Tư tưởng "thân dân" của Nguyễn Ái Quốc? Rất mong giúp đỡ ^^

thuyduongpham

New member
Xu
0
mình có câu hỏi này rất mong được các bạn chỉ giúp ^^
" tìm hiểu tư tưởng thân dân của Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền bối. Vấn đề này được Đảng và Nhà nước ta giải quyết như thế nào? "

tư tưởng thân dân của các bậc tiền bối thì mình biết có Khổng Tử, nhà Lý, nhà Trần, Nguyễn Trãi, nhưng thực sự không biết rõ như thế nào. Còn vấn đề được Đảng, Nhà nước ta giải quyết như thế nào thì thực sự mình ko biết gì cả. Mong các bạn , các anh chị hướng cho mình một vài nét nhé! Rất cảm ơn ^^
 
mình có câu hỏi này rất mong được các bạn chỉ giúp ^^
" tìm hiểu tư tưởng thân dân của Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền bối. Vấn đề này được Đảng và Nhà nước ta giải quyết như thế nào? "

tư tưởng thân dân của các bậc tiền bối thì mình biết có Khổng Tử, nhà Lý, nhà Trần, Nguyễn Trãi, nhưng thực sự không biết rõ như thế nào. Còn vấn đề được Đảng, Nhà nước ta giải quyết như thế nào thì thực sự mình ko biết gì cả. Mong các bạn , các anh chị hướng cho mình một vài nét nhé! Rất cảm ơn ^^


Tư tưởng thân dân đã tồn tại rất lâu đời, nó được kế thừa và phát huy qua các thời đại.
Đầu tiên chúng ta phải kể đến dòng tư tưởng Nho Giáo có tư thời Xuân Thu - Chiến Quốc(722 – 221 TCN) của Trung Hoa cổ đại. Nó đã được vận dụng và truyền bá qua nước ta từ thời lập quốc. Tiếp nối dòng tư tưởng đó, qua mỗi thời đại cuả nước ta nó có sự chuyển biến phù hợp với lối sống, văn hoá và trình độ phát triển của mỗi thời kì.

Luồng tư tưởng “Thân dân” đã được coi trọng và được xem như là một ưu sách để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Các triều đại phong kiến Việt Nam độc lập trong lịch sử đều coi trọng vấn đề này trong việc ban hành các chủ trương, chính sách,, từ kinh tế, xã hội, văn hoá, luật pháp đến an ninh, quốc phòng, ngoại giao… Triều Khúc Thừa Dụ có chính sách “Khoan, giản, an, lạc”, triều Lý có chính sách “Ngụ binh ư nông”, triều Trần có “Khoan thư sức dân”, “Chung chí thành thành” và nổi tiếng với Hội nghị Diên Hồng, triều Lê quan niệm “Dân như nước có thể đẩy thuyền, lật thuyền”, vai trò, vị trí người dân được luật hoá trong Bộ luật Hồng Đức. Căn cứ vào thực tiễn lịch sử, nhà sử học Ngô Sĩ Liên (thời Lê) tổng luận, các triều đại đó đã “Lấy nghĩa mà duy trì, lấy dân để cổ kết, lấy trí để trông coi, lấy tín để ngăn phòng. Có đặt dân lên chốn chiếu êm mới làm cho thế nước vững như núi Thái Sơn, bàn thạch. Chăm lo cho nước trở nên văn minh, dân đến chỗ giàu thịnh là mưu hay trị dân, giữ nước; là kế xa sửa nước, chăn dân". Trong tập "Nước Việt Nam từ cội nguồn xa xưa đến ngày nay" của Giáo sư, Tiến sĩ Pi-e Ri-sa Fe-ray, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và sưu tầm về Á Đông ngày nay (CERAC) của nước Pháp, trong chương I nhan đề " Nước Việt Nam cổ xưa hay sự chinh phục của tính cách Việt , một đoạn viết khá hấp dẫn về nhà Lê và nhà văn hoá Nguyễn Trãi:" Triều đại nhà Lê (Lê sơ, 1428 -1527) do một chủ đất bình thường là Lê Lợi sáng lập. Ông trở thành Hoàng đế dưới danh hiệu Lê Thái Tổ (1428-1433), được một nhà nho, nhà văn, nhà chiến lược, nhà chính khách tài ba là Nguyễn Trãi giúp đỡ. Lê Lợi đã điều hành một cuộc chiến tranh giải phóng quốc gia thật mẫu mực, cho đến ngày nay, triều đại ông lập nên vẫn còn là một trong những triều đại được hâm mộ và có tiếng tăm lừng lẫy nhất. Nhưng các vua Lê còn làm được những việc hơn thế nữa, bằng Bộ luật Hồng Đức do vua Lê Thánh Tông (1470 - 1497) soạn thảo, các vua Lê đã thể nghiệm và xác định được vị trí "con người Việt" trong tổng thể các mối quan hệ xã hội". Cụ thể, Bộ luật Hồng Đức đã thể hiện sâu sắc tư tưởng "Lấy dân làm gốc" của dân tộc ta, trong "Điều 294: Trong kinh thành và phường ngõ, làng xóm có kẻ ốm đau mà không ai nuôi, nằm ở đường xá, cầu điếm, chùa quán thì xã quan ở đó phải dựng lều lên mà chăm sóc họ cơm cháo, thuốc men, cốt sao cứu sống họ. Nếu không may mà họ chết thì phải trình quan trên và tổ chức chôn cất, không được để lộ thi hài. Nếu phạm tội này thì quan làng xã bị tội biếm hay bãi chức". Tính chất nhân đạo - "Thân dân" được nêu trong điều này của Bộ luật Hồng Đức chỉ xuất hiện ở châu Âu mấy thế kỷ sau đó, khi nổ ra cách mạng tư sản .
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top