T
Tuyền Nguyễn
Guest
Vĩnh Phúc là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến đấu quyết liệt chống quân Nguyên Mông thời nhà Trần. Thần tích của các đền miếu cũng như truyền thuyết lưu truyền trong dân gian đã ghi khắc công lao của nhiều anh hùng thời Trần. Cả 3 lần cất quân xâm lược Đại Việt, quân Nguyên Mông đều theo đường Vân Nam, xuôi sông Thao, sông Hồng tiến về Thăng Long (tức đi qua địa phận Vĩnh Phúc). Trong đó, trận chiến để lại dấu ấn sâu đậm nhất qua nhiều thế hệ người dân Vĩnh Phúc là trận chiến diễn ra ở Bình Lệ Nguyên (vùng sông Cà Lồ, huyện Bình Xuyên) diễn ra ngày 17/1/1258 (12 tháng Chạp năm Đinh Tị). Vua Trần (Trần Thái Tông) ở cánh đồng bên này bờ sông, có voi, ngựa, bộ binh và thuyền chiến dưới sông. Chủ tướng Ngột Lương Hợp Thai đích thân chỉ huy trung quân từ bên kia bờ, vượt sông tấn công, chiến sự diễn ra ác liệt, ưu thế nghiêng về quân Nguyên Mông. Có người khuyên vua Trần tử chiến. Nhưng tướng Lê Tần vừa chiến đấu anh hùng, vừa quyết định kế hoạch rút lui, nhằm bảo vệ lực lượng và bảo vệ vua Trần. Ngoài trận quyết chiến ở Bình Lệ Nguyên (Bình Xuyên ngày nay), quân xâm lược Nguyên Mông còn vấp phải nhiều trận đánh mạnh mẽ ở Vĩnh Tường, Yên Lạc, Vĩnh Yên...
Truyền thuyết ở Thổ Tang, Vĩnh Tường kể về trận chiến của tướng Lân Hổ. Giặc Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta, làm nhiều điều tàn ác, giết hại dân chúng, tàn phá xóm làng. Lân Hổ chiêu mộ dân binh, với hai cậu ruột là Phùng Sáo Đen và Phùng Sáo Đá làm tả hữu tướng quân rồi tiến đánh quân giặc. Trận đánh diễn ra quyết liệt ở làng Thổ Tang (Vĩnh Tường ). Lân Hổ vung roi sắt đánh cho giặc chết như ngả rạ. Quan Lân Hổ còn vượt qua sông đánh nhau với giặc ở Ngã Ba Hạc. Trong trận quyết chiến này, Lân Hổ bị tướng giặc chém ngang cổ. Lân Hổ đỡ đầu buộc lại bằng đai áo rồi vung roi sắt đánh dạt giặc, mở đường thoát. Ngựa phi tới cầu Xa Lộc (nay là cầu Dòng Dọc), giữa Tứ Xá và Cao Xá (Lâm Thao, Phú Thọ thì Lân Hổ từ trần. Sau này, các làng Đồng Bảng (Tùng Thiện, Sơn Tây - quê gốc của Lân Hổ), Thổ Tang (Vĩnh Tường), đều có đền thờ “Lân Hổ Đô Thống Đại vương” .
Truyền thuyết ở vùng Tam Dương, Vĩnh Yên kể nhiều về 7 anh em họ Lỗ có công đánh đuổi giặc Nguyên bảo vệ nhà Trần. Tên họ thực của 7 anh em không được ghi rõ, chỉ biết là họ Lỗ ở làng Hán Lữ, chân núi Đinh (còn gọi là núi Đanh). Làng Hán Lữ nay thuộc Khai Quang (thành phố)Vĩnh Yên, trong số bảy vị có 6 anh trai và một em gái út. Theo truyền thuyết dân gian, nàng Bảy được nghĩa binh tôn làm chủ suý cùng 6 anh trai đã từng lấy dãy Tam Đảo làm căn cứ để chống nhà Trần, khi Trần Thủ Độ buộc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Trần Thủ Độ phải thân đem quân đánh dẹp. Bảy anh em rút về núi Tam Đảo. Khi quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta, bảy anh em lại xuống núi giúp nhà Trần, cùng nhân dân đuổi giặc ngoại xâm.
Sau chiến thắng, vua Trần đã ban khen bảy anh em họ Lỗ. Nàng Bảy được vua Trần phong hiệu là “Hùng nữ công chúa”. Khi mất, bảy anh em đều được nhân dân tưởng nhớ, thờ phụng. Hiện nay chỉ tính riêng vùng Tam Dương, Vĩnh Yên đã có tới gần 30 đình, đền, miếu thờ “Thất vị Lỗ Đinh Sơn”.
Truyền thuyết ở Thổ Tang, Vĩnh Tường kể về trận chiến của tướng Lân Hổ. Giặc Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta, làm nhiều điều tàn ác, giết hại dân chúng, tàn phá xóm làng. Lân Hổ chiêu mộ dân binh, với hai cậu ruột là Phùng Sáo Đen và Phùng Sáo Đá làm tả hữu tướng quân rồi tiến đánh quân giặc. Trận đánh diễn ra quyết liệt ở làng Thổ Tang (Vĩnh Tường ). Lân Hổ vung roi sắt đánh cho giặc chết như ngả rạ. Quan Lân Hổ còn vượt qua sông đánh nhau với giặc ở Ngã Ba Hạc. Trong trận quyết chiến này, Lân Hổ bị tướng giặc chém ngang cổ. Lân Hổ đỡ đầu buộc lại bằng đai áo rồi vung roi sắt đánh dạt giặc, mở đường thoát. Ngựa phi tới cầu Xa Lộc (nay là cầu Dòng Dọc), giữa Tứ Xá và Cao Xá (Lâm Thao, Phú Thọ thì Lân Hổ từ trần. Sau này, các làng Đồng Bảng (Tùng Thiện, Sơn Tây - quê gốc của Lân Hổ), Thổ Tang (Vĩnh Tường), đều có đền thờ “Lân Hổ Đô Thống Đại vương” .
Truyền thuyết ở vùng Tam Dương, Vĩnh Yên kể nhiều về 7 anh em họ Lỗ có công đánh đuổi giặc Nguyên bảo vệ nhà Trần. Tên họ thực của 7 anh em không được ghi rõ, chỉ biết là họ Lỗ ở làng Hán Lữ, chân núi Đinh (còn gọi là núi Đanh). Làng Hán Lữ nay thuộc Khai Quang (thành phố)Vĩnh Yên, trong số bảy vị có 6 anh trai và một em gái út. Theo truyền thuyết dân gian, nàng Bảy được nghĩa binh tôn làm chủ suý cùng 6 anh trai đã từng lấy dãy Tam Đảo làm căn cứ để chống nhà Trần, khi Trần Thủ Độ buộc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Trần Thủ Độ phải thân đem quân đánh dẹp. Bảy anh em rút về núi Tam Đảo. Khi quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta, bảy anh em lại xuống núi giúp nhà Trần, cùng nhân dân đuổi giặc ngoại xâm.
Sau chiến thắng, vua Trần đã ban khen bảy anh em họ Lỗ. Nàng Bảy được vua Trần phong hiệu là “Hùng nữ công chúa”. Khi mất, bảy anh em đều được nhân dân tưởng nhớ, thờ phụng. Hiện nay chỉ tính riêng vùng Tam Dương, Vĩnh Yên đã có tới gần 30 đình, đền, miếu thờ “Thất vị Lỗ Đinh Sơn”.