Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
Ngữ văn THPT
Văn 11
Hầu trời - Tản Đà
Tư liệu về Tản Đà
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 44379" data-attributes="member: 699"><p>Như mọi người đều biết, Tản Ðà làm văn nghệ nhưng suốt đời vẫn sống trong cảnh túng thiếu, nghèo nàn không thua gì ông tú làng Vị xuyên, nghèo đến nước:</p><p> </p><p>"Ôi trời! ôi đất! ôi là tết! </p><p>Tháng cận năm cùng, gạo cũng hết." </p><p> (Than tết)</p><p></p><p>hay: </p><p>"Tết đến năm nay nghĩ cũng buồn, </p><p>Tiền thì không có, nợ đòi luôn." </p><p> (Tết than việc nhà)</p><p></p><p>Với cảnh nghèo cùng quẫn, tiền bạc không có, vay trước trả sau, Tản Ðà quá chán chường cuộc sống, nảy sinh tư tưởng bất cần đời, vì ông tin rằng "bôn ba chẳng qua thời vận" rồi ông đâm ra liều lĩnh, ăn chơi cho thỏa thích, mặc đến đâu thì đến. Làn văn chương chẳng cần mực thước, vui thì làm, buồn thì nghỉ. Những điều vừa nói, ta thấy tâm trạng của thi nhân qua bài Còn chơi, tiêu biểu khuynh hướng ngông của tác giả: </p><p></p><p> Còn chơi. </p><p>Ai đã hay đâu tớ chán đời, </p><p>Ðời chưa chán tớ, tớ còn chơi. </p><p>Chơi cho thật chán, cho đời chán, </p><p>Ðời chán nhau rồi, tớ sẽ thôi. </p><p>Nói thế, can gì tớ đã thôi, </p><p>Ðời đương có tớ, tớ còn chơi. </p><p>Người ta chơi đã già đời cả, </p><p>Như tớ năm nay mới nửa đời. </p><p>Nửa đời chính độ tớ đương chơi, </p><p>Chơi muốn như sao thật sướng đời. </p><p>Người đời ai có chơi như tớ, </p><p>Chơi cứ bằng văn mãi chửa thôi. </p><p>Chơi văn sướng đến thế thì thôi, </p><p>Một mảnh trăng non chiếu cõi đời. </p><p>Văn vận nước nhà đương buổi mới, </p><p>Như trăng mới mọc, tớ còn chơi. </p><p>Làng văn chỉ thiếu khách đua chơi, </p><p>Dan díu, ai như tớ với đời. </p><p>Tớ đã với đời dan díu mãi, </p><p>Muốn thôi, đời cũng chửa cho thôi. </p><p>Ðời đương dang díu, chửa cho thôi, </p><p>Tớ dám xa xôi để phụ đời. </p><p>Vắng tớ bấy lâu, đời nhớ tớ, </p><p>Nhớ đời, nên tớ vội ra chơi. </p><p>Tớ hãy chơi cho qúa nửa đời, </p><p>Ðời chưa quá nửa, tớ chưa thôi. </p><p>Tớ thôi, tớ nghĩ buồn cho tớ, </p><p>Buồn cả cho đời vắng bạn chơi. </p><p>Nào những ai đâu, bạn của đời? </p><p>Sao mà bỏ vắng, ít ra chơi? </p><p>Chớ ai chờ mãi, ai đâu tá? </p><p>Hay ngán cho đời chẳng muốn chơi? </p><p>Nếu tớ như ai: cũng ngán đời, </p><p>Ðời thêm vắng bạn, lấy ai chơi? </p><p>Cuộc đời tớ nghĩ chưa nên ngán, </p><p>Nếu ngán thời xưa tớ đã thôi. </p><p>Tớ nhớ năm xưa nửa ngán đời, </p><p>Nghĩ đi, nghĩ lại, lại ra chơi. </p><p>Mê chơi cho tới thành dan díu, </p><p>Ðời dẫu cho thôi, tớ chẳng thôi. </p><p>Nghĩ tớ bao nhiêu, lại nghĩ đời, </p><p>Nghĩ đời như thế, dám nào thôi. </p><p>Còn đời, còn tớ, còn chơi mãi, </p><p>Chơi mãi cho đời có bạc chơi. </p><p>Tớ muốn chơi cho thật mãn đời, </p><p>Ðời chưa thật mãn; tớ chưa thôi. </p><p>Chẳng hay đời tớ lâu hay chóng! </p><p>Dù chóng hay lâu, tớ hãy chơi. </p><p>Trăm năm, tớ độ thế mà thôi, </p><p>Ức, triệu, nghìn năm chửa hết đời. </p><p>Chắc có một phen đời khóc tớ. </p><p>Ðời chưa khóc tớ, tớ còn chơi. </p><p>Trăm năm còn độ bấy nhiêu thôi, </p><p>Ngoài cuộc trăm năm, tớ dặn đời. </p><p>Ức, triệu, nghìn năm đời nhớ tớ. </p><p>Tớ thôi, tớ cũng hãy cùng chơi. </p><p>Bút đã thôi rồi, lại chửa thôi, </p><p>Viết thêm câu nữa, hỏi đời chơi: </p><p>"Lộng hoàn"này điệu từ đâu tới? </p><p>Họa được hay không? Tớ đố đời.</p><p></p><p> Bất mãn với thời thế, Tản Ðà cũng như bao nhiêu người khác, những lúc quá ê chề chán nản cho cuộc sống hẩm hiu, người ta thường sống trong cõi mộng, nuôi một hy vọng ở tương lai sẽ sáng sủa, thắm tươi hơn, vì tin rằng "hết cơn bỉ cực đến hồi thái lai" nên thi nhân tự hỏi: "có lẽ ta đâu mãi thế này", bởi thế cho nên Tản Ðà mơ mộng thật nhiều, mơ mộng cuộc sống sẽ huy hoàng, tên tuổi sẽ sáng chói, những tác phẩm sẽ bán thật nhiều để điểm tô cho cuộc đời thêm khởi sắc, đây ta hãy nghe thi nhân kể lại giấc mơ đó trong bài: </p><p></p><p> Hầu Trời </p><p>Ðêm qua chẳng biết có hay không, </p><p>Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng. </p><p>Thật hồn, thật phách, thật thân thể, </p><p>Thật được lên tiên sướng lạ lùng! </p><p>Nguyên lúc canh ba nằm một mình, </p><p>Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh. </p><p>Nằm buồn ngồi dậy đun nước uống, </p><p>Uống xong ấm nước nằm ngâm văn. </p><p>Chơi văn ngâm chán, lại chơi trăng, </p><p>Ra sân cùng bóng đi tung tăng. </p><p>Trên trời bỗng thấy hai cô xuống, </p><p>Miệng cười mủm mỉm cùng nói rằng: </p><p>"Trời nghe hạ giới ai ngâm nga, </p><p>"Tiếng ngâm vang cả sông Ngân hà. </p><p>"Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng </p><p>"Có hay lên đọc, Trời nghe qua." </p><p>Ước mãi bây giờ mới gặp Tiên! </p><p>Ngườ Tiên nghe tiếng lại như quen </p><p>Văn chương nào có hay cho lắm, </p><p>Trời đã sai gọi thời phải lên. </p><p>Theo hai cô Tiên lên đường mây, </p><p>Vù vù không cánh mà như bay. </p><p>Cửa son đỏ chói oai rực rở! </p><p>Thiên môn Ðế khuyết như là đây? </p><p>Vào trông thấy Trời, sụp muốn lạy, </p><p>Trời sai Tiên nữ dắt lôi dậy, </p><p>Ghế bành như tuyết, vân như mây, </p><p>Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đây. </p><p>Tiên đồng pha nước, uống vừa xong, </p><p>Bỗng thấy chư Tiên đến thật đông, </p><p>Chung quanh bày ghế ngồi la liệt, </p><p>Tiên bà, Tiên cô, cùng Tiên ông. </p><p>Chư Tiên ngồi quanh đã tỉnh túc, </p><p>Trời sai pha nước để nhắp giọng. </p><p>Truyền cho văn sĩ đọc văn nghe, </p><p>"Dạ, bẩm lạy Trời, con xin đọc." </p><p>Ðọc hết văn vần, sang văn xuôi, </p><p>Hết văn thuyết-lý, lại văn chơi. </p><p>Ðương cơn đắc ý đọc đã thích, </p><p>Chè trời nhắp giọng càng tốt hơi! </p><p>Văn dài, hơi tốt ran cung mây, </p><p>Trời nghe trời cũng lấy làm hay. </p><p>Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi. </p><p>Hằng Nga, Chức nữ chau đôi mày. </p><p>Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng </p><p>Ðọc xong mỗi bài, cùng vỗ tay. </p><p>"Bẩm con không dám man cửa Trời, </p><p>"Những các văn, con in cả rồi: </p><p>"Hai quyển "Khối tình" văn thuyết lý: </p><p>"Hai "Khối tình con" là văn chơi: </p><p>"Thần tiên", "Giấc mộng" văn tiểu thuyết: </p><p>"Ðài gương", "Lên Sáu" văn vị đời; </p><p>"Quyển "Ðàn bà Tàu" lối văn dịch; </p><p>"Ðến quyển "Lên Tám" nay là mười, </p><p>"Nhờ Trời văn con mà bán được, </p><p>"Chửa biết con in ra mấy mươi!" </p><p>Văn đã giàu thay, lại lắm lối, </p><p>Trời nghe Trời cũng bật buồn cười. </p><p>Chư tiên ao ước, tranh nhau dặn: </p><p>"Anh gánh lên đây bán chợ trời." </p><p>Trời lại phê cho: "Văn thật tuyệt! </p><p>"Văn trần được thế chắc có ít? </p><p>"Lời văn chuốt đẹp như sao băng! </p><p>"Khi văn hùng mạnh như mây chuyển! </p><p>"Êm như gió thoảng, tinh như sương! </p><p>"Ðầm như mưa sa, lạnh như tuyết! </p><p>"Chẳng hay văn sĩ tên họ gì? </p><p>"Người ở phương nao? Ta chửa biết!" </p><p>- "Dạ, bẩm lạy Trời, con xin thưa: </p><p>"Con tên "Khăc Hiếu" họ là "Nguyễn" </p><p>"Quê ở Á-châu về Ðiạ-cầu. </p><p>"Sông Ðà, núi Tản, nước Nam Việt." </p><p>Nghe xong, Trời ngợ một lúc lâu, </p><p>Sai bảo Thiên-Tào lấy sổ xét. </p><p>Thiên Tào tra sổ xét vừa xong, </p><p>Ðệ sổ lên trình Thượng đế trông: </p><p>"Bẩm quả có tên "Nguyễn khắc Hiếu" </p><p>"Ðày xuống hạ giới về tội ngông" </p><p>Trời rằng: "Không phải là trời đày, </p><p>"Trời định sai con một việc này: </p><p>"Là việc "thiên lương của nhân loại" </p><p>"Cho con xuống thuật cùng đời hay." </p><p>- "Bẩm trời, cảnh con thật nghèo khó, </p><p>"Trần gian thước đất cũng không có. </p><p>"Nhờ trời năm xưa học ít nhiều, </p><p>"Vốn liếng còn một bụng văn đó. </p><p>"Giấy người, mực người, thuê người in, </p><p>"Mướn cửa hàng người bán phường phố. </p><p>"Văn chương hạ giới rẻ như bèo! </p><p>"Kiếm được đồng lãi thật rất khó!. </p><p>"Kiếm được có ít, tiêu phải nhiều, </p><p>"Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu. </p><p>"Lo ăn, lo mặc suốt ngày tháng, </p><p>"Học ngày một kém, tuổi càng cao! </p><p>"Sức trong non yếu, ngoài chen rấp, </p><p>"Một cây che chống bốn năm chiều. </p><p>"Trời lại sai con việc nặng quá, </p><p>"Biết làm có nổi, mà dám theo?" </p><p>- Rằng: "Con không nói, Trời đã biết, </p><p>"Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết. </p><p>"Cho con cứ về mà làm ăn, </p><p>"Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết. </p><p>"Cố xong công việc của Trời sai, </p><p>"Trời sẽ cho con về Ðế khuyết" </p><p>Vâng lời Trời dạy, lại xin ra, </p><p>Trời sai Khiên Ngưu đóng xe tiễn. </p><p>Xe trời đã chực ngoài Thiên môn, </p><p>Chư tiên theo ra cùng tiễn biệt. </p><p>Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi, </p><p>Trông xuống trần gian vạn dặm khơi. </p><p>Thiên tiên ở lại, Trích tiên xuống, </p><p>Theo đường không khí về trần ai. </p><p>Ðêm khuya khí thanh, sao thưa vắng, </p><p>Trăng tà đưa lối về non Ðoài. </p><p>Non Ðoài đã tới quê trần giới, </p><p>Trông lên chư tiên không còn ai! </p><p>Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy, </p><p>Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi. </p><p>Một năm ba trăm sáu mười đêm, </p><p>Sao được đêm đêm lên hầu Trời.</p><p></p><p>Ðọc qua ta thấy cái ngông của Tạn Ðà nhẹ nhàng, ý nhị, không quá trắng trợn như cái ngông của ông Tú Vị xuyên Trần tế Xương: </p><p></p><p>Vị xuyên có bác Tú Xương, </p><p>Quanh năm ăn quỵt chơi lường mà thôi.</p><p></p><p>hay là: </p><p></p><p>Ông trông lên bảng thấy tên ông, </p><p>Ông tớp rượu vào, ông nói ngông, </p><p>Cụ Sứ có cô con gái đẹp, </p><p>Lăm le xui bố cưới làm chồng.</p><p></p><p>Trình bày cái ngông của mình, trước mặt Trời thi nhân kể lể tâm sự của một khách văn chương như ông, văn rất hay nhưng khổ nỗi "văn chương hạ giới rẻ như bèo", bởi thế cho nên: </p><p></p><p>Kiếm được đồng lãi thật rất khó!</p><p></p><p>nhưng: </p><p>Kiếm được có ít, tiêu phải nhiều.</p><p>Chính vì thế mà: </p><p>Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu. </p><p>Lo ăn, lo mặc, suốt ngày tháng.</p><p>Trong khi đó thì: </p><p>Sức trong non yếu, ngoài chen rấp, </p><p>Một cây che chống bốn năm chiều.</p><p></p><p>Chính vì những ý nghĩ đó mà Tản Ðà ngông và muốn: </p><p></p><p>" Tớ muốn chơi cho thật mãn đời, </p><p>Ðời chưa thật mãn, tớ chưa thôi. </p><p>Chẳng hay đời tớ lâu hay chóng? </p><p>Dù chóng hay lâu tớ hãy chơi."</p><p></p><p>Tình và ý thơ của Tản Ðà còn bàng bạc trong các tác phẩm. Một phần nhỏ mọn của quyển sách này không làm sao luận cạn. Từ cái hướng nhắm của hai tác phẩm Lên sáu và Lên tám, tác giả đã lấy sự giáo dục làm lợi khí trong việc đào tạo tinh thần đoàn kết và lòng thương nước của trẻ con; qua Ðài gương truyện và Ðàn bà Tàu đã nói nhiều về trách vụ người phụ nữ; đến lòng ái quốc của tiên sinh được bộc lộ rải rác trong những văn thi phẩm mà chúng tôi đã luận qua khái quát ở phần trên. </p><p></p><p>Riêng phương diện tình ái, ta thấy tình yêu của Tản Ðà tuy nhẹ nhàng nhưng không kém đậm đà, tha thiết. Ngọn lửa yêu đương đã thành hình và bốc cháy trong tâm can cũng như đã trải ra trên trang thơ nét chữ là thứ tình yêu mang màu sắc của người phương Ðông; mặc dù yêu nhau nặng, tình cảm đã trào dâng nhưng không dám thổ lộ quá cởi mở như người phương Tây. </p><p></p><p>Nói đến cái ngông. Từ khi Tản Ðà đã lỡ bước đường mây, thua thiệt trong tình ái, lại thấy trên sân khấu đời nhởn nhơ phường bất tài bất trí, thương cho một thân chứa đựng tài hoa mà đành khoanh tay chịu cảnh nghèo, nhìn mọi diễn biến chán ghét trong vở bi hài kịch xã hội; ngần ấy bất mãn đã nung sôi lòng bực tức, ông đâm ra ngông nghênh, nói theo danh từ thời đại nó là cái bốc đồng nhất thời vậy. Ngông là cái thói khinh đời, ngạo thế. Nó là cái trạng thái khi cái tri thức bị rượt đuổi đến bước đường cùng. Bị uất ẩn mà không làm sao giải tỏa; ước định lo cho đời mà đời chẳng cho lo; những tâm hồn bị đè nén đâm ra tư tưởng cóc cần đời. Vì thế, Tản Ðà quyết định: vậy thì cứ ăn chơi cho thỏa thích, chơi đến đời chán mới thôi; nhưng như vậy là đã thiên về vật chất; cái tình vị tha vị xã trườc kia nay bị co rút vào tháp ngà của cuộc sống hiện hữu được gói ghém kỹ trong một cá thể. </p><p></p><p>Nói chung, cái ngông này, Tản Ðà quyết định mang đến kỳ cùng hơi thở. Nó là một hình thức chống đối thời thế đã không chìu lòng người, mà còn hất hủi xô đẩy Tản Ðà trở thành một con người bất đắc chí vì chưa thỏa mãn được sứ mạng thi hành cái "thiên lương (*) " mà Trời đã giao phó. </p><p> </p><p> </p><p> *** </p><p></p><p>Chú thích.</p><p>(*) - Thiên lương gồm ba chất: </p><p>1) Lương tri là cái tri thức người ta vốn biết , không cần phải suy nghĩ và học tập. </p><p>2) Lương tâm là cái thiện tâm của người ta sẵn có.</p><p>3) Lương năng là cái tài năng người ta không học mà có. </p><p>Thiên lương nằm trong học thuyết Vương Dương Minh. </p><p>Tản Ðà chủ trương : muốn cho nước tiến bộ phải cải thiện xã hội; muốn cải thiện xã hội phải cải thiện con người; muốn cải thiện con người phải phát triển thiên lương. </p><p>Ðây là một khía cạnh yêu nước của nhà thơ họ Nguyễn. </p><p></p><p><span style="color: Blue">Bài liên quan</span> : Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu </p><p></p><p><em><strong>( Theo Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng)</strong></em></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 44379, member: 699"] Như mọi người đều biết, Tản Ðà làm văn nghệ nhưng suốt đời vẫn sống trong cảnh túng thiếu, nghèo nàn không thua gì ông tú làng Vị xuyên, nghèo đến nước: "Ôi trời! ôi đất! ôi là tết! Tháng cận năm cùng, gạo cũng hết." (Than tết) hay: "Tết đến năm nay nghĩ cũng buồn, Tiền thì không có, nợ đòi luôn." (Tết than việc nhà) Với cảnh nghèo cùng quẫn, tiền bạc không có, vay trước trả sau, Tản Ðà quá chán chường cuộc sống, nảy sinh tư tưởng bất cần đời, vì ông tin rằng "bôn ba chẳng qua thời vận" rồi ông đâm ra liều lĩnh, ăn chơi cho thỏa thích, mặc đến đâu thì đến. Làn văn chương chẳng cần mực thước, vui thì làm, buồn thì nghỉ. Những điều vừa nói, ta thấy tâm trạng của thi nhân qua bài Còn chơi, tiêu biểu khuynh hướng ngông của tác giả: Còn chơi. Ai đã hay đâu tớ chán đời, Ðời chưa chán tớ, tớ còn chơi. Chơi cho thật chán, cho đời chán, Ðời chán nhau rồi, tớ sẽ thôi. Nói thế, can gì tớ đã thôi, Ðời đương có tớ, tớ còn chơi. Người ta chơi đã già đời cả, Như tớ năm nay mới nửa đời. Nửa đời chính độ tớ đương chơi, Chơi muốn như sao thật sướng đời. Người đời ai có chơi như tớ, Chơi cứ bằng văn mãi chửa thôi. Chơi văn sướng đến thế thì thôi, Một mảnh trăng non chiếu cõi đời. Văn vận nước nhà đương buổi mới, Như trăng mới mọc, tớ còn chơi. Làng văn chỉ thiếu khách đua chơi, Dan díu, ai như tớ với đời. Tớ đã với đời dan díu mãi, Muốn thôi, đời cũng chửa cho thôi. Ðời đương dang díu, chửa cho thôi, Tớ dám xa xôi để phụ đời. Vắng tớ bấy lâu, đời nhớ tớ, Nhớ đời, nên tớ vội ra chơi. Tớ hãy chơi cho qúa nửa đời, Ðời chưa quá nửa, tớ chưa thôi. Tớ thôi, tớ nghĩ buồn cho tớ, Buồn cả cho đời vắng bạn chơi. Nào những ai đâu, bạn của đời? Sao mà bỏ vắng, ít ra chơi? Chớ ai chờ mãi, ai đâu tá? Hay ngán cho đời chẳng muốn chơi? Nếu tớ như ai: cũng ngán đời, Ðời thêm vắng bạn, lấy ai chơi? Cuộc đời tớ nghĩ chưa nên ngán, Nếu ngán thời xưa tớ đã thôi. Tớ nhớ năm xưa nửa ngán đời, Nghĩ đi, nghĩ lại, lại ra chơi. Mê chơi cho tới thành dan díu, Ðời dẫu cho thôi, tớ chẳng thôi. Nghĩ tớ bao nhiêu, lại nghĩ đời, Nghĩ đời như thế, dám nào thôi. Còn đời, còn tớ, còn chơi mãi, Chơi mãi cho đời có bạc chơi. Tớ muốn chơi cho thật mãn đời, Ðời chưa thật mãn; tớ chưa thôi. Chẳng hay đời tớ lâu hay chóng! Dù chóng hay lâu, tớ hãy chơi. Trăm năm, tớ độ thế mà thôi, Ức, triệu, nghìn năm chửa hết đời. Chắc có một phen đời khóc tớ. Ðời chưa khóc tớ, tớ còn chơi. Trăm năm còn độ bấy nhiêu thôi, Ngoài cuộc trăm năm, tớ dặn đời. Ức, triệu, nghìn năm đời nhớ tớ. Tớ thôi, tớ cũng hãy cùng chơi. Bút đã thôi rồi, lại chửa thôi, Viết thêm câu nữa, hỏi đời chơi: "Lộng hoàn"này điệu từ đâu tới? Họa được hay không? Tớ đố đời. Bất mãn với thời thế, Tản Ðà cũng như bao nhiêu người khác, những lúc quá ê chề chán nản cho cuộc sống hẩm hiu, người ta thường sống trong cõi mộng, nuôi một hy vọng ở tương lai sẽ sáng sủa, thắm tươi hơn, vì tin rằng "hết cơn bỉ cực đến hồi thái lai" nên thi nhân tự hỏi: "có lẽ ta đâu mãi thế này", bởi thế cho nên Tản Ðà mơ mộng thật nhiều, mơ mộng cuộc sống sẽ huy hoàng, tên tuổi sẽ sáng chói, những tác phẩm sẽ bán thật nhiều để điểm tô cho cuộc đời thêm khởi sắc, đây ta hãy nghe thi nhân kể lại giấc mơ đó trong bài: Hầu Trời Ðêm qua chẳng biết có hay không, Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng. Thật hồn, thật phách, thật thân thể, Thật được lên tiên sướng lạ lùng! Nguyên lúc canh ba nằm một mình, Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh. Nằm buồn ngồi dậy đun nước uống, Uống xong ấm nước nằm ngâm văn. Chơi văn ngâm chán, lại chơi trăng, Ra sân cùng bóng đi tung tăng. Trên trời bỗng thấy hai cô xuống, Miệng cười mủm mỉm cùng nói rằng: "Trời nghe hạ giới ai ngâm nga, "Tiếng ngâm vang cả sông Ngân hà. "Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng "Có hay lên đọc, Trời nghe qua." Ước mãi bây giờ mới gặp Tiên! Ngườ Tiên nghe tiếng lại như quen Văn chương nào có hay cho lắm, Trời đã sai gọi thời phải lên. Theo hai cô Tiên lên đường mây, Vù vù không cánh mà như bay. Cửa son đỏ chói oai rực rở! Thiên môn Ðế khuyết như là đây? Vào trông thấy Trời, sụp muốn lạy, Trời sai Tiên nữ dắt lôi dậy, Ghế bành như tuyết, vân như mây, Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đây. Tiên đồng pha nước, uống vừa xong, Bỗng thấy chư Tiên đến thật đông, Chung quanh bày ghế ngồi la liệt, Tiên bà, Tiên cô, cùng Tiên ông. Chư Tiên ngồi quanh đã tỉnh túc, Trời sai pha nước để nhắp giọng. Truyền cho văn sĩ đọc văn nghe, "Dạ, bẩm lạy Trời, con xin đọc." Ðọc hết văn vần, sang văn xuôi, Hết văn thuyết-lý, lại văn chơi. Ðương cơn đắc ý đọc đã thích, Chè trời nhắp giọng càng tốt hơi! Văn dài, hơi tốt ran cung mây, Trời nghe trời cũng lấy làm hay. Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi. Hằng Nga, Chức nữ chau đôi mày. Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng Ðọc xong mỗi bài, cùng vỗ tay. "Bẩm con không dám man cửa Trời, "Những các văn, con in cả rồi: "Hai quyển "Khối tình" văn thuyết lý: "Hai "Khối tình con" là văn chơi: "Thần tiên", "Giấc mộng" văn tiểu thuyết: "Ðài gương", "Lên Sáu" văn vị đời; "Quyển "Ðàn bà Tàu" lối văn dịch; "Ðến quyển "Lên Tám" nay là mười, "Nhờ Trời văn con mà bán được, "Chửa biết con in ra mấy mươi!" Văn đã giàu thay, lại lắm lối, Trời nghe Trời cũng bật buồn cười. Chư tiên ao ước, tranh nhau dặn: "Anh gánh lên đây bán chợ trời." Trời lại phê cho: "Văn thật tuyệt! "Văn trần được thế chắc có ít? "Lời văn chuốt đẹp như sao băng! "Khi văn hùng mạnh như mây chuyển! "Êm như gió thoảng, tinh như sương! "Ðầm như mưa sa, lạnh như tuyết! "Chẳng hay văn sĩ tên họ gì? "Người ở phương nao? Ta chửa biết!" - "Dạ, bẩm lạy Trời, con xin thưa: "Con tên "Khăc Hiếu" họ là "Nguyễn" "Quê ở Á-châu về Ðiạ-cầu. "Sông Ðà, núi Tản, nước Nam Việt." Nghe xong, Trời ngợ một lúc lâu, Sai bảo Thiên-Tào lấy sổ xét. Thiên Tào tra sổ xét vừa xong, Ðệ sổ lên trình Thượng đế trông: "Bẩm quả có tên "Nguyễn khắc Hiếu" "Ðày xuống hạ giới về tội ngông" Trời rằng: "Không phải là trời đày, "Trời định sai con một việc này: "Là việc "thiên lương của nhân loại" "Cho con xuống thuật cùng đời hay." - "Bẩm trời, cảnh con thật nghèo khó, "Trần gian thước đất cũng không có. "Nhờ trời năm xưa học ít nhiều, "Vốn liếng còn một bụng văn đó. "Giấy người, mực người, thuê người in, "Mướn cửa hàng người bán phường phố. "Văn chương hạ giới rẻ như bèo! "Kiếm được đồng lãi thật rất khó!. "Kiếm được có ít, tiêu phải nhiều, "Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu. "Lo ăn, lo mặc suốt ngày tháng, "Học ngày một kém, tuổi càng cao! "Sức trong non yếu, ngoài chen rấp, "Một cây che chống bốn năm chiều. "Trời lại sai con việc nặng quá, "Biết làm có nổi, mà dám theo?" - Rằng: "Con không nói, Trời đã biết, "Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết. "Cho con cứ về mà làm ăn, "Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết. "Cố xong công việc của Trời sai, "Trời sẽ cho con về Ðế khuyết" Vâng lời Trời dạy, lại xin ra, Trời sai Khiên Ngưu đóng xe tiễn. Xe trời đã chực ngoài Thiên môn, Chư tiên theo ra cùng tiễn biệt. Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi, Trông xuống trần gian vạn dặm khơi. Thiên tiên ở lại, Trích tiên xuống, Theo đường không khí về trần ai. Ðêm khuya khí thanh, sao thưa vắng, Trăng tà đưa lối về non Ðoài. Non Ðoài đã tới quê trần giới, Trông lên chư tiên không còn ai! Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy, Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi. Một năm ba trăm sáu mười đêm, Sao được đêm đêm lên hầu Trời. Ðọc qua ta thấy cái ngông của Tạn Ðà nhẹ nhàng, ý nhị, không quá trắng trợn như cái ngông của ông Tú Vị xuyên Trần tế Xương: Vị xuyên có bác Tú Xương, Quanh năm ăn quỵt chơi lường mà thôi. hay là: Ông trông lên bảng thấy tên ông, Ông tớp rượu vào, ông nói ngông, Cụ Sứ có cô con gái đẹp, Lăm le xui bố cưới làm chồng. Trình bày cái ngông của mình, trước mặt Trời thi nhân kể lể tâm sự của một khách văn chương như ông, văn rất hay nhưng khổ nỗi "văn chương hạ giới rẻ như bèo", bởi thế cho nên: Kiếm được đồng lãi thật rất khó! nhưng: Kiếm được có ít, tiêu phải nhiều. Chính vì thế mà: Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu. Lo ăn, lo mặc, suốt ngày tháng. Trong khi đó thì: Sức trong non yếu, ngoài chen rấp, Một cây che chống bốn năm chiều. Chính vì những ý nghĩ đó mà Tản Ðà ngông và muốn: " Tớ muốn chơi cho thật mãn đời, Ðời chưa thật mãn, tớ chưa thôi. Chẳng hay đời tớ lâu hay chóng? Dù chóng hay lâu tớ hãy chơi." Tình và ý thơ của Tản Ðà còn bàng bạc trong các tác phẩm. Một phần nhỏ mọn của quyển sách này không làm sao luận cạn. Từ cái hướng nhắm của hai tác phẩm Lên sáu và Lên tám, tác giả đã lấy sự giáo dục làm lợi khí trong việc đào tạo tinh thần đoàn kết và lòng thương nước của trẻ con; qua Ðài gương truyện và Ðàn bà Tàu đã nói nhiều về trách vụ người phụ nữ; đến lòng ái quốc của tiên sinh được bộc lộ rải rác trong những văn thi phẩm mà chúng tôi đã luận qua khái quát ở phần trên. Riêng phương diện tình ái, ta thấy tình yêu của Tản Ðà tuy nhẹ nhàng nhưng không kém đậm đà, tha thiết. Ngọn lửa yêu đương đã thành hình và bốc cháy trong tâm can cũng như đã trải ra trên trang thơ nét chữ là thứ tình yêu mang màu sắc của người phương Ðông; mặc dù yêu nhau nặng, tình cảm đã trào dâng nhưng không dám thổ lộ quá cởi mở như người phương Tây. Nói đến cái ngông. Từ khi Tản Ðà đã lỡ bước đường mây, thua thiệt trong tình ái, lại thấy trên sân khấu đời nhởn nhơ phường bất tài bất trí, thương cho một thân chứa đựng tài hoa mà đành khoanh tay chịu cảnh nghèo, nhìn mọi diễn biến chán ghét trong vở bi hài kịch xã hội; ngần ấy bất mãn đã nung sôi lòng bực tức, ông đâm ra ngông nghênh, nói theo danh từ thời đại nó là cái bốc đồng nhất thời vậy. Ngông là cái thói khinh đời, ngạo thế. Nó là cái trạng thái khi cái tri thức bị rượt đuổi đến bước đường cùng. Bị uất ẩn mà không làm sao giải tỏa; ước định lo cho đời mà đời chẳng cho lo; những tâm hồn bị đè nén đâm ra tư tưởng cóc cần đời. Vì thế, Tản Ðà quyết định: vậy thì cứ ăn chơi cho thỏa thích, chơi đến đời chán mới thôi; nhưng như vậy là đã thiên về vật chất; cái tình vị tha vị xã trườc kia nay bị co rút vào tháp ngà của cuộc sống hiện hữu được gói ghém kỹ trong một cá thể. Nói chung, cái ngông này, Tản Ðà quyết định mang đến kỳ cùng hơi thở. Nó là một hình thức chống đối thời thế đã không chìu lòng người, mà còn hất hủi xô đẩy Tản Ðà trở thành một con người bất đắc chí vì chưa thỏa mãn được sứ mạng thi hành cái "thiên lương (*) " mà Trời đã giao phó. *** Chú thích. (*) - Thiên lương gồm ba chất: 1) Lương tri là cái tri thức người ta vốn biết , không cần phải suy nghĩ và học tập. 2) Lương tâm là cái thiện tâm của người ta sẵn có. 3) Lương năng là cái tài năng người ta không học mà có. Thiên lương nằm trong học thuyết Vương Dương Minh. Tản Ðà chủ trương : muốn cho nước tiến bộ phải cải thiện xã hội; muốn cải thiện xã hội phải cải thiện con người; muốn cải thiện con người phải phát triển thiên lương. Ðây là một khía cạnh yêu nước của nhà thơ họ Nguyễn. [COLOR=Blue]Bài liên quan[/COLOR] : Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu [I][B]( Theo Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng)[/B][/I] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
Ngữ văn THPT
Văn 11
Hầu trời - Tản Đà
Tư liệu về Tản Đà
Top