Tư tưởng Hồ Chí MInh về chiến lược con người vì con người tiếp theo

tuan1990

Banned
Xu
0
[FONT=&quot] (Phần tiếp theo)
[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot] Trong tư tưởng của Người tỏa ra một nguyên lý của nền văn hóa mới,của nền đạo đức mới mà vẫn tôn trọng truyền thống: “Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết phải cải tạo bản thân chúng ta”. Người dùng tiếng nói truyền thống để khẳng định sâu sắc rằng: Muốn làm cách mạng thì trước hết phải cách mạng tấm lòng, muốn cải tạo xã hội thì trước hết phải cảo tạo bản thân. Trước tiên hãy tự mình tu thân, kế đó mới giáo hóa cấp dưới, sau nữa mới cảm hóa được nhân dân cùng hưởng ứng làm cách mạng (cách mạng tiên cách tâm; cải tạo xã hội tiên cải tạo tự kỷ; Tiên chi dĩ tự kỷ tu thân; Kế chi dĩ giáo hóa bộ thuộc; Kế chi dĩ cảm ứng dân chúng).[/FONT]
[FONT=&quot] Con đường cách mạng của Hồ Chí Minh là thực hiện cách mạng triệt để, đổi mới liên tục, đổi mới một cách toàn diện với phương châm: “cái xấu thì bỏ, cái chưa tốt thì làm cho tốt, cái gì tốt rồi thì làm cho tốt hơn nữa; và không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng xây mới hoàn toàn. Tính triệt để cách mạng của Hồ Chí Minh là ở chỗ: Khi đã có đường lối đúng, mục đích rõ ràng thì kiêm quyết phấn đấu đạt bằng được mục tiêu đã lựa chọn.[/FONT]
[FONT=&quot] Thực hiện đời sống mới cũng tức là tiến tới xây dựng một nền văn hóa mới, một nền đạo đức mới cho xã hội vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó chính là nền tảng,là gốc của chiến lược con người, vì con người do chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng và suốt cả cuộc đời Người đã thực hiện một cách nghiêm túc, trước sau như một.[/FONT]
[FONT=&quot] Đối với các hoạt động kinh tế, chiến lược con người , vì con người có mối quan hệ, trực tiếp và gián tiếp, hết sức chặt chẽ, vô cùng biện chứng. Bởi vì con người vừa làm chủ thể vừa là khách thể của các hoạt động kinh tế và thụ hưởng những kết quả của hoạt động kinh tế đem lại. Con người tham gia vào các quá trình kinh tế, lao động sản xuất ra những của cải vật chất và tinh thần bằng trí tuệ và sức lực. Thông qua lao động, con người tự hoàn thiện chính mình, giải phóng mình khỏi những ràng buộc, những phi lý của các lực lượng tự nhiên, cũng tức là tạo ra những giá trị cho chính mình, đưa mình trở thành con người xã hội. Đồng thời con người lại là lực lượng tiêu thụ những sản phẩm do mình sáng tạo ra. Tính hai mặt, sản xuất – tiêu thụ của con người trong xã hội luôn luôn đòi hỏi những chuẩn mực nhất định về đạo đức để duy trì quá trình lao động sản xuất, đặc biệt quan trọng trong quá trình phân phối lợi ích kinh tế. Lịch sử phát triển xã hội loài người cho thấy: sản xuất và tiêu thụ tạo thành mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, cái nọ thúc đẩy cái kia phát triển, nhưng từ đó cũng tạora những mâu thuẫn, xung đột gay gắt, phân chia xã hội thành những giai tầng, tầng lớp người cách biệt nhau đi tới sự đối kháng giai cấp sinh ra bộ phận kẻ bóc lột và số đông người bóc lột. Chủ nghĩa tư bản đã mặc sức bóc lột giá trị thặng dư của người lao động và độc quyền về sự phân phối các lợi ích kinh tế, càng làm cho người lao động đi đến sự bần cùng, tha hóa. Hay nói cách khác, chủ nghĩa tư bản đã cướp đi của con người cái quyền sản xuất và tiêu thụ. Cho nên, cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng chủ nghĩa xã hội có nhiệm vụ phải xác lập lại cái quyền cơ bản đó của con người. Câu nói ngắn gọn và giản dị của Hồ Chí Minh: “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng” đã nêu lên đầy đủ tính chất của cuộc cách mạng là phải thay đổi tận gốc sự không công bằng luôn luôn diễn ra trong các xã hội cũ. Muốn làm được điều đó, xét cho đến cùng, thì phải thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Như vậy là phải quay về cái gốc là đức. Về tư cách và đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh viết: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khyết điểm ngày càng ít, mà những tính tốt…… ngày càng thêm”.[/FONT]
[FONT=&quot] Xât dựng nền đạo đức xã hội cũng tức là xác lập cơ sở bền vững cho sự phát triển mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ (cung, cầu) phù hợp với lợi ích của con người, đảm bảo cho con người ai cũng được quyền sáng tạo và hưởng thụ những giá trị lao động của xã hội( trong đó có cả những giá trị lao động của chính họ). Tuy nhiên, để đạt được sự công bằng như vậy cũng phải trải qua cuộc đấu tranh tư tưởng chống lại những thói hư, tật xấu và xây dựng những cái tốt, cái đẹp theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội mới. Cuộc đấu tranh đó không kém phần gay go, quyết liệt và lâu dài. Đảng ta chủ trương tiến hành ba cuộc cách mạng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Cách mạng qua hệ sản xuất, cách mạng khoa học- kỹ thuật và cách mạng tư tưởng văn hóa, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Chung quy lại, đó là cuộc cách mạng về nhận thức, hay nói như ngày nay là đổi mới tư duy, đồng thời cũng là quá trình con người tự hoàn thiện mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, một xã hội không còn người bóc lột người, một xã hội bình đẳng nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”.; và “Để cải tạo xã hội, một mặt, một mặt phải cải tạo vật chất như tăng gia sản xuất, một mặt phải cải tạo tư tưởng. Nếu không có tư tưởng xã hội chủ nghĩa thì không làm việc xã hội chủ nghĩa được”.[/FONT]
[FONT=&quot] Chiến lược con người, vì con người và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội là những bộ phận qua trọng trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh. Giữa hai chiến lược này có mối quan hệ khăng khít lẫn nhau, thúc đẩy nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
[/FONT]


[FONT=&quot] Còn nữa...
[/FONT]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top