Tư tưởng đạo đức, đường lối trị nước và giáo dục của Khổng Tử


Tư tưởng đạo đức, đường lối trị nước và giáo dục là ba nội dung cơ bản trong học thuyết nho giáo do Không Tử đặt nền tảng tư tưởng đầu tiên. Chính ba nội dung này về sau trở thành những nhân tố chính khi học thuyết này trở thành một tôn giáo.

Theo đó, tư tưởng đạo đức chính là các quan niệm về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.

"Nhân"
là cách cư xử tốt với mọi người, là trung tâm của tư tưởng đạo đức,

"lễ
"được xem là ba khía cạnh sau trong cuộc đời: hiến tế cho thần thánh, thiết chế chính trị và xã hội, và hành vi hàng ngày. Lễ được xem là quy phạm đạo đức và hành vi mà Trời chế định cho con người, lấy đó mà biết việc nào nên làm, việc nào không nên làm.
"Nghĩa" chính là cách hành xử đúng đắn.

"Trí"
là sự hiểu biết, có thể nói người không trí không làm được gì cả
, có trí là cơ sở để thực hiện "Nghĩa".

"Tín"
được người đời đề cao, là cơ sở để gây dựng được lòng tinh, mọi người tin tưởng sẽ dễ dàng được mọi người giúp đỡ trong cuốc sống. Nói thì phải làm, sống trung thực với mọi người, với bản thân
. Con người thời xưa hay trong thời đại ngày nay đều cố gắng vươn lên để thực hiện những quan niệm đạo đức trên. Đó chính là giá trị đạo đức to lớn mà Khổng Tử để lại.

đường lối trị nước trong học thuyết của Khổng Tử là lấy "đức trị" làm công cụ để cai trị đất nước. Điều này trái với tư tưởng Pháp trị, có nghĩa lấy pháp luật và vũ lực để cai trị. Muốn thực hiện đức trị thị phải nâng cao dân trí cho người dân. Muốn thực hiện được vậy cần phảo tiến hành "giáo hóa". "Giáo hóa" hay còn gọi là giáo dục là một trong những nội dung quan trọng của học thuyết Không Tử.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Về đạo đức

Vấn đề đạo đức là vấn đề cơ bản nhất, bao quát nhất của Nho giáo, của học thuyết Khổng Mạnh. Theo Khổng Tử, “đạo” của con người là 5 mối quan hệ trong xã hội - “Ngũ luân”, trong đó có 3 quan hệ giường cột là “Tam cương”.

Theo quan điểm của Khổng Tử, “đạo” và “đức” gắn chặt với nhau. Bao quát những quan hệ lớn nhất theo Nho giáo, Kinh Lễ nêu ra mười đức là: “cha từ, con hiếu, anh lành, em đễ, chồng có nghĩa, vợ vâng lời, trưởng có ân, ấu ngoan ngoãn, vua nhân, tôi trung”.

Về chính trị

Đạo của Khổng Tử lấy “nhân” làm gốc, lấy hiếu đễ, lễ nhạc làm cơ bản cho sự giáo hoá để gây thành đạo “nhân”; lấy chính trị làm cái công cụ của đạo “nhân” mà thể hiện ra ở đời.

Thời đại của Khổng Tử là thời đại mà theo ông cần phải khôi phục lại “lễ”. “Lễ” mà Khổng Tử nói ở đây là lễ nghi, quy phạm đạo đức thời Tây Chu.

Khổng Tử cũng bàn bạc kĩ về thuyết “Chính danh định phận”, ông cho rằng muốn xã hội ổn định, trật tự thì cần phải chính danh.

Khổng Tử xây dựng học thuyết Nhân – Lễ – Chính danh (trong đó điều nhân là trung tâm, là cái gốc) là để thực hiện lý tưởng chính trị của mình. Chính học thuyết này đã đưa tới chính sách “đức trị”, tức là lấy đức mà trị dân, lấy đức mà làm chính trị.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/de an/2..pdf[/PDF]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top