TỪ HẢI YÊU KIỀU VÌ LẼ GÌ?
Chúng ta đều biết Thuý kiều có ba mối tình, có một em học sinh lớp 10 hỏi tôi: Từ Hải yêu Kiều vì lẽ gì? thật là câu hỏi thú vị! Nhân đây tôi xin bày tỏ ý kiến của mình.
Trước hết nói về Kim Trọng. đó là một tình yêu thuận thiên( hợp lẽ trời) giữa một tài tử với một giai nhân. Bởi vậy, chỉ mới gặp nhau có một tháng mà “ tình trong như đã mặt ngoài còn e”. ngày nay , người ta thường gọi là tình yêu sét đánh. Thực ra nó cũng là có nguồn gốc từ lâu “ trộm nghe sực nức hương lân/ Một nền Đồng tước khoá xuân hai Kiều” . Cho nên “ Nước non cách mấy buồng thêu/ những là trộm dấu, thầm yêu chốc mòng”.. và sau đó hiểu rõ tài, đức của Kiều, Kim lại càng thêm nể, thêm vì mười phân vẹn mười! và chàng yêu nàng suốt đời!
Sau đó là Thúc Kì Tâm (Thúc sinh), anh chàng sợ vợ, háo sắc, con một thương gia giàu có quen thói bốc giời thì:
Sớm đào, tối mận lân la
Trước còn giăng gió, sau ra đá vàng!
Trước còn giăng gió, sau ra đá vàng!
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dầy dầy sẵn dúc một tòa thiên nhiên
Sinh càng tỏ rạng càng khen
Ngụ tình tay thảo một thiên luật đường
Xúc động đến trào thơ trên đầu ngọn bút và quyết tâm tính cuộc vuông tròn! một tình yêu có nghiêng phần xác thịt !Dầy dầy sẵn dúc một tòa thiên nhiên
Sinh càng tỏ rạng càng khen
Ngụ tình tay thảo một thiên luật đường
Từ Hải thì khác hẳn hai người trước.
Từ không hề yêu Kiều vì sắc( yếu tố thứ nhất của người con gái theo quan niệm cũ) , vì tài, mặc dù Kiều rất nhiều tài. Suốt bao năm yêu Kiều, sống bên Kiều, Từ chưa một lần yêu cầu Kiều đánh đàn, hay làm thơ vốn là hai biệt tài của nàng!
Vậy thì người anh hùng hảo hán ấy yêu Kiều vì lẽ gì?
Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều
Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng
Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng
Thì ra Từ Hải yêu Kiều vì tấm lòng tức là về đạo đức ! Cho nên cách xin gặp cũng rất trân trọng : “ thiếp danh đưa đến lầu hồng” lời nói ban đầu cũng rất đàng hoàng ,thẳng thắn : “ Từ rằng :Tâm phúc tương cờ/ phải người trăng gió vật vờ hay sao?”. Rõ ràng Từ đến với Kiều như một người tìm người tri kỉ? Tâm và Phúc , đó là tri kỉ. Sau khi nghe Kiều nói chuyện, Từ rất hả: “Cười rằng tri kỉ trước sau mấy người!” và họ đã nên duyên vợ chồng. Trai anh hùng -Gái thuyền quyên, thật phỉ nguyền ao ước! đó cũng thêm một lẽ để sau này Kiều quyết gieo mình xuống sông chết theo ngời tri kỉ.
Hiểu như vậy càng thấy hình tượng Từ Hải thêm lồng lộng!
(sưu tầm - bài viết của Thảo Nhi - diễn đàn thanh niên học đường tỉnh Lào Cai)