Từ "là" trong Tiếng Việt

Từ "là" trong Tiếng Việt

- Huy Hoàng

“Là” có phải là động từ?

Thông thường, các sách ngữ pháp tiếng Việt dùng để dạy học có thể qui từ “là” vào động từ, khi cần dịch ra tiếng Anh, người ta cũng rất dễ cho rằng “là” khá giống với động từ “to be”. “To be” là động từ, nó biến đổi hình thái tùy theo thời, theo số, theo cách, theo đại từ chủ thể, nó có thể là “be”, “been”, “is”, “are”, “am”, “was”… Tại sao “là” lại là động từ? Bởi đơn giản, nếu nó không phải động từ thì những câu như
(1) Anh ta là người Mĩ.
Sẽ không tìm đâu ra vị ngữ. Tất nhiên ta có thể nói:
(2) Anh ta người Mĩ.
Khi đó, vị ngữ sẽ là vị ngữ danh từ (người Mĩ). Tuy nhiên, khi phân tích câu (1), cách dễ dàng nhất vẫn là: “là” là vị ngữ chính, “người Mĩ” là bổ ngữ chỉ đối tượng (hay có người gọi là tân ngữ, nhưng sách giáo khoa phổ thông vẫn xếp vào bổ ngữ) cho động từ “là”. Cấu trúc “chủ + vị + bổ” trong đó vị ngữ là động từ rất phổ biến:
(3) Anh ta ăn ba bát cơm.
Nhưng thực tế, câu có từ “là” rất khác, nói cách khác, (2) khác (3) rất nhiều. Một cách kiểm chứng đơn giản: ta có thể bỏ từ “là” mà vẫn không ảnh hưởng gì tới nghĩa của câu. Nhưng (3) không thể bỏ từ “ăn” đi được. Vài ví dụ khác:
(4) Hôm nay (là) Chủ nhật.
(5) Ngày mai (là) Quốc khánh.

Thêm ví dụ nữa:
(6) Bin Laden là trùm khủng bố.
Câu 6) có bỏ “là” đi được không? Nếu bỏ đi, sẽ thành:
(7) Bin Laden trùm khủng bố.
Có người nói như vậy không thành câu. Nhưng rõ ràng ta vẫn gặp những câu như vậy:
(8) Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu. (Thép Mới)

Câu đặc biệt cũng là câu, câu tỉnh lược cũng là câu. Không thể nói bắt buộc phải đầy đủ chủ ngữ vị ngữ mới là câu. Hơn nữa, ta nên xem xét kĩ cái định nghĩa “chủ ngữ” và “vị ngữ” trong tiếng Việt. Áp dụng mô hình cấu trúc ngôn ngữ học phương Tây – một mô hình dựa trên các ngôn ngữ Ấn Âu – vào tiếng Việt, chắc chắn sẽ có sự lệch pha, đó là một hạn chế của ngữ pháp cấu trúc luận cổ điển.

Nếu cần thêm luận chứng thì ta có thể tiến hành phủ định. Có phải trường hợp nào của “là” cũng có thể phủ định đơn giản “ngon ơ”? Phủ định của “là” là “không là”, “không phải là”… (Vì sao không là gió, là mây để thấy trời bao la? – lời bài “Khát vọng”). Ta phủ định dễ dàng câu (2), (4), (5), (6):
(2′) Anh ta không phải (là) người Mĩ.
(4′) Hôm nay không phải (là) Chủ nhật.
(5′) Ngày mai không phải (là) Quốc khánh.
(6′) Bin Laden không phải (là) trùm khủng bố.

Nhưng tất cả những câu phủ định trên, đều có thể bỏ “là” đi được. Ngược lại, một động từ như “ăn” trong câu (3) không thể phủ định bằng cách bỏ “ăn” đi:
*(3′) Anh ta không phải ba bát cơm.

“Là” tóm lại là từ gì?
Và có trường hợp khá đặc biệt của “là”:
(9) Nghỉ ngơi tĩnh dưỡng mấy ngày khỏe thôi.
Trường hợp này có coi là động từ được nữa không? Nó giống một phó từ hơn. Ta lấy ví dụ khác về phó từ để thấy sự tương tự:
(10) (Vết thương nhẹ thôi, nhưng phải) nghỉ ngơi tĩnh dưỡng mấy ngày mới khỏe.
(11) (Anh ta giỏi thật, bị thương nặng thế mà) nghỉ ngơi tĩnh dướng mấy ngày đã khỏe trở lại.

Từ “là” trong trường hợp rõ ràng có tính chất giống như những phó từ biểu đạt sự so sánh đánh giá về lượng (bạn đọc có hứng thú có thể xem lại những bài nói về lượng chủ quan của tôi). Vậy có thể là do động từ biến nghĩa, thay đổi từ tính của mình không? Cũng có thể như vậy, vì cái gọi là “từ loại”, “từ tính” trong tiếng Việt khá mơ hồ, nó không có sự biến đổi về hình thái khi đóng vai trò khác nhau trong câu (như tính từ good và trạng từ well trong tiếng Anh chẳng hạn). Một từ có thể vừa là danh từ trong trường hợp này, vừa là tính từ trong trường hợp khác. VD:
(12) Thằng cha này cáo lắm, không vừa đâu.

Dễ dàng nhận thấy, “cáo” đã biến thành tính từ, chỉ sự khôn ngoan, gian xảo. Sự biến đổi này có cơ sở ngữ nghĩa của nó, vì quan niệm dân gian cho rằng cáo là loài vật khôn ngoan, xảo quyệt. “Là” có biến đổi như vậy không, thực tế là hơi khó đoán định, vì như trên phân tích, cái nghĩa động từ của “là” cũng mơ hồ hơn những động từ “thực sự” khác. Tuy nhiên, vẫn có một sợi dây liên kết giữa các cách dùng khác nhau của từ “là”, đó là ý nghĩa.

Dù trong trường hợp nào, “là” cũng có một ý nghĩa chung, đó là liên kết giữa hai đại lượng đồng đẳng trong giới hạn ngữ nghĩa của diễn ngôn. “Anh ta” và “người Mĩ” là đồng đẳng trong trường hợp câu (2); “hôm nay” và “Chủ nhật” là đồng đẳng trong trường hợp câu (4); “nghỉ ngơi tĩnh dưỡng mấy ngày” và “khỏe” là đồng đẳng trong câu (9). Xét trên ý nghĩa này, “là” lại rất gần vớiliên từ.

Xét trên khía cạnh khác, động từ vốn được coi là thực từ. Thực từ là từ có ý nghĩa từ vựng cụ thể. Nhưng “là” chẳng có ý nghĩa từ vựng cụ thể gì cả! Nó chỉ mang ý nghĩa ngữ pháp, nó nên là một hư từ. Vậy là ta có tương đối nhiều lí do để cho rằng, “là” không phải động từ. Có nhiều người cũng đồng ý rằng “là” là một liên từ, tuy nhiên cũng có nhiều người không cho rằng như vậy, có lẽ vì nó không hẳn giống như những liên từ khác như “và”, “mà”, “rồi”, “nếu”, “nhưng”…
Còn “to be” trong tiếng Anh, khó có thể coi là liên từ được, bởi liên từ (and, if, or, because…) là hư từ, không thể biến đổi hình thái, mà “to be” thì biến đổi hình thái rất rõ ràng. Ta không thể xét từ “là” tương đương với “to be” trong tiếng Anh, hay (tiếng phổ thông: shì, âm HV: thị) trong tiếng Hán. Có thể trong những trường hợp nhất định, ba từ này tương đương với nhau, đều liên kết giữa hai đại lượng đồng đẳng:
(2) Anh ta là người Mĩ.
(2a) He is American.
(2b) 他是美国人。

Nhưng những câu như (9) thì không thể dùng “to be” hay 是 để dịch được. Trường nghĩa của từ “là” rộng hơn. Vậy ta có thể giả thiết được không, rằng “là” trong những trường hợp như (2), (4), (5) là một động từ yếu; còn trong những trường hợp như (9) thì trở thành phó từ?

Điều thú vị là, kể cả trong những trường hợp mang tính “định nghĩa” như (2), (4), (5), thì ta cũng có thể – trong chừng mực nào đó – thay bằng một liên từ hoặc phó từ:
(2”) Anh ta người Mĩ, thì tôi là người sao Hỏa!
(4”) Hôm nay đã Chủ nhật thì tôi xin đi đầu xuống đất!

Cũng có thể nói rằng từ “là” có thể tỉnh lược trong trường hợp (2”) và (4”). Dù nói gì, thì “là” cũng có thể biến mất bất kì lúc nào trong những trường hợp nó (được coi là) làm động từ. Ngược lại, trong trường hợp như (9), nếu bỏ “là” đi, câu nói sẽ không được chấp nhận:
*(9′) Nghỉ ngơi tĩnh dưỡng mấy ngày khỏe.

Như vậy đủ thấy rằng, nghĩa động từ của từ “là” mờ nhạt hơn nhiều so với nghĩa hư từ của nó. Ở đây khó mà kết luận rốt cuộc “là” thuộc từ loại gì, bởi bản thân khái niệm “từ loại” trong tiếng Việt là một khái niệm không rõ ràng, khó định nghĩa và thường xuyên bị đảo lộn; trừ phi sự phân loại từ được thực hiện lại, chính xác hơn cho tiếng Việt.

Nói thêm về câu (9):
Trong câu (9), “là” không chỉ liên kết giữa vế trước và vế sau, mà nó còn chỉ ra rằng, cả hai vế đều là lượng nhỏ theo đánh giá chủ quan của người nói. Có nghĩa là, người nói cho rằng “nghỉ ngơi mấy ngày” là một thời gian ngắn, “khỏe lại” là một việc đơn giản. Nếu thay “là” bằng “mới’ như (10), thì ý nghĩa đảo ngược: người nói cho rằng với vết thương ấy thì “nghỉ ngơi mấy ngày” là thời gian tương đối dài, “khỏe” là chuyện có chút khó khăn. Lấy thêm VD:
(13) Tôi bình thường ăn yếu lắm, ăn một bát cơm no rồi.
(14) Sao anh ăn một bát cơm đã no rồi à?

Câu (13) và (14) khác nhau thế nào? Về mặt lựa chọn từ ngữ biểu đạt, thì (13) dùng “là”, (14) dùng “đã”. Khác nhau ở chỗ, (13) là đánh giá một khả năng chung, còn (14) là nhận xét về một việc đã xảy ra. Vì thế ý nghĩa lượng cũng khác nhau:
Trong câu (13), “ăn một bát” là ít, “no” là việc dễ xảy ra. Trong câu (14), theo đánh giá chủ quan của người nói thì “ăn một bát” cũng là lượng nhỏ, nhưng người nói cho rằng “no” phải là việc khó xảy ra hơn mới đúng.

Vậy trong câu (9) hoặc câu (13), “là” xuất hiện 2 ý nghĩa: 1) liên kết giữa hai đại lượng đồng đẳng, chỉ ra mối liên hệ tương đương giữa chúng; 2) đánh dấu lượng nhỏ, sự việc dễ dàng, điều kiện đơn giản, nói tóm lại là lượng chủ quan nhỏ. Hay ta có kết cấu chung cho trường hợp này:
i. <lượng nhỏ 1> là <lượng nhỏ 2>
Còn kết cấu của những câu như (2) là:
ii. <danh ngữ> là <danh ngữ>
Trông có vẻ giống nhau, nhưng từ “là” trong cấu trúc i. đã bớt đi ý nghĩa động từ và tăng thêm ý nghĩa phó từ so với cấu trúc ii., trở thành một kết cấu khác. Còn việc kết cấu i. có phải được tạo sinh từ kết cấu ii. hay không, thì đó là vấn đề hóc búa.


, fo
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top