Từ đo đạc thiên văn để đặt ra mét

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
TỪ ĐO ĐẠC THIÊN VĂN ĐỂ ĐẶT RA MÉT

Trong chế độ phong kiến, đơn vị đo chiều dài rất tùy tiện, người ta dùng gang tay, khuỷu tay, sải tay…nghĩa là dùng kích thước một số bộ phận của cơ thể làm đơn vị đo chiều dài, nên không có sự thống nhất, ngay trong cả một nước. Sau cuộc Cách mạng dân chủ Tư sản Pháp năm 1789, nhờ sản xuất phát triển, việc giao lưu buôn bán giữa các nước được tăng cường. Người ta muốn xây dựng một hệ thống đơn vị đo lường gắn với các đại lượng trong tự nhiên. Năm 1791, đơn vị độ dài được gọi là mét, là độ dài bằng một phần mười triệu của một phần tư kinh tuyến đi qua Paris. Vậy, làm thế nào để đo được độ dài kinh tuyến? ( Kinh tuyến là các vòng tròn lớn đi qua hai cực trái đất nên có độ dài bằng nhau).

Để biết độ dài kinh tuyến, người ta tiến hành đo độ dài của cung kinh tuyến bằng 1°.

Trái đất quay quanh trục. lực ly tâm làm cho nó hơi phình ra dọc theo xích đạo, nên không phải là một hình cầu rắn lý tưởng, do đó độ dài của kinh tuyến mỗi lần một khác. Mãi đến năm 1889. Hội nghị đo lường Quốc tế đã quyết định chế tạo ra mét mẫu bằng bạch kim ( plantin), đặt tại Viện Đo lường Quốc tế ở Xe-vơ-rơ gần Paris. Mét mẫu này là một hình trụ dài có tiết diện ngang hình chữ X.

Mặc dầu hợp kim plantin –iriđi khá bền vững, nhưng vẫn giãn nở vì nhiệt, nên phải đặt trong phòng có nhiệt độ không đổi. Lâu ngày nó có thể bị ăn mòn.

Khi nghiên cứu quang phổ của ánh sáng, người ta thấy rằng mỗi màu sắc có một bước sóng không thay đổi và ứng với một vạch quang phổ hoàn toàn xác định. Vì vậy, tháng 10 năm 1960. Hội nghị Đo lường Quốc tế khóa XI đã quyết định. Độ dài tiêu chuẩn của mét bằng 1 650 763, 73 bước sóng ánh sáng màu vàng cam của kripton 86 bức xạ trong chân không. Với quyết định này, người ta không phải mang thước mét đến Paris để so với mét mẫu, mà ở cục Đo lường và Tiêu chuẩn của mỗi nước, chỉ cần một bóng đèn chứa kripton 86, khi cho phóng điện qua là có ánh sáng phát ra để đo bước sóng, khi ấy ta có thể kiểm tra độ chính xác của mét thước đang dùng.

Sau khi nghiên cứu các tính chất của laze, người ta thấy rằng nếu dùng laze làm chuẩn để đo chiều dài thì sẽ có độ chính xác tăng lên rất nhiều. Vì vậy, laze đã nhanh chóng trở thành “ Thước ánh sáng” lý tưởng của các nhà khoa học. Ngày 20 tháng 10 năm 1983, trong Hội nghị Đo lường Quốc tế lần thứ XVII ở Paris đã quyết định. Độ dài của mét bằng độ dài của đoạn đường mà ánh sáng đi được trong chân không trong thời gian 1/299 792 458 giây. Vì vận tốc ánh sáng trong chân không không thay đổi, nên thước ánh sáng này đặc biệt chính xác. Như vậy đơn vị mét không thay đổi, nhưng mét mẫu tiêu chuẩn đã được thay đổi để cho tiện lợi và có độ chính xác cao.






Nguồn NXBGD.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top