T
Tuyền Nguyễn
Guest
Sau đi chiến thắng quân Tần, Thục An Dương Vương mở rộng bờ cõi đến vùng đất Văn Lang. tập trung đắp thành Cổ Loa (thường gọi là Loa Thành), gồm nhiều lớp tường đất kiên cố và hào nước rộng sâu, tạo thành một căn cứ liên hoàn thuỷ bộ có kiến trúc độc đáo, biến kinh đô của nước Âu Lạc thành một trung tâm kinh tế và dân cư trù phú.
Những truyền thuyết ông Nồi, ông Nỏ, Loa Thành... đã cho thấy trong quá trình củng cố, xây dựng và phát triển nhà nước âu Lạc, An Dương Vương đã được thần và dân hết lòng ủng hộ. Hình tượng tiêu biểu cho thần linh là thần Kim Quy (Rùa Vàng) giúp xây thành. Thành xây xong, khi từ biệt, thần lại cho một cái móng để làm lẫy nỏ, khi có giặc thì đem nỏ ra bắn, một phát có thề chết hàng nghìn quân giặc (dân gian thường gọi là nỏ thần hoặc nỏ thần Kim Quy, ngọc phả đền Cổ Loa ghi theo âm Hán là Linh quang thần nỗ).
Cũng như các địa phương khác, nhân dân Vĩnh Phúc đã kể lại truyện Mị Châu - Trọng Thuỷ với một tình cảm đau xót, căm giận với tình tiết Lông ngỗng đưa đường, ngọc trai giếng nước, và cái chết thê thảm của nàng Mỵ Châu khờ dại. Bên cạnh đó, ở Vĩnh Phúc còn có những truyện kể về các tướng lĩnh hết lòng vì An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc. Đó là các truyện ông Nồi, ông Nỏ... ông Nồi quê ở Hương Canh (nay thuộc Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) làm nghề nặn nồi niêu, ông Nồi giỏi võ, giỏi vật lại thông minh, nhanh trí. Khi An Dương Vương mở khoa thi võ, cầu người hiền tài, dân làng cử đô Nồi đi thi. Nồi giật giải và được cử làm tướng cai quản quân sĩ trong triều đình Âu Lạc. Ông có công được phong tước “hầu” nên gọi là “Nồi hầu”. Khi An Dương Vương cho Triệu Đà cầu thân, can ngăn không được, ông Nồi bỏ về Chiêm Trạch làm ruộng. Triệu Đà chiếm được Cổ Loa, đưa quân về vây Chiêm Trạch dụ ông ra làm quan. Ba cha con ông cùng dân làng chống trả quyết liệt. Thấy yếu thế, ông rút về quê cũ Hương Canh. Quân giặc đuổi sát, vợ chồng ông cùng tự vẫn.
Ông Nỏ tục gọi là Đô Lỗ, tức Cao Lỗ, một vị tướng giỏi của Vua Thục. Ông vốn quê ở mạn Lục Đầu (Vũ Linh xưa), nay thuộc xã Cao Đức, huyện Gia Lương (Bắc Giang). Theo truyền thuyết, Cao Lỗ đã chế ra loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên bằng đồng. Đó là thứ vũ khí lợi hại của người Âu Lạc, quân Triệu Đà rất sợ. Thấy vua Thục cho Trọng Thuỷ ở rể trong thành Cổ Loa, Cao Lỗ lập tức vào triều can ngăn. An Dương Vương không nghe. Ông đành rời bỏ triều đình và nhắn lại một câu: “Nhà Vua giữ được nỏ thần thì còn thiên hạ, mất nỏ thần thì sẽ mất thiên hạ”. Đến khi Triệu Đà đánh vào Loa Thành, Cao Lỗ lại trở lại kinh thành nhằm giải vây cho An Dương Vương, nhưng không chống trả lại được sức mạnh của quân giặc, ông cùng một số người tâm phúc hi sinh giữa trận tiền.
Người dân ở trong vùng Hương Canh (Bình Xuyên) Vĩnh Yên... còn kể về cải chết của Cao Lỗ như sau: Trong một trận quyết chiến ở ngay làng Hương Canh, Cao Lỗ bị vây đánh rất sát. Không chịu để giặc bắt, Cao Lỗ đã tử tiết với lưỡi dao trên tay. Đầu Cao Lỗ văng về phía Nam, rơi vào địa phận làng Hiển Lễ (trước đây thuộc Kim Anh, nay thuộc xã Cao Minh, huyện Mê Linh), thân Cao Lỗ được đưa về nhận chìm thuyền ở Đầm Vạc (Vĩnh Yên). Vì sự tích trên, Hương Canh, Vĩnh Yên làm nồi mà không làm vung, vì đầu Cao Lỗ đã sang làng Hiển Lễ. Còn Hiển Lễ nặn vung mà không nặn nồi, vì Hiển Lễ chỉ giữ được đầu Cao Lỗ. Làng Canh (Hương Canh) nặn nồi phải lấy đất đáy Đầm Vạc, vì đó là thịt xương Cao Lỗ hoá thành.
Chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà cho nhập vào nước Nam Việt. Năm 111 trước công nguyên, triều đình nhà Hán phong cho Lộ Bác Đức chức Phục Ba tướng quân, dẫn 10 vạn quân tấn công tiêu diệt nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà. Lúc bầy giờ quan thừa tướng Lữ Gia, truyền hịch khắp nước rồi giết sứ nhà Hán, cầm quân chống trả Lộ Bác Đức. Cuộc kháng chiến của Lữ Gia sớm thất bại, và nước ta sau đó nội thuộc nhà Hán.
Ở Vĩnh Phúc cũng có truyền thuyết về Lữ Gia, một số làng ở hai bên bờ sông Lô có thờ Lữ thừa tướng. Truyền thuyết về Lữ Gia như sau:
Lữ Gia bị quân Hán đánh thua, giặc chém đứt đầu, ông lấy khăn lụa buộc cổ giữ cho đầu khỏi rơi, rồi phóng ngựa chạy đến bến đò Lạn Quán (Lập Thạch). Giặc đuổi riết sau lưng, trước mặt là sông Lô cuộn chảy, đang cơn nguy cấp, chợt thấy một con đò nhỏ xuất hiện, hai người con gái rạp mình gắng sức chèo tới đón Lữ Gia xuống thuyền sang đất Nha Môn (nay thuộc Phù Ninh, Phú Thọ). Lữ thừa tướng lên bờ, hỏi họ tên hai cô gái. Các cô thưa: “Chúng tôi họ Triệu, là hai chị em vẫn chở đò ngang ở bến sông này, thấy tướng quân bị giặc Hán đuổi nên sang cứu”. Lữ Gia vào nghỉ ở một quán nước ven sông. Bà cụ bán hàng nước rót chè tươi mời khách. Lữ Gia hỏi bà cụ: “Người ta đầu đã lìa khỏi cổ còn sống được không?”. Bà cụ sợ hãi trả lời : “Đầu lìa khỏi cố còn sống sao được nữa”. Lữ Gia nghe dứt lời, ngã vật xuống mà chết, đầu văng ra xa.
Giặc Hán hò hét vang sông, giết chết hai cô gái họ Triệu. Chúng tìm Lữ Gia thì chỉ thấy một đống mối đùn rất to. Trước đó một con chó ngao xuất hiện ngoạm đầu Lữ Gia chạy ngược bờ sông. Bọn lính Hán đuổi theo. Con chó nhảy xuống sông sang bên kia là bến Bạch Lưu, chạy sâu vào vùng núi Yên Thiết ( xã Quang Yên, Lập Thạch), mang đầu Lữ Gia lên ngọn núi lấy chân cào đất mà chôn.
Một số làng hai bên bờ sông Lô đều thờ Lữ Gia và hai cô gái họ Triệu, đồng thời còn kết nghĩa với nhau.
Những truyền thuyết ông Nồi, ông Nỏ, Loa Thành... đã cho thấy trong quá trình củng cố, xây dựng và phát triển nhà nước âu Lạc, An Dương Vương đã được thần và dân hết lòng ủng hộ. Hình tượng tiêu biểu cho thần linh là thần Kim Quy (Rùa Vàng) giúp xây thành. Thành xây xong, khi từ biệt, thần lại cho một cái móng để làm lẫy nỏ, khi có giặc thì đem nỏ ra bắn, một phát có thề chết hàng nghìn quân giặc (dân gian thường gọi là nỏ thần hoặc nỏ thần Kim Quy, ngọc phả đền Cổ Loa ghi theo âm Hán là Linh quang thần nỗ).
Cũng như các địa phương khác, nhân dân Vĩnh Phúc đã kể lại truyện Mị Châu - Trọng Thuỷ với một tình cảm đau xót, căm giận với tình tiết Lông ngỗng đưa đường, ngọc trai giếng nước, và cái chết thê thảm của nàng Mỵ Châu khờ dại. Bên cạnh đó, ở Vĩnh Phúc còn có những truyện kể về các tướng lĩnh hết lòng vì An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc. Đó là các truyện ông Nồi, ông Nỏ... ông Nồi quê ở Hương Canh (nay thuộc Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) làm nghề nặn nồi niêu, ông Nồi giỏi võ, giỏi vật lại thông minh, nhanh trí. Khi An Dương Vương mở khoa thi võ, cầu người hiền tài, dân làng cử đô Nồi đi thi. Nồi giật giải và được cử làm tướng cai quản quân sĩ trong triều đình Âu Lạc. Ông có công được phong tước “hầu” nên gọi là “Nồi hầu”. Khi An Dương Vương cho Triệu Đà cầu thân, can ngăn không được, ông Nồi bỏ về Chiêm Trạch làm ruộng. Triệu Đà chiếm được Cổ Loa, đưa quân về vây Chiêm Trạch dụ ông ra làm quan. Ba cha con ông cùng dân làng chống trả quyết liệt. Thấy yếu thế, ông rút về quê cũ Hương Canh. Quân giặc đuổi sát, vợ chồng ông cùng tự vẫn.
Ông Nỏ tục gọi là Đô Lỗ, tức Cao Lỗ, một vị tướng giỏi của Vua Thục. Ông vốn quê ở mạn Lục Đầu (Vũ Linh xưa), nay thuộc xã Cao Đức, huyện Gia Lương (Bắc Giang). Theo truyền thuyết, Cao Lỗ đã chế ra loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên bằng đồng. Đó là thứ vũ khí lợi hại của người Âu Lạc, quân Triệu Đà rất sợ. Thấy vua Thục cho Trọng Thuỷ ở rể trong thành Cổ Loa, Cao Lỗ lập tức vào triều can ngăn. An Dương Vương không nghe. Ông đành rời bỏ triều đình và nhắn lại một câu: “Nhà Vua giữ được nỏ thần thì còn thiên hạ, mất nỏ thần thì sẽ mất thiên hạ”. Đến khi Triệu Đà đánh vào Loa Thành, Cao Lỗ lại trở lại kinh thành nhằm giải vây cho An Dương Vương, nhưng không chống trả lại được sức mạnh của quân giặc, ông cùng một số người tâm phúc hi sinh giữa trận tiền.
Người dân ở trong vùng Hương Canh (Bình Xuyên) Vĩnh Yên... còn kể về cải chết của Cao Lỗ như sau: Trong một trận quyết chiến ở ngay làng Hương Canh, Cao Lỗ bị vây đánh rất sát. Không chịu để giặc bắt, Cao Lỗ đã tử tiết với lưỡi dao trên tay. Đầu Cao Lỗ văng về phía Nam, rơi vào địa phận làng Hiển Lễ (trước đây thuộc Kim Anh, nay thuộc xã Cao Minh, huyện Mê Linh), thân Cao Lỗ được đưa về nhận chìm thuyền ở Đầm Vạc (Vĩnh Yên). Vì sự tích trên, Hương Canh, Vĩnh Yên làm nồi mà không làm vung, vì đầu Cao Lỗ đã sang làng Hiển Lễ. Còn Hiển Lễ nặn vung mà không nặn nồi, vì Hiển Lễ chỉ giữ được đầu Cao Lỗ. Làng Canh (Hương Canh) nặn nồi phải lấy đất đáy Đầm Vạc, vì đó là thịt xương Cao Lỗ hoá thành.
Chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà cho nhập vào nước Nam Việt. Năm 111 trước công nguyên, triều đình nhà Hán phong cho Lộ Bác Đức chức Phục Ba tướng quân, dẫn 10 vạn quân tấn công tiêu diệt nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà. Lúc bầy giờ quan thừa tướng Lữ Gia, truyền hịch khắp nước rồi giết sứ nhà Hán, cầm quân chống trả Lộ Bác Đức. Cuộc kháng chiến của Lữ Gia sớm thất bại, và nước ta sau đó nội thuộc nhà Hán.
Ở Vĩnh Phúc cũng có truyền thuyết về Lữ Gia, một số làng ở hai bên bờ sông Lô có thờ Lữ thừa tướng. Truyền thuyết về Lữ Gia như sau:
Lữ Gia bị quân Hán đánh thua, giặc chém đứt đầu, ông lấy khăn lụa buộc cổ giữ cho đầu khỏi rơi, rồi phóng ngựa chạy đến bến đò Lạn Quán (Lập Thạch). Giặc đuổi riết sau lưng, trước mặt là sông Lô cuộn chảy, đang cơn nguy cấp, chợt thấy một con đò nhỏ xuất hiện, hai người con gái rạp mình gắng sức chèo tới đón Lữ Gia xuống thuyền sang đất Nha Môn (nay thuộc Phù Ninh, Phú Thọ). Lữ thừa tướng lên bờ, hỏi họ tên hai cô gái. Các cô thưa: “Chúng tôi họ Triệu, là hai chị em vẫn chở đò ngang ở bến sông này, thấy tướng quân bị giặc Hán đuổi nên sang cứu”. Lữ Gia vào nghỉ ở một quán nước ven sông. Bà cụ bán hàng nước rót chè tươi mời khách. Lữ Gia hỏi bà cụ: “Người ta đầu đã lìa khỏi cổ còn sống được không?”. Bà cụ sợ hãi trả lời : “Đầu lìa khỏi cố còn sống sao được nữa”. Lữ Gia nghe dứt lời, ngã vật xuống mà chết, đầu văng ra xa.
Giặc Hán hò hét vang sông, giết chết hai cô gái họ Triệu. Chúng tìm Lữ Gia thì chỉ thấy một đống mối đùn rất to. Trước đó một con chó ngao xuất hiện ngoạm đầu Lữ Gia chạy ngược bờ sông. Bọn lính Hán đuổi theo. Con chó nhảy xuống sông sang bên kia là bến Bạch Lưu, chạy sâu vào vùng núi Yên Thiết ( xã Quang Yên, Lập Thạch), mang đầu Lữ Gia lên ngọn núi lấy chân cào đất mà chôn.
Một số làng hai bên bờ sông Lô đều thờ Lữ Gia và hai cô gái họ Triệu, đồng thời còn kết nghĩa với nhau.