lengan96.py
New member
- Xu
- 0
Họ và tên: Lê Thị Kim Ngân
Tuổi: 16
Nghề nghiệp: Học sinh
Hằng năm, hễ thấy nhà nhà bẻ lá mai, chỉ còn lại cái thân trơ trụi quăn queo là tôi thấy Tết gần ngay trước mắt. Tôi không hay dùng lịch âm nên chẳng biết chính xác bây giờ là ngày mấy. Nhưng nhìn mấy nụ mai nhỏ xíu thế kia thì chắc cũng nằm trong khoảng rằm. Vì tôi nhớ, có lần ông bảo nếu nụ lỡ to thì để đến ngoài hai mươi mới bẻ.
Mọi năm, bố còn phụ ông tỉa cây chứ năm nay bố đi công tác xa, tới tận hai mươi chín mới về. Vậy nên chuyện chuẩn bị Tết, ông với mẹ chia nhau mà làm.
Thấy tôi, ông vẫy tay, gọi với:
- Mặt Trời sắp lặn rồi kìa! Con gái con đứa gì đi ngủ ngày như thế! Dậy đi rồi pha cho ông ấm trà!
Tôi cười hề hề, kéo chăn ra khỏi người, chạy chân trần xuống bếp đun nước sôi.
View attachment 11055
Nhớ ngày còn nhỏ, hễ thấy ông bắt đầu bẻ lá mai là tôi lại đếm nhẩm từng ngày…chờ Tết. Nỗi háo hức và phấn khích khi ấy không sao giải thích nổi. Nhưng mà lạ, tôi chờ Tết về không phải để được quần áo mới hay phong bì lì xì, mà chỉ đơn giản là chờ cho những búp non kia nở đều cây, vàng rực dưới nắng và tha hồ…ngắt cài lên tóc.
Có một năm, bố đi công tác từ Hà Nội về, đem theo mấy cành đào. Lúc hoa nở, mùi thơm bay khắp nhà. Chính thứ mùi là lạ hòa quyện giữa gỗ rừng và phấn hoa đã khiến cô bé mười bốn tuổi suốt ngày nhảy nhót như tôm, như tép phải ngồi im một góc để ngắm nhìn.
Tôi yêu ngày Mồng Một Tết. Ngày hôm hôm ấy gia đình tôi sum họp đông đủ. Ông sẽ lì xì cho tôi, sau đó đến bố mẹ, đến các dì, các cô, các cậu, và anh, chị… Tôi ngồi gọn trong lòng ông, tha hồ ăn mứt, ăn đến khi nào phát ngán thì dừng, dù khi đó tôi đã bước sang tuổi mười lăm.
Càng lớn, niềm hân hoan đợi Tết trong tôi vơi dần. Bây giờ, ngày Tết với tôi cũng như bao ngày nghỉ thông thường khác, được nghỉ, được đi chơi và không vướng bận bài vở. Ngoài ra, những việc dọn dẹp hay đi chúc Tết, thăm hỏi ai đó…năm nào cũng như năm nào, thành ra chẳng có gì để trông đợi.
Năm nay tôi lại càng chẳng có hứng thú nào chờ Tết. Kì thi học kì thất bại thảm hại. Tuy bảng điểm không đến nỗi tệ nhưng môn tôi tự nhìn nhất lại làm tôi thất vọng nhiều. Chẳng biết kì thi Đại học thế nào chứ mà qua Tết, nó đã lù lù ngay trước mắt.
Đang nghĩ vẩn vơ, đột nhiên tôi nghe tiếng mẹ la lớn. Bỏ vội ấm trà lên bàn, chạy ra sân, tôi thấy ông nằm bất tỉnh, đám lá mai vương vãi…
***
Ông được đưa đi cấp cứu. Các xét nghiệm sơ bộ đều cho kết quả bình thường, không có gì nghiêm trọng. Nhưng mẹ xin bác sĩ giữ ông lại vài ngày để kiểm tra tổng quát. Mẹ vào viện chăm sóc ông. Tôi nghiễm nhiên trở thành chủ nhân cả ngôi nhà rộng lớn và vắng vẻ. Tối hôm ấy, sau khi mang cơm vào viện, tôi về lại nhà và xơi bữa tối một mình. Tự dưng thấy buồn, thế là tôi mang cả mâm cơm ra trước sân ăn cùng…chậu mai.
Sáng hôm sau, tôi miệt mài làm nốt công việc dang dở của ông – bẻ lá mai. Tiếng lá rời cành nghe thật giòn. Tôi chăm chú làm, chẳng chú ý gì đến xung quanh bởi xung quanh nếu có chú ý cũng chẳng có ai cả, cho đến khi nghe tiếng ai đó gọi mình từ cổng. Là Dương – cậu bạn hàng xóm cùng tuổi, cùng khối nhưng khác trường, ít khi chúng tôi nói chuyện với nhau.
- Sao thế?
- Tớ sang mượn cái cọ quét sơn!
- Ừ! Chờ xíu nha!
Tôi vào nhà lục lọi một hồi, gần như lặn ngụp trong cơ man bụi bặm, cuối cùng cũng tìm thấy cây cọ. Cậu ta cầm lấy, cười toe. Ồ! Má lúm đồng tiền vẫn còn. Nhớ hồi nhỏ, mẹ tôi cứ khen cái má lúm ấy xinh làm tôi ghen tị kinh khủng, xém chút nữa chơi dại lấy đũa chọt vào má để cũng có má lúm.
Lấy được cọ, cậu ta chẳng chịu đi, cứ đứng tần ngần ngoài cổng.
- Sao vậy? Còn gì nữa hở?! – Tôi hỏi.
- Cậu bị dính mạng nhện này!
Dương đưa tay phủi phủi. Tôi cười châm chọc.
- Vì lấy cây cọ này nên mới bị bẩn tóc đấy!
- Biết rồi! Cảm ơn nha Lật đật!
Thoáng chốc, tôi giật mình. Đó là biệt danh của tôi từ hồi bé xíu. Vì tôi hay đụng trước đụng sau, té lên té xuống, nhưng lần nào ngã xong tôi cũng tự đứng dậy và đi tiếp chứ không khóc nên ông gọi tôi là Lật đật. Nhưng cũng lâu rồi, chỉ còn mỗi ông gọi tôi bằng cái tên ấy, ngoài ra…không còn ai nữa.
Tôi đứng thần người nghĩ ngợi, mãi đến khi cậu ta về đến cổng nhà đối diện bên kia đường, tôi mới hoàn hồn đáp trả.
- Dùng xong nhớ mang trả đó! Đồ Má lúm!
Cậu ta cười thật to, cười nghiêng ngả, hệt…khỉ đột, và không nói gì thêm.
Tôi tiếp tục công việc của mình – tỉ mẩn bẻ lá mai. Sau hai giờ đồng hồ vật vã giữa trời, cuối cùng cũng xong.
***
Tôi vào viện thăm ông. Nhìn mẹ xanh xao, mệt mỏi ra mặt. Mẹ vốn yếu mà lại mất ngủ cả đêm rồi còn gì. Tôi bảo mẹ về nhà nghỉ, hôm nay để tôi trông ông.
Ông đã khỏe hơn nhiều. Nhìn ông tươi tỉnh hẳn và đang chơi cờ tướng…một mình.
- Con mang cho ông mấy cuốn sách nè!
- Sách à? Sách gì thế?
- Harry Potter! – Tôi nhe răng.
Ông hóm hỉnh:
- Ờ! Cũng được! Ông mới có 90, quá tuổi cho phép chút chút!
Tôi vòng tay ôm cổ ông cười ngất ngư. Thì ra ông vẫn còn nhớ dòng chứ “dành cho độc giả từ 7 đến 77 tuổi”. Trong đống sách của tôi, toàn là những sách của Mark Twain và Victor Hugo – hai tác giả mà ông thích nhất. Nhớ hồi còn bé, tôi và Dương thay nhau “cày nát” giá sách của ông, mê mẩn đến thuộc lòng từng chi tiết trong “Thằng gù nhà thờ đức bà”, “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer”,…
Rồi tôi thay bạn ông chơi cờ với ông. Vừa chơi, tôi vừa báo cáo lại thành tích bẻ lá mai và chăm sóc nó. Nụ còn nhỏ nên mỗi ngày tôi tưới hai lần, sáng một lần và chiều một lần để nụ đơm nhanh hơn, Tết còn kịp khoe sắc. Ông nghe, gật gù:
- Xem ra những gì ông dạy con, con vẫn còn nhớ!
- Vâng! – Tôi đáp lơ đễnh. Đầu suy tính nước đi tiếp theo cho quân cờ.
- Sau này nếu ông không còn thì cây mai cũng có người chăm sóc.
Tôi im lặng. Lòng trào dâng một nỗi niềm mất mát đang thấm chầm chậm. Dù tôi biết cuộc sông luôn phải đối diện với sinh – tử nhưng tôi không thích ông nói như thế. Tôi chuyển sang chuyện khác.
- Ông, cái thằng hàng xóm nhà mình, nó mượn cái cọ quét sơn mấy ngày nay không chịu trả.
- Dương à?
- Vâng, nó chứ còn ai nữa!
Thế là tôi được dịp kể…xấu Má lúm. Những chuyện từ hồi bé xíu tôi cũng lôi ra. Chuyện bị mẹ đánh vì theo Dương ra ngoài thả diều. Chuyện tôi cho chuồn chuồn cắn rốn theo lời cậu ta nhưng vẫn không biết bơi…Nhiều chuyện để nói quá chừng! Kể ra mới thấy, ngày xưa thân nhau là thế, chẳng hiểu sao càng lớn càng xa dần.
Ông im lặng lắng nghe. Cuối cùng ông đủng đỉnh:
- Thế mà hồi xưa cháu ông bảo lớn lên sẽ làm dâu nhà nó đấy!
Nghe như sét đánh ngang tai. Tôi xém xỉu tại chỗ.
- Có hở ông?
- Con quên chuyện gì không quên lại đi quên chuyện…đại sự thế à?!
Rồi ông kể lại chuyện xưa. Hồi ấy chúng tôi cùng đi xem hoa Tết, chẳng hiểu sao mà lạc nhau. Nhưng cuối cùng Dương cũng tìm ra tôi và dắt được tôi về trong cảnh tôi đang nước mắt, nước mũi tèm nhem.
Tôi chăm chú nhìn vào ván cờ như muốn tìm ra kẽ hở trong đường đi vừa rồi của ông nhưng thật ra là đang lục lọi lại trí nhớ của mình. Vẫn chẳng nhớ. Tôi đáp:
- Con không nhớ nữa! Chuyện lâu lắc lâu lơ rồi mà ông, ai lại đi coi là thiệt!
Ông không nói gì, nheo mắt nhìn tôi, cười tủm tỉm:
- Con thua rồi nhé!
Quả thật, ván đó ông thắng đậm.
Tối, tôi ở lại ngủ với ông. Tôi nằm trên chiếc ghế xếp mà mẹ mang vào, đặt cạnh giường ông. Tôi trằn trọc cả đêm, chẳng thể nào ngủ được. Vừa lạ chỗ, vừa khó chịu bởi mùi thuốc sát trùng, chả trách sao ông cứ đòi về.
***
Trưa, Dương sang nhà. Nhìn Má lúm, đột nhiên tôi nhớ lại câu chuyện “cô dâu chú rể” ông kể, cả câu “Bây giờ không biết ý nó sao chứ ngày xưa ông chắc là nó cũng thích con nên mới hay ghẹo và gánh việc hộ con đấy!:…Tôi lắc đầu thật mạnh cho chúng rơi ra ngoài.
- Có việc gì thế? – Tôi hỏi.
- Trả cây cọ nè!
- Mượn từ hồi nào rồi mà giờ mới trả?!
Dương chẳng đáp, cậu ta cười, “khoe” một bên má lúm. Rồi cậu ấy chìa ra bó mai rừng.
- Tớ mang cho Lật đật cái này!
Chưa kịp để tôi cảm động, cậu ấy nói liền một lèo:
- Mấy cành này sót lại từ mấy cây giâm trong vườn nhà tớ, bỏ đi thì tiếc. Nụ cũng mở rồi, vài hôm nữa nó sẽ nở thôi.
Thấy cũng có “lòng thành” nên tôi nhận chúng. Tôi cắm mấy cành mai vào trong chiếc lọ sứ, đặt trên bàn học, hoa chưa nở nhưng có mùi thoang thoảng dễ chịu. Thấy mùa Xuân về tận phòng dù ngay từ đầu tôi chẳng háo hức chờ đợi.
***
Sáng, tôi đi mua hộp sơn và lấy cọ sơn lại cổng. Tình cờ Dương đi qua, liếc mắt nhìn tôi một cái rồi lầm bầm:
- Sơn kiểu gì thế không biết!
- Ngon lại sơn đi!
Thế là cậu ta lại giật lấy cây cọ, xắn tay áo lên và …sơn cánh cổng. Tôi ngồi bên cạnh, đeo phone nghe nhạc, nhìn ra đường xem mọi người qua lại. Nhiều gia đình đã bắt đầu đi mua hoa Tết. Những chậu cúc vàng tươi, đỗ quyên đỏ rực được nhiều người ưu ái lựa chọn. Sau hồi lâu, cánh cổng sơn xong, Dương ngừng tay, nhìn sang tôi và nhìn lại cậu ấy với bộ đồ lấm lem vệt sơn. Dương ngơ ngác:
- Hình như tớ đã bị lừa!...
Nhìn cậu ấy đờ mặt ra, tôi không nhịn được cười. Không biết cậu ấy ngây thơ thật hay giả vờ mà từ bé đến lớn đều bị tôi bắt nạt.
Dương ngồi xuống kế bên:
- Ông sao rồi Lật đật?
- Ông khỏe rồi, tỉnh táo như thường. Vài ngày nữa là xuất viện thôi!
- Ừm! May nhỉ! – Cậu ấy thở phào thành tiếng.
- Gớm! Làm như ông cậu không bằng!
Dương cười, lại khoe cái lúm bên má. Tôi nói thế để trêu cậu chứ thật ra thấy cậu ấy quan tâm ông như vậy, tôi cũng cảm động lắm!
Hai đứa tôi cứ ngồi bên nhau và tám đủ thứ chuyện trên đời, trong có có “khui” lại chuyện từ thời ấu thơ…
Tôi cứ băn khoăn không biết Má lúm đã “đi vắng” nơi đâu trong suốt thời gian qua, và bằng cách nào mà tôi đã “gặp” lại cậu ấy, thật gần gũi và thân thiết, như thể chưa bao giờ rời xa…
Ông ra viện. Dù biết kết quả kiểm tra ông vẫn bình thường, không có gì nhưng mẹ con tôi cứ nơm nớp lo sợ. Dù sao ông cũng đã lớn tuổi rồi…
***
Hai mươi tám âm lịch, chậu mai trước sân đã nở những nụ đầu tiên. Nguyên buổi sáng, tôi ngồi chơi cờ và uống trà với ông. Được chừng nửa ván thì Dương tới.
- Ông cho con …mượn Lật đật một chút nha ông?
Bất giác tôi đỏ mặt, hỏi ngược lại:
- Làm gì?
- Tớ muốn mua vài thứ, cần người …tư vấn giùm!
Chưa kịp để tôi trả lời, ông cười hà hà.
- Ừ! Đi đi! Nhân dịp ngắm chợ hoa. Với lại ván này con cũng thua rồi!
Tôi nóng bừng hai má, giả vờ miễn cưỡng đứng dậy.
- Nhớ nắm tay nó kẻo lạc nghe Dương!
Câu nói của ông làm tôi và Má lúm sượng chín cả mặt. Mẹ mang cháo ra cho ông, nghe thế cũng phì cười. Ngày mai, bố tôi đi công tác về, thể nào cũng có quà cho tôi và mang theo một cành đào rừng. Nhất định, Mồng Một Tết, mùi hương đặc biệt của nó sẽ lan tỏa mọi ngóc ngách trong nhà. Mùa Xuân sẽ thêm phần trọn vẹn…
Bất giác, tôi tự hỏi có nên gọi Má lúm sang chơi, xem tivi, ăn mứt và …tư vấn cho tôi trong ván cờ đầu năm với ông không nhỉ?! /.
Tuổi: 16
Nghề nghiệp: Học sinh
LẮNG NGHE MÙA XUÂN DỊU DÀNG
Sáng ra, vừa mới mở mắt tôi đã nghe thấy tiếng sột soạt ngoài sân. Chồm người kéo tấm rèm cửa sổ, thọc hẳn đầu ra ngoài, tôi thấy ông đang tỉ mỉ ngắt lá chậu mai rừng. Mấy hôm trước, thấy ông xiết nước, tôi đoán thể nào cũng tới công đoạn này.
Hằng năm, hễ thấy nhà nhà bẻ lá mai, chỉ còn lại cái thân trơ trụi quăn queo là tôi thấy Tết gần ngay trước mắt. Tôi không hay dùng lịch âm nên chẳng biết chính xác bây giờ là ngày mấy. Nhưng nhìn mấy nụ mai nhỏ xíu thế kia thì chắc cũng nằm trong khoảng rằm. Vì tôi nhớ, có lần ông bảo nếu nụ lỡ to thì để đến ngoài hai mươi mới bẻ.
Mọi năm, bố còn phụ ông tỉa cây chứ năm nay bố đi công tác xa, tới tận hai mươi chín mới về. Vậy nên chuyện chuẩn bị Tết, ông với mẹ chia nhau mà làm.
Thấy tôi, ông vẫy tay, gọi với:
- Mặt Trời sắp lặn rồi kìa! Con gái con đứa gì đi ngủ ngày như thế! Dậy đi rồi pha cho ông ấm trà!
Tôi cười hề hề, kéo chăn ra khỏi người, chạy chân trần xuống bếp đun nước sôi.
View attachment 11055
Nhớ ngày còn nhỏ, hễ thấy ông bắt đầu bẻ lá mai là tôi lại đếm nhẩm từng ngày…chờ Tết. Nỗi háo hức và phấn khích khi ấy không sao giải thích nổi. Nhưng mà lạ, tôi chờ Tết về không phải để được quần áo mới hay phong bì lì xì, mà chỉ đơn giản là chờ cho những búp non kia nở đều cây, vàng rực dưới nắng và tha hồ…ngắt cài lên tóc.
Có một năm, bố đi công tác từ Hà Nội về, đem theo mấy cành đào. Lúc hoa nở, mùi thơm bay khắp nhà. Chính thứ mùi là lạ hòa quyện giữa gỗ rừng và phấn hoa đã khiến cô bé mười bốn tuổi suốt ngày nhảy nhót như tôm, như tép phải ngồi im một góc để ngắm nhìn.
Tôi yêu ngày Mồng Một Tết. Ngày hôm hôm ấy gia đình tôi sum họp đông đủ. Ông sẽ lì xì cho tôi, sau đó đến bố mẹ, đến các dì, các cô, các cậu, và anh, chị… Tôi ngồi gọn trong lòng ông, tha hồ ăn mứt, ăn đến khi nào phát ngán thì dừng, dù khi đó tôi đã bước sang tuổi mười lăm.
Càng lớn, niềm hân hoan đợi Tết trong tôi vơi dần. Bây giờ, ngày Tết với tôi cũng như bao ngày nghỉ thông thường khác, được nghỉ, được đi chơi và không vướng bận bài vở. Ngoài ra, những việc dọn dẹp hay đi chúc Tết, thăm hỏi ai đó…năm nào cũng như năm nào, thành ra chẳng có gì để trông đợi.
Năm nay tôi lại càng chẳng có hứng thú nào chờ Tết. Kì thi học kì thất bại thảm hại. Tuy bảng điểm không đến nỗi tệ nhưng môn tôi tự nhìn nhất lại làm tôi thất vọng nhiều. Chẳng biết kì thi Đại học thế nào chứ mà qua Tết, nó đã lù lù ngay trước mắt.
Đang nghĩ vẩn vơ, đột nhiên tôi nghe tiếng mẹ la lớn. Bỏ vội ấm trà lên bàn, chạy ra sân, tôi thấy ông nằm bất tỉnh, đám lá mai vương vãi…
***
Ông được đưa đi cấp cứu. Các xét nghiệm sơ bộ đều cho kết quả bình thường, không có gì nghiêm trọng. Nhưng mẹ xin bác sĩ giữ ông lại vài ngày để kiểm tra tổng quát. Mẹ vào viện chăm sóc ông. Tôi nghiễm nhiên trở thành chủ nhân cả ngôi nhà rộng lớn và vắng vẻ. Tối hôm ấy, sau khi mang cơm vào viện, tôi về lại nhà và xơi bữa tối một mình. Tự dưng thấy buồn, thế là tôi mang cả mâm cơm ra trước sân ăn cùng…chậu mai.
Sáng hôm sau, tôi miệt mài làm nốt công việc dang dở của ông – bẻ lá mai. Tiếng lá rời cành nghe thật giòn. Tôi chăm chú làm, chẳng chú ý gì đến xung quanh bởi xung quanh nếu có chú ý cũng chẳng có ai cả, cho đến khi nghe tiếng ai đó gọi mình từ cổng. Là Dương – cậu bạn hàng xóm cùng tuổi, cùng khối nhưng khác trường, ít khi chúng tôi nói chuyện với nhau.
- Sao thế?
- Tớ sang mượn cái cọ quét sơn!
- Ừ! Chờ xíu nha!
Tôi vào nhà lục lọi một hồi, gần như lặn ngụp trong cơ man bụi bặm, cuối cùng cũng tìm thấy cây cọ. Cậu ta cầm lấy, cười toe. Ồ! Má lúm đồng tiền vẫn còn. Nhớ hồi nhỏ, mẹ tôi cứ khen cái má lúm ấy xinh làm tôi ghen tị kinh khủng, xém chút nữa chơi dại lấy đũa chọt vào má để cũng có má lúm.
Lấy được cọ, cậu ta chẳng chịu đi, cứ đứng tần ngần ngoài cổng.
- Sao vậy? Còn gì nữa hở?! – Tôi hỏi.
- Cậu bị dính mạng nhện này!
Dương đưa tay phủi phủi. Tôi cười châm chọc.
- Vì lấy cây cọ này nên mới bị bẩn tóc đấy!
- Biết rồi! Cảm ơn nha Lật đật!
Thoáng chốc, tôi giật mình. Đó là biệt danh của tôi từ hồi bé xíu. Vì tôi hay đụng trước đụng sau, té lên té xuống, nhưng lần nào ngã xong tôi cũng tự đứng dậy và đi tiếp chứ không khóc nên ông gọi tôi là Lật đật. Nhưng cũng lâu rồi, chỉ còn mỗi ông gọi tôi bằng cái tên ấy, ngoài ra…không còn ai nữa.
Tôi đứng thần người nghĩ ngợi, mãi đến khi cậu ta về đến cổng nhà đối diện bên kia đường, tôi mới hoàn hồn đáp trả.
- Dùng xong nhớ mang trả đó! Đồ Má lúm!
Cậu ta cười thật to, cười nghiêng ngả, hệt…khỉ đột, và không nói gì thêm.
Tôi tiếp tục công việc của mình – tỉ mẩn bẻ lá mai. Sau hai giờ đồng hồ vật vã giữa trời, cuối cùng cũng xong.
***
Tôi vào viện thăm ông. Nhìn mẹ xanh xao, mệt mỏi ra mặt. Mẹ vốn yếu mà lại mất ngủ cả đêm rồi còn gì. Tôi bảo mẹ về nhà nghỉ, hôm nay để tôi trông ông.
Ông đã khỏe hơn nhiều. Nhìn ông tươi tỉnh hẳn và đang chơi cờ tướng…một mình.
- Con mang cho ông mấy cuốn sách nè!
- Sách à? Sách gì thế?
- Harry Potter! – Tôi nhe răng.
Ông hóm hỉnh:
- Ờ! Cũng được! Ông mới có 90, quá tuổi cho phép chút chút!
Tôi vòng tay ôm cổ ông cười ngất ngư. Thì ra ông vẫn còn nhớ dòng chứ “dành cho độc giả từ 7 đến 77 tuổi”. Trong đống sách của tôi, toàn là những sách của Mark Twain và Victor Hugo – hai tác giả mà ông thích nhất. Nhớ hồi còn bé, tôi và Dương thay nhau “cày nát” giá sách của ông, mê mẩn đến thuộc lòng từng chi tiết trong “Thằng gù nhà thờ đức bà”, “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer”,…
Rồi tôi thay bạn ông chơi cờ với ông. Vừa chơi, tôi vừa báo cáo lại thành tích bẻ lá mai và chăm sóc nó. Nụ còn nhỏ nên mỗi ngày tôi tưới hai lần, sáng một lần và chiều một lần để nụ đơm nhanh hơn, Tết còn kịp khoe sắc. Ông nghe, gật gù:
- Xem ra những gì ông dạy con, con vẫn còn nhớ!
- Vâng! – Tôi đáp lơ đễnh. Đầu suy tính nước đi tiếp theo cho quân cờ.
- Sau này nếu ông không còn thì cây mai cũng có người chăm sóc.
Tôi im lặng. Lòng trào dâng một nỗi niềm mất mát đang thấm chầm chậm. Dù tôi biết cuộc sông luôn phải đối diện với sinh – tử nhưng tôi không thích ông nói như thế. Tôi chuyển sang chuyện khác.
- Ông, cái thằng hàng xóm nhà mình, nó mượn cái cọ quét sơn mấy ngày nay không chịu trả.
- Dương à?
- Vâng, nó chứ còn ai nữa!
Thế là tôi được dịp kể…xấu Má lúm. Những chuyện từ hồi bé xíu tôi cũng lôi ra. Chuyện bị mẹ đánh vì theo Dương ra ngoài thả diều. Chuyện tôi cho chuồn chuồn cắn rốn theo lời cậu ta nhưng vẫn không biết bơi…Nhiều chuyện để nói quá chừng! Kể ra mới thấy, ngày xưa thân nhau là thế, chẳng hiểu sao càng lớn càng xa dần.
Ông im lặng lắng nghe. Cuối cùng ông đủng đỉnh:
- Thế mà hồi xưa cháu ông bảo lớn lên sẽ làm dâu nhà nó đấy!
Nghe như sét đánh ngang tai. Tôi xém xỉu tại chỗ.
- Có hở ông?
- Con quên chuyện gì không quên lại đi quên chuyện…đại sự thế à?!
Rồi ông kể lại chuyện xưa. Hồi ấy chúng tôi cùng đi xem hoa Tết, chẳng hiểu sao mà lạc nhau. Nhưng cuối cùng Dương cũng tìm ra tôi và dắt được tôi về trong cảnh tôi đang nước mắt, nước mũi tèm nhem.
Tôi chăm chú nhìn vào ván cờ như muốn tìm ra kẽ hở trong đường đi vừa rồi của ông nhưng thật ra là đang lục lọi lại trí nhớ của mình. Vẫn chẳng nhớ. Tôi đáp:
- Con không nhớ nữa! Chuyện lâu lắc lâu lơ rồi mà ông, ai lại đi coi là thiệt!
Ông không nói gì, nheo mắt nhìn tôi, cười tủm tỉm:
- Con thua rồi nhé!
Quả thật, ván đó ông thắng đậm.
Tối, tôi ở lại ngủ với ông. Tôi nằm trên chiếc ghế xếp mà mẹ mang vào, đặt cạnh giường ông. Tôi trằn trọc cả đêm, chẳng thể nào ngủ được. Vừa lạ chỗ, vừa khó chịu bởi mùi thuốc sát trùng, chả trách sao ông cứ đòi về.
***
Trưa, Dương sang nhà. Nhìn Má lúm, đột nhiên tôi nhớ lại câu chuyện “cô dâu chú rể” ông kể, cả câu “Bây giờ không biết ý nó sao chứ ngày xưa ông chắc là nó cũng thích con nên mới hay ghẹo và gánh việc hộ con đấy!:…Tôi lắc đầu thật mạnh cho chúng rơi ra ngoài.
- Có việc gì thế? – Tôi hỏi.
- Trả cây cọ nè!
- Mượn từ hồi nào rồi mà giờ mới trả?!
Dương chẳng đáp, cậu ta cười, “khoe” một bên má lúm. Rồi cậu ấy chìa ra bó mai rừng.
- Tớ mang cho Lật đật cái này!
Chưa kịp để tôi cảm động, cậu ấy nói liền một lèo:
- Mấy cành này sót lại từ mấy cây giâm trong vườn nhà tớ, bỏ đi thì tiếc. Nụ cũng mở rồi, vài hôm nữa nó sẽ nở thôi.
Thấy cũng có “lòng thành” nên tôi nhận chúng. Tôi cắm mấy cành mai vào trong chiếc lọ sứ, đặt trên bàn học, hoa chưa nở nhưng có mùi thoang thoảng dễ chịu. Thấy mùa Xuân về tận phòng dù ngay từ đầu tôi chẳng háo hức chờ đợi.
***
Sáng, tôi đi mua hộp sơn và lấy cọ sơn lại cổng. Tình cờ Dương đi qua, liếc mắt nhìn tôi một cái rồi lầm bầm:
- Sơn kiểu gì thế không biết!
- Ngon lại sơn đi!
Thế là cậu ta lại giật lấy cây cọ, xắn tay áo lên và …sơn cánh cổng. Tôi ngồi bên cạnh, đeo phone nghe nhạc, nhìn ra đường xem mọi người qua lại. Nhiều gia đình đã bắt đầu đi mua hoa Tết. Những chậu cúc vàng tươi, đỗ quyên đỏ rực được nhiều người ưu ái lựa chọn. Sau hồi lâu, cánh cổng sơn xong, Dương ngừng tay, nhìn sang tôi và nhìn lại cậu ấy với bộ đồ lấm lem vệt sơn. Dương ngơ ngác:
- Hình như tớ đã bị lừa!...
Nhìn cậu ấy đờ mặt ra, tôi không nhịn được cười. Không biết cậu ấy ngây thơ thật hay giả vờ mà từ bé đến lớn đều bị tôi bắt nạt.
Dương ngồi xuống kế bên:
- Ông sao rồi Lật đật?
- Ông khỏe rồi, tỉnh táo như thường. Vài ngày nữa là xuất viện thôi!
- Ừm! May nhỉ! – Cậu ấy thở phào thành tiếng.
- Gớm! Làm như ông cậu không bằng!
Dương cười, lại khoe cái lúm bên má. Tôi nói thế để trêu cậu chứ thật ra thấy cậu ấy quan tâm ông như vậy, tôi cũng cảm động lắm!
Hai đứa tôi cứ ngồi bên nhau và tám đủ thứ chuyện trên đời, trong có có “khui” lại chuyện từ thời ấu thơ…
Tôi cứ băn khoăn không biết Má lúm đã “đi vắng” nơi đâu trong suốt thời gian qua, và bằng cách nào mà tôi đã “gặp” lại cậu ấy, thật gần gũi và thân thiết, như thể chưa bao giờ rời xa…
Ông ra viện. Dù biết kết quả kiểm tra ông vẫn bình thường, không có gì nhưng mẹ con tôi cứ nơm nớp lo sợ. Dù sao ông cũng đã lớn tuổi rồi…
***
Hai mươi tám âm lịch, chậu mai trước sân đã nở những nụ đầu tiên. Nguyên buổi sáng, tôi ngồi chơi cờ và uống trà với ông. Được chừng nửa ván thì Dương tới.
- Ông cho con …mượn Lật đật một chút nha ông?
Bất giác tôi đỏ mặt, hỏi ngược lại:
- Làm gì?
- Tớ muốn mua vài thứ, cần người …tư vấn giùm!
Chưa kịp để tôi trả lời, ông cười hà hà.
- Ừ! Đi đi! Nhân dịp ngắm chợ hoa. Với lại ván này con cũng thua rồi!
Tôi nóng bừng hai má, giả vờ miễn cưỡng đứng dậy.
- Nhớ nắm tay nó kẻo lạc nghe Dương!
Câu nói của ông làm tôi và Má lúm sượng chín cả mặt. Mẹ mang cháo ra cho ông, nghe thế cũng phì cười. Ngày mai, bố tôi đi công tác về, thể nào cũng có quà cho tôi và mang theo một cành đào rừng. Nhất định, Mồng Một Tết, mùi hương đặc biệt của nó sẽ lan tỏa mọi ngóc ngách trong nhà. Mùa Xuân sẽ thêm phần trọn vẹn…
Bất giác, tôi tự hỏi có nên gọi Má lúm sang chơi, xem tivi, ăn mứt và …tư vấn cho tôi trong ván cờ đầu năm với ông không nhỉ?! /.