Một nền kinh tế và xã hội càng phát triển thì lại càng cần nhiều những bộ óc biết giải quyết vấn đề. Bài viết của Giáo sư Phan Đình Diệu đăng trên Tia Sáng số 17 (1) đã nhấn mạnh rằng cải thiện khả năng giải quyết vấn đề cho người đi học là điều cần hướng tới trong phương pháp giáo dục hiện tại ở nước ta. Nhưng để đưa ra được một đường lối cải cách cụ thể và hiệu quả cho xã hội thì luận điểm trên cần được nhìn nhận lại và phát triển nối tiếp kỹ lưỡng hơn. Xã hội không chỉ cần những bộ óc giải quyết được vấn đề mà người khác đặt ra cho mình. Xã hội còn rất cần những người tự vạch ra các mục tiêu và tự đặt ra các vấn đề cần giải quyết.
Để rồi thấy được đâu là vấn đề và mục tiêu có tính mấu chốt. Nghĩa là nhìn ra vấn đề nào là chính, vấn đề nào là phụ. Mục tiêu nào là ngọn, mục tiêu nào là gốc rễ. Bộ óc của những người biết làm chủ rất cần thiết cho mọi ngành nghề cũng như các cấp độ điều hành khác nhau. Để điều hành tối ưu hóa các nguồn lực của riêng một cá nhân hay của một doanh nghiệp, một bộ ngành, hay một Chính phủ, thì đầu óc tổ chức luôn cần thiết hàng đầu. Dù có rất nhiều người thợ giỏi biết giải quyết vấn đề, nhưng nếu thiếu đi người điều hành giỏi thì nhân lực và các nguồn tài nguyên khác vẫn bị lãng phí là điều tất yếu.
Để tạo ra một lớp người chủ giỏi trong tương lai, ngay từ bây giờ chúng ta cần chú trọng dạy cho học sinh và sinh viên tư duy phân tích và liên kết tổng thể. Đây cũng là chất liệu thiết yếu giúp các em tự tìm thấy lòng say mê trong học tập.
Đối với người đi học, niềm hạnh phúc đến từ tiến trình gồm ba bước: khám phá kiến thức mới – làm chủ kiến thức – vận dụng để sáng tạo ra thành quả được người khác công nhận. Tư duy phân tích và liên kết tổng thể là chất liệu không thể thiếu cho người học xuyên suốt tiến trình ba bước này.
Nhu cầu làm chủ kiến thức trong xã hội
Mục tiêu căn bản cho mọi người học là làm chủ được kiến thức mà mình tiếp thu. Khi chưa làm chủ được kiến thức thì người ta buộc phải hi vọng vào vận may để vận dụng thành công trong giải quyết các vấn đề. Bàn về nghiệp làm thuốc, Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói: “người đời chỉ xem tạp chứng mà tìm những phương thuốc cũ, gặp chứng nhẹ mà khỏi, tự cho là thần thánh, gặp chứng nặng mà chết thời đổ cho mệnh trời.” (2) Điều Lãn Ông phê phán ở đây chính là sự tùy tiện, thiếu suy xét nghiêm túc thấu đáo trong việc học tập của người thầy thuốc. Nghiên cứu và vận dụng kiến thức theo lối đánh quả như vậy dẫn tới nguy cơ tổn hại khó lường cho sức khỏe người bệnh. Người thầy thuốc có y đức phải có trách nhiệm xây dựng kiến thức chắc chắn ngay từ nền tảng. Tương tự như vậy, mọi lĩnh vực đều cần tới ý thức làm chủ kiến thức. Sự thiếu làm chủ kiến thức sẽ dẫn tới lối hành xử mày mò, trông chờ vào vận may. Hậu quả ở tầm vĩ mô là một nền kinh tế ỳ trệ bởi những lãng phí cơ hội và tài nguyên vào những khoản đầu tư mang tính đánh quả vào chứng khoán và bất động sản. Ở tầm vi mô là những đời sống cá thể hời hợt, biểu hiện ở sự thiếu tính định hướng, thiếu say mê phấn đấu, và hệ quả tất nhiên là thiếu trách nhiệm.
Sự thiếu làm chủ kiến thức sẽ dẫn tới lối hành xử mày mò, trông chờ vào vận may. Hậu quả ở tầm vĩ mô là một nền kinh tế ỳ trệ bởi những lãng phí cơ hội và tài nguyên vào những khoản đầu tư mang tính đánh quả vào chứng khoán và bất động sản. Ở tầm vi mô là những đời sống cá thể hời hợt, biểu hiện ở sự thiếu tính định hướng, thiếu say mê phấn đấu, và hệ quả tất nhiên là thiếu trách nhiệm.
Thế nào là làm chủ được kiến thức? Khi khám phá một vấn đề mới mẻ, con người buộc phải dựa vào vốn kiến thức mình đã có. Nó bao gồm các khái niệm đã từng được định dạng và các logic kết nối quan hệ nhân-quả và chính-phụ giữa các tín hiệu này với nhau. Khi đối chiếu kho kiến thức cũ này với vấn đề mới mẻ trước mắt, nếu vấn đề thực sự phức tạp, người ta phải phân tách ra các thành phần nhỏ để dễ dàng nắm bắt hơn. Nhìn vào các thành phần này, người ta có thể hiểu ra những logic kết nối mới, hoặc định dạng được những khái niệm mới. Sau khi đã hiểu thấu đáo các thành phần thì cần định dạng các quan hệ logic kết nối chúng với nhau theo một sự sắp xếp giúp tái tạo lại được tổng thể ban đầu. Tuy không phải ai cũng có khả năng thực hiện tất cả các bước đi trên với một tinh thần duy lý tận cùng, nhưng nhờ vào những bước tư duy kể trên mà chúng ta biết được đâu là ranh giới giữa phần sự vật mình đã thông hiểu và đâu là phần còn chưa biết. Có khi chính những phần chưa biết này sẽ kích thích con người tiếp tục khám phá để đi xa hơn nữa. Nhưng ngược lại, nếu không trải qua các bước tư duy trên thì con người vĩnh viễn chìm đắm trong sự mịt mờ hỗn độn. Đối với con em chúng ta trên ghế nhà trường hôm nay, những lỗ hổng kiến thức chồng chất lên nhau tất yếu sẽ dẫn tới sự trì trệ, lạc hậu trong phát triển kinh tế và xã hội sau này. Nhưng không phải người đi học nào cũng có được ý thức và nghị lực để liên tục tự bù lấp vào các lỗ hổng kiến thức. Ngay cả khi thầy cô thật sự tận tâm thì vẫn không thể tự mình bù lấp hết cho các em. Vậy nên, sẽ có hiệu quả lâu dài hơn nếu các thầy cô có thể truyền đạt cho học sinh (hay ít ra là một số em có tiềm năng hơn cả) ý thức và niềm vui khi tự học. Đây là vấn đề thuộc về phuơng pháp giáo dục sẽ được bàn kỹ hơn sau.
Điều cần cải thiện từ hiện trạng giáo dục
Hiện tượng phổ biến hiện nay trong việc giảng dạy các bộ môn khoa học là thầy cô giáo nêu ra định lý, sau đó yêu cầu học sinh ghi nhớ và áp dụng định lý để giải quyết các bài toán cụ thể. Một học sinh thường được coi là giỏi nếu giải quyết đủ bước, chính xác, và nhanh chóng bài toán mà thầy cô đưa ra. Làm được như vậy thì cả thầy và trò cùng cho rằng đã làm chủ được kiến thức và dễ dàng tự thấy thỏa mãn. Tuy nhiên, nếu công việc giáo dục chỉ dừng lại ở đó thì sẽ là một sự vô tâm và lãng phí rất đáng tiếc. Bởi vì văn hóa khoa học không chỉ một tập hợp của các bài giải toán. Nó là một công trình xây dựng từ các tấm, miếng tri thức nhân loại tích lũy qua nhiều thế kỷ. Kết cấu của công trình ấy phản ánh được những quy luật tự nhiên con người tổng kết và chắt lọc từ thực tế. Càng nắm vững các quy luật thì càng áp dụng được vào nhiều tình huống khác nhau. Người xưa nói học một biết mười chính là như vậy. Một người học sinh biết giải nhiều bài tập mà tự mình còn chưa thẩm thấu kiến thức thành các quy luật thì cũng giống như một công trường chứa nhiều vật liệu xây dựng chứ chưa hề có công trình xây dựng. Với cách giảng dạy phổ biến hiện nay, chúng ta gặt hái ra đa số là những người thợ giải toán với tư duy xơ cứng. Họ chưa có được một văn hóa khoa học tương xứng với những tri thức tinh túy của nhân loại.
Với cách giảng dạy phổ biến hiện nay, chúng ta gặt hái ra đa số là những người thợ giải toán với tư duy xơ cứng. Họ chưa có được một văn hóa khoa học tương xứng với những tri thức tinh túy của nhân loại.
Truyền thụ cho người học một văn hóa khoa học bằng cách nào? Đứng trước một định lý, nhiệm vụ của những người thày không chỉ là giúp học sinh áp dụng vào các bài tính toán thực tiễn cụ thể. Họ còn phải giúp học sinh nhận ra mối liên hệ giữa định lý mà học sinh đang học với những lý thuyết đã từng được tiếp thu từ trước đó. Cũng sẽ rất hữu ích nếu như người thầy gợi tả các lý thuyết mà học sinh sắp được học, và hỏi xem các em hình dung định lý đang học có liên quan thế nào tới các lý thuyết này. Chúng ta biết rằng không có một định lý nào có thể đứng tách ra khỏi các định lý khác mà lại hàm chứa được đầy đủ sự sâu sắc của nó. Bởi vì cái này là nền tảng của cái kia. Hoặc là từ khoảng trống mà cái trước không lấp đầy đã tạo ra tiền đề để ra đời cái sau. Lưu ý rằng không cần phải đòi hỏi các em biết tường tận đường đi nước bước của các bài chứng minh cụ thể. Điều thiết yếu là giúp các em phát huy tối đa khả năng hình dung các vấn đề trừu tượng. Từ đó mà tự hình thành trong đầu mình một hệ thống kết nối các định lý mấu chốt với nhau. Đây mới thật là văn hóa khoa học mà các em cần tích lũy cho bản thân.
Để rồi thấy được đâu là vấn đề và mục tiêu có tính mấu chốt. Nghĩa là nhìn ra vấn đề nào là chính, vấn đề nào là phụ. Mục tiêu nào là ngọn, mục tiêu nào là gốc rễ. Bộ óc của những người biết làm chủ rất cần thiết cho mọi ngành nghề cũng như các cấp độ điều hành khác nhau. Để điều hành tối ưu hóa các nguồn lực của riêng một cá nhân hay của một doanh nghiệp, một bộ ngành, hay một Chính phủ, thì đầu óc tổ chức luôn cần thiết hàng đầu. Dù có rất nhiều người thợ giỏi biết giải quyết vấn đề, nhưng nếu thiếu đi người điều hành giỏi thì nhân lực và các nguồn tài nguyên khác vẫn bị lãng phí là điều tất yếu.
Để tạo ra một lớp người chủ giỏi trong tương lai, ngay từ bây giờ chúng ta cần chú trọng dạy cho học sinh và sinh viên tư duy phân tích và liên kết tổng thể. Đây cũng là chất liệu thiết yếu giúp các em tự tìm thấy lòng say mê trong học tập.
Đối với người đi học, niềm hạnh phúc đến từ tiến trình gồm ba bước: khám phá kiến thức mới – làm chủ kiến thức – vận dụng để sáng tạo ra thành quả được người khác công nhận. Tư duy phân tích và liên kết tổng thể là chất liệu không thể thiếu cho người học xuyên suốt tiến trình ba bước này.
Nhu cầu làm chủ kiến thức trong xã hội
Mục tiêu căn bản cho mọi người học là làm chủ được kiến thức mà mình tiếp thu. Khi chưa làm chủ được kiến thức thì người ta buộc phải hi vọng vào vận may để vận dụng thành công trong giải quyết các vấn đề. Bàn về nghiệp làm thuốc, Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói: “người đời chỉ xem tạp chứng mà tìm những phương thuốc cũ, gặp chứng nhẹ mà khỏi, tự cho là thần thánh, gặp chứng nặng mà chết thời đổ cho mệnh trời.” (2) Điều Lãn Ông phê phán ở đây chính là sự tùy tiện, thiếu suy xét nghiêm túc thấu đáo trong việc học tập của người thầy thuốc. Nghiên cứu và vận dụng kiến thức theo lối đánh quả như vậy dẫn tới nguy cơ tổn hại khó lường cho sức khỏe người bệnh. Người thầy thuốc có y đức phải có trách nhiệm xây dựng kiến thức chắc chắn ngay từ nền tảng. Tương tự như vậy, mọi lĩnh vực đều cần tới ý thức làm chủ kiến thức. Sự thiếu làm chủ kiến thức sẽ dẫn tới lối hành xử mày mò, trông chờ vào vận may. Hậu quả ở tầm vĩ mô là một nền kinh tế ỳ trệ bởi những lãng phí cơ hội và tài nguyên vào những khoản đầu tư mang tính đánh quả vào chứng khoán và bất động sản. Ở tầm vi mô là những đời sống cá thể hời hợt, biểu hiện ở sự thiếu tính định hướng, thiếu say mê phấn đấu, và hệ quả tất nhiên là thiếu trách nhiệm.
Sự thiếu làm chủ kiến thức sẽ dẫn tới lối hành xử mày mò, trông chờ vào vận may. Hậu quả ở tầm vĩ mô là một nền kinh tế ỳ trệ bởi những lãng phí cơ hội và tài nguyên vào những khoản đầu tư mang tính đánh quả vào chứng khoán và bất động sản. Ở tầm vi mô là những đời sống cá thể hời hợt, biểu hiện ở sự thiếu tính định hướng, thiếu say mê phấn đấu, và hệ quả tất nhiên là thiếu trách nhiệm.
Thế nào là làm chủ được kiến thức? Khi khám phá một vấn đề mới mẻ, con người buộc phải dựa vào vốn kiến thức mình đã có. Nó bao gồm các khái niệm đã từng được định dạng và các logic kết nối quan hệ nhân-quả và chính-phụ giữa các tín hiệu này với nhau. Khi đối chiếu kho kiến thức cũ này với vấn đề mới mẻ trước mắt, nếu vấn đề thực sự phức tạp, người ta phải phân tách ra các thành phần nhỏ để dễ dàng nắm bắt hơn. Nhìn vào các thành phần này, người ta có thể hiểu ra những logic kết nối mới, hoặc định dạng được những khái niệm mới. Sau khi đã hiểu thấu đáo các thành phần thì cần định dạng các quan hệ logic kết nối chúng với nhau theo một sự sắp xếp giúp tái tạo lại được tổng thể ban đầu. Tuy không phải ai cũng có khả năng thực hiện tất cả các bước đi trên với một tinh thần duy lý tận cùng, nhưng nhờ vào những bước tư duy kể trên mà chúng ta biết được đâu là ranh giới giữa phần sự vật mình đã thông hiểu và đâu là phần còn chưa biết. Có khi chính những phần chưa biết này sẽ kích thích con người tiếp tục khám phá để đi xa hơn nữa. Nhưng ngược lại, nếu không trải qua các bước tư duy trên thì con người vĩnh viễn chìm đắm trong sự mịt mờ hỗn độn. Đối với con em chúng ta trên ghế nhà trường hôm nay, những lỗ hổng kiến thức chồng chất lên nhau tất yếu sẽ dẫn tới sự trì trệ, lạc hậu trong phát triển kinh tế và xã hội sau này. Nhưng không phải người đi học nào cũng có được ý thức và nghị lực để liên tục tự bù lấp vào các lỗ hổng kiến thức. Ngay cả khi thầy cô thật sự tận tâm thì vẫn không thể tự mình bù lấp hết cho các em. Vậy nên, sẽ có hiệu quả lâu dài hơn nếu các thầy cô có thể truyền đạt cho học sinh (hay ít ra là một số em có tiềm năng hơn cả) ý thức và niềm vui khi tự học. Đây là vấn đề thuộc về phuơng pháp giáo dục sẽ được bàn kỹ hơn sau.
Điều cần cải thiện từ hiện trạng giáo dục
Hiện tượng phổ biến hiện nay trong việc giảng dạy các bộ môn khoa học là thầy cô giáo nêu ra định lý, sau đó yêu cầu học sinh ghi nhớ và áp dụng định lý để giải quyết các bài toán cụ thể. Một học sinh thường được coi là giỏi nếu giải quyết đủ bước, chính xác, và nhanh chóng bài toán mà thầy cô đưa ra. Làm được như vậy thì cả thầy và trò cùng cho rằng đã làm chủ được kiến thức và dễ dàng tự thấy thỏa mãn. Tuy nhiên, nếu công việc giáo dục chỉ dừng lại ở đó thì sẽ là một sự vô tâm và lãng phí rất đáng tiếc. Bởi vì văn hóa khoa học không chỉ một tập hợp của các bài giải toán. Nó là một công trình xây dựng từ các tấm, miếng tri thức nhân loại tích lũy qua nhiều thế kỷ. Kết cấu của công trình ấy phản ánh được những quy luật tự nhiên con người tổng kết và chắt lọc từ thực tế. Càng nắm vững các quy luật thì càng áp dụng được vào nhiều tình huống khác nhau. Người xưa nói học một biết mười chính là như vậy. Một người học sinh biết giải nhiều bài tập mà tự mình còn chưa thẩm thấu kiến thức thành các quy luật thì cũng giống như một công trường chứa nhiều vật liệu xây dựng chứ chưa hề có công trình xây dựng. Với cách giảng dạy phổ biến hiện nay, chúng ta gặt hái ra đa số là những người thợ giải toán với tư duy xơ cứng. Họ chưa có được một văn hóa khoa học tương xứng với những tri thức tinh túy của nhân loại.
Với cách giảng dạy phổ biến hiện nay, chúng ta gặt hái ra đa số là những người thợ giải toán với tư duy xơ cứng. Họ chưa có được một văn hóa khoa học tương xứng với những tri thức tinh túy của nhân loại.
Truyền thụ cho người học một văn hóa khoa học bằng cách nào? Đứng trước một định lý, nhiệm vụ của những người thày không chỉ là giúp học sinh áp dụng vào các bài tính toán thực tiễn cụ thể. Họ còn phải giúp học sinh nhận ra mối liên hệ giữa định lý mà học sinh đang học với những lý thuyết đã từng được tiếp thu từ trước đó. Cũng sẽ rất hữu ích nếu như người thầy gợi tả các lý thuyết mà học sinh sắp được học, và hỏi xem các em hình dung định lý đang học có liên quan thế nào tới các lý thuyết này. Chúng ta biết rằng không có một định lý nào có thể đứng tách ra khỏi các định lý khác mà lại hàm chứa được đầy đủ sự sâu sắc của nó. Bởi vì cái này là nền tảng của cái kia. Hoặc là từ khoảng trống mà cái trước không lấp đầy đã tạo ra tiền đề để ra đời cái sau. Lưu ý rằng không cần phải đòi hỏi các em biết tường tận đường đi nước bước của các bài chứng minh cụ thể. Điều thiết yếu là giúp các em phát huy tối đa khả năng hình dung các vấn đề trừu tượng. Từ đó mà tự hình thành trong đầu mình một hệ thống kết nối các định lý mấu chốt với nhau. Đây mới thật là văn hóa khoa học mà các em cần tích lũy cho bản thân.