Từ các quy luật của trí nhớ, anh (chị) hãy nêu những biện pháp để có trí nhớ tốt.

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Từ các quy luật của trí nhớ, anh (chị) hãy nêu những biện pháp để có trí nhớ tốt.

Con người luôn nhận thức thế giới khách quan và không ngừng cải tao nó để khắc phục cho cuộc sống của mình. Để thực hiện được điều này con người phải hiểu biết và tích lũy kinh nghiệm trong mọi lĩnh vưc hoạt động thực tiễn của mình,một trong những yếu tố cơ bản để có thể tích lũy được hiểu biết và kinh nghiệm là trí nhớ.


  1. Khái niệm trí nhớ.

Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng,bao gồm sự ghi nhớ,giữ gìn và tái tạo lại sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác,tri giác,xúc cảm hành động hay suy nghĩ trước đây.


  1. Cơ sở sinh lý của trí nhớ

Trí nhớ là một quá trình rất phức tạp,được nhiều nhà khoa học quan tâm. Học thuyết poplov về những hoạt động thần kinh cao cấp cho rằng :phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của sự ghi nhớ. Sự củng cố,bảo vệ đường liên hệ thần kinh tạm thời là cơ sở sinh lý của sự giữ gìn và tái hiện. Tất cả những quy trình này gắn chặt và phụ thuộc vào mục đích của hành đông.

Sư giải thích thích những quá trình trí nhớ theo quan điểm vật lý cũng là một lý thuyết sinh lý học của trí nhớ. Theo quan điểm này,những kích thích để lại những dấu vết mang tính chất vật lý (như những thay đổi về điện và về cơ trên các xinap nơ nối liền giữa hai nơ ron thần kinh ). Do đó sự diễn biến có tính chất lặp lại của kích thích được thực hiện dễ dàng trên con đường đã vạch ra.

Các quy luật của trí nhớ.


Thường quên những gì diễn ra không thường xuyên trong đời sống.


Ví dụ: tổ trưởng nhắc Lan đi họp nhóm vào sáng thứ 2 tuần kế tiếp tuần đang học. vì cuộc họp nhóm diễn ra không thường xuyên và cố định vào các tuần nên Lan thường xuyên quên.

Sự quên diễn ra với tốc độ không đều,giai đoan đầu tốc độ quên nhanh sau đó chậm dần.

Ví dụ: khi bạn học năm mươi từ mới tiếng anh. Lần đầu tiên học qua một lượt bạn nhớ được khoảng năm đến mười từ.sau vài lần tiếp theo số từ bạn nhớ được tăng lên dần dần và đạt tới năm mươi từ như đã đặt ra.

Quên diễn ra theo trình tự, quên cái tiểu tiết trước cái đại thể chính yếu quên sau.

Ví dụ: khi đọc song một câu chuyện dài chúng ta sẽ nắm rõ được cốt truyện và một số ý phụ. Theo thời gian chúng ta sẽ quên câu chuyện ấy nhưng chúng ta sẽ quên ý phụ trước, cốt truyện quên sau.

Quên khi gặp kích thích lạ, kích thích mạnh, ấn tượng.
Ví dụ: Hoa đang có trí nhớ rất bình thường. Nhưng do mẹ Hoa mất đột ngột – đây là một tác động mạnh gây sốc cho Hoa. Sau đó Hoa gần như quên hết mọi chuyện trước đó.

Quên phụ thuộc vào mục đích ghi nhớ, độ dài, nội dung, độ khó của tài liệu
Ví dụ: khi đọc một bài thơ chữ hán và một bài thơ lục bát. Thì ta dễ thuộc bài thơ lục bát hơn vì thơ lục bát có vần điệu, ngôn từ dễ hiểu, nội dung dễ nắm bắt.

Làm thế nào để có trí nhớ tốt?

Muốn có trí nhớ tốt phải luyện tập thường xuyên để nâng cao khả năng ghi nhớ,giữ gìn và tái hiên lại tài liệu nhớ.
Làm thế nào để có trí nhớ tốt?

  • Phải tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, có hứng thú,say mê, và ý thức được tầm quan trọng của tài liệu ghi nhớ, xác định được tâm thế ghi nhớ tài liệu lâu dài đối với tài liệu.
  • Phải lựa chọn, phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý, phù hợp với tính chất, nội dung của tài liệu với nhiệm vụ và mục đích ghi nhớ. Ghi nhớ logic là hình thức ghi nhớ tốt nhất trong học tập. Để ghi nhớ tốt đòi hỏi người học tập phải lập dàn bài cho tài liệu học, tức là tim ra những đơn vị logic cấu tạo nên tài liệu đó. Dàn ý này được xem là điểm tựa để ôn tập và tái hiện tài liệu khi cần thiết.
  • Phối hợp nhiều giác quan khi ghi nhớ, sử dụng các thao tác trí tuệ để ghi nhớ tài liệu, gắn tài liệu ghi nhớ với vốn kinh nghiệm bản thân.
Làm thế nào để giữ gìn (ôn tập) tốt?

  • Phải ôn tập một cách tích cực, nghĩa là ôn tập bằng cách tái hiện là chủ yếu. việc tái hiện tài liệu có thể tiến hành theo trình tự sau:
  • Cố gắng tái hiện toàn bộ tài liệu một lần.
  • Tiếp đó tái hiện phần, đặc biệt là những phần khó.
  • Sau đó lại tái hiện toàn bộ tài liệu.
  • Phân chia tài liệu thành những nhóm yếu tố cơ bản của nó.
  • Xác định mối liên hệ trong mỗi nhóm.
  • Xây dựng cấu trúc logic của tài liệu dựa trên mối liên hệ giũa các nhóm.
  • Phải ôn tập ngay, không để lâu sau khi ghi nhớ tài liệu.
  • Phải ôn tập xen kẽ, không nên ôn tập liên tục một môn học.
  • Ôn tập phải có nghỉ ngơi, không nên ôn tập liên tục trong một thời gian dài.
  • Cân thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập.

Làm thế nào để hồi tưởng cái đã quên?


Về nguyên tắc,mọi sự vật hiện tượng tác đông vào não đều có thể tái hiện sau tác động

Quên không phải là mất tất cả, phải lạc quan tin tưởng rằng ,nếu cố gắng ta sẽ hồi tưởng lại được.
Phải kiên trì hồi tưởng. khi đã hồi tưởng sai thì lần hồi tưởng tiếp theo không nên lặp lai cách thức,biện pháp đã làm mà cần phải tìm ra biện pháp cách thức mới.

Cần đối chiếu so sánh với những hồi ức có liên quan trưc tiếp với nội dung tài liệu mà ta cần ghi nhớ.

Cần sử dụng sự kiểm tra của tư duy, của trí tưởng tượng về quá trình hồi tưởng và kết quả hồi tưởng.

Có thể sử dụng sự liên tưởng , nhất là liên tưởng nhân quả để hồi tưởng vấn đề gì đó.

Để hạn chế và chống lại sự quên cho nhọc sinh trong quá trinh giảng dạy cần:
  • Thường xuyên ôn tập,yêu cầu học sinh tái hiện lại những điều đã học, làm cho học sinh có nhu cầu hứng thú với nội dung tà liệu.
  • Phải ôn tập ngay không nên để lâu sau khi ghi nhớ tài liệu,không nên dạy hai môn kế tiếp nhau với nội dung tương tự nhau. Vì dễ gây ra ức chế.
  • Tổ chức ôn xên kẽ,không nên ôn tập liên tục một môn học trong thời gian dài,cho học sinh làm bài tập ứng dụng sau khi học lý thuyết.
  • Ôn tập xen kẽ kết hợp nghỉ ngơi,thường xuyên thay đổi hình thức và phương pháp học tập.
Phân chia thời gian học tập hợp lý và một số kỹ thuật gợi nhớ.

Học trong bao lâu là tối ưu?

  • Học hai giờ mỗi lần.
  • Chia thành bốn phần học và nghỉ ngơi năm phút giữa mỗi lần.
  • Hoàn toàn thư giãn trong lúc nghỉ ngơi
  • Sau mỗi hai giờ học nên thư giãn nửa giờ.

Học nhồi nhét là không hiệu quả

Nhiều học sinh cho rằng ôn bài sớm chỉ vô ích vì họ sẽ quên hết trước khi thi và phải học lại từ đầu.họ cho rằng nên ôn bài cho mỗi môn học năm ngày trước khi thi, lúc đó chung ta phải nhồi nhét quá nhiều kiến thức. kiến thức mới công kiến thức cũ sẽ tạo cho ta một mớ lùng bùng khó sắp xếp tổng hợp.

Vậy nên ôn bài là cách tốt nhất.không ôn bài trong vòng hai mươi tư giờ bạn sẽ quên tám mươi phần trăm kiến thức vừa học.

Học bằng cách lập sơ đồ tư duy.Nó sẽ giúp bạn tiết kiêm thời gian vì nó chỉ tận dụng các từ khóa và bạn sẽ nhớ bài lâu hơn.

Sưu tầm*

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top