Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
Ngữ văn THPT
Tư liệu Văn học
Tư liệu về nhà văn Thạch Lam
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Ngọc Suka" data-source="post: 169632" data-attributes="member: 313337"><p><strong>Hành trình cảm giác</strong></p><p></p><p>Nếu Thạch Lam là họạ sĩ,</p><p></p><p>Nếu Thạch Lam là nhạc sĩ,</p><p></p><p>Nếu Thạch Lam là nhà thơ,</p><p></p><p>Thật ra Thạch Lam có thể là cả ba, bởi nhà văn ấy ngắt câu bằng màu, chấm câu bằng nốt nhạc, chuyển đoạn bằng hình ảnh. Thử ngắm và nghe bức tranh Thạch Lam vẽ <em>Nắng trong vườn</em>, một bức tranh rất tầm thường, nhìn qua ta có cảm tưởng như ai cũng có thể viết được:</p><p></p><p><em>"... tôi thong thả theo con sông Cống, chạy khuất khúc lên giữa các đồi. Một cái cầu gỗ mong manh bắc qua sông. Hai rặng thông từ trên đỉnh đồi chạy xuôi xuống tận gần bờ, giữa luồng gió thoảng và cái tiếng rì rào như nhớ nhung của lá thông trái gió nhắc tôi nghĩ đến những cảnh rộng rãi, bao la.</em></p><p></p><p><em>Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mây trời rực rỡ những màu sáng lạn và ánh nắng chiều loáng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây."</em> (<em>Nắng trong vườn</em>, in lại tại Hoa Kỳ, trang 8)</p><p></p><p>Ngòi bút vờn phác một dòng sông, có cầu gỗ bắc ngang, chấm phá thêm hai rặng thông từ trên đỉnh đồi <em>chạy</em> xuống, rồi điệu nhạc thầm nổi lên với âm chìm của <em>tiếng thông "trái gió",</em> <em>tiếng nắng chiều "loáng"</em> trên sông, họa cùng âm nổi trong <em>tiếng chim vỗ cánh "rào rào" </em>như mưa, <em>tiếng chim "lặn"</em> vào chân mây... tất cả nhịp nhàng giao hoà trong thanh lặng, như thể cây cọ vẽ đến đâu, nhạc đệm len lỏi đến đấy, nhạc thoát ra từ thanh âm thầm kín của những con <em>sông chạy</em> <em>khuất khúc</em>, những cây <em>thông chạy từ đỉnh đồi xuống bờ sông</em>, những <em>lá thông trái gió</em>/<em>nắng chiều loáng/ đồi ruộng tím lại/ đàn chim vụt bay/ cánh vỗ rào rào như mưa,</em>cho đến lúc<em> vết đen của đàn chim lặn hẳn</em>... nhạc cũng chìm vào chân mây.</p><p></p><p>Vậy mà dường như Thạch Lam không làm văn cũng không tả cảnh, ông chỉ đơn thuần ghi lại <em>hành trình cảm giác</em>. Ðối với ông, những ngõ dẫn con người ra khỏi trạng thái bình thường, tầm thường, để đến với những gì khác thường, có thể thay đổi toàn diện mạch sống, đôi khi phát xuất từ những cơ nguyên rất nhỏ như một tia nắng, vài cụm mây, mấy giọt sương, đôi mắt ngây thơ của đứa trẻ, tia lửa hồng trong lò sưởi... vô vàn hạt châu vây quanh quanh chúng ta, nhưng chúng ta không thấy, chúng ta vô tình dẫm lên, quay lưng lại. Thạch Lam lặng lẽ nhặt lên <em>"từng hột sáng"</em> ấy, dẫn chúng ta trở về lối cũ, dưới gốc hoàng lan, hưởng lại những mùi xưa, mùi tuổi thơ, mùi quê hương đã tàn phai trong trí nhớ truân chuyên phủ nhiều bụi bặm chua chát của trưởng thành. Nhà văn bảo chúng ta thử "<em>ngửi cái mùi cát, mùi đất, lẫn mùi khói rác người ta đốt ở đầu làng buổi chiều, theo gió với sương mà tràn vào trong phố</em>." rồi Thạch Lam mách chúng ta nghe "<em>tiếng tích tắc đều đều kêu se sẽ cái sống ban đêm của giây cót thép"</em>, cho ta biết "<em>nước giữ cái mát của đêm trên mặt, và cây hồng giữ cái mát của đêm trong kẽ lá",</em> tất cả những thứ đó tạm gọi là những "thủ pháp" sống, tiếng Pháp có chữ "truc", láu hơn; và những nhân vật của Thạch Lam đầy những "truc" nhỏ như thế, Bính (trong Buổi sớm) cảm thấy "cái yên" và cái mát" gặp nhau trong giác quan "thứ sáu" của mình: <em>"yên tĩnh và mát quá, một cái</em> <em>yên tĩnh mát hay một cái mát yên tĩnh chàng cũng không biết nữa" </em>(trang 116), Bính còn nhận ra cả <em>"cái chấm đỏ thắm như màu mệt của một ngọn đèn lục lộ treo giữa lối, lặng chiếu từ đầu xa" </em>(trang 116).</p><p></p><p>Phải thính và tinh lắm mới nhìn được những màu sắc như thế, nghe được những tiếng động như thế, hoặc bắt gặp được <em>"đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần"</em> như thế (trang 102).</p><p></p><p>Với giác quan "thứ sáu", Thạch Lam hay "chú sáu" có khả năng làm cho cái tĩnh trở thành cái động, cái động trở thành cái tĩnh, đôi khi cả tĩnh lẫn động cùng lên tiếng một lúc trong cõi giác vô âm: giác quan bí mật của nhà văn cộng hưởng với óc tưởng tượng của chúng ta; và để tạo nhạc, nhà văn không cần đến những tiếng động có sẵn, ồn ào bên ngoài.</p><p></p><p>Âm thanh, màu sắc, hương thơm, thoảng táp vào ngũ quản những bước âm thầm. Thạch Lam đã tìm ra con đường huyền bí nối liền thiên nhiên và con người, những huyền bí ấy đôi khi ta cảm thấy, nhưng không thể nói ra, không thể diễn tả một cách chính xác. Cuộc đi của Thạch Lam bao giờ cũng mở đầu bằng một <em>ngẫu nhiên</em> hết sức tầm thường:</p><p><em></em></p><p><em>"Gần hết mùa hè ... Tôi không rời bỏ Hà Nội một cách đột nhiên. Buổi sớm kia, khi trở dậy trong căn phòng nhà trọ, tôi thấy ánh nắng rực rỡ xuyên qua các khe lá đến nhẩy múa trên mặt tường.</em></p><p></p><p><em>Trời trong và gió mát quá, khiến tôi chợt nhớ đến cánh đồi, ruộng ở chỗ ông Ba ở mà đã lâu năm tôi chưa về thăm."</em> (<em>Nắng Trong Vườn</em>, trang 7).</p><p></p><p>Ðó là lối <em>kết hợp ngẫu nhiên và thiên nhiên</em>, một bí quyết nghệ thuật thường thấy trong tác phẩm của Thạch Lam: Hôm nay trời nắng, nẩy ra ý đi chơi, từ đó sinh ra bao "sự" khác: gặp lá, gặp hoa, gặp người... Hôm nay trời mưa, giở quyển sách cũ ra đọc, lạc lối đến một chỗ khác, vào những quanh co rắm rối khác của tư tưởng...</p><p></p><p><em>Bên kia sông</em>, quê tác giả, qua con cầu gỗ, có một chốn bí mật gọi là bến Sen, cậu sáu hồi đó muốn sang khám phá lắm nhưng chưa dám. <em>Tình cờ</em> có anh bạn ở bên Sen xin vào học cùng trường. Thế là có dịp sang chơi bên Sen, gặp và yêu <em>chị Thúy</em>... Bà Cả (trong <em>Ðứa con</em>) là một người đàn bà không có con, keo kiệt và đanh ác. <em>Bỗng</em> một hôm được bế một đứa bé kháu khỉnh, lòng dịu đi, bà thay đổi thái độ, trở nên rộng rãi gần như nhân từ... <em>Chỉ cần</em> một chút than hồng, khơi thêm ngọn lửa trong lò sưởi, Vân (trong<em> Bóng người xưa</em>) đã thấy hiện lên hình ảnh một người vợ khác - người đàn bà trẻ chàng đã yêu ngày xưa - khác hẳn người vợ già mà chàng luôn luôn dày vò và hành hạ bây giờ. Ðổi hẳn cách sử xự với vợ, từ lãnh đạm tàn ác chàng trở lại với âu yếm săn sóc... <em>Chỉ cần</em> một hôm dậy sớm, tiếp nhận<em>"cái yên tĩnh mát"</em> của buổi sáng và <em>"một thứ ánh sáng lạnh</em> <em>và biêng biếc như thiếc mới"</em> là Bính thấy <em>"máu bắt đầu chẩy mạnh như xô nhau</em> <em>đi đón khí trời trong"</em> và chàng đã tìm lại được <em>"buổi sáng"</em> mà từ lâu, sống đời trác táng giang hồ, chàng đã <em>"quên không biết buổi sáng thế nào"...</em></p><p></p><p>Thạch Lam khác với những người cùng thời, kể cả các anh. Trong khi mọi người thi nhau viết tiểu thuyết luận đề, hoặc hiện thực xã hội, với những mục đích chính xác: lên án xã hội hoặc cổ vũ quần chúng theo con đường mới. Thạch Lam cũng muốn <em>"tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác" </em>đấy, như ông viết trong "Lời nói đầu" tập <em>Gió đầu mùa</em>, nhưng Thạch Lam không cải thiện, giáo huấn mà ông nhờ <em>thiên nhiên</em>, nhờ <em>tình cờ</em> nói hộ để gián tiếp "gơị ý" cho ta biết chỉ một "sự" cỏn con như vậy cũng có thể thay đổi định mệnh con người; ta có thể sống cao hơn, nhân ái hơn, tại sao không nghĩ ra? Và tất cả chỉ chênh vênh trên một "sợi tóc", ai cũng có thể "làm nên" hay "làm xuống" những truyện tầy đình. Từ chối chỉ đạo mà chỉ gợi ý, Thạch Lam đã làm công việc của một nhà thơ trong văn và ông coi <em>ngẫu nhiên</em> như một tất yếu của cuộc sống.</p><p></p><p>Phê bình Tchekhov, Nabokov có những nhận xét tinh vi: ông phân biệt Tchekhov với Gorki, theo ông, Tchekhov là nghệ sĩ đích thực (artiste authentique) còn Gorki là nghệ sĩ giáo khoa (artiste didactique); và Nabokov thuật lại một giai thoại về Tchekhov, theo lời nhà báo Korolenko, lúc hai người mới quen nhau, Tchekhov hỏi:</p><p></p><p>- Anh có biết tôi viết truyện như thế nào không?</p><p>- Như...</p><p></p><p>Korolenko còn đang lưỡng lự chưa biết trả lời thế nào. Tchekhov nhìn quanh bàn, thấy ngay chiếc gạt tàn thuốc lá, cầm để trước mặt Korolenko và bảo:</p><p></p><p>- Nếu anh muốn, ngày mai tôi sẽ có một truyện cho anh, nhan đề "Chiếc gạt tàn thuốc lá".</p><p></p><p>Lập tức, chiếc gạt tàn thuốc lá, đối với Korolenko, đã biến dạng trở thành cái gì thần diệu: những tình huống hư ảo, những cuộc phiêu lưu nào đó chưa thành hình, bắt đầu kết tinh chung quanh cái gạt tàn thuốc lá để trước mặt ông...</p><p></p><p>Thạch Lam có nhiều điểm giống Tchekhov: như Tchekhov, Thạch Lam cũng chỉ viết được đoản thiên (truyện dài duy nhất <em>Ngày mới</em> chỉ là một truyện ngắn kéo dài) và Thạch Lam không viết luận đề cũng không bịa ra những tình huống éo le cho hợp với "chủ đề". Thế Lữ kể: Thạch Lam không cần tìm "đầu đề", tìm "câu chuyện". Ðúng vậy, với Thạch Lam, cái gì cũng có thể là một "đầu đề", kể cả sợi tóc. Hơn nữa, một nhà văn đích thực, trên nguyên tắc, không thể "bí" được, tại sao? vì họ có thể "xoay" được trong tất cả mọi tình huống. Trong đời sống, mỗi thực thể đều có một "sự sống" riêng, kể cả sợi tóc, kể cả chiếc gạt tàn thuốc lá... vấn đề là bạn có đủ tinh tế để nhận ra và đủ óc tưởng tượng để kếtnối những tương quan trong trời đất, trong đồ vật, sự vật và con người với nhau không. Nếu đầy đủ những khả năng ấy thì lúc nào và ở đâu, bạn cũng có thể viết được, nếu thực sự muốn viết.</p><p></p><p> Tchekhov có thể viết dễ. Còn Thạch Lam, vẫn theo Thế Lữ, cũng viết dễ: <em>"cái người tối hôm trước trả lời tôi rằng chưa biết viết gì, sáng hôm sau đã cho tôi cảm động vì một tập truyện viết đều hàng, nét chữ nhỏ và nhanh, câu văn đằm thắm... "</em>(Thế Lữ, <em>Tính cách tạo tác của Thạch Lam</em>, Thanh Nghị số 39, in lại trong Văn số 60, tháng 6-1966); nhưng Hồ Dzếnh lại bảo Thạch Lam viết rất khó: <em>"Thạch Lam là người viết rất khó khăn và thận trọng. Có những truyện anh phải viết đi và sửa lại tới bốn lần như truyện Sợi tóc, Một cơn giận, Nhà mẹ Lê" </em>(Hồ Dzếnh, <em>Với Thạch Lam</em>, tạp chí Sông Hương, số 31 tháng 5-6, 1988, in lại trong <em>Tự Lực Văn Ðoàn trong tiến trình văn hoá dân tộc</em>, nxb Văn hoá Thông Tin, Hà Nội 2000, trang 506).</p><p></p><p> Cả Thế Lữ lẫn Hồ Dzếnh đều có lý, bởi cái dễ và cái khó có thể hiểu theo nhiều cách, ngay khi Tchekhov tuyên bố như trên cũng chưa chắc là ông viết dễ. Nói là dễ, bởi trong đầu những nghệ sĩ đích thực luôn luôn có nhiều tia sáng lóe ra về bất cứ một đề tài, một bối cảnh, một nhân vật, một tình huống... gì, có thể gọi là những tia sáng tạo, là cảm hứng này khác, Lâm Ngữ Ðường gọi là những "con trùng" nó đục, nó thúc, bắt buộc phải viết, phải vẽ, phải làm thơ... nếu không thì không thể chịu được. Nhưng sau cái "khâu" trùng phá hoại hay "xúi dại" đến công việc đứng đắn hơn, tức là sửa lại văn bản, một mình khổ sai với chữ nghĩa, Lê Ðạt gọi là "phu chữ", việc ấy nhanh hay chậm tùy người.</p><p></p><p>Phê bình Thạch Lam, Vũ Ngọc Phan cho rằng Thạch Lam "tiến bộ" rất nhiều từ hai tập truyện ngắn <em>Gió đầu mùa,</em> <em>Nắng trong vườn </em>sangđến<em> Sợi tóc</em>. Theo ông, trong <em>Sợi tóc</em> có năm truyện thì chỉ có <em>Dưới bóng hoàng</em> <em>lan</em> là tầm thường còn bốn truyện kia thuộc loại những truyện ngắn hay nhất Việt Nam. Cảm nhận như thế, có thể bởi Vũ Ngọc Phan không tinh tế như Thạch Lam, cho nên ông đã không tiếp nhận được những <em>cái hay khác</em> của Thạch Lam, trong <em>Gió đầu mùa, </em>nhất là <em>Nắng trong vườn</em>, mà ông cho là nhà văn chỉ "chuyên tả cảnh", hết "nương chè bên sườn đồi" lại đến "vườn sắn bên sườn đồi"... và rất tiếc là nhiều người viết sau hay chép lại nhận định của Vũ ngọc Phan mà không suy xét, kể cả một người khá thận trọng như Ðỗ Ðức Thu... Còn một hướng khác, đến từ một số nhà phê bình muốn kéo Thạch Lam vào hàng ngũ những nhà văn "đấu tranh giai cấp" và có lẽ "nhờ đó" mà Thạch Lam là nhà văn trong Tự Lực văn đoàn được "phục hồi" sớm nhất. Tuy nhiên kéo vĩnh cửu xuống nhất thời cũng là điều chẳng nên làm, hãy để Thạch Lam giữ nguyên địa vị nhà văn đích thực của ông, với những tư tưởng nghệ thuật và nhân văn vượt trên mọi yếu tố tranh chấp nhất thời của các cuộc cách mạng này khác.</p><p></p><p>Số <em>sáu </em>có nhiều gắn bó với Thạch Lam, sinh vào tháng <em>sáu</em> âm lịch, mất tháng <em>sáu </em>dương lịch, là người con thứ <em>sáu</em> trong gia đình Nguyễn Tường, trong cuộc đời ngắn ngủi 32 năm, kể cả đoản thiên đầu tay <em>Cô áo lụa hồng</em>, in trên Phong hoá, số ngày 4-10-1935, là hơn <em>sáu</em> năm đích thực viết văn, Thạch Lam đã để lại <em>sáu</em> cuốn sách nhỏ, trung bình mỗi năm một cuốn: <em>Gió đầu mùa</em> (1937), <em>Nắng trong vườn</em>(1938), <em>Ngày mới</em>, tiểu thuyết (1939), <em>Theo giòng</em>, tiểu luận (1941), <em>Sợi tóc</em> (1942), <em>Hà Nội băm sáu</em> <em>phố phường</em> (1943). Những truyện ngắn của Thạch Lam trong ba tập <em>Gió đầu mùa, Nắng Trong vườn</em>, <em>Sợi tóc</em> và tuỳ bút <em>Hà Nội băm sáu phố phường</em> là một <em>chuỗi</em> tác phẩm viết <em>khá đều tay</em>, mỗi quyển đều có một số truyện thật hay, xứng đáng xếp vào loại những truyện ngắn giá trị của Việt nam trong thế kỷ hai mươi.</p><p></p><p>Một tác giả viết đều đều, với phẩm chất cao như thế là nhiều chứ không phải ít. Nhiều người trách Thạch Lam viết ít, cũng là trách vội. Có lẽ Thạch Lam chỉ cho in những gì ông biết là sẽ trụ được, trong khi khá nhiều tác giả nổi tiếng thường hay tham lam, lạm dụng tên tuổi của mình, gì cũng in, làm ô nhiễm những tác phẩm giá trị của chính mình và trong một chừng mức nào đó đánh lừa độc giả.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Ngọc Suka, post: 169632, member: 313337"] [B]Hành trình cảm giác[/B] Nếu Thạch Lam là họạ sĩ, Nếu Thạch Lam là nhạc sĩ, Nếu Thạch Lam là nhà thơ, Thật ra Thạch Lam có thể là cả ba, bởi nhà văn ấy ngắt câu bằng màu, chấm câu bằng nốt nhạc, chuyển đoạn bằng hình ảnh. Thử ngắm và nghe bức tranh Thạch Lam vẽ [I]Nắng trong vườn[/I], một bức tranh rất tầm thường, nhìn qua ta có cảm tưởng như ai cũng có thể viết được: [I]"... tôi thong thả theo con sông Cống, chạy khuất khúc lên giữa các đồi. Một cái cầu gỗ mong manh bắc qua sông. Hai rặng thông từ trên đỉnh đồi chạy xuôi xuống tận gần bờ, giữa luồng gió thoảng và cái tiếng rì rào như nhớ nhung của lá thông trái gió nhắc tôi nghĩ đến những cảnh rộng rãi, bao la.[/I] [I]Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mây trời rực rỡ những màu sáng lạn và ánh nắng chiều loáng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây."[/I] ([I]Nắng trong vườn[/I], in lại tại Hoa Kỳ, trang 8) Ngòi bút vờn phác một dòng sông, có cầu gỗ bắc ngang, chấm phá thêm hai rặng thông từ trên đỉnh đồi [I]chạy[/I] xuống, rồi điệu nhạc thầm nổi lên với âm chìm của [I]tiếng thông "trái gió",[/I] [I]tiếng nắng chiều "loáng"[/I] trên sông, họa cùng âm nổi trong [I]tiếng chim vỗ cánh "rào rào" [/I]như mưa, [I]tiếng chim "lặn"[/I] vào chân mây... tất cả nhịp nhàng giao hoà trong thanh lặng, như thể cây cọ vẽ đến đâu, nhạc đệm len lỏi đến đấy, nhạc thoát ra từ thanh âm thầm kín của những con [I]sông chạy[/I] [I]khuất khúc[/I], những cây [I]thông chạy từ đỉnh đồi xuống bờ sông[/I], những [I]lá thông trái gió[/I]/[I]nắng chiều loáng/ đồi ruộng tím lại/ đàn chim vụt bay/ cánh vỗ rào rào như mưa,[/I]cho đến lúc[I] vết đen của đàn chim lặn hẳn[/I]... nhạc cũng chìm vào chân mây. Vậy mà dường như Thạch Lam không làm văn cũng không tả cảnh, ông chỉ đơn thuần ghi lại [I]hành trình cảm giác[/I]. Ðối với ông, những ngõ dẫn con người ra khỏi trạng thái bình thường, tầm thường, để đến với những gì khác thường, có thể thay đổi toàn diện mạch sống, đôi khi phát xuất từ những cơ nguyên rất nhỏ như một tia nắng, vài cụm mây, mấy giọt sương, đôi mắt ngây thơ của đứa trẻ, tia lửa hồng trong lò sưởi... vô vàn hạt châu vây quanh quanh chúng ta, nhưng chúng ta không thấy, chúng ta vô tình dẫm lên, quay lưng lại. Thạch Lam lặng lẽ nhặt lên [I]"từng hột sáng"[/I] ấy, dẫn chúng ta trở về lối cũ, dưới gốc hoàng lan, hưởng lại những mùi xưa, mùi tuổi thơ, mùi quê hương đã tàn phai trong trí nhớ truân chuyên phủ nhiều bụi bặm chua chát của trưởng thành. Nhà văn bảo chúng ta thử "[I]ngửi cái mùi cát, mùi đất, lẫn mùi khói rác người ta đốt ở đầu làng buổi chiều, theo gió với sương mà tràn vào trong phố[/I]." rồi Thạch Lam mách chúng ta nghe "[I]tiếng tích tắc đều đều kêu se sẽ cái sống ban đêm của giây cót thép"[/I], cho ta biết "[I]nước giữ cái mát của đêm trên mặt, và cây hồng giữ cái mát của đêm trong kẽ lá",[/I] tất cả những thứ đó tạm gọi là những "thủ pháp" sống, tiếng Pháp có chữ "truc", láu hơn; và những nhân vật của Thạch Lam đầy những "truc" nhỏ như thế, Bính (trong Buổi sớm) cảm thấy "cái yên" và cái mát" gặp nhau trong giác quan "thứ sáu" của mình: [I]"yên tĩnh và mát quá, một cái[/I] [I]yên tĩnh mát hay một cái mát yên tĩnh chàng cũng không biết nữa" [/I](trang 116), Bính còn nhận ra cả [I]"cái chấm đỏ thắm như màu mệt của một ngọn đèn lục lộ treo giữa lối, lặng chiếu từ đầu xa" [/I](trang 116). Phải thính và tinh lắm mới nhìn được những màu sắc như thế, nghe được những tiếng động như thế, hoặc bắt gặp được [I]"đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần"[/I] như thế (trang 102). Với giác quan "thứ sáu", Thạch Lam hay "chú sáu" có khả năng làm cho cái tĩnh trở thành cái động, cái động trở thành cái tĩnh, đôi khi cả tĩnh lẫn động cùng lên tiếng một lúc trong cõi giác vô âm: giác quan bí mật của nhà văn cộng hưởng với óc tưởng tượng của chúng ta; và để tạo nhạc, nhà văn không cần đến những tiếng động có sẵn, ồn ào bên ngoài. Âm thanh, màu sắc, hương thơm, thoảng táp vào ngũ quản những bước âm thầm. Thạch Lam đã tìm ra con đường huyền bí nối liền thiên nhiên và con người, những huyền bí ấy đôi khi ta cảm thấy, nhưng không thể nói ra, không thể diễn tả một cách chính xác. Cuộc đi của Thạch Lam bao giờ cũng mở đầu bằng một [I]ngẫu nhiên[/I] hết sức tầm thường: [I] "Gần hết mùa hè ... Tôi không rời bỏ Hà Nội một cách đột nhiên. Buổi sớm kia, khi trở dậy trong căn phòng nhà trọ, tôi thấy ánh nắng rực rỡ xuyên qua các khe lá đến nhẩy múa trên mặt tường.[/I] [I]Trời trong và gió mát quá, khiến tôi chợt nhớ đến cánh đồi, ruộng ở chỗ ông Ba ở mà đã lâu năm tôi chưa về thăm."[/I] ([I]Nắng Trong Vườn[/I], trang 7). Ðó là lối [I]kết hợp ngẫu nhiên và thiên nhiên[/I], một bí quyết nghệ thuật thường thấy trong tác phẩm của Thạch Lam: Hôm nay trời nắng, nẩy ra ý đi chơi, từ đó sinh ra bao "sự" khác: gặp lá, gặp hoa, gặp người... Hôm nay trời mưa, giở quyển sách cũ ra đọc, lạc lối đến một chỗ khác, vào những quanh co rắm rối khác của tư tưởng... [I]Bên kia sông[/I], quê tác giả, qua con cầu gỗ, có một chốn bí mật gọi là bến Sen, cậu sáu hồi đó muốn sang khám phá lắm nhưng chưa dám. [I]Tình cờ[/I] có anh bạn ở bên Sen xin vào học cùng trường. Thế là có dịp sang chơi bên Sen, gặp và yêu [I]chị Thúy[/I]... Bà Cả (trong [I]Ðứa con[/I]) là một người đàn bà không có con, keo kiệt và đanh ác. [I]Bỗng[/I] một hôm được bế một đứa bé kháu khỉnh, lòng dịu đi, bà thay đổi thái độ, trở nên rộng rãi gần như nhân từ... [I]Chỉ cần[/I] một chút than hồng, khơi thêm ngọn lửa trong lò sưởi, Vân (trong[I] Bóng người xưa[/I]) đã thấy hiện lên hình ảnh một người vợ khác - người đàn bà trẻ chàng đã yêu ngày xưa - khác hẳn người vợ già mà chàng luôn luôn dày vò và hành hạ bây giờ. Ðổi hẳn cách sử xự với vợ, từ lãnh đạm tàn ác chàng trở lại với âu yếm săn sóc... [I]Chỉ cần[/I] một hôm dậy sớm, tiếp nhận[I]"cái yên tĩnh mát"[/I] của buổi sáng và [I]"một thứ ánh sáng lạnh[/I] [I]và biêng biếc như thiếc mới"[/I] là Bính thấy [I]"máu bắt đầu chẩy mạnh như xô nhau[/I] [I]đi đón khí trời trong"[/I] và chàng đã tìm lại được [I]"buổi sáng"[/I] mà từ lâu, sống đời trác táng giang hồ, chàng đã [I]"quên không biết buổi sáng thế nào"...[/I] Thạch Lam khác với những người cùng thời, kể cả các anh. Trong khi mọi người thi nhau viết tiểu thuyết luận đề, hoặc hiện thực xã hội, với những mục đích chính xác: lên án xã hội hoặc cổ vũ quần chúng theo con đường mới. Thạch Lam cũng muốn [I]"tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác" [/I]đấy, như ông viết trong "Lời nói đầu" tập [I]Gió đầu mùa[/I], nhưng Thạch Lam không cải thiện, giáo huấn mà ông nhờ [I]thiên nhiên[/I], nhờ [I]tình cờ[/I] nói hộ để gián tiếp "gơị ý" cho ta biết chỉ một "sự" cỏn con như vậy cũng có thể thay đổi định mệnh con người; ta có thể sống cao hơn, nhân ái hơn, tại sao không nghĩ ra? Và tất cả chỉ chênh vênh trên một "sợi tóc", ai cũng có thể "làm nên" hay "làm xuống" những truyện tầy đình. Từ chối chỉ đạo mà chỉ gợi ý, Thạch Lam đã làm công việc của một nhà thơ trong văn và ông coi [I]ngẫu nhiên[/I] như một tất yếu của cuộc sống. Phê bình Tchekhov, Nabokov có những nhận xét tinh vi: ông phân biệt Tchekhov với Gorki, theo ông, Tchekhov là nghệ sĩ đích thực (artiste authentique) còn Gorki là nghệ sĩ giáo khoa (artiste didactique); và Nabokov thuật lại một giai thoại về Tchekhov, theo lời nhà báo Korolenko, lúc hai người mới quen nhau, Tchekhov hỏi: - Anh có biết tôi viết truyện như thế nào không? - Như... Korolenko còn đang lưỡng lự chưa biết trả lời thế nào. Tchekhov nhìn quanh bàn, thấy ngay chiếc gạt tàn thuốc lá, cầm để trước mặt Korolenko và bảo: - Nếu anh muốn, ngày mai tôi sẽ có một truyện cho anh, nhan đề "Chiếc gạt tàn thuốc lá". Lập tức, chiếc gạt tàn thuốc lá, đối với Korolenko, đã biến dạng trở thành cái gì thần diệu: những tình huống hư ảo, những cuộc phiêu lưu nào đó chưa thành hình, bắt đầu kết tinh chung quanh cái gạt tàn thuốc lá để trước mặt ông... Thạch Lam có nhiều điểm giống Tchekhov: như Tchekhov, Thạch Lam cũng chỉ viết được đoản thiên (truyện dài duy nhất [I]Ngày mới[/I] chỉ là một truyện ngắn kéo dài) và Thạch Lam không viết luận đề cũng không bịa ra những tình huống éo le cho hợp với "chủ đề". Thế Lữ kể: Thạch Lam không cần tìm "đầu đề", tìm "câu chuyện". Ðúng vậy, với Thạch Lam, cái gì cũng có thể là một "đầu đề", kể cả sợi tóc. Hơn nữa, một nhà văn đích thực, trên nguyên tắc, không thể "bí" được, tại sao? vì họ có thể "xoay" được trong tất cả mọi tình huống. Trong đời sống, mỗi thực thể đều có một "sự sống" riêng, kể cả sợi tóc, kể cả chiếc gạt tàn thuốc lá... vấn đề là bạn có đủ tinh tế để nhận ra và đủ óc tưởng tượng để kếtnối những tương quan trong trời đất, trong đồ vật, sự vật và con người với nhau không. Nếu đầy đủ những khả năng ấy thì lúc nào và ở đâu, bạn cũng có thể viết được, nếu thực sự muốn viết. Tchekhov có thể viết dễ. Còn Thạch Lam, vẫn theo Thế Lữ, cũng viết dễ: [I]"cái người tối hôm trước trả lời tôi rằng chưa biết viết gì, sáng hôm sau đã cho tôi cảm động vì một tập truyện viết đều hàng, nét chữ nhỏ và nhanh, câu văn đằm thắm... "[/I](Thế Lữ, [I]Tính cách tạo tác của Thạch Lam[/I], Thanh Nghị số 39, in lại trong Văn số 60, tháng 6-1966); nhưng Hồ Dzếnh lại bảo Thạch Lam viết rất khó: [I]"Thạch Lam là người viết rất khó khăn và thận trọng. Có những truyện anh phải viết đi và sửa lại tới bốn lần như truyện Sợi tóc, Một cơn giận, Nhà mẹ Lê" [/I](Hồ Dzếnh, [I]Với Thạch Lam[/I], tạp chí Sông Hương, số 31 tháng 5-6, 1988, in lại trong [I]Tự Lực Văn Ðoàn trong tiến trình văn hoá dân tộc[/I], nxb Văn hoá Thông Tin, Hà Nội 2000, trang 506). Cả Thế Lữ lẫn Hồ Dzếnh đều có lý, bởi cái dễ và cái khó có thể hiểu theo nhiều cách, ngay khi Tchekhov tuyên bố như trên cũng chưa chắc là ông viết dễ. Nói là dễ, bởi trong đầu những nghệ sĩ đích thực luôn luôn có nhiều tia sáng lóe ra về bất cứ một đề tài, một bối cảnh, một nhân vật, một tình huống... gì, có thể gọi là những tia sáng tạo, là cảm hứng này khác, Lâm Ngữ Ðường gọi là những "con trùng" nó đục, nó thúc, bắt buộc phải viết, phải vẽ, phải làm thơ... nếu không thì không thể chịu được. Nhưng sau cái "khâu" trùng phá hoại hay "xúi dại" đến công việc đứng đắn hơn, tức là sửa lại văn bản, một mình khổ sai với chữ nghĩa, Lê Ðạt gọi là "phu chữ", việc ấy nhanh hay chậm tùy người. Phê bình Thạch Lam, Vũ Ngọc Phan cho rằng Thạch Lam "tiến bộ" rất nhiều từ hai tập truyện ngắn [I]Gió đầu mùa,[/I] [I]Nắng trong vườn [/I]sangđến[I] Sợi tóc[/I]. Theo ông, trong [I]Sợi tóc[/I] có năm truyện thì chỉ có [I]Dưới bóng hoàng[/I] [I]lan[/I] là tầm thường còn bốn truyện kia thuộc loại những truyện ngắn hay nhất Việt Nam. Cảm nhận như thế, có thể bởi Vũ Ngọc Phan không tinh tế như Thạch Lam, cho nên ông đã không tiếp nhận được những [I]cái hay khác[/I] của Thạch Lam, trong [I]Gió đầu mùa, [/I]nhất là [I]Nắng trong vườn[/I], mà ông cho là nhà văn chỉ "chuyên tả cảnh", hết "nương chè bên sườn đồi" lại đến "vườn sắn bên sườn đồi"... và rất tiếc là nhiều người viết sau hay chép lại nhận định của Vũ ngọc Phan mà không suy xét, kể cả một người khá thận trọng như Ðỗ Ðức Thu... Còn một hướng khác, đến từ một số nhà phê bình muốn kéo Thạch Lam vào hàng ngũ những nhà văn "đấu tranh giai cấp" và có lẽ "nhờ đó" mà Thạch Lam là nhà văn trong Tự Lực văn đoàn được "phục hồi" sớm nhất. Tuy nhiên kéo vĩnh cửu xuống nhất thời cũng là điều chẳng nên làm, hãy để Thạch Lam giữ nguyên địa vị nhà văn đích thực của ông, với những tư tưởng nghệ thuật và nhân văn vượt trên mọi yếu tố tranh chấp nhất thời của các cuộc cách mạng này khác. Số [I]sáu [/I]có nhiều gắn bó với Thạch Lam, sinh vào tháng [I]sáu[/I] âm lịch, mất tháng [I]sáu [/I]dương lịch, là người con thứ [I]sáu[/I] trong gia đình Nguyễn Tường, trong cuộc đời ngắn ngủi 32 năm, kể cả đoản thiên đầu tay [I]Cô áo lụa hồng[/I], in trên Phong hoá, số ngày 4-10-1935, là hơn [I]sáu[/I] năm đích thực viết văn, Thạch Lam đã để lại [I]sáu[/I] cuốn sách nhỏ, trung bình mỗi năm một cuốn: [I]Gió đầu mùa[/I] (1937), [I]Nắng trong vườn[/I](1938), [I]Ngày mới[/I], tiểu thuyết (1939), [I]Theo giòng[/I], tiểu luận (1941), [I]Sợi tóc[/I] (1942), [I]Hà Nội băm sáu[/I] [I]phố phường[/I] (1943). Những truyện ngắn của Thạch Lam trong ba tập [I]Gió đầu mùa, Nắng Trong vườn[/I], [I]Sợi tóc[/I] và tuỳ bút [I]Hà Nội băm sáu phố phường[/I] là một [I]chuỗi[/I] tác phẩm viết [I]khá đều tay[/I], mỗi quyển đều có một số truyện thật hay, xứng đáng xếp vào loại những truyện ngắn giá trị của Việt nam trong thế kỷ hai mươi. Một tác giả viết đều đều, với phẩm chất cao như thế là nhiều chứ không phải ít. Nhiều người trách Thạch Lam viết ít, cũng là trách vội. Có lẽ Thạch Lam chỉ cho in những gì ông biết là sẽ trụ được, trong khi khá nhiều tác giả nổi tiếng thường hay tham lam, lạm dụng tên tuổi của mình, gì cũng in, làm ô nhiễm những tác phẩm giá trị của chính mình và trong một chừng mức nào đó đánh lừa độc giả. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
Ngữ văn THPT
Tư liệu Văn học
Tư liệu về nhà văn Thạch Lam
Top