Từ một chân phụ bếp rồi phụ tá trong bệnh viện để mưu sinh, Nguyễn Văn Tuấn đã tự vươn lên, trở thành Giáo sư, Tiến sĩ, là nhà nghiên cứu khoa học giỏi về xương, dịch tễ học.
Để vượt lên “nghịch cảnh”
Sang Úc và làm công việc phụ bếp tại một bệnh viện lớn rồi trở thành một giáo sư có tiếng. Con đường này diễn ra thế nào, thưa anh?
Các bạn trẻ kể từ thời sau chiến tranh sang đây học tập quả là có nhiều thuận lợi và suôn sẻ. Còn với mỗi người Việt Nam thuộc thế hệ của tôi thì đều có một "lịch sử", hiểu theo nghĩa thăng trầm trong cuộc đời. Khi mới sang đây định cư, tôi vừa làm đủ thứ nghề để kiếm sống vừa đi học. Thời gian đầu tôi làm phụ bếp, rồi làm phụ tá trong phòng thí nghiệm sinh học, trong xưởng,…
Trong thời gian đi làm như thế, tôi đi học ban đêm, gọi là học bán thời gian. Suốt gần 5 năm liền, đêm nào cũng về nhà lúc 10 hay 11 giờ đêm. Lúc đó cuộc sống cực nhọc lắm. Nhưng có lẽ vì còn trẻ nên tôi chẳng thấy khổ cực gì cả!
GS Nguyễn Văn Tuấn đang phát biểu tại một hội thảo quốc tế.
Sinh viên ngoài công việc chính là học thường dành thời gian rảnh rỗi để làm một công việc part-time, trong khi anh thì ngược lại, học vào thời gian không phải làm. Bí quyết vượt lên "nghịch cảnh" của anh là gì?
Tôi chẳng có bí quyết nào cả. Tất cả chỉ là cố gắng và quyết tâm học hành thôi. Nếu có "bí quyết" thì tôi nghĩ lúc đó tôi có quyết tâm đạt được mục tiêu mình đề ra, sử dụng quỹ thời gian nghiêm chỉnh, và chọn môi trường học tốt.
Khi làm trong nhà bếp Bệnh viện St Vincent's (nơi tôi đang làm hiện nay), tôi được biết rất nhiều phụ bếp đều xuất thân là chuyên gia đến từ các nước Liên Xô (cũ), Đông Âu, Trung Quốc, nhưng vì hoàn cảnh nên đã làm trong nhà bếp cả 10, 20 năm trời. Lúc đó tôi rất "ngán", và nghĩ đến chuyện phải làm sao thoát khỏi hoàn cảnh này. Do đó, tôi tự hứa với lòng là bằng mọi giá phải đi học lại. Cũng may, lúc đó còn trẻ, nên dễ dàng vượt qua hoàn cảnh, chứ nếu như bây giờ tôi chẳng biết mình sẽ làm thế nào.
Vì vừa làm vừa học, nên tôi phải quản lý quỹ thời gian rất nghiêm chỉnh, rất ít đi chơi, dứt khoát không có chuyện… nghỉ hè, và dồn tất cả thời gian trống vào việc học hành. Thật ra, lúc đó, chương trình học nặng lắm, nên có muốn đi chơi cũng không được!
Cái khó của một người trẻ muốn khẳng định mình nơi xứ người là gì?
Phải phấn đấu học nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và tốt hơn so với người bản xứ. Khi tôi mới vào học, tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện mình sẽ trở thành giáo sư, vì trong môi trường ở Úc, chuyện đó nằm ngoài tầm tay của mình. Thời đó, ở Úc, các bạn tôi qua đây trước cho tôi biết rằng nên cố gắng học hành xong và tìm việc làm, chứ đừng mơ đến vị trí giáo sư hay thậm chí giảng viên cao cấp, vì đã mấy mươi năm qua số giáo sư gốc Á châu trong đại học Úc chỉ đếm đầu ngón tay.
Có một anh bạn thân với tôi khuyên rằng nếu mình (người Á châu) muốn bằng họ (người bản xứ) thì mình phải "cao" hơn họ 2 cái đầu, chứ ngang hàng hay cao hơn 1 cái đầu vẫn chưa đủ! Tôi nghiệm ra câu này hết sức đúng. Do đó, có thể nói lúc nào tôi cũng đặt mục tiêu gấp 2 lần những tiêu chuẩn dành cho người bản xứ.
Việc học của anh có do ảnh hưởng của những người đi trước?
Có lẽ người ảnh hưởng đến tôi nhiều nhất là anh Hai tôi. Thời gian "lên thành" học, tôi ở chung với anh ấy và chịu nhiều "cực hình" về học hành. Lúc đó, tôi nghĩ mình học không đến nỗi tệ, nhưng anh ấy không bao giờ khen tôi, mà lúc nào cũng chê bai, so sánh với những bạn học giỏi hơn. Lúc đó tôi rất khổ tâm, vì nếu anh ấy "báo cáo" về nhà tôi học dở là rất dễ bị khiển trách và cúp tài trợ! Nhưng thật ra, anh ấy chỉ đặt ra những cái ngưỡng để tôi vượt qua, chứ chẳng có ý chê trách gì. Anh Hai tôi dạy rằng học cái gì là phải học từ căn bản, chứ đừng có "học lớt lớt", và câu đó trở thành phương châm học hành của tôi.
Một anh bạn người Huế, tuy không chỉ dạy gì cho tôi, nhưng thái độ học của anh có ảnh hưởng rất lớn đến tôi. Lúc đó, chúng tôi tự học tiếng Anh. Mỗi ngày, anh ôm sách và báo ngồi một góc ở thư viện, và nguyên ngày anh chỉ học một chữ tiếng Anh, nhưng học từ nguồn gốc của chữ, ý nghĩa, cách sử dụng,… Anh ấy "rủ" tôi đi học kiểu đó, khuyến khích tôi làm theo anh ấy, và tôi thấy rất hiệu quả. Cách học này tuy chậm, nhưng rất vững chắc.
Tiến sĩ... nhiều chuyện
Công việc hiện nay của anh là gì?
Hiện nay, công việc chính của tôi là lãnh đạo một nhóm nghiên cứu về loãng xương tại Viện nghiên cứu y khoa Garvan. Tôi còn giữ chức giáo sư tại trường y và trường y tế cộng đồng thuộc Đại học New South Wales. Nhóm nghiên cứu của tôi có 2 chương trình nghiên cứu chính là di truyền học và dịch tễ học lâm sàng liên quan đến xương. Vài việc chính của tôi là suy nghĩ về những định hướng nghiên cứu cho nhóm, tìm tài trợ cho chương trình nghiên cứu, và hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ. Ngoài ra, tôi còn phải làm vài việc ngoài phạm vi quốc gia, như tham gia các hội đồng chuyên ngành quốc tế; tham gia biên tập các tập san y khoa liên quan đến ngành xương; bình duyệt bài báo khoa học, đề cương nghiên cứu, luận án tiến sĩ,…
Vậy thời gian nào anh dành cho báo chí và quê nhà? 24h/1 ngày của anh được phân bổ thế nào?
Ngày của tôi hơi dài so với nhiều người khác. Tôi thức sớm, khoảng 6h30 mỗi sáng, chuẩn bị đi làm. Mỗi ngày tôi có một danh sách việc phải làm. Tôi đi làm bằng xe điện nên có thì giờ soạn ra những việc phải làm trong ngày và đọc sách, đọc tài liệu, đọc bài báo khoa học… trên xe điện. Nhiều khi tôi duyệt bài báo khoa học trên xe điện! Do đó, khi đến cơ quan, tôi cứ căn cứ vào danh sách việc cần làm trong ngày mà làm.
Tối về, tôi lại làm việc tiếp, nhưng phần lớn là việc liên quan với Việt Nam, như trả lời thắc mắc các bạn trong nước về nhiều vấn đề, viết bài cho báo chí, cập nhật trang web cá nhân,… Ngày làm việc của tôi thường kết thúc vào khoảng 23h30.
Tôi hay nói đùa rằng ban ngày thì làm việc cho Úc và cho thế giới, ban đêm làm việc cho Việt Nam. Nói tóm lại, bây giờ nhìn lại, tôi thấy thời gian tôi dành cho làm việc hơi nhiều, có lẽ tôi phải thay đổi nay mai.
Nếu anh trở về tuổi hai mươi, việc đầu tiên anh làm là...?
Tôi theo đuổi ngành Y học vì muốn tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực loãng xương và nội tiết mà tôi đã ham thích từ lúc tôi tham gia vào các dự án nghiên cứu lâm sàng trong Viện nghiên cứu y khoa Garvan. Tôi nghĩ theo đuổi nghiên cứu như chúng tôi đang làm có thể giúp nhiều người mà cũng hợp với ý nguyện cá nhân, nên không có gì phải nhìn lại cuộc đời mình với chữ "nếu".
Tuy nhiên, nếu được trở về tuổi đôi mươi, tôi khẳng định mình vẫn đi học. Nhưng sẽ học thêm làm phóng viên báo chí. Tôi thích làm phóng viên để được đi đây, đi đó, lắng nghe và suy nghiệm những câu chuyện của thế giới.
Có người nói Nguyễn Văn Tuấn hơi... nhiều chuyện vì anh tham gia ở đủ các lĩnh vực như y khoa, báo chí và cả văn học. Anh nghĩ sao về ý kiến này?
Tôi nghĩ mình quan tâm đến nhiều chuyện, hơn là "nhiều chuyện". Tôi đam mê về văn học từ lúc còn nhỏ, nên nếu có viết lách gì về lĩnh vực này thì cũng là chuyện bình thường, như là một thú tiêu khiển. Hơn nữa, một người làm khoa học cần phải có cái nhìn tổng thể, chứ không chỉ giới hạn vào chuyện chuyên môn hằng ngày, mà văn học và văn chương là lĩnh vực rất có ích cho khoa học.
Albert Einstein từng nói rằng: "Nếu bạn có logic, thì bạn có thể đi từ A đến B nhưng nếu bạn có tưởng tượng, bạn có thể bay bổng bất cứ nơi nào". Tôi nghĩ văn học và văn nghệ nói chung làm cho cuộc sống thêm phong phú, gieo sự tưởng tượng trong đầu, và làm cho mình bay bổng, và đó là một điều rất có ích cho khoa học.
Tôi là đồ đệ của cụ Nguyễn Khắc Viện, là "fan" của cụ Nguyễn Hiến Lê, những người bàn về nhiều vấn đề chẳng dính dáng gì đến chuyên môn của họ.
Giá trị sống mà anh theo đuổi, tôn thờ nhất là gì?
Theo tôi, giá trị sống là những gì mình hành động để gặt hái được và giữ được trong sự giới hạn về thời gian của một đời người. Hiểu như thế, tôi thấy giá trị sống của mình gần với triết lý nhà Phật, dựa vào triết lý "từ bi" của Phật. "Từ bi" ở đây phải hiểu theo nghĩa "từ" là giúp đỡ người khác, làm cho người khác hạnh phúc, an lành hơn; và "bi" là diệt khổ. Đó chính là tiêu chí làm việc hằng ngày của tôi.
Mỗi ngày, phải để ý đến cái mà giới khoa học gọi là "tỉ số thiền" (Zen ratio). Tử số của tỉ số thiền là những việc làm đem lại niềm vui và phúc lợi cho cộng đồng, và mẫu số là những việc làm hay hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến người khác, là những điều mình làm nhưng chưa đạt. Bởi vì mỗi hành động mình làm dù có ý định tốt, nhưng có tiềm năng gây tổn hại đến người khác, cho nên mẫu số của tỉ số thiền không thể nào là 0 được.
Do đó, trong mỗi việc làm và mỗi thời khắc, tôi tâm niệm làm sao duy trì tỉ số thiền này phải là 10 hay trên 10 thì càng tốt. Tôi làm nhiều việc như chia sẻ thông tin với mọi người cũng vì cái giá trị sống mà tôi mô tả trên.
Để vượt lên “nghịch cảnh”
Sang Úc và làm công việc phụ bếp tại một bệnh viện lớn rồi trở thành một giáo sư có tiếng. Con đường này diễn ra thế nào, thưa anh?
Các bạn trẻ kể từ thời sau chiến tranh sang đây học tập quả là có nhiều thuận lợi và suôn sẻ. Còn với mỗi người Việt Nam thuộc thế hệ của tôi thì đều có một "lịch sử", hiểu theo nghĩa thăng trầm trong cuộc đời. Khi mới sang đây định cư, tôi vừa làm đủ thứ nghề để kiếm sống vừa đi học. Thời gian đầu tôi làm phụ bếp, rồi làm phụ tá trong phòng thí nghiệm sinh học, trong xưởng,…
Trong thời gian đi làm như thế, tôi đi học ban đêm, gọi là học bán thời gian. Suốt gần 5 năm liền, đêm nào cũng về nhà lúc 10 hay 11 giờ đêm. Lúc đó cuộc sống cực nhọc lắm. Nhưng có lẽ vì còn trẻ nên tôi chẳng thấy khổ cực gì cả!
GS Nguyễn Văn Tuấn đang phát biểu tại một hội thảo quốc tế.
Tôi chẳng có bí quyết nào cả. Tất cả chỉ là cố gắng và quyết tâm học hành thôi. Nếu có "bí quyết" thì tôi nghĩ lúc đó tôi có quyết tâm đạt được mục tiêu mình đề ra, sử dụng quỹ thời gian nghiêm chỉnh, và chọn môi trường học tốt.
Khi làm trong nhà bếp Bệnh viện St Vincent's (nơi tôi đang làm hiện nay), tôi được biết rất nhiều phụ bếp đều xuất thân là chuyên gia đến từ các nước Liên Xô (cũ), Đông Âu, Trung Quốc, nhưng vì hoàn cảnh nên đã làm trong nhà bếp cả 10, 20 năm trời. Lúc đó tôi rất "ngán", và nghĩ đến chuyện phải làm sao thoát khỏi hoàn cảnh này. Do đó, tôi tự hứa với lòng là bằng mọi giá phải đi học lại. Cũng may, lúc đó còn trẻ, nên dễ dàng vượt qua hoàn cảnh, chứ nếu như bây giờ tôi chẳng biết mình sẽ làm thế nào.
Vì vừa làm vừa học, nên tôi phải quản lý quỹ thời gian rất nghiêm chỉnh, rất ít đi chơi, dứt khoát không có chuyện… nghỉ hè, và dồn tất cả thời gian trống vào việc học hành. Thật ra, lúc đó, chương trình học nặng lắm, nên có muốn đi chơi cũng không được!
Cái khó của một người trẻ muốn khẳng định mình nơi xứ người là gì?
Phải phấn đấu học nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và tốt hơn so với người bản xứ. Khi tôi mới vào học, tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện mình sẽ trở thành giáo sư, vì trong môi trường ở Úc, chuyện đó nằm ngoài tầm tay của mình. Thời đó, ở Úc, các bạn tôi qua đây trước cho tôi biết rằng nên cố gắng học hành xong và tìm việc làm, chứ đừng mơ đến vị trí giáo sư hay thậm chí giảng viên cao cấp, vì đã mấy mươi năm qua số giáo sư gốc Á châu trong đại học Úc chỉ đếm đầu ngón tay.
Có một anh bạn thân với tôi khuyên rằng nếu mình (người Á châu) muốn bằng họ (người bản xứ) thì mình phải "cao" hơn họ 2 cái đầu, chứ ngang hàng hay cao hơn 1 cái đầu vẫn chưa đủ! Tôi nghiệm ra câu này hết sức đúng. Do đó, có thể nói lúc nào tôi cũng đặt mục tiêu gấp 2 lần những tiêu chuẩn dành cho người bản xứ.
Việc học của anh có do ảnh hưởng của những người đi trước?
Có lẽ người ảnh hưởng đến tôi nhiều nhất là anh Hai tôi. Thời gian "lên thành" học, tôi ở chung với anh ấy và chịu nhiều "cực hình" về học hành. Lúc đó, tôi nghĩ mình học không đến nỗi tệ, nhưng anh ấy không bao giờ khen tôi, mà lúc nào cũng chê bai, so sánh với những bạn học giỏi hơn. Lúc đó tôi rất khổ tâm, vì nếu anh ấy "báo cáo" về nhà tôi học dở là rất dễ bị khiển trách và cúp tài trợ! Nhưng thật ra, anh ấy chỉ đặt ra những cái ngưỡng để tôi vượt qua, chứ chẳng có ý chê trách gì. Anh Hai tôi dạy rằng học cái gì là phải học từ căn bản, chứ đừng có "học lớt lớt", và câu đó trở thành phương châm học hành của tôi.
Một anh bạn người Huế, tuy không chỉ dạy gì cho tôi, nhưng thái độ học của anh có ảnh hưởng rất lớn đến tôi. Lúc đó, chúng tôi tự học tiếng Anh. Mỗi ngày, anh ôm sách và báo ngồi một góc ở thư viện, và nguyên ngày anh chỉ học một chữ tiếng Anh, nhưng học từ nguồn gốc của chữ, ý nghĩa, cách sử dụng,… Anh ấy "rủ" tôi đi học kiểu đó, khuyến khích tôi làm theo anh ấy, và tôi thấy rất hiệu quả. Cách học này tuy chậm, nhưng rất vững chắc.
Tiến sĩ... nhiều chuyện
Công việc hiện nay của anh là gì?
Hiện nay, công việc chính của tôi là lãnh đạo một nhóm nghiên cứu về loãng xương tại Viện nghiên cứu y khoa Garvan. Tôi còn giữ chức giáo sư tại trường y và trường y tế cộng đồng thuộc Đại học New South Wales. Nhóm nghiên cứu của tôi có 2 chương trình nghiên cứu chính là di truyền học và dịch tễ học lâm sàng liên quan đến xương. Vài việc chính của tôi là suy nghĩ về những định hướng nghiên cứu cho nhóm, tìm tài trợ cho chương trình nghiên cứu, và hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ. Ngoài ra, tôi còn phải làm vài việc ngoài phạm vi quốc gia, như tham gia các hội đồng chuyên ngành quốc tế; tham gia biên tập các tập san y khoa liên quan đến ngành xương; bình duyệt bài báo khoa học, đề cương nghiên cứu, luận án tiến sĩ,…
Vậy thời gian nào anh dành cho báo chí và quê nhà? 24h/1 ngày của anh được phân bổ thế nào?
Ngày của tôi hơi dài so với nhiều người khác. Tôi thức sớm, khoảng 6h30 mỗi sáng, chuẩn bị đi làm. Mỗi ngày tôi có một danh sách việc phải làm. Tôi đi làm bằng xe điện nên có thì giờ soạn ra những việc phải làm trong ngày và đọc sách, đọc tài liệu, đọc bài báo khoa học… trên xe điện. Nhiều khi tôi duyệt bài báo khoa học trên xe điện! Do đó, khi đến cơ quan, tôi cứ căn cứ vào danh sách việc cần làm trong ngày mà làm.
Tối về, tôi lại làm việc tiếp, nhưng phần lớn là việc liên quan với Việt Nam, như trả lời thắc mắc các bạn trong nước về nhiều vấn đề, viết bài cho báo chí, cập nhật trang web cá nhân,… Ngày làm việc của tôi thường kết thúc vào khoảng 23h30.
Tôi hay nói đùa rằng ban ngày thì làm việc cho Úc và cho thế giới, ban đêm làm việc cho Việt Nam. Nói tóm lại, bây giờ nhìn lại, tôi thấy thời gian tôi dành cho làm việc hơi nhiều, có lẽ tôi phải thay đổi nay mai.
Nếu anh trở về tuổi hai mươi, việc đầu tiên anh làm là...?
Tôi theo đuổi ngành Y học vì muốn tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực loãng xương và nội tiết mà tôi đã ham thích từ lúc tôi tham gia vào các dự án nghiên cứu lâm sàng trong Viện nghiên cứu y khoa Garvan. Tôi nghĩ theo đuổi nghiên cứu như chúng tôi đang làm có thể giúp nhiều người mà cũng hợp với ý nguyện cá nhân, nên không có gì phải nhìn lại cuộc đời mình với chữ "nếu".
Tuy nhiên, nếu được trở về tuổi đôi mươi, tôi khẳng định mình vẫn đi học. Nhưng sẽ học thêm làm phóng viên báo chí. Tôi thích làm phóng viên để được đi đây, đi đó, lắng nghe và suy nghiệm những câu chuyện của thế giới.
Có người nói Nguyễn Văn Tuấn hơi... nhiều chuyện vì anh tham gia ở đủ các lĩnh vực như y khoa, báo chí và cả văn học. Anh nghĩ sao về ý kiến này?
Tôi nghĩ mình quan tâm đến nhiều chuyện, hơn là "nhiều chuyện". Tôi đam mê về văn học từ lúc còn nhỏ, nên nếu có viết lách gì về lĩnh vực này thì cũng là chuyện bình thường, như là một thú tiêu khiển. Hơn nữa, một người làm khoa học cần phải có cái nhìn tổng thể, chứ không chỉ giới hạn vào chuyện chuyên môn hằng ngày, mà văn học và văn chương là lĩnh vực rất có ích cho khoa học.
Albert Einstein từng nói rằng: "Nếu bạn có logic, thì bạn có thể đi từ A đến B nhưng nếu bạn có tưởng tượng, bạn có thể bay bổng bất cứ nơi nào". Tôi nghĩ văn học và văn nghệ nói chung làm cho cuộc sống thêm phong phú, gieo sự tưởng tượng trong đầu, và làm cho mình bay bổng, và đó là một điều rất có ích cho khoa học.
Tôi là đồ đệ của cụ Nguyễn Khắc Viện, là "fan" của cụ Nguyễn Hiến Lê, những người bàn về nhiều vấn đề chẳng dính dáng gì đến chuyên môn của họ.
Giá trị sống mà anh theo đuổi, tôn thờ nhất là gì?
Theo tôi, giá trị sống là những gì mình hành động để gặt hái được và giữ được trong sự giới hạn về thời gian của một đời người. Hiểu như thế, tôi thấy giá trị sống của mình gần với triết lý nhà Phật, dựa vào triết lý "từ bi" của Phật. "Từ bi" ở đây phải hiểu theo nghĩa "từ" là giúp đỡ người khác, làm cho người khác hạnh phúc, an lành hơn; và "bi" là diệt khổ. Đó chính là tiêu chí làm việc hằng ngày của tôi.
Mỗi ngày, phải để ý đến cái mà giới khoa học gọi là "tỉ số thiền" (Zen ratio). Tử số của tỉ số thiền là những việc làm đem lại niềm vui và phúc lợi cho cộng đồng, và mẫu số là những việc làm hay hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến người khác, là những điều mình làm nhưng chưa đạt. Bởi vì mỗi hành động mình làm dù có ý định tốt, nhưng có tiềm năng gây tổn hại đến người khác, cho nên mẫu số của tỉ số thiền không thể nào là 0 được.
Do đó, trong mỗi việc làm và mỗi thời khắc, tôi tâm niệm làm sao duy trì tỉ số thiền này phải là 10 hay trên 10 thì càng tốt. Tôi làm nhiều việc như chia sẻ thông tin với mọi người cũng vì cái giá trị sống mà tôi mô tả trên.
GS.TS Nguyễn Văn Tuấn
Giảng viên cao cấp tại ĐH New South Wales, Úc. Trưởng nhóm nghiên cứu, Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Úc. Nghiên cứu viên cao cấp Hội đồng quốc gia về nghiên cứu y khoa và y tế Úc (NHMRC). 1987-1997: Thạc sĩ ĐH Macquarie (Úc); Tiến sĩ thống kê, chuyên về dịch tễ học ĐH Sydney (Úc); Tiến sĩ y khoa ĐH New South Wales (Úc), Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ (postdoc) tại ĐH Basle, Trung tâm nghiên cứu lâm sàng Sandoz (Thụy Sĩ) và Bệnh viện St Thomas (Anh). 1998: Được bổ nhiệm Phó Giáo sư y khoa ĐH Wright States (Mỹ). 2009: Được bổ nhiệm Giáo sư ĐH New South Wales (Úc).
Theo Dân trí.
Giảng viên cao cấp tại ĐH New South Wales, Úc. Trưởng nhóm nghiên cứu, Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Úc. Nghiên cứu viên cao cấp Hội đồng quốc gia về nghiên cứu y khoa và y tế Úc (NHMRC). 1987-1997: Thạc sĩ ĐH Macquarie (Úc); Tiến sĩ thống kê, chuyên về dịch tễ học ĐH Sydney (Úc); Tiến sĩ y khoa ĐH New South Wales (Úc), Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ (postdoc) tại ĐH Basle, Trung tâm nghiên cứu lâm sàng Sandoz (Thụy Sĩ) và Bệnh viện St Thomas (Anh). 1998: Được bổ nhiệm Phó Giáo sư y khoa ĐH Wright States (Mỹ). 2009: Được bổ nhiệm Giáo sư ĐH New South Wales (Úc).
Theo Dân trí.