Tư tưởng Hồ Chí MInh về kinh tế

tuan1990

Banned
Xu
0

[FONT=&quot]Vài nét về Tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh[/FONT]

[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot] Trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa 1 trường Nguyễn Ái Quốc, đọc ngày 7 tháng 9 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích: “Không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em, là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều. Nhưng nếu quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc để phủ nhận giá trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn, cơ bản của các nước anh em thì sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng của chủ nghĩa xét lại. Vì vậy, song song với việc nhấn mạnh sự quan trọng của học tập lý luận, chúng ta phải luôn luôn nhấn mạnh nguyên tắc lý luận đi đôi với thực tiễn. Chúng ta phải khắc phục bệnh giáo điều đồng thời phải đề phòng chủ nghĩa xét lại(..). Muốn thực hiện nguyên tắc lý luận liên hệ thực tiễn, muốn học tập đạt được mục đích đề cao lý luận, cải tạo tư tưởng, tăng cường Đảng tính, thì cần phải có thái độ học tập cho đúng”.[/FONT]
[FONT=&quot] Ở đoạn văn trên, ngoài cặp quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, ta còn thấy các cặp quan hệ giữa đặc thù và phổ biến, giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và quốc tế, giữa học và hành, giữa xây và chống. Và, khi cảnh báo về căn bệnh chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại, Hồ Chí Minh đã khẳng định tính tất yếu khách quan của các quy luật phổ biến – những cái mà ý thức chủ quan của con người không thể cưỡng lại, nếu cố tình cưỡng lại, làm ngược lại ắt hẳn trả giá đắt, phải hứng chịu thất bại. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường xây dựng phương thức sản xuất mới tuân theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, cũng tức là quá trình nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan vào hoàn cảnh điều kiện cụ thể để đạt được mục tiêu đem đến những lợi ích thiết thực cho con người, cho xã hội. Quan niệm về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh phát biểu rất đơn giản và dẽ hiễu: “ Chủ nghĩa xã hội là cái gì ? Là mọi người đều được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do, nhưng nếu muốn tách riêng một mình mà ngồi ăn no mặc ấm, người khác mặc kệ, thế là không tốt. Mình muốn ăn no mặc ấm,cũng cần làm sao cho tất cả mọi người được ăn no mặc ấm, như thế mới đúng. Muốn như vậy, phải ra sức công tác, ra sức lao động sản xuất. Như vậy, chủ nghĩa xã hội thực chất là xã hội có tổ chức, nhằm đảm bảo quyền được lao động và quyền được hưởng thụ chính đáng cho tất cả mọi người trong xã hội ấy một cách bình đẳng, tự do. Yêu lao động, lao động cần cù và sáng tạo trong lao động – đó là những đức tính quý báu trong truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam từ hàng Nghìn năm nay. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa muốn đi đến thắng lợi hoàn toàn, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải phát huy và không ngừng bồi dưỡng truyền thống quý báu đó, để một mặt tiếp thu những kĩ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, mặt khác vừa gột rửa những thói quen, tâm lý tiêu cực do phương thức sản xuất tiểu nông tự cấp tự túc cũng như chế độ phong kiến sinh ra, vừa từng bước xây dựng lối sống, nếp sống lao động mới trong điều kiện công nghiệp hóa và đô thị hóa phát triển nhanh chóng. Nói ngắn gọn, chủ nghĩa xã hội là xã hội có đầy đủ những điều kiện thỏa mãn quyền lao động cho mọi người dân và giáo dục ý thức lao động đặt quyền lợi của xã hội trên lợi ích cá nhân. Cho nên Hồ Chí Minh đề nghị chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa việc “ Mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính.” Chiến dịch này không chỉ được nêu lên và thời điểm ngày đầu mới dành chính quyền, mà kéo dài suốt cả quá trình bảo vệ nền độc lập, quá trình cải tạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là một nét độc đáo trong tư tưởng chỉ đạocủa Hồ Chí Minh. Điều này nói lên tính chất nền tảng, nguồn gốc của việc tiến hành cuộc cách mạng cải tạo ý thức và giải phóng con người, giải phóng con người vì con người và vì dân tộc, hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, ai cũng được hưởng tự do và hạnh phúc trên cơ sở một nền kinh tế độc lập, tự chủ va phát triển bền vững. Ở đây lại xuất hiện mối quan hệ- muốn có một nền kinh tế độc lập, tự chủ và phát triển bền vững thì phải có những con người biết đặt lợi ích cá nhân dưới quyền lợi của dân tộc, tức là phải cần, kiệm, liêm, chính, phải “ quét sạch chủ nghĩa cá nhân và nâng cao đạo đức cách mạng”. Xét rộng ra, Cần, Kiệm, Liêm, Chính còn là cái gốc, là điều kiện cần và đủ để mỗi người có khả năng tiếp thu tri thức mới của thời đại, từ đó áp dụng vào cuộc sống lao động sản xuất làm giàu cho chính mình và làm giàu cho đất nước.[/FONT]


[FONT=&quot] Còn nữa...
[/FONT]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top