Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
NGÔI NHÀ CHUNG
CAFE VnKienThuc
CLB Văn học
Truyện Thủy Hử ( toàn tập )
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="thu hoang" data-source="post: 98994" data-attributes="member: 82944"><p>- Chẳng hay Đề Hạt đùa tôi hẳn? </p><p></p><p> Lỗ Đạt nghe nói vội đứng dậy, tay cầm hai gói thịt, rồi trợn mắt nhìn Trịnh Đồ nói:</p><p></p><p> - Ta lại đùa với lũ ngươi hay sao? </p><p></p><p>Nói xong cầm hai gói thịt ném toét vào mặt Trịnh Đồ. Trịnh Đồ bừng bừng nổi giận không sao chịu được, liền với lên bàn thịt cầm lấy con dao nhọn, nhảy sả vào toan đâm, Lỗ Đề Hạt thấy vậy lùi bước đi thẳng ra ngoài phố, hai bên phố xá cùng bọn đồ tể ở trong không ai dám bén mảng đến can ngăn gì cả, bao nhiêu những khách bộ hành đều đứng lại để xem, còn tên tiểu nhị ở hàng cơm đến đấy cũng kinh sợ vô cùng.</p><p></p><p> Trịnh Đồ tay hữu cầm dao, tay tả thì níu lấy Lỗ Đạt chạy theo toan đánh. Lỗ Đạt thừa thế nắm lấy tay tả Trịnh Đồ, đá vào bụng dưới một cẳng chân ngã lăn xuống phố, rồi lại xông vào giở quả đấm ra hiệu mà bảo rằng:</p><p></p><p>- Tao đây theo hầu quan Kinh lược Đại tướng, làm đến chức quan tây Ngũ Lộ Liêm Phóng Sứ mới được gọi là Trấn Quan Tây, còn như mày chỉ là một đứa cầm dao bán thịt, thân danh như một con chó, thế mà cũng học đòi gọi Trấn quan tây, rồi lại lừa đảo ép nài bố con Thúy Liên là nghĩa làm sao? </p><p></p><p> Nói đoạn đánh cho một đấm vào giữa mũi, vẹo về một bên, máu chảy ra lênh láng. Trịnh Đồ không sao bò dậy được, bỏ vất con dao ra mặt đất, trong mồm chỉ lẩm bẩm nói:</p><p></p><p> - Được lắm! Đánh giỏi!</p><p></p><p> Lỗ Đạt mắng luôn rằng:</p><p></p><p> - Mày lại há miệng ra nữa đấy à? </p><p></p><p> Nói xong lại đánh cho một đấm chính giữa mí mắt, lòi cả con ngươi ra ngoài, rồi lại đấm vào thái dương một cái rất mạnh.</p><p></p><p> Đoạn thấy Trịnh Đồ nằm sóng soạt ra đất, chỉ thở hơi ra, không hít vào được nữa, Lỗ Đạt liền nói tảng đi rằng:</p><p></p><p> - Mày giả cách chết à? Ông đánh cho một chập nữa bây giờ.</p><p></p><p> Dè đâu trông sắc mặt Trịnh Đồ càng ngày càng tái nhợt mãi đi. Lỗ Đạt biết là tất chết, trong bụng nghĩ:</p><p></p><p>- Ta chỉ định đánh cho đau đớn, ai ngờ mới có ba cái đấm, mà nó đã chết hay sao? Nếu thế thì ta bị quan Tư giam chấp, thì lấy ai đưa cơm nước cho ta? Âu là bất nhược ta liệu trước là xong.</p><p></p><p> Nghĩ đoạn, rảo bước ngoắt đi, lại còn quay lại trỏ vào xác Trịnh Đồ mà nói rằng:</p><p></p><p> - Mày giả cách chết, để rồi tao liệu cho mày.</p><p></p><p>Lỗ Đạt miệng thì tức mắng, chân thì cất gót cho mau, phố xá xóm giềng không ai còn dám đến ngăn cản nữa. Khi về tới nhà trọ, thu nhặt tiền nong gói vào một gói. Tay cầm một cái gậy đỏan rồi lén bước ra cửa Nam môn rồi cút đi thẳng.</p><p></p><p>Lũ đồ tể thấy Lỗ Đạt đi rồi, liền cùng với tiểu nhị và xóm làng, túm vào khua gọi Trịnh Đồ mà đỡ dậy. Không ngờ kêu gọi đến nửa ngày trời cũng không thấy tỉnh, than ôi!</p><p></p><p></p><p>Biết đâu cái đánh vô tình</p><p>Xuôi hồn biển tử tan tành như chơi! </p><p></p><p> Các người lân bang thấy vậy, vội làm đơn đi trình quan Phủ.</p><p></p><p>Quan Phủ xem đơn trình, biết Lỗ Đề Hạt là người nhà quan Kinh Lược, không dám thiện tiện bắt ngay, bèn lên kiệu vào phủ Kinh lược để trình.</p><p></p><p> Quan Kinh Lược nghe lời trình của quan Phủ, thì giật mình kinh lạ mà tự nghĩ:</p><p></p><p>- Lỗ Đạt tuy võ nghệ giỏi, nhưng tính tình vẫn thô mãng xưa nay, nay lại xảy ra có việc án mạng thế này, thì ta che chở làm sao cho tiện, bất nhược ta cứ giao mặc cho tra hỏi là xong.</p><p></p><p> Liền bảo với quan Phủ rằng:</p><p></p><p>- Tên Lỗ Đạt vốn là quân quan ở bên dinh Kinh Lược phụ thân tôi, nhưng vì tôi thiếu người sai dùng, cho nên mượn hắn sang đây để làm chức Đề Hạt, nay chẳng may lại phạm việc án mạng như thế, xin cứ theo phép công mà đòi hỏi, xem hắn khai báo ra sao? Rồi sẽ định tội. Nhưng thế nào cũng phải cho phụ thân tôi biết trước, rồi mới quyết đoán được, kẻo nhất lỡ sau này phụ thân tôi cho gọi đến hắn thì thêm rầy.</p><p></p><p> Quan phủ vâng lời mà rằng:</p><p></p><p>- Chúng tôi xin tra hỏi căn do, đệ trình lên quan Lão Kinh Lược tướng công, rồi mới dám thi hành, chứ có đâu chúng tôi lại tự xử ngay được.</p><p></p><p>Quan Phủ Doãn chào quan Kinh Lược, rồi lên kiệu về nha, sai thảo công văn giao cho bọn bộ tập đi bắt Lỗ Đạt. Bấy giờ Vương Quan Sát lĩnh công văn dẫn hai mươi tên công sai, đi đến nhà trọ của Lỗ Đạt, thì thấy chủ nhà nói rằng:</p><p></p><p> - Lỗ Đạt vừa mới khoác khăn gói, cầm gậy đỏan ra đi lúc nãy. Chúng tôi vẫn tưởng là có công sai gì, cho nên không dám hỏi han đến nữa.</p><p></p><p> Vương Quan Sát sai phá cửa phòng của Lỗ Đạt ra xem, thì chỉ thấy có một ít quần áo tồi tàn, và chiếu chăn còn bỏ lại ở đó, liền bắt chủ hàng dẫn đi các nơi để tìm bắt, nhưng nào có thấy tung tích ở đâu? Vương Quan Sát bất đắc dĩ phải bắt hai tên lân bang, cùng chủ trọ của Lỗ Đạt mà đem về giải phủ.</p><p></p><p> Quan Phủ Doãn ra hỏi đầu đuôi xong, nhất diện phái người khám xét tử thi Trịnh Đồ, nhất diện làm thành án văn, viết tên tuổi tướng mạo Lỗ Đạt cho đi dán khắp nơi, nếu ai bắt được phạm nhân sẽ thưởng tiền 2.000 quan, còn các nguyên cáo cùng xóm giềng đều cho về cả.</p><p></p><p> Lỗ Đạt từ khi đi khỏi Vị Châu rồi, vội vàng hất hải, đi đến chỗ nọ chỗ kia, không biết nơi đâu là định sở, thực là đói không chọn cơm, rét không chọn áo, lạc không chọn đường, nghèo không chọn vợ, tình cảnh bấy giờ thật là nan bách. Mê man vơ vẫn vừa nửa tháng trời mới tới Huyện Nhạn Môn, bước chân vào trong thành thấy phố phường náo nhiệt, xe ngựa tưng bừng, các hàng quán bán buôm rất là tề chỉnh, tuy là một chốn huyện thành, mà lại có phần hơn mọi châu phủ.</p><p></p><p> Lỗ Đạt đương đi lững thững một mình, bỗng thấy một đám đông người xô lại vào bên đường, để xem bảng yết thị, nên cũng len bước vào xem.</p><p></p><p> Lỗ Đạt tuy không biết chữ nhưng cũng lắng tai nghe thấy người ta đọc rằng:</p><p></p><p>- "Châu huyện Nhạn Môn, vâng lệnh quan phủ Thái Nguyên, yết thị cho nhân dân biết: Tên Lỗ Đạt tức là viên Đề Hạt ở phủ quan Kinh Lược Vị Châu, phạm tội đánh chết Trịnh Đồ, rồi trốn mất, ai mà chứa chấp trong nhà, quan trên bắt tội sẽ xử tội như phạm nhân, bằng ai bắt được đem ra nộp thì sẽ được thưởng 1.000 quan ... "</p><p></p><p> Lỗ Đạt vừa nghe đến đó, chợt thấy đàng sau lưng có người kêu to lên rằng: </p><p>Trương Đại Ca ôi! Bác đi đâu đến đây? </p><p></p><p> Đoạn rồi người ấy ôm lưng Lỗ Đạt mà kéo đi ra khỏi đám người đông đúc. Mới hay:</p><p></p><p></p><p><em>Anh hùng tiếng đã gọi rằng.</em></p><p><em>Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha.</em></p><p><em>Bốn phương đâu chẳng là nhà.</em></p><p><em>Sao cho thảo mộc sơn hà biết tên?</em></p><p><em>Chắc đâu là họa là duyên, </em></p><p><em>Chắc đâu oán trả ơn đền là đâu?</em></p><p><em>Ở đời thấm thoát bao lâu, </em></p><p><em>Biết nhau tế độ cho nhau mới là ... </em></p><p></p><p> <strong><u>Lời bàn của Thánh Thán</u>:</strong></p><p></p><p> <em>Hồi này vừa tả xong Sử Tiến anh hùng, tiếp taỷ tả luôn Lỗ Đạt anh hùng. Vừa tả xong Sử Tiến thô tháo; Tiếp tay tả luôn Lỗ Đạt thô tháo. Vừa tả xong Sử Tiến quên Lợi, tiếp tay tả luôn Lỗ Đạt quên lợi; Vừa tả xong Sử Tiến nóng nảy, tiếp tay tả luôn Lỗ Đạt nóng nảy. Tác giả gặp chỗ bí chạy theo đường nghẽn, cho rõ tài bút lục của mình, độc giả cũng nên xem xét từng chỗ, để phân định hai kẻ khác nhau, không phải chỉ tả một thứ con người, mới khỏi phụ lòng khốn khổ của nhà viết nên sử!</em></p><p><em></em></p><p> <em>Một trăm lẻ tám vị anh hùng, kể đầu từ Sử Tiến, một kẻ xuất danh lãnh chúng sau này. Thế mà tác giả chép ở Thiếu Hoa Sơn, một đoạn văn đặc biệt, rằng:" Ông cha tôi khi xưa, vốn là người lương thiện, có đâu tôi đem thân đến đây, mà làm ô nhục hay sao? ... " Điều đó há phải sơ tâm riêng một con người như Sử Tiến sự thực cũng là sơ tâm của một trăm lẻ tám người kia. Chỉ vì một tay tài điệu, không chỗ giở ra một thân khí lực, không nơi dùng đến, mà tíng con thuồng luồng đâu chịu chết khô trên ruộng cạn, lại thêm những cái oán của đời gian giảo, mới nổi lên một đám với nhau, như vậy con nhà lương thiện đã chả được dùng đến, phải đành chịu tiếng nhơ ở trong thanh giá, cũng chả tiếc được nữa, khiến một trăm lẻ tám người, lạc cả vào Bến Nước. Hỡi ôi! Những tài điệu kia, đều tài điệu của triều đình, những khí lực kia, đều khí lực cho chiến trận, đã phải bất đắc dĩ sa vào Bến Nước (Thủy Hử),đó là lỗi tại ai? ? ? </em></p><p><em></em></p><p><em>Chủ đề về Sử Tiến hồi này, cốt tìm tới chốn Lão Trung quan Tướng Công Kinh Lược, để hỏi thăm sư phụ Vương Tiến, chợt đâu biến thể, trật ra ngoài nơi Lão Trung Kinh Lược Tướng Công, mà chuyển sang chốn Tiểu Trung Kinh Lược Tướng Công, ngoài sự tìm sư phụ Vương Tiến, lại hóa hiện ra một sư phụ Lý Trung, đọc đến đây thấy như bức mây đỏ trên vòm trời biến hiện muôn hình vạn trạng, chả phải cứ nhìn theo một con mắt, mà để nhận ra đâu.</em></p><p><em></em></p><p> <em>Tả cái chỗ làm người của Lỗ Đạt, một bầu máu nóng phát ra, càng thẹn cho những kẻ thư sinh ăn bám của người, chưa dám thò tay liều giúp ai một việc. Đức Khổng Tử nói:Đọc Kinh Thi có thể nổi lên, thì ta với các Tỳ quan, cũng thấy hay lắm vậy!</em></p><p><em></em></p><p> <em>Đánh chết Trịnh Đồ, thực vội vàng lắm thay, chỉ thêm vào từng chỗ tên tiểu nhị báo tin, làm cho sốt ruột, thấy một lần đầu tiểu nhị nói ra, lần thứ hai ngoài tiểu nhị ra, lại thêm sự mua thịt nữa, lần thứ ba lại thêm ra những kẻ đi đường ... Không ngờ tình văn như lụa, tình sự lại như gương, khiến ta muốn vạch ra mà xem tới trong lòng vậy. </em></p><p><em></em></p><p><em>( Còn tiếp )</em></p><p><em></em></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="thu hoang, post: 98994, member: 82944"] - Chẳng hay Đề Hạt đùa tôi hẳn? Lỗ Đạt nghe nói vội đứng dậy, tay cầm hai gói thịt, rồi trợn mắt nhìn Trịnh Đồ nói: - Ta lại đùa với lũ ngươi hay sao? Nói xong cầm hai gói thịt ném toét vào mặt Trịnh Đồ. Trịnh Đồ bừng bừng nổi giận không sao chịu được, liền với lên bàn thịt cầm lấy con dao nhọn, nhảy sả vào toan đâm, Lỗ Đề Hạt thấy vậy lùi bước đi thẳng ra ngoài phố, hai bên phố xá cùng bọn đồ tể ở trong không ai dám bén mảng đến can ngăn gì cả, bao nhiêu những khách bộ hành đều đứng lại để xem, còn tên tiểu nhị ở hàng cơm đến đấy cũng kinh sợ vô cùng. Trịnh Đồ tay hữu cầm dao, tay tả thì níu lấy Lỗ Đạt chạy theo toan đánh. Lỗ Đạt thừa thế nắm lấy tay tả Trịnh Đồ, đá vào bụng dưới một cẳng chân ngã lăn xuống phố, rồi lại xông vào giở quả đấm ra hiệu mà bảo rằng: - Tao đây theo hầu quan Kinh lược Đại tướng, làm đến chức quan tây Ngũ Lộ Liêm Phóng Sứ mới được gọi là Trấn Quan Tây, còn như mày chỉ là một đứa cầm dao bán thịt, thân danh như một con chó, thế mà cũng học đòi gọi Trấn quan tây, rồi lại lừa đảo ép nài bố con Thúy Liên là nghĩa làm sao? Nói đoạn đánh cho một đấm vào giữa mũi, vẹo về một bên, máu chảy ra lênh láng. Trịnh Đồ không sao bò dậy được, bỏ vất con dao ra mặt đất, trong mồm chỉ lẩm bẩm nói: - Được lắm! Đánh giỏi! Lỗ Đạt mắng luôn rằng: - Mày lại há miệng ra nữa đấy à? Nói xong lại đánh cho một đấm chính giữa mí mắt, lòi cả con ngươi ra ngoài, rồi lại đấm vào thái dương một cái rất mạnh. Đoạn thấy Trịnh Đồ nằm sóng soạt ra đất, chỉ thở hơi ra, không hít vào được nữa, Lỗ Đạt liền nói tảng đi rằng: - Mày giả cách chết à? Ông đánh cho một chập nữa bây giờ. Dè đâu trông sắc mặt Trịnh Đồ càng ngày càng tái nhợt mãi đi. Lỗ Đạt biết là tất chết, trong bụng nghĩ: - Ta chỉ định đánh cho đau đớn, ai ngờ mới có ba cái đấm, mà nó đã chết hay sao? Nếu thế thì ta bị quan Tư giam chấp, thì lấy ai đưa cơm nước cho ta? Âu là bất nhược ta liệu trước là xong. Nghĩ đoạn, rảo bước ngoắt đi, lại còn quay lại trỏ vào xác Trịnh Đồ mà nói rằng: - Mày giả cách chết, để rồi tao liệu cho mày. Lỗ Đạt miệng thì tức mắng, chân thì cất gót cho mau, phố xá xóm giềng không ai còn dám đến ngăn cản nữa. Khi về tới nhà trọ, thu nhặt tiền nong gói vào một gói. Tay cầm một cái gậy đỏan rồi lén bước ra cửa Nam môn rồi cút đi thẳng. Lũ đồ tể thấy Lỗ Đạt đi rồi, liền cùng với tiểu nhị và xóm làng, túm vào khua gọi Trịnh Đồ mà đỡ dậy. Không ngờ kêu gọi đến nửa ngày trời cũng không thấy tỉnh, than ôi! Biết đâu cái đánh vô tình Xuôi hồn biển tử tan tành như chơi! Các người lân bang thấy vậy, vội làm đơn đi trình quan Phủ. Quan Phủ xem đơn trình, biết Lỗ Đề Hạt là người nhà quan Kinh Lược, không dám thiện tiện bắt ngay, bèn lên kiệu vào phủ Kinh lược để trình. Quan Kinh Lược nghe lời trình của quan Phủ, thì giật mình kinh lạ mà tự nghĩ: - Lỗ Đạt tuy võ nghệ giỏi, nhưng tính tình vẫn thô mãng xưa nay, nay lại xảy ra có việc án mạng thế này, thì ta che chở làm sao cho tiện, bất nhược ta cứ giao mặc cho tra hỏi là xong. Liền bảo với quan Phủ rằng: - Tên Lỗ Đạt vốn là quân quan ở bên dinh Kinh Lược phụ thân tôi, nhưng vì tôi thiếu người sai dùng, cho nên mượn hắn sang đây để làm chức Đề Hạt, nay chẳng may lại phạm việc án mạng như thế, xin cứ theo phép công mà đòi hỏi, xem hắn khai báo ra sao? Rồi sẽ định tội. Nhưng thế nào cũng phải cho phụ thân tôi biết trước, rồi mới quyết đoán được, kẻo nhất lỡ sau này phụ thân tôi cho gọi đến hắn thì thêm rầy. Quan phủ vâng lời mà rằng: - Chúng tôi xin tra hỏi căn do, đệ trình lên quan Lão Kinh Lược tướng công, rồi mới dám thi hành, chứ có đâu chúng tôi lại tự xử ngay được. Quan Phủ Doãn chào quan Kinh Lược, rồi lên kiệu về nha, sai thảo công văn giao cho bọn bộ tập đi bắt Lỗ Đạt. Bấy giờ Vương Quan Sát lĩnh công văn dẫn hai mươi tên công sai, đi đến nhà trọ của Lỗ Đạt, thì thấy chủ nhà nói rằng: - Lỗ Đạt vừa mới khoác khăn gói, cầm gậy đỏan ra đi lúc nãy. Chúng tôi vẫn tưởng là có công sai gì, cho nên không dám hỏi han đến nữa. Vương Quan Sát sai phá cửa phòng của Lỗ Đạt ra xem, thì chỉ thấy có một ít quần áo tồi tàn, và chiếu chăn còn bỏ lại ở đó, liền bắt chủ hàng dẫn đi các nơi để tìm bắt, nhưng nào có thấy tung tích ở đâu? Vương Quan Sát bất đắc dĩ phải bắt hai tên lân bang, cùng chủ trọ của Lỗ Đạt mà đem về giải phủ. Quan Phủ Doãn ra hỏi đầu đuôi xong, nhất diện phái người khám xét tử thi Trịnh Đồ, nhất diện làm thành án văn, viết tên tuổi tướng mạo Lỗ Đạt cho đi dán khắp nơi, nếu ai bắt được phạm nhân sẽ thưởng tiền 2.000 quan, còn các nguyên cáo cùng xóm giềng đều cho về cả. Lỗ Đạt từ khi đi khỏi Vị Châu rồi, vội vàng hất hải, đi đến chỗ nọ chỗ kia, không biết nơi đâu là định sở, thực là đói không chọn cơm, rét không chọn áo, lạc không chọn đường, nghèo không chọn vợ, tình cảnh bấy giờ thật là nan bách. Mê man vơ vẫn vừa nửa tháng trời mới tới Huyện Nhạn Môn, bước chân vào trong thành thấy phố phường náo nhiệt, xe ngựa tưng bừng, các hàng quán bán buôm rất là tề chỉnh, tuy là một chốn huyện thành, mà lại có phần hơn mọi châu phủ. Lỗ Đạt đương đi lững thững một mình, bỗng thấy một đám đông người xô lại vào bên đường, để xem bảng yết thị, nên cũng len bước vào xem. Lỗ Đạt tuy không biết chữ nhưng cũng lắng tai nghe thấy người ta đọc rằng: - "Châu huyện Nhạn Môn, vâng lệnh quan phủ Thái Nguyên, yết thị cho nhân dân biết: Tên Lỗ Đạt tức là viên Đề Hạt ở phủ quan Kinh Lược Vị Châu, phạm tội đánh chết Trịnh Đồ, rồi trốn mất, ai mà chứa chấp trong nhà, quan trên bắt tội sẽ xử tội như phạm nhân, bằng ai bắt được đem ra nộp thì sẽ được thưởng 1.000 quan ... " Lỗ Đạt vừa nghe đến đó, chợt thấy đàng sau lưng có người kêu to lên rằng: Trương Đại Ca ôi! Bác đi đâu đến đây? Đoạn rồi người ấy ôm lưng Lỗ Đạt mà kéo đi ra khỏi đám người đông đúc. Mới hay: [I]Anh hùng tiếng đã gọi rằng. Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha. Bốn phương đâu chẳng là nhà. Sao cho thảo mộc sơn hà biết tên? Chắc đâu là họa là duyên, Chắc đâu oán trả ơn đền là đâu? Ở đời thấm thoát bao lâu, Biết nhau tế độ cho nhau mới là ... [/I] [B][U]Lời bàn của Thánh Thán[/U]:[/B] [I]Hồi này vừa tả xong Sử Tiến anh hùng, tiếp taỷ tả luôn Lỗ Đạt anh hùng. Vừa tả xong Sử Tiến thô tháo; Tiếp tay tả luôn Lỗ Đạt thô tháo. Vừa tả xong Sử Tiến quên Lợi, tiếp tay tả luôn Lỗ Đạt quên lợi; Vừa tả xong Sử Tiến nóng nảy, tiếp tay tả luôn Lỗ Đạt nóng nảy. Tác giả gặp chỗ bí chạy theo đường nghẽn, cho rõ tài bút lục của mình, độc giả cũng nên xem xét từng chỗ, để phân định hai kẻ khác nhau, không phải chỉ tả một thứ con người, mới khỏi phụ lòng khốn khổ của nhà viết nên sử! Một trăm lẻ tám vị anh hùng, kể đầu từ Sử Tiến, một kẻ xuất danh lãnh chúng sau này. Thế mà tác giả chép ở Thiếu Hoa Sơn, một đoạn văn đặc biệt, rằng:" Ông cha tôi khi xưa, vốn là người lương thiện, có đâu tôi đem thân đến đây, mà làm ô nhục hay sao? ... " Điều đó há phải sơ tâm riêng một con người như Sử Tiến sự thực cũng là sơ tâm của một trăm lẻ tám người kia. Chỉ vì một tay tài điệu, không chỗ giở ra một thân khí lực, không nơi dùng đến, mà tíng con thuồng luồng đâu chịu chết khô trên ruộng cạn, lại thêm những cái oán của đời gian giảo, mới nổi lên một đám với nhau, như vậy con nhà lương thiện đã chả được dùng đến, phải đành chịu tiếng nhơ ở trong thanh giá, cũng chả tiếc được nữa, khiến một trăm lẻ tám người, lạc cả vào Bến Nước. Hỡi ôi! Những tài điệu kia, đều tài điệu của triều đình, những khí lực kia, đều khí lực cho chiến trận, đã phải bất đắc dĩ sa vào Bến Nước (Thủy Hử),đó là lỗi tại ai? ? ? Chủ đề về Sử Tiến hồi này, cốt tìm tới chốn Lão Trung quan Tướng Công Kinh Lược, để hỏi thăm sư phụ Vương Tiến, chợt đâu biến thể, trật ra ngoài nơi Lão Trung Kinh Lược Tướng Công, mà chuyển sang chốn Tiểu Trung Kinh Lược Tướng Công, ngoài sự tìm sư phụ Vương Tiến, lại hóa hiện ra một sư phụ Lý Trung, đọc đến đây thấy như bức mây đỏ trên vòm trời biến hiện muôn hình vạn trạng, chả phải cứ nhìn theo một con mắt, mà để nhận ra đâu. Tả cái chỗ làm người của Lỗ Đạt, một bầu máu nóng phát ra, càng thẹn cho những kẻ thư sinh ăn bám của người, chưa dám thò tay liều giúp ai một việc. Đức Khổng Tử nói:Đọc Kinh Thi có thể nổi lên, thì ta với các Tỳ quan, cũng thấy hay lắm vậy! Đánh chết Trịnh Đồ, thực vội vàng lắm thay, chỉ thêm vào từng chỗ tên tiểu nhị báo tin, làm cho sốt ruột, thấy một lần đầu tiểu nhị nói ra, lần thứ hai ngoài tiểu nhị ra, lại thêm sự mua thịt nữa, lần thứ ba lại thêm ra những kẻ đi đường ... Không ngờ tình văn như lụa, tình sự lại như gương, khiến ta muốn vạch ra mà xem tới trong lòng vậy. ( Còn tiếp ) [/I] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
NGÔI NHÀ CHUNG
CAFE VnKienThuc
CLB Văn học
Truyện Thủy Hử ( toàn tập )
Top