T
Tuyền Nguyễn
Guest
Về tục thờ thủy thần, nhân dân Vĩnh Phúc thường lưu truyền câu chuyện: ở ngã ba sông trước thành Văn Lang có một cây chiên đàn (có cụ già kể là cây ngô đồng) rất lớn, cành lá xum xuê. Một con hạc trắng thành tinh, thường bay lượn các nơi, bắt người tha về cây chiến đàn đó để ăn thịt, xương người chất thành đống ở bên sông. Nhà vua rất lo buồn mà không có cách gì trừ được con yêu hạc đó. Một hôm từ dưới sông hiện lên một chàng trai tuấn tú, xin với nhà vua để mình trị con hạc tinh đó. Giết xong quái điểu, chàng trai lặn xuống sông biến mất. Chàng trai ấy chính là thần Tam giang Bạch Hạc.
Bên cạnh thần Tam giang Bạch Hạc, ở Vĩnh Phúc còn có các thần sông, thần hồ, đầm, vực, thần ghềnh, bến... Khi thì hiển hiện thành người, khi thì thành rồng, rắn, thuồng luồng... Hình dung nhiều khi quái dị nhưng đều là phúc thần, giúp dân trị thuỷ hoặc cứu nạn, rất gần với con người.
Về chủ để giữ nước, nhân dân Vĩnh Phúc đã sáng tạo ra những truyền thuyết đẹp đẽ, những hình tượng kì vĩ như: Thánh Gióng, Người con gái núi Tam Đảo, Đinh Thiên Tích, Cốt Tung Đại Vương . . .
Thánh Gióng quê ở làng Phù Đổng (Tiên Du, Bắc Ninh), nhưng đã chống giặc Bắc nhiều trận trên đất Vĩnh Phúc. Tương truyền “vó ngựa của Thánh Gióng" đã in dấu thành những ao nhỏ, những vũng nước hình tròn chạy suốt dọc đường sắt từ gọi Bạch Hạc (thuộc địa phận Vĩnh Tường) tới Yên Viên (Hà Nội). Đánh tan giặc ân, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời cũng là từ đất Vĩnh Phúc: núi Sóc Sơn huyện Đa Phúc (từ năm 1981 là huyện Sóc Sơn thuộc Hà Nội).
Ở xã Hà Thạch, ven sông Thao (Phú Thọ lưu truyền câu chuyện Nguyễn Cận mua áo giáp da thuồng luồng đi đánh giặc Ân, ở làng An Lão, xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) ven sông Hồng có chàng trai họ Đỗ được thuỷ thần Tam Giang ban cho kiếm báu, tập hợp tráng đinh trong vùng đến yết kiến Vua Hùng xin đi đánh giặc ân. Giặc tan, chàng họ Đỗ lại trở về làng cũ, chỉ xin Vua Hùng cho làng An Lão được thờ thánh Tam Giang.
Cũng tham gia đánh giặc ân còn có người con gái núi Tam Đảo. Trước thế giặc mạnh, Vua Hùng cho sứ đi các trang, động cầu người dẹp giặc. Có một người con gái theo sứ xuống núi. Ra trận, chỉ lấy đá mà ném, giết được nhiều giặc ngay tại cửa ngõ thành Phong Châu. Giặc tan, nàng lại trở về núi. Tương truyền người con gái này chính là hiện thân của thần núi Tam Đảo. Người sau này còn giúp hoàng tử Lang Liêu làm bánh chưng bánh giày. Khi Lang Liêu được truyền ngôi đã lên núi đón nàng về kinh đô làm lễ cưới.
Truyện về Cốt Tung đại vương được kể lại rằng: Hai vợ chồng Trang Liễu Trì đã già mà chưa có con. Một hôm họ trèo lên một ngọn núi cao trong vùng (nay là núi Thanh Tước), thấy có nhiều xương cốt trên núi. Hai người bảo nhau thu nhặt, gói buộc rồi tung xuống chân núi để chôn cất. Sau ngày đó, người vợ thụ thai, sinh ra một người con trai khổng lồ. Nghĩ tới việc tung hài cốt ở trên núi, bố mẹ đặt tên con là Cốt Tung. Khi giặc ân vào cướp nước ta, giết hại dân lành, Cốt Tung căm giận, tập hợp người trong vùng đi đánh giặc. Trong một trận quyết chiến, ông bị giặc chém ngang cổ. Ông xé áo buộc cổ mở đường máu chạy về làng. Giặc hò hét đuối phía sau. Ông quay lại trợn mắt, một tay cầm giáo, một tay nhấc tảng đá to như con trâu, ném vào lũ giặc. Giặc khiếp sợ, không dám đuổi theo nữa. Cốt Tung chạy về đến gốc đa đầu làng, ngồi nghỉ, cắm giáo bên mình rồi chết, ở chỗ đó mối đùn lên thành mộ.
Bên cạnh thần Tam giang Bạch Hạc, ở Vĩnh Phúc còn có các thần sông, thần hồ, đầm, vực, thần ghềnh, bến... Khi thì hiển hiện thành người, khi thì thành rồng, rắn, thuồng luồng... Hình dung nhiều khi quái dị nhưng đều là phúc thần, giúp dân trị thuỷ hoặc cứu nạn, rất gần với con người.
Về chủ để giữ nước, nhân dân Vĩnh Phúc đã sáng tạo ra những truyền thuyết đẹp đẽ, những hình tượng kì vĩ như: Thánh Gióng, Người con gái núi Tam Đảo, Đinh Thiên Tích, Cốt Tung Đại Vương . . .
Thánh Gióng quê ở làng Phù Đổng (Tiên Du, Bắc Ninh), nhưng đã chống giặc Bắc nhiều trận trên đất Vĩnh Phúc. Tương truyền “vó ngựa của Thánh Gióng" đã in dấu thành những ao nhỏ, những vũng nước hình tròn chạy suốt dọc đường sắt từ gọi Bạch Hạc (thuộc địa phận Vĩnh Tường) tới Yên Viên (Hà Nội). Đánh tan giặc ân, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời cũng là từ đất Vĩnh Phúc: núi Sóc Sơn huyện Đa Phúc (từ năm 1981 là huyện Sóc Sơn thuộc Hà Nội).
Ở xã Hà Thạch, ven sông Thao (Phú Thọ lưu truyền câu chuyện Nguyễn Cận mua áo giáp da thuồng luồng đi đánh giặc Ân, ở làng An Lão, xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) ven sông Hồng có chàng trai họ Đỗ được thuỷ thần Tam Giang ban cho kiếm báu, tập hợp tráng đinh trong vùng đến yết kiến Vua Hùng xin đi đánh giặc ân. Giặc tan, chàng họ Đỗ lại trở về làng cũ, chỉ xin Vua Hùng cho làng An Lão được thờ thánh Tam Giang.
Cũng tham gia đánh giặc ân còn có người con gái núi Tam Đảo. Trước thế giặc mạnh, Vua Hùng cho sứ đi các trang, động cầu người dẹp giặc. Có một người con gái theo sứ xuống núi. Ra trận, chỉ lấy đá mà ném, giết được nhiều giặc ngay tại cửa ngõ thành Phong Châu. Giặc tan, nàng lại trở về núi. Tương truyền người con gái này chính là hiện thân của thần núi Tam Đảo. Người sau này còn giúp hoàng tử Lang Liêu làm bánh chưng bánh giày. Khi Lang Liêu được truyền ngôi đã lên núi đón nàng về kinh đô làm lễ cưới.
Truyện về Cốt Tung đại vương được kể lại rằng: Hai vợ chồng Trang Liễu Trì đã già mà chưa có con. Một hôm họ trèo lên một ngọn núi cao trong vùng (nay là núi Thanh Tước), thấy có nhiều xương cốt trên núi. Hai người bảo nhau thu nhặt, gói buộc rồi tung xuống chân núi để chôn cất. Sau ngày đó, người vợ thụ thai, sinh ra một người con trai khổng lồ. Nghĩ tới việc tung hài cốt ở trên núi, bố mẹ đặt tên con là Cốt Tung. Khi giặc ân vào cướp nước ta, giết hại dân lành, Cốt Tung căm giận, tập hợp người trong vùng đi đánh giặc. Trong một trận quyết chiến, ông bị giặc chém ngang cổ. Ông xé áo buộc cổ mở đường máu chạy về làng. Giặc hò hét đuối phía sau. Ông quay lại trợn mắt, một tay cầm giáo, một tay nhấc tảng đá to như con trâu, ném vào lũ giặc. Giặc khiếp sợ, không dám đuổi theo nữa. Cốt Tung chạy về đến gốc đa đầu làng, ngồi nghỉ, cắm giáo bên mình rồi chết, ở chỗ đó mối đùn lên thành mộ.