Một đứa trẻ lang thang đường phố kiếm sống bằng đủ thứ nghề: bán vé số, đánh giày… thậm chí đôi khi để có được miếng ăn phải móc túi, giật đồ. Vượt lên tuổi thơ đầy khắc nghiệt ấy, Nguyễn Chí Thoại trở thành một thầy giáo dạy tiếng Anh cho trẻ đường phố.
Sinh năm 1988 nhưng hiện tại Nguyễn Chí Thoại mới đang học lớp 9 ở Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Phú Nhuận, TPHCM. Chưa có chứng chỉ ngoại ngữ nào nhưng trình độ tiếng Anh lẫn khả năng sư phạm của Thoại đã chinh phục anh Trần Minh Hải, người điều hành dự án Tương lai (quận 3, TPHCM). Tháng 1 năm nay, Nguyễn Chí Thoại được mời về dạy lớp tiếng Anh cho trẻ đường phố của dự án.
Thầy giáo trẻ Nguyễn Chí Thoại trong lớp học của dự án Tương lai.
Thời tuổi trẻ giang hồ
Năm 1999, khi Thoại mới 11 tuổi, cái “máu khùng” của tuổi trẻ (chữ của nhân vật) đã cuốn em lang thang ngoài đường phố, dù rằng em có hẳn một gia đình có cha, mẹ và anh chị ở Bạc Liêu. Lần ra đi sau khi bị đòn roi của cha vào lúc nửa đêm đã sớm dứt cậu bé khỏi vòng tay người thân. 4 năm sống ngoài đường phố, Thoại phải giành giật, đi xin, đi lượm mới có miếng cơm, manh áo. 11 năm xa nhà, Thoại làm đủ mọi nghề từ lượm bọc, bán vé số, đánh giày, sơn gỗ, phục vụ nhà hàng, sửa xe máy...; phiêu bạt khắp nơi từ công viên, bến xe, nhà ga, các khu chợ, mái ấm…
Những tháng ngày khắc nghiệt đó, như lời tâm sự của Thoại, đã giúp em hiểu được giá trị của đồng tiền, hiểu được cách sử dụng và tiết kiệm đồng tiền. Đến tận bây giờ, khi cuộc sống đã có phần tinh tươm thì Thoại vẫn nhớ như in những ngày đi bụi. Nhớ về lần đầu tiên phải lượm chiếc bánh mì xẹp lép vì bị xe chở than cán qua. Sau mấy ngày đói meo ngoài đường, đó là món ngon nhất trần đời mà cậu biết được… Thoại vẫn nhớ những ngày phải ăn mì gói trọn tháng để dành tiền đi học và gửi về quê cho cha mẹ. Ăn mì tôm nhiều quá đến nỗi khi đó, mọi người nói cái mặt em y chang như… gói mì.
Năm 2003, nhận được sự giúp đỡ của những nhân viên xã hội, Thoại về ở dưới mái ấm Tre Xanh (Hội Bảo trợ trẻ em TPHCM). Quãng thời gian ngắn ngủi đi lượm banh tennis ở quận Tân Bình, chạy hàng chục km mỗi ngày, từ 6 giờ sáng đến tối mịt đã giúp em sớm nhận ra phải đi học mới vươn lên được. Thoại cũng hiểu rằng một “chiếc chìa khóa” để thay đổi cuộc đời mình là phải giỏi tiếng Anh. Cũng từ đó, Thoại tự đi xin học bổ túc ở Trung tâm bồi dưỡng văn hóa quận Tân Bình.
“Cuống quýt” học và làm
Xuất phát từ điểm khởi đầu thấp và dường như không được cuộc đời dành cho nhiều ưu ái, mỗi một dự định của mình, Thoại phải mất nhiều thời gian và ý chí mới đạt được. Việc học văn hóa chỉ mới bắt đầu được 4 tháng thì phải dừng lại vì công việc lượm banh tennis không còn tiếp tục được. Được dự án Tương lai giới thiệu đi học nhà hàng khách sạn ở trường nghiệp vụ dành cho trẻ đường phố (quận Bình Thạnh), Thoại trở thành một trong những học viên xuất sắc nhất khóa học, theo lời chị Phan Thị Hường - nhân viên xã hội của dự án. Nhưng sau khi tốt nghiệp khóa học, Thoại lại đi… sửa xe máy.
Thoại học nghề gì cũng nhanh, làm gì cũng được nhưng cuộc đời dường như không để cậu ở yên một chỗ. Một thời gian sau, khi đã cứng tay nghề sửa xe, Thoại lại làm tiếp tân ở một nhà hàng ở quận 1. Đến lúc này, em mới nối lại con đường học văn hóa của mình ở Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Phú Nhuận.
Quãng thời gian làm tiếp tân, với sự tiếp xúc thường xuyên với khách nước ngoài đã trở thành cơ hội để Thoại luyện tiếng Anh. Không ngại ngần, Thoại cứ nói dù đúng hay sai. Tích cóp được ít tiền, Thoại đăng kí học từ những lớp Anh ngữ vỡ lòng. Trong căn phòng trọ của mình, em dán đầy vách tường những tờ giấy A4 ghi chi chít những từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh để học ngoại ngữ bất kì lúc nào. Khi đi làm, Thoại cũng viết từ vựng vào lòng bàn tay, tranh thủ học lúc rảnh. Bây giờ, khi đã có điện thoại di động thì Thoại chụp hình lại những tờ giấy dán ở tường để ngồi đâu cũng xem được.
Nguyễn Chí Thoại dạy trẻ đường phố phát âm tiếng Anh.
Một ngày của Thoại bắt đầu từ 6 giờ sáng kéo dài đến tận 2 giờ khuya. Không còn làm ở nhà hàng nữa thì sau giờ học văn hóa Thoại có ít nhất là 3 ca dạy tiếng Anh: dạy kèm cho học sinh và dạy cho lớp học ở dự án Tương lai. Thời gian học bài và ôn bài của em toàn vào lúc đêm khuya.
Trước khi đi ngủ, Thoại cố gắng tìm ra cách để học trò mau thuộc bài. Không để các em thụ động ngồi một chỗ, thầy giáo trẻ yêu cầu học sinh học tiếng Anh bằng cách vận động. Chẳng hạn như Thoại sử dụng tiếng Anh yêu cầu các em tập hợp lại, xếp thành hàng rồi về lại chỗ ngồi. Biết học trò hay ngại ngùng khi sử dụng tiếng Anh nên Thoại nhất quyết yêu cầu từng em phải đối đáp với thầy giáo. Rồi có khi là dùng hành động, cử chỉ để diễn tả ý nghĩa một từ vựng. Như từ cold (lạnh) thì Thoại để 2 tay chéo ngực, rùng người như đang trong cơn giá rét và phát âm từ này ngắt quãng. Với từ hot (nóng) thì Thoại chỉ vào chiếc áo sơ mi trắng đang bết đầy mồ hôi của mình.
Hơn một năm trời sống với lịch làm việc dày đặc như vậy khiến Thoại có lúc tưởng chịu không nổi, tóc bắt đầu rụng nhiều. Nhờ học tiếng Anh “cuống quýt” như vậy, năm lớp 8 (2009), Thoại đạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi môn tiếng Anh hệ Giáo dục thường xuyên. Năm nay, em cũng sẽ đi thi học sinh giỏi. Thoại dự định qua kỳ thi học sinh giỏi này thì sẽ giảm bớt việc đi dạy để tập trung việc học. Mục đích của Thoại là khi tốt nghiệp lớp 12 xong sẽ kiếm được một suất học bổng để tiếp tục rèn tiếng Anh hoặc tích lũy một bằng cấp về giáo dục để sau này truyền lại kiến thức cho trẻ đường phố, cả kinh nghiệm sống lẫn kỹ năng học ngoại ngữ.
Theo Dân trí.
Sinh năm 1988 nhưng hiện tại Nguyễn Chí Thoại mới đang học lớp 9 ở Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Phú Nhuận, TPHCM. Chưa có chứng chỉ ngoại ngữ nào nhưng trình độ tiếng Anh lẫn khả năng sư phạm của Thoại đã chinh phục anh Trần Minh Hải, người điều hành dự án Tương lai (quận 3, TPHCM). Tháng 1 năm nay, Nguyễn Chí Thoại được mời về dạy lớp tiếng Anh cho trẻ đường phố của dự án.
Thầy giáo trẻ Nguyễn Chí Thoại trong lớp học của dự án Tương lai.
Năm 1999, khi Thoại mới 11 tuổi, cái “máu khùng” của tuổi trẻ (chữ của nhân vật) đã cuốn em lang thang ngoài đường phố, dù rằng em có hẳn một gia đình có cha, mẹ và anh chị ở Bạc Liêu. Lần ra đi sau khi bị đòn roi của cha vào lúc nửa đêm đã sớm dứt cậu bé khỏi vòng tay người thân. 4 năm sống ngoài đường phố, Thoại phải giành giật, đi xin, đi lượm mới có miếng cơm, manh áo. 11 năm xa nhà, Thoại làm đủ mọi nghề từ lượm bọc, bán vé số, đánh giày, sơn gỗ, phục vụ nhà hàng, sửa xe máy...; phiêu bạt khắp nơi từ công viên, bến xe, nhà ga, các khu chợ, mái ấm…
Những tháng ngày khắc nghiệt đó, như lời tâm sự của Thoại, đã giúp em hiểu được giá trị của đồng tiền, hiểu được cách sử dụng và tiết kiệm đồng tiền. Đến tận bây giờ, khi cuộc sống đã có phần tinh tươm thì Thoại vẫn nhớ như in những ngày đi bụi. Nhớ về lần đầu tiên phải lượm chiếc bánh mì xẹp lép vì bị xe chở than cán qua. Sau mấy ngày đói meo ngoài đường, đó là món ngon nhất trần đời mà cậu biết được… Thoại vẫn nhớ những ngày phải ăn mì gói trọn tháng để dành tiền đi học và gửi về quê cho cha mẹ. Ăn mì tôm nhiều quá đến nỗi khi đó, mọi người nói cái mặt em y chang như… gói mì.
Năm 2003, nhận được sự giúp đỡ của những nhân viên xã hội, Thoại về ở dưới mái ấm Tre Xanh (Hội Bảo trợ trẻ em TPHCM). Quãng thời gian ngắn ngủi đi lượm banh tennis ở quận Tân Bình, chạy hàng chục km mỗi ngày, từ 6 giờ sáng đến tối mịt đã giúp em sớm nhận ra phải đi học mới vươn lên được. Thoại cũng hiểu rằng một “chiếc chìa khóa” để thay đổi cuộc đời mình là phải giỏi tiếng Anh. Cũng từ đó, Thoại tự đi xin học bổ túc ở Trung tâm bồi dưỡng văn hóa quận Tân Bình.
“Cuống quýt” học và làm
Xuất phát từ điểm khởi đầu thấp và dường như không được cuộc đời dành cho nhiều ưu ái, mỗi một dự định của mình, Thoại phải mất nhiều thời gian và ý chí mới đạt được. Việc học văn hóa chỉ mới bắt đầu được 4 tháng thì phải dừng lại vì công việc lượm banh tennis không còn tiếp tục được. Được dự án Tương lai giới thiệu đi học nhà hàng khách sạn ở trường nghiệp vụ dành cho trẻ đường phố (quận Bình Thạnh), Thoại trở thành một trong những học viên xuất sắc nhất khóa học, theo lời chị Phan Thị Hường - nhân viên xã hội của dự án. Nhưng sau khi tốt nghiệp khóa học, Thoại lại đi… sửa xe máy.
Thoại học nghề gì cũng nhanh, làm gì cũng được nhưng cuộc đời dường như không để cậu ở yên một chỗ. Một thời gian sau, khi đã cứng tay nghề sửa xe, Thoại lại làm tiếp tân ở một nhà hàng ở quận 1. Đến lúc này, em mới nối lại con đường học văn hóa của mình ở Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Phú Nhuận.
Quãng thời gian làm tiếp tân, với sự tiếp xúc thường xuyên với khách nước ngoài đã trở thành cơ hội để Thoại luyện tiếng Anh. Không ngại ngần, Thoại cứ nói dù đúng hay sai. Tích cóp được ít tiền, Thoại đăng kí học từ những lớp Anh ngữ vỡ lòng. Trong căn phòng trọ của mình, em dán đầy vách tường những tờ giấy A4 ghi chi chít những từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh để học ngoại ngữ bất kì lúc nào. Khi đi làm, Thoại cũng viết từ vựng vào lòng bàn tay, tranh thủ học lúc rảnh. Bây giờ, khi đã có điện thoại di động thì Thoại chụp hình lại những tờ giấy dán ở tường để ngồi đâu cũng xem được.
Nguyễn Chí Thoại dạy trẻ đường phố phát âm tiếng Anh.
Trước khi đi ngủ, Thoại cố gắng tìm ra cách để học trò mau thuộc bài. Không để các em thụ động ngồi một chỗ, thầy giáo trẻ yêu cầu học sinh học tiếng Anh bằng cách vận động. Chẳng hạn như Thoại sử dụng tiếng Anh yêu cầu các em tập hợp lại, xếp thành hàng rồi về lại chỗ ngồi. Biết học trò hay ngại ngùng khi sử dụng tiếng Anh nên Thoại nhất quyết yêu cầu từng em phải đối đáp với thầy giáo. Rồi có khi là dùng hành động, cử chỉ để diễn tả ý nghĩa một từ vựng. Như từ cold (lạnh) thì Thoại để 2 tay chéo ngực, rùng người như đang trong cơn giá rét và phát âm từ này ngắt quãng. Với từ hot (nóng) thì Thoại chỉ vào chiếc áo sơ mi trắng đang bết đầy mồ hôi của mình.
Hơn một năm trời sống với lịch làm việc dày đặc như vậy khiến Thoại có lúc tưởng chịu không nổi, tóc bắt đầu rụng nhiều. Nhờ học tiếng Anh “cuống quýt” như vậy, năm lớp 8 (2009), Thoại đạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi môn tiếng Anh hệ Giáo dục thường xuyên. Năm nay, em cũng sẽ đi thi học sinh giỏi. Thoại dự định qua kỳ thi học sinh giỏi này thì sẽ giảm bớt việc đi dạy để tập trung việc học. Mục đích của Thoại là khi tốt nghiệp lớp 12 xong sẽ kiếm được một suất học bổng để tiếp tục rèn tiếng Anh hoặc tích lũy một bằng cấp về giáo dục để sau này truyền lại kiến thức cho trẻ đường phố, cả kinh nghiệm sống lẫn kỹ năng học ngoại ngữ.
Theo Dân trí.