âm vị nào cả. Chúng chỉ là những chuỗi âm liên tục. “Từ tượng thanh được tạo ra không phải là để mô phỏng âm thanh mà trên cơ sở của sự mô phỏng ấy tạo ra vỏ ngữ âm gọi tên một sự vật, hiện tượng nhất định (bất kể là trong ngôn ngữ nội dung đó là một quá trình đi kèm theo âm thanh hay chỉ là tên gọi đơn giản của âm thanh: tiếng kêu, gọi v.v…)” (1, 181).
Việc tạo ra các đơn vị định danh tượng thanh khác với các đơn vị định dang theo thuộc tính ở chỗ các đơn vị định danh tượng thanh xuất hiện do kết quả của quá trình cảm nhận, còn các đơn vị định danh theo thuộc tính lại xuất hiện do kết quả của quá tình phân tích tư duy. Chính vì vậy mà khi tạo ra các đơn vị định danh tượng thanh con người có thể “cảm nhận” đối tượng khách quan và gọi tên theo cách khác nhau. Ngay trong cùng một ngôn ngữ có thể có những từ tượng thanh khác nhau diễn đạt cùng một nội dung hay với những nội dung gần nhau. Chẳng hạn, trong tiếng Việt để diễn đạt tiếng kêu của gà có từ cục tác, tục tác; tiếng kêu của vịt: cạc cạc, quạc quạc; tiếng khóc trẻ con: oan oa, oe oe v.v…
Láy là phương thức tạo từ (tạo đơn vị định danh phái sinh) phổ biến trong tiếng Việt. Hầu như tất cả các từ tượng thanh đều có hình thức láy (1). Ví dụ: ầm, ầm ầm, xịch, xình xịch, oái, oai oái v.v… Hình thức láy thường dùng để diễn đạt mức độ số nhiều hay cường độ âm thanh.
Ở ngôn ngữ nào cũng vậy, từ tượng thanh là một phần không thể thiếu được trong vốn từ vựng thuộc nhóm thể từ mặc dùn theo lôgic sự vật như nhận xét của B. A. Serebrenikov những động từ tượng thanh thường hay gặp hơn danh từ tượng thanh (1, 183).
Trong báo cáo này chúng tôi đi sâu tìm hiểu các dạng điển hình của động từ tượng thanh tiếng Việt ở giá trị định danh là giá trị ngữ đoạn của chúng (2).
I. Giá trị định danh của các từ tượng thanh hay sự phân loại theo phạm vi chủ đề
Theo mối quan hệ với hiện tượng khách quan, từ tượng thanh mô phỏng những âm thanh do người, động vật, sự vật phát ra còn các động từ tượng thanh được tạo thành theo quan hệ cải biến ngữ nghĩa (chuyển loại). So sánh be be “mô phỏng để kêu” --> be be “kêu” (nái và dê), ực “mô phỏng âm thanh phát ra khi nuốt” --> ực “nuốt”, bịch “mô phỏng âm thanh phát ra do vật bị rơi hay do đấm mạnh” --> bịch “đấm”, cốc cộc “mô phỏng tiếng gõ” --> cốc, cộc “gõ” v.v…
Những động từ tượng thanh này có thể phân ra theo phạm vi chủ đề, phạm vi hiện thực khách quan mà chúng biểu thị, thành các nhóm sau:
1. Những động từ biểu thị âm thanh do người phát ra:
nói:---lúng búng, xì xào, lè nhè, ầm ừ, ừ hữ…
cười:---ha hả, hô hố, khì khì, khúch khích…
khóc:---hu hu, oa oa, oe oe, ti tỉ, ré…
kêu:---oai oái, chí chóe, ú ớ, ằng ặc…
2. Những động từ biểu thị âm thanh do động vật phát ra: chít chít, chiếp chiếp, cục tác, o o, be be, ủn ỉn, cạc cạc, gừ gừ, ẳng ẳng…
3. Những âm thanh của sự vật, hiện tượng tự nhiên:
a. Tiếng máy móc, động cơ: xình xịch, phành phạch
b. Tiếng gõ, va chạm kim loại: cốc, cộp, choang, xoảng, cạch…
c. Âm thanh phát ra do sự chuyển động trong không gian, nước: ào ào, ầm ầm, vù vù, chíu, tõm, tòm…
d. Tiếng nổ vũ khí: bùm, đẹt, đùng…
Việc phân tích giá trị định danh của các từ tượng thanh cho thấy rằng, ý nghĩa định danh trực tiếp của các từ tượng thanh mang đặc điểm biểu vật rất rõ. Mức độ biểu vật được ghi lại bằng âm thanh của thực tế khách quan. Ý nghĩa của các từ tượng thanh được hình thành theo con đường biểu trưng hóa ngữ âm. Chẳng hạn, cốc “tiếng gõ”, oạch “mô phông âm thanh phát ra do bị ngã vì đường trơn”.
Ý nghĩa định danh của các động từ tượng thanh nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với chủ đề tiến hành hành động hay khách thể chịu tác động. So sánh, ủn ỉn (nói về lợn), oa oa (trẻ con khóc), chép (miệng), cốc (vào đầu)…
II. Giá trị ngữ đoạn của các từ tượng thanh hay sự phân loại theo hướng chi phối ngữ nghĩa
Trước hết cần phải nhận xét rằng, đặc trưng, ngữ nghĩa cơ bản của các động từ tượng thanh là hướng chủ thể của hành động. Phần lớn các động từ tượng thanh là động từ chủ thể. Trong ngữ nghĩa của động từ chứa đựng chủ thể với tư cách là kẻ gây ra hành động: gừ gừ, ăng ẳng, gâu gâu (nói về chó); cục cục, cục tác, tục tác, chiếp chiếp (nói về gà) v.v… Mô hình ngữ nghĩa cơ bản của chúng là: “chủ thể” – “tiến hành hành động” – “kèo theo âm thanh nhất định”. Bên cạnh đó, trong tiếng Việt cũng có những động từ tượng thanh có hướng ngữ nghĩa khách thể: chép (miệng), ực, cốc, bịch, uỵch v.v… Trong số 100 động từ tượng thanh rút từ “Từ điển tiếng Việt” (Văn Tân, 1967) có 75 động từ chủ thể, 25 động từ khách thể.
Chủ thể của hành động có thuộc tính ngữ nghĩa phạm trù rất đa dạng. Có thể là “người”, “động vật”, “sự vật, hiện tượng”. Hầu hết tất cả các động từ chủ thể đều là những động từ một chủ thể. Chẳng hạn: chủ thể hành động chỉ có thể là người nói chung: ú ớ, ừ hữ, oang oang v.v… chủ thể hành động chỉ có thể là trẻ con: ê a, oe oe, chí chóe. Âm thanh chỉ có thể do động vật phát ra: gừ gừ, hí, ủn ỉn v.v…
Có thể có một vài động từ hai chủ thể. Tức là chủ thể của hành động nằm trong hai phạm trù ngữ nghĩa khác nhau. Sự thay đổi chủ thể có thể không dẫn đến việc nảy sinh các biến thể từ vựng - ngữ nghĩa, ví dụ: (ngã) oạch, oành oạch (có thể là người, động vật, sự vật). Nhưng cũng có khi sự thay đổi phạm vi chủ thể dẫn đến sự biến đổi nghĩa và ta có động từ chủ thể đa nghĩa, ví dụ: be, be be 1) “tiếng kêu con dê”, 2) “chỉ người kêu ca, phàn nàn nhiều”; quác 1) “gà kêu”, 2) “người nói to, nhiều”; lẹt đẹt 1) “tiếng nổ nhỏ”, 2) “nói về người chậm tiến”.
Như đã nói ở trên, trong số các động từ tượng thanh có thể có những động từ có hướng chi phối ngữ nghĩa khách thể. Đó là những động từ một khách thể. Khách thể của hành động nằm ngay trong thành phần nghĩa vị của động từ Ví dụ: chép (miệng), chậc (lưỡi), ọe (thức ăn). Ngoài ra trong thành phần nghĩa vị của động từ khách thể có thể có các nghĩa vị khác: “hành động” – “khách thể” – “khách thể” – “quan hệ tương hỗ của hành động”: gù (chim), chí chóe (trẻ con cãi nhau), “hành động” – “công cụ” – “khách thể” – “phương thức”: đét “đánh vào lựng, mông, bằng roi, không mạnh”; xoẹt “cắt vật mãnh bằng dao, kéo, nhanh” v.v…
III. Một vài kết luận
Trong ngôn ngữ nào cũng vậy, từ tượng thanh chiếm một phần không nhỏ trong vốn từ vựng và là đối tượng của việc nghiên cứu tính có lý do tương đối của ký hiệy ngôn ngữ hay là con đường hình thành các đơn vị định danh với quan hệ có lý do giữa tên gọi và sự vật được gọi tên. Trong tiếng Việt, động từ tượng thanh được hình thành theo con đường cải biến ngữ nghĩa theo kiểu “mô phỏng âm thanh phát ra do kết quả của hành động” – “hành động kèm theo âm thanh đó”. Hầu hết các từ tượng thanh trong tiếng Việt đều có hình thức láy. Tuyệt đại đa số các động từ tượng thanh là động từ chủ thể. Có một số ít là động từ khách thể. Chủ thể, khách thể của hành động thường nằm ngay trong thành phần nghĩa vị của động từ tượng thanh.
Chú thích
(1) Theo thống kê của La Huệ Cẩm trong tiếng Việt có gần 300 từ láy tượng thanh (4).
(2) Các khái niệm giá trị định danh, giá trị ngữ đoạn, động từ chủ thể, động từ khách thê v.v… Tiếp theo dưới đây xin tham khảo thêm: Vũ Thế Thạch, Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ tiếng Việt (Khuynh hướng định danh trong nghiên cứu ngữ nghĩa), “Ngôn ngữ”, số 3 1985.
Tài liệu trích dẫn
1. Serrebrenikov B. A. Jazykovaja nominasija. Obshie voprosy. M., Nauka, 1977, s. 147 – 187.
2. Skalichka V., Issledovanie vengenskie zvukonodrazhatelnykh vyrazheni, “Prazskij lingvisticheskij kruzok”, M., Progress, 1967, s. 277 – 315.
3. Uspenskij L., Slovo o slovakh ty tvoe imja, L., 1962, 634s.
4. La Huệ Cẩm (Nguyễn Thị Hai), Các kiểu cấu trúc ngữ nghĩa từ láy trong tiếng Việt hiện đại. Tóm tắt luận án phó tiến sĩ ngữ văn. M., 1982, 23 tr. (Bằng tiếng Nga).
5. Vũ Thế Thạch, Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ tiếng Việt (khuynh hướng định dang trong nghiên cứu ngữ nghĩa), “Ngôn ngữ”, số 3, 1985.
Nguồn: Vũ Thế Thạch