rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Too Much Miscommunication in Your Relationship? A Simple Fix
Why miscommunicaton is more common between spouses than strangers.
Published on February 24, 2011 by Heidi Grant Halvorson, Ph.D. in The Science of Success
"Tôi chắc chắn là anh ấy hiểu những gì tôi muốn nói."
"Tôi chắc chắn là cô ấy hiểu rõ những cảm nhận của tôi."
Nguyên nhân phổ biến nhất của sự truyền thông sai lệch trong bất kỳ mối quan hệ nào rất đơn giản: Mọi người thường thất bại trong việc nhận ra họ thực sự truyền thông ít như thế nào. Nói cách khác, chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã nói rất nhiều so với thực tế.
Các nhà tâm lý gọi điều này là thành kiến khuếch đại tín hiệu (signal amplification bias) (Hiệu ứng "Tôi chắc chắn là nó đã rõ ràng")
Các nghiên cứu cho thấy phần lớn chúng ta có xu hướng tin rằng hành động của chúng ta nói lên rất nhiều so với thực tế, và điều này xảy ra trên 1 loạt các tình huống.
Ví dụ, chúng ta thường nghĩ rằng mọi người biết khi nào chúng ta đang nói dối - đó là sự không thoải mái của chúng ta với sự lừa dối là rõ ràng - khi họ hiếm khi có bất kỳ ý kiến nào. Chúng ta cũng giả định rằng người khác hiểu những mục tiêu của chúng ta và những gì chúng ta đang cố gắng hoàn thành, trong khi thực tế họ không có manh mối nào. Hầu hết những gì chúng ta nói và làm hằng ngày mở ra rất nhiều sự diễn giải, và khi người khác cố gắng xác định những gì chúng ta thực sự muốn nói, họ có khuynh hướng đoán sai.
Chúng ta thậm chí có thể "chắc chắn rằng nó đã rõ ràng" với những người quen của chúng ta - bạn bè, gia đình, đối tác lãng mạn, chúng ta giả định rằng những suy nghĩ và hành động của chúng ta đặc biệt rõ ràng, trong suốt, trong khi chúng thực sự cách xa điều đó. Vì vậy, thật trớ trêu, nguy cơ của sự truyền thông sai lệch lớn hơn với bạn đời của bạn hơn là với 1 người xa lạ.
Khi chúng ta giả định rằng người khác biết những gì chúng ta đang nghĩ, và những gì chúng ta đang mong đợi ở họ, chúng ta gây ra 1 tai hại. Giả định rằng chúng ta đã rõ ràng về những điều chúng ta muốn, chúng ta đổ lỗi cho họ khi mọi việc không theo cách chúng ta mong đợi, hoặc khi chúng ta cảm thấy những nhu cầu của chúng ta không được thoả mãn. Cũng vậy, giả định rằng những cảm xúc yêu thương và quan tâm của bạn đối với những người quan trọng trong cuộc sống của bạn "được hiểu mà không cần nói ra" là 1 cách to lớn khiến họ cảm thấy không được yêu thương và không được quan tâm.
Lần tới khi bạn phát hiện thấy mình đang nghĩ "Tôi không nói ra với Bob, nhưng nó nên rõ ràng với anh ấy..." Hãy dừng lại. Không có điều gì là rõ ràng trừ khi bạn làm cho nó rõ ràng bằng cách nói nó ra.
Hãy loại bỏ cụm từ "Nó được hiểu mà không cần nói ra" khỏi từ điển của bạn, vì nó hoàn toàn là điều vô lý. Nếu 1 điều gì đó là quan trọng thì nó đi cùng với sự nói ra. Hãy nói chính xác những gì bạn muốn nói hoặc cảm nhận, và yêu cầu chính xác những gì bạn cần.
Nguồn: Psychologytoday.
Too Much Miscommunication in Your Relationship? A Simple Fix
Why miscommunicaton is more common between spouses than strangers.
Published on February 24, 2011 by Heidi Grant Halvorson, Ph.D. in The Science of Success
"Tôi chắc chắn là anh ấy hiểu những gì tôi muốn nói."
"Tôi chắc chắn là cô ấy hiểu rõ những cảm nhận của tôi."
Nguyên nhân phổ biến nhất của sự truyền thông sai lệch trong bất kỳ mối quan hệ nào rất đơn giản: Mọi người thường thất bại trong việc nhận ra họ thực sự truyền thông ít như thế nào. Nói cách khác, chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã nói rất nhiều so với thực tế.
Các nhà tâm lý gọi điều này là thành kiến khuếch đại tín hiệu (signal amplification bias) (Hiệu ứng "Tôi chắc chắn là nó đã rõ ràng")
Các nghiên cứu cho thấy phần lớn chúng ta có xu hướng tin rằng hành động của chúng ta nói lên rất nhiều so với thực tế, và điều này xảy ra trên 1 loạt các tình huống.
Ví dụ, chúng ta thường nghĩ rằng mọi người biết khi nào chúng ta đang nói dối - đó là sự không thoải mái của chúng ta với sự lừa dối là rõ ràng - khi họ hiếm khi có bất kỳ ý kiến nào. Chúng ta cũng giả định rằng người khác hiểu những mục tiêu của chúng ta và những gì chúng ta đang cố gắng hoàn thành, trong khi thực tế họ không có manh mối nào. Hầu hết những gì chúng ta nói và làm hằng ngày mở ra rất nhiều sự diễn giải, và khi người khác cố gắng xác định những gì chúng ta thực sự muốn nói, họ có khuynh hướng đoán sai.
Chúng ta thậm chí có thể "chắc chắn rằng nó đã rõ ràng" với những người quen của chúng ta - bạn bè, gia đình, đối tác lãng mạn, chúng ta giả định rằng những suy nghĩ và hành động của chúng ta đặc biệt rõ ràng, trong suốt, trong khi chúng thực sự cách xa điều đó. Vì vậy, thật trớ trêu, nguy cơ của sự truyền thông sai lệch lớn hơn với bạn đời của bạn hơn là với 1 người xa lạ.
Khi chúng ta giả định rằng người khác biết những gì chúng ta đang nghĩ, và những gì chúng ta đang mong đợi ở họ, chúng ta gây ra 1 tai hại. Giả định rằng chúng ta đã rõ ràng về những điều chúng ta muốn, chúng ta đổ lỗi cho họ khi mọi việc không theo cách chúng ta mong đợi, hoặc khi chúng ta cảm thấy những nhu cầu của chúng ta không được thoả mãn. Cũng vậy, giả định rằng những cảm xúc yêu thương và quan tâm của bạn đối với những người quan trọng trong cuộc sống của bạn "được hiểu mà không cần nói ra" là 1 cách to lớn khiến họ cảm thấy không được yêu thương và không được quan tâm.
Lần tới khi bạn phát hiện thấy mình đang nghĩ "Tôi không nói ra với Bob, nhưng nó nên rõ ràng với anh ấy..." Hãy dừng lại. Không có điều gì là rõ ràng trừ khi bạn làm cho nó rõ ràng bằng cách nói nó ra.
Hãy loại bỏ cụm từ "Nó được hiểu mà không cần nói ra" khỏi từ điển của bạn, vì nó hoàn toàn là điều vô lý. Nếu 1 điều gì đó là quan trọng thì nó đi cùng với sự nói ra. Hãy nói chính xác những gì bạn muốn nói hoặc cảm nhận, và yêu cầu chính xác những gì bạn cần.
Nguồn: Psychologytoday.