MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cao Bá Quát là một tác gia văn học của thế kỷ XIX. Đương thời, ông được người đời tôn vinh như một tài năng kiệt xuất: “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán - Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường", "Thần Siêu, Thánh Quát". . . Sự nghiệp sáng tác của ông thật đồ sộ và phong phú, nhưng sau thảm họa nhà Nguyễn giáng xuống dòng họ Cao năm 1855, tác phẩm của ông cũng chịu chung số phận bị tịch thu, tiêu huỷ. Tuy nhiên, chỉ với con số 1353 bài thơ, 21 bài văn xuôi mà hậu thế bước đầu sưu tầm được cũng đủ cho chúng ta thấy Cao Bá Quát là một trong những cây bút sáng tác bằng chữ Hán lớn nhất trong lịch sử văn học dân tộc. Và những tác phẩm của ông để lại thực sự là một gia tài quý cho nền văn học nước nhà. Cao Bá Quát được quan tâm nghiên cứu không chỉ trong phạm vi lịch sử văn học ở góc độ là một nhà thơ tài hoa mà còn trong cả lịch sử chính trị ở góc độ là một lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa. Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi muốn đưa ra một đánh giá khách quan hơn về Cao Bá Quát.
Cao Bá Quát không chỉ là một nhà thơ tài hoa mà còn là một lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa. Tên tuổi của ông gắn liền với cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương. Lý giải cho hành động khởi nghĩa chống lại triều đình của ông có rất nhiều ý kiến, nhiều sự giải thích trái ngược nhau. Vậy thì, phải căn cứ vào cơ sở nào để đánh giá đúng bản chất của hành động ấy của Cao Bá Quát? Một trong những cách giúp ta đánh giá đúng tư tưởng và hành động của ông là dựa trên cơ sở phân tích hoàn cảnh xã hội, cuộc đời và ở chính những tác phẩm mà ông viết ra; từ đó thấy được quá trình vận động trong tư tưởng, tình cảm của nhà thơ là xác đáng nhất.
Và cuối cùng, Cao Bá Quát là một tác gia lớn được đưa vào giảng dạy và ở trường phổ thông. Qua đây, chúng tôi hy vọng sẽ có một chút đóng góp hữu ích cho công việc giảng dạy của người giáo viên dạy văn trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những bài viết, công trình nghiên cứu chung về Cao Bá Quát
Quá trình nghiên cứu, tiếp nhận thơ văn Cao Bá Quát trong thế kỷ XX có thể chia thành hai giai đoạn chính, trước và sau Cách mạng tháng Tám - 1945. Vào giai đoạn đầu thế kỷ XX, các bài viết thường giới thiệu về tiểu sử, trình bày những nét khái quát nhất về cuộc đời và thơ văn Cao Bá Quát, nổi bật có sách Cao Bá Quát - Danh nhân truyện kí do Trúc Khê thực hiện. Sau Cách mạng tháng Tám - 1945 tại miền Bắc, có những công trình nghiên cứu về Cao Bá Quát của Nguyễn Đổng Chi trong sách Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Chu Thiên với "Cao Bá Quát và cuộc khởi nghĩa Mỹ lương"; Hoa Bằng với "Từ câu đối Việt Nam đến văn tế cổ và kim", "Cao Bá Quát với cuộc khởi nghĩa chống triều Nguyễn" (1854 - 1856); Tảo Trang với "Góp thêm tài liệu về năm sinh và chỗ ở của Cao Bá Quát"; Trương Chính với chuyên đề Cao Bá Quát. Tại miền Nam, Cao Bá Quát cũng được quan tâm nghiên cứu nhiều như Nguyên Sa với "Cát chết của người thi sĩ”; Nguyễn Trường Sơn với "Bài học lịch sử trong vụ án bay đầu Cao Bá Quát" viết về cái chết của họ Cao. Các bài viết khác của Nguyễn Duy Diễn: "Cao Bá Quát, một chiến sĩ cách mạng"; Điền Nguyên: "Bàn về Cao Bá Quát"; Nguyễn Minh và K.X.T: "Cao Bá Quát"; Châu Hải Kỳ liên tục có một loạt bài nghiên cứu về Cao Bá Quát như "Phải chăng Cao Bá Quát là tác giả các câu đối dưới đây?", "Có quả thật Cao Bá Quát đã khinh miệt dân chúng?", "Cao Bá Quát đã làm sống họ Cao về tư tưởng cách mạng xã hội?". Về văn bản, sách Thơ chữ Hán Cao Bá Quát được tái bản. Các tác giả Nguyễn Lộc, Nguyễn Văn Hoàn, Lê Trí Viễn đều giành một chương viết về ông trong các sách Lịch sử văn học Việt Nam, Văn học Việt Nam. Như vậy, có thể thấy, các bài viết và công trình nghiên cứu về Cao Bá Quát ở các phương diện: xác định năm sinh, năm mất, bối cảnh thời đại, cơ sở văn hóa - xã hội, hình tượng con người cá nhân, mối tương quan giữa cuộc đời và tác phẩm, đặc sắc văn chương và vị trí trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc đều đã đạt được những kết quả nhất định, giúp người đọc có được hiểu biết chung nhất, cơ bản nhất về Cao Bá Quát.
2.2. Những bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề con người và tư tưởng của Cao Bá Quát
Nghiên cứu chuyên sâu về con người, tư tưởng của Cao Bá Quát qua thơ văn sớm nhất phải kế đến Nguyễn Huệ Chi với một loạt bài như: "Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong thơ Cao Bá Quát", "Khí phách Cao Bá Quát" và "Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ đề độc đáo trong thơ Cao Bá Quát". Tác giả Phạm Thế Ngũ cũng đã tìm hiểu về tư tưởng của Cao Bá Quát qua bài viết "Nội dung tư tưởng và đặc sắc văn chương Cao Bá Quát”. Nhân dịp kỷ niệm 160 năm ngày sinh Cao Bá Quát (1808- 1969)(?) Vũ Khiêu đã viết bài: "Cao Bá Quát nhân 160 năm ngày sinh nhà thơ". Thi sĩ Xuân Diệu, với sở trường bình thơ nổi tiếng, đã phác họa bước đường tư tưởng họ Cao qua bài “Thơ Cao Bá Quát là chí khí và tâm huyết”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Thư trong công trình Cao Bá Quát con người và tư tưởng đã phân tích một cách bài bản, chuẩn mực các khía cạnh con người và tác phẩm trong sáu chương của cuốn sách. Qua các bài viết, các công trình nghiên cứu về tư tưởng của Cao Bá Quát, chúng ta có thể nhận thấy: thứ nhất, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng tư tưởng của Cao Bá Quát vô cùng phức tạp với nhiều biểu hiện tưởng chừng như có lúc mâu thuẫn, đối lập nhau; thứ hai, Cao Bá Quát đã bộc lộ một nhân sinh quan tích cực, tiến bộ; thứ ba, nhiều lúc trong đời, Cao Bá Quát đã thể hiện những nỗi niềm bi phẫn, uất hận khôn nguôi. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều nhận thấy hành động khởi nghĩa và tư tưởng chống đối lại triều đình nhà Nguyễn của họ Cao là điểm sáng trong cuộc đời và tư tưởng Cao Bá Quát.
Trên cơ sở những ý kiến của người đi trước, luận văn của chúng tôi muốn làm rõ hai điều: một là tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của Cao Bá Quát trong quá trình chuyển biến từ mẫu hình nhà Nho chính thống đến mẫu hình nhà Nho phá cách; hai là những tư tưởng đặc sắc về thơ ca của Cao Bá Quát.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng nghệ thuật của Cao Bá Quát qua thơ chữ Hán. Đó là quan niệm sống, là nhận thức, triết lý sống của nhà thơ, là tác phẩm cụ thể với những chi tiết, hình ảnh, hình tượng, cảm xúc... để thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát tư tưởng nghệ thuật của Cao Bá Quát qua tuyển tập Thơ chữ Hán Cao Bá Quát do nhóm tuyển dịch gồm Vũ Khiêu, Nguyễn Văn Tú, Nguyễn Trác, Hoàng Hữu Yên, Hoàng Tạo thực hiện.
4. Giới thuyết thuật ngữ
* Khái niệm tư tưởng nghệ thuật
Theo Từ điển Tiếng Việt, tư tưởng “là sự suy nghĩ hoặc ý nghĩ. Nó còn có nghĩa là quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội”.
Chúng ta có thể nhận thấy “tư tưởng nghệ thuật là một cái gì rất riêng, nó là tài riêng và tình riêng kết hợp, là tư tưởng cá nhân và hình tượng độc đáo thống nhất hài hòa là cái tạng riêng của mỗi nhà văn”
Tóm lại, khái niệm tư tưởng nghệ thuật được sử dụng trong luận văn của chúng tôi là:
- Tư tưởng nghệ thuật là sự thể hiện, bộc lộ quan niệm, nhận thức... bằng hình tượng nghệ thuật.
- Tư tưởng nghệ thuật là quan điểm, thái độ, nhận thức về cuộc sống và về xã hội...bằng nghệ thuật ngôn từ.
- Tư tưởng nghệ thuật là quan niệm về văn chương (giá trị, cái hay, cái đẹp, các biện pháp nghệ thuật).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Chúng tôi vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu trong quá trình nghiên cứu để thấy được nét riêng trong tư tưởng nghệ thuật của Cao Bá Quát so với những tác giả khác cùng thời.
5.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích giúp chúng tôi đi sâu vào từng tác phẩm cụ thể, thẩm bình những chi tiết, hình ảnh, hình tượng quan trọng, tìm hiểu quan niệm, triết lý sống để làm nổi bật tư tưởng nghệ thuật của Cao Bá Quát.
5.3. Phương pháp liên ngành
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn vận dụng nhiều phương pháp khác để dựng chân dung tác giả và tìm hiểu được nỗi lòng, tâm sự của Cao Bá Quát.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Chân dung bậc “Thánh thơ” - nhà nho Cao Bá Quát.
Chương 2: Quan niệm nhân sinh qua nhãn quan nghệ thuật của nhà nho tài tử.
Chương 3: Nét độc đáo trong tư tưởng “Văn chương - vật báu lớn” của “Thánh thơ” Cao Bá Quát.
Chương 1
CHÂN DUNG BẬC “THÁNH THƠ” – NHÀ NHO
CAO BÁ QUÁT
1. Lý do chọn đề tài
Cao Bá Quát là một tác gia văn học của thế kỷ XIX. Đương thời, ông được người đời tôn vinh như một tài năng kiệt xuất: “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán - Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường", "Thần Siêu, Thánh Quát". . . Sự nghiệp sáng tác của ông thật đồ sộ và phong phú, nhưng sau thảm họa nhà Nguyễn giáng xuống dòng họ Cao năm 1855, tác phẩm của ông cũng chịu chung số phận bị tịch thu, tiêu huỷ. Tuy nhiên, chỉ với con số 1353 bài thơ, 21 bài văn xuôi mà hậu thế bước đầu sưu tầm được cũng đủ cho chúng ta thấy Cao Bá Quát là một trong những cây bút sáng tác bằng chữ Hán lớn nhất trong lịch sử văn học dân tộc. Và những tác phẩm của ông để lại thực sự là một gia tài quý cho nền văn học nước nhà. Cao Bá Quát được quan tâm nghiên cứu không chỉ trong phạm vi lịch sử văn học ở góc độ là một nhà thơ tài hoa mà còn trong cả lịch sử chính trị ở góc độ là một lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa. Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi muốn đưa ra một đánh giá khách quan hơn về Cao Bá Quát.
Cao Bá Quát không chỉ là một nhà thơ tài hoa mà còn là một lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa. Tên tuổi của ông gắn liền với cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương. Lý giải cho hành động khởi nghĩa chống lại triều đình của ông có rất nhiều ý kiến, nhiều sự giải thích trái ngược nhau. Vậy thì, phải căn cứ vào cơ sở nào để đánh giá đúng bản chất của hành động ấy của Cao Bá Quát? Một trong những cách giúp ta đánh giá đúng tư tưởng và hành động của ông là dựa trên cơ sở phân tích hoàn cảnh xã hội, cuộc đời và ở chính những tác phẩm mà ông viết ra; từ đó thấy được quá trình vận động trong tư tưởng, tình cảm của nhà thơ là xác đáng nhất.
Và cuối cùng, Cao Bá Quát là một tác gia lớn được đưa vào giảng dạy và ở trường phổ thông. Qua đây, chúng tôi hy vọng sẽ có một chút đóng góp hữu ích cho công việc giảng dạy của người giáo viên dạy văn trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những bài viết, công trình nghiên cứu chung về Cao Bá Quát
Quá trình nghiên cứu, tiếp nhận thơ văn Cao Bá Quát trong thế kỷ XX có thể chia thành hai giai đoạn chính, trước và sau Cách mạng tháng Tám - 1945. Vào giai đoạn đầu thế kỷ XX, các bài viết thường giới thiệu về tiểu sử, trình bày những nét khái quát nhất về cuộc đời và thơ văn Cao Bá Quát, nổi bật có sách Cao Bá Quát - Danh nhân truyện kí do Trúc Khê thực hiện. Sau Cách mạng tháng Tám - 1945 tại miền Bắc, có những công trình nghiên cứu về Cao Bá Quát của Nguyễn Đổng Chi trong sách Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Chu Thiên với "Cao Bá Quát và cuộc khởi nghĩa Mỹ lương"; Hoa Bằng với "Từ câu đối Việt Nam đến văn tế cổ và kim", "Cao Bá Quát với cuộc khởi nghĩa chống triều Nguyễn" (1854 - 1856); Tảo Trang với "Góp thêm tài liệu về năm sinh và chỗ ở của Cao Bá Quát"; Trương Chính với chuyên đề Cao Bá Quát. Tại miền Nam, Cao Bá Quát cũng được quan tâm nghiên cứu nhiều như Nguyên Sa với "Cát chết của người thi sĩ”; Nguyễn Trường Sơn với "Bài học lịch sử trong vụ án bay đầu Cao Bá Quát" viết về cái chết của họ Cao. Các bài viết khác của Nguyễn Duy Diễn: "Cao Bá Quát, một chiến sĩ cách mạng"; Điền Nguyên: "Bàn về Cao Bá Quát"; Nguyễn Minh và K.X.T: "Cao Bá Quát"; Châu Hải Kỳ liên tục có một loạt bài nghiên cứu về Cao Bá Quát như "Phải chăng Cao Bá Quát là tác giả các câu đối dưới đây?", "Có quả thật Cao Bá Quát đã khinh miệt dân chúng?", "Cao Bá Quát đã làm sống họ Cao về tư tưởng cách mạng xã hội?". Về văn bản, sách Thơ chữ Hán Cao Bá Quát được tái bản. Các tác giả Nguyễn Lộc, Nguyễn Văn Hoàn, Lê Trí Viễn đều giành một chương viết về ông trong các sách Lịch sử văn học Việt Nam, Văn học Việt Nam. Như vậy, có thể thấy, các bài viết và công trình nghiên cứu về Cao Bá Quát ở các phương diện: xác định năm sinh, năm mất, bối cảnh thời đại, cơ sở văn hóa - xã hội, hình tượng con người cá nhân, mối tương quan giữa cuộc đời và tác phẩm, đặc sắc văn chương và vị trí trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc đều đã đạt được những kết quả nhất định, giúp người đọc có được hiểu biết chung nhất, cơ bản nhất về Cao Bá Quát.
2.2. Những bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề con người và tư tưởng của Cao Bá Quát
Nghiên cứu chuyên sâu về con người, tư tưởng của Cao Bá Quát qua thơ văn sớm nhất phải kế đến Nguyễn Huệ Chi với một loạt bài như: "Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong thơ Cao Bá Quát", "Khí phách Cao Bá Quát" và "Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ đề độc đáo trong thơ Cao Bá Quát". Tác giả Phạm Thế Ngũ cũng đã tìm hiểu về tư tưởng của Cao Bá Quát qua bài viết "Nội dung tư tưởng và đặc sắc văn chương Cao Bá Quát”. Nhân dịp kỷ niệm 160 năm ngày sinh Cao Bá Quát (1808- 1969)(?) Vũ Khiêu đã viết bài: "Cao Bá Quát nhân 160 năm ngày sinh nhà thơ". Thi sĩ Xuân Diệu, với sở trường bình thơ nổi tiếng, đã phác họa bước đường tư tưởng họ Cao qua bài “Thơ Cao Bá Quát là chí khí và tâm huyết”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Thư trong công trình Cao Bá Quát con người và tư tưởng đã phân tích một cách bài bản, chuẩn mực các khía cạnh con người và tác phẩm trong sáu chương của cuốn sách. Qua các bài viết, các công trình nghiên cứu về tư tưởng của Cao Bá Quát, chúng ta có thể nhận thấy: thứ nhất, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng tư tưởng của Cao Bá Quát vô cùng phức tạp với nhiều biểu hiện tưởng chừng như có lúc mâu thuẫn, đối lập nhau; thứ hai, Cao Bá Quát đã bộc lộ một nhân sinh quan tích cực, tiến bộ; thứ ba, nhiều lúc trong đời, Cao Bá Quát đã thể hiện những nỗi niềm bi phẫn, uất hận khôn nguôi. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều nhận thấy hành động khởi nghĩa và tư tưởng chống đối lại triều đình nhà Nguyễn của họ Cao là điểm sáng trong cuộc đời và tư tưởng Cao Bá Quát.
Trên cơ sở những ý kiến của người đi trước, luận văn của chúng tôi muốn làm rõ hai điều: một là tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của Cao Bá Quát trong quá trình chuyển biến từ mẫu hình nhà Nho chính thống đến mẫu hình nhà Nho phá cách; hai là những tư tưởng đặc sắc về thơ ca của Cao Bá Quát.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng nghệ thuật của Cao Bá Quát qua thơ chữ Hán. Đó là quan niệm sống, là nhận thức, triết lý sống của nhà thơ, là tác phẩm cụ thể với những chi tiết, hình ảnh, hình tượng, cảm xúc... để thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát tư tưởng nghệ thuật của Cao Bá Quát qua tuyển tập Thơ chữ Hán Cao Bá Quát do nhóm tuyển dịch gồm Vũ Khiêu, Nguyễn Văn Tú, Nguyễn Trác, Hoàng Hữu Yên, Hoàng Tạo thực hiện.
4. Giới thuyết thuật ngữ
* Khái niệm tư tưởng nghệ thuật
Theo Từ điển Tiếng Việt, tư tưởng “là sự suy nghĩ hoặc ý nghĩ. Nó còn có nghĩa là quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội”.
Chúng ta có thể nhận thấy “tư tưởng nghệ thuật là một cái gì rất riêng, nó là tài riêng và tình riêng kết hợp, là tư tưởng cá nhân và hình tượng độc đáo thống nhất hài hòa là cái tạng riêng của mỗi nhà văn”
Tóm lại, khái niệm tư tưởng nghệ thuật được sử dụng trong luận văn của chúng tôi là:
- Tư tưởng nghệ thuật là sự thể hiện, bộc lộ quan niệm, nhận thức... bằng hình tượng nghệ thuật.
- Tư tưởng nghệ thuật là quan điểm, thái độ, nhận thức về cuộc sống và về xã hội...bằng nghệ thuật ngôn từ.
- Tư tưởng nghệ thuật là quan niệm về văn chương (giá trị, cái hay, cái đẹp, các biện pháp nghệ thuật).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Chúng tôi vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu trong quá trình nghiên cứu để thấy được nét riêng trong tư tưởng nghệ thuật của Cao Bá Quát so với những tác giả khác cùng thời.
5.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích giúp chúng tôi đi sâu vào từng tác phẩm cụ thể, thẩm bình những chi tiết, hình ảnh, hình tượng quan trọng, tìm hiểu quan niệm, triết lý sống để làm nổi bật tư tưởng nghệ thuật của Cao Bá Quát.
5.3. Phương pháp liên ngành
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn vận dụng nhiều phương pháp khác để dựng chân dung tác giả và tìm hiểu được nỗi lòng, tâm sự của Cao Bá Quát.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Chân dung bậc “Thánh thơ” - nhà nho Cao Bá Quát.
Chương 2: Quan niệm nhân sinh qua nhãn quan nghệ thuật của nhà nho tài tử.
Chương 3: Nét độc đáo trong tư tưởng “Văn chương - vật báu lớn” của “Thánh thơ” Cao Bá Quát.
Chương 1
CHÂN DUNG BẬC “THÁNH THƠ” – NHÀ NHO
CAO BÁ QUÁT