Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
Ngữ văn THPT
Tư liệu Văn học
Tư liệu về nhà thơ Hồ Xuân Hương
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Ngọc Suka" data-source="post: 171018" data-attributes="member: 313337"><p style="text-align: center"><strong><img src="https://img.loigiaihay.com/picture/article/2014/0330/411509991396146510_small.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></strong></p> <p style="text-align: center"><em>Tư liệu về nhà thơ Hồ Xuân Hương</em></p><p><strong></strong></p><p><strong>Cuộc đời Hồ Xuân Hương</strong></p><p>Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ kỳ tài, điều đó có lẽ không cần phải bàn cãi gì nhiều. Nhưng xét đến tiểu sử của bà thì thật là mờ mịt. Xung quanh vấn đề này còn rất nhiều giả thuyết khác nhau. Người ta biến những câu chuyện kể về bà thành những huyền thoại, mỗi người nói một cách khác nhau khiến cho giới nghiên cứu đau đầu, lúng túng bởi đứng trước tình cảnh không thể biết đích xác về cuộc đời của một nữ sĩ như Hồ Xuân Hương, nghi vấn cả một số bài thơ không biết có phải là của Hồ Xuân Hương hay không nữa. Đi tìm dấu tích văn tài này, chúng ta chỉ có thể dõi theo dòng lịch sử, dõi theo những dấu ấn được khắc hoạ trong chính thơ ca của bà.</p><p></p><p>Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn không biết đích xác nữ sĩ Hồ Xuân Hương sinh và mất vào đúng năm nào. Trước nhiều giả thuyết khác nhau, thì đã có nhiều tác giả đã đi đến cùng một kết luận. Nguyễn Hữu Tiến trong cuốn Giai nhân di mặc (in năm 1915), Song An trong bài Thân thế và văn chương cô Hồ Xuân Hương (in trên báo Đông Tây số 12/1929), Dương Quảng Hàm trong Việt văn giáo khoa thư (in năm 1940) đều thống nhất ở một số điểm sau: Hồ Xuân Hương là con gái của Hồ Phi Diễn, một thầy đồ xứ nghệ, quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Dạy học ở Hải Dương rồi kết bạn với một cô gái xứ Đông, sinh ra Hồ Xuân Hương. Gia đình này sau lên Thăng Long, khi thì ở vùng Khán Xuân bên Hồ Tây, khi thì ở phường Tiên Thị bên bờ Hoàn Kiếm. Hồ Xuân Hương đã từng lấy lẽ một cai tổng (Tổng Cóc) và một tri phủ (Vĩnh Tường). Bà còn là bạn thơ của Chiêu Hổ tức Phạm Đình Hổ (1768 – 1839). Như vậy Hồ Xuân Hương sống khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.</p><p></p><p>Nhưng đến năm 1957, trên Tạp chí văn học, Hồ Tuấn Niêm căn cứ vào sáu bộ gia phả của các chi họ Hồ ở Nghệ An rút ra một thông tin cực kỳ hấp dẫn: Xuân Hương là cùng một họ và bằng vai với Quang Trung – Nguyễn Huệ. Với việc công bố tài liệu này, gốc gác Xuân Hương xem ra sáng tỏ hơn. Rồi đến năm 1963, tình hình có khác. Trên Tạp chí Văn học số 4 – 1963, Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ chữ Hán với nhan đề Lưu hương ký mà tên tác giả lại cũng là Hồ Xuân Hương. Tập thơ này còn cho biết Hồ Xuân Hương còn lại bạn tình của tác giả Truyện Kiều. Nhưng sách này lại cho hay rằng Hồ Xuân Hương là em gái ruột của Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống (1739 – 1785 ) tức con gái Hồ Sĩ Danh. Vấn đề thành ra rắc rối!</p><p></p><p>Càng rắc rối thêm là tới năm 1974, một tài liệu mới được công bố nêu thêm một nghi vấn về lai lịch của bậc tài tử này: Trên Tạp chí Văn học số 3/1974 có đăng bản dịch Xuân Hương đàm thoại của Tam nguyên Trần Bích San (1840 – 1878 ) một danh nhân của Nam Định. Bài này cho biết vào năm Tự Đức 22 (1870) một nhóm văn nhân họp bạn cuối năm. Một người đến chậm, cáo lỗi vì phải đi dự đám tang của “ tài nữ quê Nghệ An, hiệu là Cổ Nguyệt Đường, nàng ở Từ Sơn, mộ mai táng bên núi Nguyệt Hằng”.</p><p></p><p>Như vậy, có một Hồ Xuân Hương mất vào năm 1870 và mộ bên núi Nguyệt Hằng tức núi Chè, nay thuộc huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh. Bà cũng là người Nghệ An, cũng là tài nữ có kiếp sống long đong. Lại cũng nhắc đến một bài thơ của hoàng tử Tùng Thiện Vương: theo bài thơ này thì có một Hồ Xuân Hương mà phần mộ ngay ở Hà Nội và nàng mất trước 1842 là năm Tùng Thiện Vương ra thăm Hà Nội.</p><p></p><p>Vậy ai là Xuân Hương Bà chúa thơ Nôm? Vấn đề đang treo ở đấy thì đến năm 1985, ông Hoàng Xuân Hãn Trên tạp chí Khoa học xã hội in ở Pháp, với nhiều thư tịch, tư liệu mới tìm ra đã chứng minh rằng Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm và Hồ Xuân Hương – tác giả Lưu hương ký (bạn tình của Nguyễn Du) cùng với Hồ Xuân Hương có phần mộ ở Hà Nội chỉ là một người. Và ông Hoàng còn cho biết rằng khoảng năm 1818 Hồ Xuân Hương đang làm vợ lẽ của viên quan tham hiệp trấn Yên Quảng (nay tỉnh Quảng Ninh), tên là Trần Phúc Hiển. Năm 1819, Phúc Hiển bị triều đình khép án tử hình.</p><p></p><p>Như vậy tiểu sử của Xuân Hương vẫn còn phải nghiên cứu thêm. Nhưng một vấn đề có thể khẳng định rằng bậc tài nữ này đã cất cao tiếng nói đòi nữ quyền bằng thơ ca rất sắc sảo và một số bài đã lấy đề tài là cảnh và người Hà Nội: Chùa Quán Sứ, núi Khán Sứ, mấy ông đồ ở phường Tiên Thị…</p><p></p><p>Hồ Xuân Hương là con của Hồ Phi Diễn nhưng lại là con của một người thiếp. Như thế ta thấy nàng không hề có một địa vị may mắn nào. Cái cảnh vợ lớn, vợ bé xưa nay chắc ai cũng có thể hình dung là nó kinh khủng đến mức nào! Tránh sự thù ghen tuông thù ghét, người cha dù thương con đến mấy cũng không dám bênh vực, chỉ biết yên lặng cho “trong ấm ngoài êm”. Nhưng một khi cái sợi dây liên lạc đó mất đi, người cha mất đi thì ôi thôi! cảnh địa ngục trần gian diễn ra như một tất yếu vậy! Hồ Xuân Hương đã sống trong cảnh ngộ đó. Khi cha nàng mất đi, hẳn nàng đã phải sống những tháng ngày đen tối, tủi nhục nhất. Cái đen tối ấy theo đuổi nàng mãi: Sinh làm con một người thiếp, sống cuộc đời làm kiếp vợ lẽ. Cả cuộc đời nàng không có lấy một ngày hạnh phúc, chưa bao giờ thấy nàng cười, nàng có cười vả chăng chỉ là cái cười mỉa mai, chua xót cho thân phận của mình. Như thế đời nàng vui sao được, như thế bảo nàng không hận đời sao được.</p><p></p><p>Đã thế nàng lại sinh ra vào cái thời xã hội rối loạn, nhố nhăng ấy nữa. Con người Hồ Xuân Hương bị ném vào cái xã hội đó và rồi ta thấy đời nàng đã phải giãy giụa trong truỵ lạc lụt ngập của xã hội. Người ta nói: tất cả các yếu đuối của xã hội đương thời đã kết tinh lại ở nàng, nhào nặn với cá tính nàng mà làm nên một thi sĩ độc đáo. Xã hội Việt Nam thời ấy không hề chờ đợi có một người như Hồ Xuân Hương đến, nhưng nàng đã đến trong cái xã hội ấy ngay giữa lúc bọn đồ gàn ít chờ đợi nhất. Nàng đã đến với một trái tim và một đầu óc trọn vẹn nhất, với tất cả mọi giác quan còn tinh khôi, và đặc biệt là với đôi mắt tinh đời ấy, ta cứ tưởng tượng như chỉ cần một cái nhìn nàng đã thấy được tận gan ruột. Nữ sĩ đã vạch rõ cái chân tướng của cả những kẻ hiền nhân quân tử, những bậc trượng phu, anh hùng và đã đặt họ lại những chỗ ngồi đúng với giá trị thực của họ giữa lúc cả bọn đang múa máy quay cuồng, tâng bốc bợ đỡ nhau.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Ngọc Suka, post: 171018, member: 313337"] [CENTER][B][IMG]https://img.loigiaihay.com/picture/article/2014/0330/411509991396146510_small.jpg[/IMG][/B] [I]Tư liệu về nhà thơ Hồ Xuân Hương[/I][/CENTER] [B] Cuộc đời Hồ Xuân Hương[/B] Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ kỳ tài, điều đó có lẽ không cần phải bàn cãi gì nhiều. Nhưng xét đến tiểu sử của bà thì thật là mờ mịt. Xung quanh vấn đề này còn rất nhiều giả thuyết khác nhau. Người ta biến những câu chuyện kể về bà thành những huyền thoại, mỗi người nói một cách khác nhau khiến cho giới nghiên cứu đau đầu, lúng túng bởi đứng trước tình cảnh không thể biết đích xác về cuộc đời của một nữ sĩ như Hồ Xuân Hương, nghi vấn cả một số bài thơ không biết có phải là của Hồ Xuân Hương hay không nữa. Đi tìm dấu tích văn tài này, chúng ta chỉ có thể dõi theo dòng lịch sử, dõi theo những dấu ấn được khắc hoạ trong chính thơ ca của bà. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn không biết đích xác nữ sĩ Hồ Xuân Hương sinh và mất vào đúng năm nào. Trước nhiều giả thuyết khác nhau, thì đã có nhiều tác giả đã đi đến cùng một kết luận. Nguyễn Hữu Tiến trong cuốn Giai nhân di mặc (in năm 1915), Song An trong bài Thân thế và văn chương cô Hồ Xuân Hương (in trên báo Đông Tây số 12/1929), Dương Quảng Hàm trong Việt văn giáo khoa thư (in năm 1940) đều thống nhất ở một số điểm sau: Hồ Xuân Hương là con gái của Hồ Phi Diễn, một thầy đồ xứ nghệ, quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Dạy học ở Hải Dương rồi kết bạn với một cô gái xứ Đông, sinh ra Hồ Xuân Hương. Gia đình này sau lên Thăng Long, khi thì ở vùng Khán Xuân bên Hồ Tây, khi thì ở phường Tiên Thị bên bờ Hoàn Kiếm. Hồ Xuân Hương đã từng lấy lẽ một cai tổng (Tổng Cóc) và một tri phủ (Vĩnh Tường). Bà còn là bạn thơ của Chiêu Hổ tức Phạm Đình Hổ (1768 – 1839). Như vậy Hồ Xuân Hương sống khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Nhưng đến năm 1957, trên Tạp chí văn học, Hồ Tuấn Niêm căn cứ vào sáu bộ gia phả của các chi họ Hồ ở Nghệ An rút ra một thông tin cực kỳ hấp dẫn: Xuân Hương là cùng một họ và bằng vai với Quang Trung – Nguyễn Huệ. Với việc công bố tài liệu này, gốc gác Xuân Hương xem ra sáng tỏ hơn. Rồi đến năm 1963, tình hình có khác. Trên Tạp chí Văn học số 4 – 1963, Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ chữ Hán với nhan đề Lưu hương ký mà tên tác giả lại cũng là Hồ Xuân Hương. Tập thơ này còn cho biết Hồ Xuân Hương còn lại bạn tình của tác giả Truyện Kiều. Nhưng sách này lại cho hay rằng Hồ Xuân Hương là em gái ruột của Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống (1739 – 1785 ) tức con gái Hồ Sĩ Danh. Vấn đề thành ra rắc rối! Càng rắc rối thêm là tới năm 1974, một tài liệu mới được công bố nêu thêm một nghi vấn về lai lịch của bậc tài tử này: Trên Tạp chí Văn học số 3/1974 có đăng bản dịch Xuân Hương đàm thoại của Tam nguyên Trần Bích San (1840 – 1878 ) một danh nhân của Nam Định. Bài này cho biết vào năm Tự Đức 22 (1870) một nhóm văn nhân họp bạn cuối năm. Một người đến chậm, cáo lỗi vì phải đi dự đám tang của “ tài nữ quê Nghệ An, hiệu là Cổ Nguyệt Đường, nàng ở Từ Sơn, mộ mai táng bên núi Nguyệt Hằng”. Như vậy, có một Hồ Xuân Hương mất vào năm 1870 và mộ bên núi Nguyệt Hằng tức núi Chè, nay thuộc huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh. Bà cũng là người Nghệ An, cũng là tài nữ có kiếp sống long đong. Lại cũng nhắc đến một bài thơ của hoàng tử Tùng Thiện Vương: theo bài thơ này thì có một Hồ Xuân Hương mà phần mộ ngay ở Hà Nội và nàng mất trước 1842 là năm Tùng Thiện Vương ra thăm Hà Nội. Vậy ai là Xuân Hương Bà chúa thơ Nôm? Vấn đề đang treo ở đấy thì đến năm 1985, ông Hoàng Xuân Hãn Trên tạp chí Khoa học xã hội in ở Pháp, với nhiều thư tịch, tư liệu mới tìm ra đã chứng minh rằng Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm và Hồ Xuân Hương – tác giả Lưu hương ký (bạn tình của Nguyễn Du) cùng với Hồ Xuân Hương có phần mộ ở Hà Nội chỉ là một người. Và ông Hoàng còn cho biết rằng khoảng năm 1818 Hồ Xuân Hương đang làm vợ lẽ của viên quan tham hiệp trấn Yên Quảng (nay tỉnh Quảng Ninh), tên là Trần Phúc Hiển. Năm 1819, Phúc Hiển bị triều đình khép án tử hình. Như vậy tiểu sử của Xuân Hương vẫn còn phải nghiên cứu thêm. Nhưng một vấn đề có thể khẳng định rằng bậc tài nữ này đã cất cao tiếng nói đòi nữ quyền bằng thơ ca rất sắc sảo và một số bài đã lấy đề tài là cảnh và người Hà Nội: Chùa Quán Sứ, núi Khán Sứ, mấy ông đồ ở phường Tiên Thị… Hồ Xuân Hương là con của Hồ Phi Diễn nhưng lại là con của một người thiếp. Như thế ta thấy nàng không hề có một địa vị may mắn nào. Cái cảnh vợ lớn, vợ bé xưa nay chắc ai cũng có thể hình dung là nó kinh khủng đến mức nào! Tránh sự thù ghen tuông thù ghét, người cha dù thương con đến mấy cũng không dám bênh vực, chỉ biết yên lặng cho “trong ấm ngoài êm”. Nhưng một khi cái sợi dây liên lạc đó mất đi, người cha mất đi thì ôi thôi! cảnh địa ngục trần gian diễn ra như một tất yếu vậy! Hồ Xuân Hương đã sống trong cảnh ngộ đó. Khi cha nàng mất đi, hẳn nàng đã phải sống những tháng ngày đen tối, tủi nhục nhất. Cái đen tối ấy theo đuổi nàng mãi: Sinh làm con một người thiếp, sống cuộc đời làm kiếp vợ lẽ. Cả cuộc đời nàng không có lấy một ngày hạnh phúc, chưa bao giờ thấy nàng cười, nàng có cười vả chăng chỉ là cái cười mỉa mai, chua xót cho thân phận của mình. Như thế đời nàng vui sao được, như thế bảo nàng không hận đời sao được. Đã thế nàng lại sinh ra vào cái thời xã hội rối loạn, nhố nhăng ấy nữa. Con người Hồ Xuân Hương bị ném vào cái xã hội đó và rồi ta thấy đời nàng đã phải giãy giụa trong truỵ lạc lụt ngập của xã hội. Người ta nói: tất cả các yếu đuối của xã hội đương thời đã kết tinh lại ở nàng, nhào nặn với cá tính nàng mà làm nên một thi sĩ độc đáo. Xã hội Việt Nam thời ấy không hề chờ đợi có một người như Hồ Xuân Hương đến, nhưng nàng đã đến trong cái xã hội ấy ngay giữa lúc bọn đồ gàn ít chờ đợi nhất. Nàng đã đến với một trái tim và một đầu óc trọn vẹn nhất, với tất cả mọi giác quan còn tinh khôi, và đặc biệt là với đôi mắt tinh đời ấy, ta cứ tưởng tượng như chỉ cần một cái nhìn nàng đã thấy được tận gan ruột. Nữ sĩ đã vạch rõ cái chân tướng của cả những kẻ hiền nhân quân tử, những bậc trượng phu, anh hùng và đã đặt họ lại những chỗ ngồi đúng với giá trị thực của họ giữa lúc cả bọn đang múa máy quay cuồng, tâng bốc bợ đỡ nhau. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
Ngữ văn THPT
Tư liệu Văn học
Tư liệu về nhà thơ Hồ Xuân Hương
Top