TRUYỆN NGẮN: KÝ ỨC MÙA XUÂN
Chỉ có năm giờ sáng nhưng những đứa bạn cùng phòng trọ của tôi đã thức dậy cả, đứa nào đứa nấy đều tất bật chuẩn bị đồ đạc để về quê ăn Tết. Đối với những sinh viên xa nhà như chúng tôi thì Tết là dip vui nhất bởi lẻ gác lại đằng sau những căng thẳng của những giờ học trên giảng đường, chúng tôi lại được trở về quê hương để cùng với những người thân đón chào một mùa xuân mới. Còn đối với riêng tôi là một sinh viên đến từ miền Trung lặn lội vào miền Nam học tập thì việc về quê là không dễ một chút nào khi giá tàu xe ngày càng một gia tăng, nếu tôi về quê thì số tiền giành dụm đóng tiền học phí sẽ hết, tôi không muốn mình là gánh nặng của cha mẹ vì các em tôi vẫn còn đi học. Do đó trong dịp xuân này tôi quyết định ở lại thành phố để kiếm việc làm thêm trong những ngày cận Tết.
Tiễn những đứa bạn ra bến xe về quê ăn Tết mà trong lòng tôi buồn lắm. Nhìn những dòng người tấp nập mua bán Tết, những quả dưa hấu to tròn, những chậu mai vàng đua nhau khoe sắc, làm cho nỗi nhớ quê của tôi ngày càng mảnh liệt, chắc giờ này quê tôi cũng vui lắm, người người nhà nhà cũng tất bật đón xuân về. Không biết bà con, làng giềng có cho tôi là một đứa con bất hiếu, một người con xa quê chỉ trong một thời gian ngắn mà dễ dàng quên đi quê hương, nguồn cội. Dẫu biết là thế nhưng tôi vẩn quyết định ở lại vì tôi biết rằng cha mẹ sẽ hiểu được nỗi lòng của tôi.
Gạt đi những buồn phiền, tôi cố gắng đi tìm một công việc làm thêm trong những ngày cận Tết. Và thật may mắn khi tôi tôi kiếm được công việc phụ bán cho một cửa tiệm tạp hóa trong chợ thành phố với mức lương khá cao. Những ngày giáp Tết nên công việc bán hàng của tôi khá bận rộn, có hôm phải bán từ sáng tới tối nhưng vẫn chưa hết khách. Những ngày hai mươi bảy, hai mươi tám Tết tôi phải nhịn đói từ sáng tới chiều vì không có thời gian rảnh để ăn cơm. Những ngày làm thêm tuy có phần vất vả nhưng đổi lại là những chuỗi ngày ý nghĩa nhất đối với bản thân của tôi. Vì nó đã giúp tôi hiểu được một điều rằng để có được đồng tiền thì chúng ta phải đổi lấy biết bao những giọt mồ hôi và kể cả những giọt nước mắt.
View attachment 11059
Hai mươi chín tết, bà chủ trả tiền lương cho tôi với số tiền hai triệu đồng, cầm nó trên tay mà trong lòng tôi vô cùng sung sướng. Bước ra khỏi cửa hàng, tôi vội gọi điện thoại về cho cha mẹ để nói về những thành quả mà tôi đã đạt được nhưng dường như giọng mẹ tôi đang khóc, gác điện thoại xuống mà lòng tôi trĩu nặng, tôi nhớ lắm mùi biển mặn, nhớ cái nắng gay gắt của miền Trung, nhớ những buổi cùng mẹ đi chợ Tết, cùng những đứa em ngồi canh nồi bánh tét hồi hộp đón giao thừa, những buổi cùng cha chọn những trái cây trong vườn để trưng mâm ngũ quả. Những kỷ niệm ngọt ngào của thời thơ ấu cứ ùa về trong tâm trí, khiến tôi không cầm được những dòng nước mắt. Giờ đây, khi tôi đang đứng giữa một phố thị phồn hoa để đón chào một mùa xuân mới, tôi chợt nhận ra một điều rằng sẽ không có nơi nào bằng quê hương của mình, nơi đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn.
Ba mươi Tết tôi cũng diện cho mình một bộ quần áo mới để hòa vào dòng người đi xem pháo hoa chào đón giao thừa. Đúng là ngày Tết, xe cộ tấp nập và đông vui hơn, hai bên đường trung tâm Thành phố đỏ rực màu cờ Tổ Quốc, những chậu mai, chậu cúc nở vàng rực rỡ, xa xa vọng lại những bài hát mừng xuân làm cho lòng tôi cảm thấy rất hân hoan. Đang mãi ngắm cảnh tôi bổng giật mình khi chứng kiến một vụ tai nạn giao thông, một thanh niên trạc tuổi tôi đụng phải một em bé bán vé số rồi cố tình bỏ chạy. Tôi cố gắng chạy lại thật nhanh chỗ ấy để đỡ em dậy:
- Em…em có sao không?
- Dạ, em không sao chỉ trầy xước ngoài da thôi. Cảm ơn anh.
Em nói không sao nhưng tôi biết em vẫn còn đau lắm, tôi cảm thấy căm giận trước thái độ của một bộ phận thanh niên sống vô trách nhiệm trong thời đại ngày nay. Tôi dìu em vào vỉa hè, rồi chạy vội đến một tiệm thuốc tây gần đó mua băng gạt và thuốc đỏ cho em. Băng bó vết thương cho em và đợi cho em đỡ đau tôi bắt đầu hỏi chuyện. Tâm sự với em tôi nên tôi mới biết em tên là Sơn, mồ côi cha mẹ khi vừa tròn một tuổi, em sống với bà ngoại nhưng mắt đã mờ nên không thể lao động nhiều được. Hằng ngày, bà ở nhà hái rau, bắt ốc, còn em phải đi bộ hàng chục cây số để bán vé số kiếm tiền mua gạo. Có những buổi không xin được tiền, hai bà cháu phải ăn rau luộc trừ cơm. Nghe em kể đến đây mà lòng tôi cảm thấy vô cùng thương xót, sao tạo hóa lại trớ trêu đến như vậy trong khi có những người bỏ ra hàng chục triệu đồng cho một bữa ăn, thì lại có những người không có đủ tiền cho một bữa ăn cho dù là đạm bạt nhất. Tôi cũng chẳng giàu nhưng tôi vẫn còn diễm phúc hơn em khi được học hành tử tế, còn có cha mẹ và anh em lúc nào cũng yêu thương, đùm bọc. Tôi lấy trong ví tờ một trăm nghìn đồng cho em về mua gạo, Sơn nhận số tiền ấy nhưng trong mắt em vẫn còn một điều gì đó muốn nói với tôi. Thấy vậy, tôi mở lời:
- Hình như em muốn nói với anh một điều gí đó phải không, em cứ nói đi nếu giúp được gì thì anh sẽ giúp.
- Em…em
- Em cứ nói đi đừng ngại.
- Bà ngoại của em mấy hôm nay cứ bị sốt liên tục, em có cho bà uống thuốc Nam nhưng mà vẫn không hết, em lo lắm không biết bà em có làm sao không nữa.
- Thì ra là vậy, thôi bây giờ em lên xe anh chở về nhà để xem bà như thế nào, nếu nặng quá thì phải nhập viện thôi, chứ để lâu ngày quá thì không được đâu.
- Nhưng mà tiền viện phí… em cũng biết anh còn là sinh viên, anh còn phải lo nhiều thứ lắm chứ, anh giúp em như thế này là đủ lắm rồi, em không muốn làm phiền anh nữa.
Nghe đến đây tôi cảm thấy vô cùng xúc động. Trước mắt tôi là một đứa bé bán vé số không được học hành đến nơi, đến chốn mà đã biết nói ra những câu nói hết sức chân tình. Tôi hiểu được tấm lòng của em và sẽ cố gắng giúp em trong khả năng cho phép:
- Em cứ an tâm anh sẽ giúp. Thôi bây giờ em lên xe đi, anh chở em về.
Nhà của em nằm ở một con hẻm nhỏ trong lòng thành phố, theo lời Sơn kể con hẻm này là nơi của của những người dân tứ xứ từ các tỉnh lân cận về đây lập nghiệp, họ chủ yếu là làm nghề bán ve chai và phụ hồ để kiếm sống qua ngày. Hôm nay là đêm giao thừa mà nhà nào nhà nấy đều đóng cửa, không có chút gì gọi là xuân, là Tết. Tôi thấu hiểu một điều rằng cuộc sống của người dân nơi đây còn quá nhiều nỗi khó khăn, vất vả. Nhà của Sơn nằm ở cuối của con hẻm, nói là nhà chứ thật sự chỉ là một túp lều nhỏ mà thôi, căn nhà tối om trông thật là đáng sợ. Sơn thắp ngọn đèn dầu lên cho sáng rồi chỉ tôi đến bên giường của bà ngoại. Giữa một thành phố phồn hoa này lại có những mảnh đời bất hạnh đến thế, bà ngoại đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi đáng lẽ ra phải được con cháu chăm nom, phụng dưỡng thế nhưng bà vẫn phải mưu sinh kiếm sống từng ngày. Rồi giờ đây khi trong cơn đau bệnh bà vẫn không có đủ tiền để chạy chữa, tôi khẻ chào bà nhưng bà vẫn im lặng, tôi cảm thấy có một điều gì đó không ổn nên tôi kêu Sơn đánh thức bà dậy, mặc cho Sơn kêu thế nào bà vẫn không tỉnh dậy được. Tôi cùng Sơn vội đưa bà đến một bệnh viện gần đó nhưng đã quá muộn vì bà đã đi từ lâu rồi. Tôi không thể tin vào sự thật quá phủ phàng khi được biết rằng bà mất đi chỉ vì đói và kiệt sức bởi căn bệnh sốt thông thường.
Ngoài kia những tràng pháo hoa rực rỡ đang được bắn lên để chào đón giờ phút thiêng liêng đưa tiễn năm cũ để bước sang một năm mới với biết bao niềm vui và hạnh phúc. Còn đối với riêng tôi giao thừa năm nay lại là thời khắc mà tôi đưa tiễn một linh hồn tội nghiệp sang thế giới bên kia, tôi cầu mong bà sẽ được hạnh phúc hơn khi bước sang một thế giới khác.
Lấy số tiền mà tôi kiếm được trong những ngày cận Tết, tôi cùng Sơn tổ chức ma chay cho bà. Đám ma ấy thật trống vánh khi chỉ có một vài người hàng xóm đến thăm viếng, an ủi gia đình. Hôm sau, chúng tôi đã đưa bà về nơi an nghỉ cuối cùng, chiều nghĩa trang thật vắng lặng, mọi người cố gắng làm thật nhanh rồi rảo bước quay về, chỉ còn lại mình tôi và Sơn. Em cầm di ảnh của bà ngoại trên tay mà nước nước mắt cứ tuôn trào, tôi cảm thấy thương cho em quá. Em chỉ mới có mười mấy tuổi đầu mà em đã phải gánh chịu quá nhiều nỗi đau thương, mất mát, bây giờ tương lai của em sẽ đi về đâu khi bên cạnh em không còn một ai để quan tâm, chăm sóc, tôi dìu em đứng dậy về trong nỗi niềm nặng trĩu. Không khí mùa xuân vẫn còn đang hiện hữu trên khắp mọi nẻo đường, nhưng trong lòng tôi lúc này vẫn đang chất chứa một nỗi buồn sâu thẳm…
Mùng hai Tết, tôi đưa Sơn vào Trung tâm nuôi dạy trẻ em đường phố với hy vọng nơi đây sẽ mang lại cho em những điều hạnh phúc nhất. Trước khi tôi về, Sơn nhìn tôi như muốn nói với tôi một lời cảm ơn chân thành nhất.
Mùa xuân này tôi không về quê ăn Tết nhưng nó đã mang lại cho tôi nhiều bài học quý báu, nó đã khơi dậy trong tôi lòng yêu thương giữa con người đối với con người. Hẹn mùa xuân sau tôi sẽ về lại quê hương để được cùng mẹ gói bánh chưng, bánh tét, cùng cha trẩy lá mai trong những ngày giáp Tết. Những dòng xe cứ đều đều lan bánh trên con đường ngập tràn ánh nắng mùa xuân và những khóm hoa đang đua nhau khoe sắc, tôi hít căng bầu không khí trong lành vào ngực và tự nhủ với lòng mình rằng mùa xuân đã đến thật rồi…
TƯỜNG DUY
Truyện thứ 2
Chỉ có năm giờ sáng nhưng những đứa bạn cùng phòng trọ của tôi đã thức dậy cả, đứa nào đứa nấy đều tất bật chuẩn bị đồ đạc để về quê ăn Tết. Đối với những sinh viên xa nhà như chúng tôi thì Tết là dip vui nhất bởi lẻ gác lại đằng sau những căng thẳng của những giờ học trên giảng đường, chúng tôi lại được trở về quê hương để cùng với những người thân đón chào một mùa xuân mới. Còn đối với riêng tôi là một sinh viên đến từ miền Trung lặn lội vào miền Nam học tập thì việc về quê là không dễ một chút nào khi giá tàu xe ngày càng một gia tăng, nếu tôi về quê thì số tiền giành giụm đóng tiền học phí sẽ hết, tôi không muốn mình là gánh nặng của cha mẹ vì các em tôi vẫn còn đi học. Do đó trong dịp xuân này tôi quyết định ở lại thành phố để kiếm việc làm thêm trong những ngày cận Tết.
Tiễn những đứa bạn ra bến xe về quê ăn Tết mà trong lòng tôi buồn lắm. Nhìn những dòng người tấp nập mua bán Tết, những quả dưa hấu to tròn, những chậu mai vàng đua nhau khoe sắc, làm cho nỗi nhớ quê của tôi ngày càng mảnh liệt, chắc giờ này quê tôi cũng vui lắm, người người nhà nhà cũng tất bật đón xuân về. Không biết bà con, làng giềng có cho tôi là một đứa con bất hiếu, một người con xa quê chỉ trong một thời gian ngắn mà dễ dàng quên đi quê hương, nguồn cội. Dẫu biết là thế nhưng tôi vẩn quyết định ở lại vì tôi biết rằng cha mẹ sẽ hiểu được nỗi lòng của tôi.
View attachment 11061
Gạt đi những buồn phiền, tôi cố gắng đi tìm một công việc làm thêm trong những ngày cận Tết. Và thật may mắn khi tôi tôi kiếm được công việc phụ bán cho một cửa tiệm tạp hóa trong chợ thành phố với mức lương khá cao. Những ngày giáp Tết nên công việc bán hàng của tôi khá bận rộn, có hôm phải bán từ sáng tới tối nhưng vẫn chưa hết khách. Những ngày hai mươi bảy, hai mươi tám Tết tôi phải nhịn đói từ sáng tới chiều vì không có thời gian rảnh để ăn cơm. Những ngày làm thêm tuy có phần vất vả nhưng đổi lại là những chuỗi ngày ý nghĩa nhất đối với bản thân của tôi. Vì nó đã giúp tôi hiểu được một điều rằng để có được đồng tiền thì chúng ta phải đổi lấy biết bao những giọt mồ hôi và kể cả những giọt nước mắt.
Hai mươi chín tết, bà chủ trả tiền lương cho tôi với số tiền hai triệu đồng, cầm nó trên tay mà trong lòng tôi vô cùng sung sướng. Bước ra khỏi cửa hàng, tôi vội gọi điện thoại về cho cha mẹ để nói về những thành quả mà tôi đã đạt được nhưng dường như giọng mẹ tôi đang khóc, gác điện thoại xuống mà lòng tôi trĩu nặng, tôi nhớ lắm mùi biển mặn, nhớ cái nắng gay gắt của miền Trung, nhớ những buổi cùng mẹ đi chợ Tết, cùng những đứa em ngồi canh nồi bánh tét hồi hộp đón giao thừa, những buổi cùng cha chọn những trái cây trong vườn để trưng mâm ngũ quả. Những kỷ niệm ngọt ngào của thời thơ ấu cứ ùa về trong tâm trí, khiến tôi không cầm được những dòng nước mắt. Giờ đây, khi tôi đang đứng giữa một phố thị phồn hoa để đón chào một mùa xuân mới, tôi chợt nhận ra một điều rằng sẽ không có nơi nào bằng quê hương của mình, nơi đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn.
Ba mươi Tết tôi cũng diện cho mình một bộ quần áo mới để hòa vào dòng người đi xem pháo hoa chào đón giao thừa. Đúng là ngày Tết, xe cộ tấp nập và đông vui hơn, hai bên đường trung tâm Thành phố đỏ rực màu cờ Tổ Quốc, những chậu mai, chậu cúc nở vàng rực rỡ, xa xa vọng lại những bài hát mừng xuân làm cho lòng tôi cảm thấy rất hân hoan. Đang mãi ngắm cảnh tôi bổng giật mình khi chứng kiến một vụ tai nạn giao thông, một thanh niên trạc tuổi tôi đụng phải một em bé bán vé số rồi cố tình bỏ chạy. Tôi cố gắng chạy lại thật nhanh chổ ấy để đỡ em dậy:
- Em…em có sao không?
- Dạ, em không sao chỉ trầy xước ngoài da thôi. Cảm ơn anh.
Em nói không sao nhưng tôi biết em vẫn còn đau lắm, tôi cảm thấy căm giận trước thái độ của một bộ phận thanh niên sống vô trách nhiệm trong thời đại ngày nay. Tôi dìu em vào vỉa hè, rồi chạy vội đến một tiệm thuốc tây gần đó mua băng gạt và thuốc đỏ cho em. Băng bó vết thương cho em và đợi cho em đỡ đau tôi bắt đầu hỏi chuyện. Tâm sự với em tôi nên tôi mới biết em tên là Sơn, mồ côi cha mẹ khi vừa tròn một tuổi, em sống với bà ngoại nhưng mắt đã mờ nên không thể lao động nhiều được. Hằng ngày, bà ở nhà hái rau, bắt ốc, còn em phải đi bộ hàng chục cây số để bán vé số kiếm tiền mua gạo. Có những buổi không xin được tiền, hai bà cháu phải ăn rau luộc trừ cơm. Nghe em kể đến đây mà lòng tôi cảm thấy vô cùng thương xót, sao tạo hóa lại trớ trêu đến như vậy trong khi có những người bỏ ra hàng chục triệu đồng cho một bữa ăn, thì lại có những người không có đủ tiền cho một bữa ăn cho dù là đạm bạt nhất. Tôi cũng chẳng giàu nhưng tôi vẫn còn diễm phúc hơn em khi được học hành tử tế, còn có cha mẹ và anh em lúc nào cũng yêu thương, đùm bọc. Tôi lấy trong ví tờ một trăm nghìn đồng cho em về mua gạo, Sơn nhận số tiền ấy nhưng trong mắt em vẫn còn một điều gì đó muốn nói với tôi. Thấy vậy, tôi mở lời:
- Hình như em muốn nói với anh một điều gí đó phải không, em cứ nói đi nếu giúp được gì thì anh sẽ giúp.
- Em…em
- Em cứ nói đi đừng ngại.
- Bà ngoại của em mấy hôm nay cứ bị sốt liên tục, em có cho bà uống thuốc Nam nhưng mà vẫn không hết, em lo lắm không biết bà em có làm sao không nữa.
- Thì ra là vậy, thôi bây giờ em lên xe anh chở về nhà để xem bà như thế nào, nếu nặng quá thì phải nhập viện thôi, chứ để lâu ngày quá thì không được đâu.
- Nhưng mà tiền viện phí… em cũng biết anh còn là sinh viên, anh còn phải lo nhiều thứ lắm chứ, anh giúp em như thế này là đủ lắm rồi, em không muốn làm phiền anh nữa.
Nghe đến đây tôi cảm thấy vô cùng xúc động. Trước mắt tôi là một đứa bé bán vé số không được học hành đến nơi, đến chốn mà đã biết nói ra những câu nói hết sức chân tình. Tôi hiểu được tấm lòng của em và sẽ cố gắng giúp em trong khả năng cho phép:
- Em cứ an tâm anh sẽ giúp. Thôi bây giờ em lên xe đi, anh chở em về.
Nhà của em nằm ở một con hẻm nhỏ trong lòng thành phố, theo lời Sơn kể con hẻm này là nơi của của những người dân tứ xứ từ các tỉnh lân cận về đây lập nghiệp, họ chủ yếu là làm nghề bán ve chai và phụ hồ để kiếm sống qua ngày. Hôm nay là đêm giao thừa mà nhà nào nhà nấy đều đóng cửa, không có chút gì gọi là xuân, là Tết. Tôi thấu hiểu một điều rằng cuộc sống của người dân nơi đây còn quá nhiều nỗi khó khăn, vất vả. Nhà của Sơn nằm ở cuối của con hẻm, nói là nhà chứ thật sự chỉ là một túp lều nhỏ mà thôi, căn nhà tối om trông thật là đáng sợ. Sơn thắp ngọn đèn dầu lên cho sáng rồi chỉ tôi đến bên giường của bà ngoại. Giữa một thành phố phồn hoa này lại có những mảnh đời bất hạnh đến thế, bà ngoại đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi đáng lẽ ra phải được con cháu chăm nom, phụng dưỡng thế nhưng bà vẫn phải mưu sinh kiếm sống từng ngày. Rồi giờ đây khi trong cơn đau bệnh bà vẫn không có đủ tiền để chạy chữa, tôi khẻ chào bà nhưng bà vẫn im lặng, tôi cảm thấy có một điều gì đó không ổn nên tôi kêu Sơn đánh thức bà dậy, mặc cho Sơn kêu thế nào bà vẫn không tỉnh dậy được. Tôi cùng Sơn vội đưa bà đến một bệnh viện gần đó nhưng đã quá muộn vì bà đã đi từ lâu rồi. Tôi không thể tin vào sự thật quá phủ phàng khi được biết rằng bà mất đi chỉ vì đói và kiệt sức bởi căn bệnh sốt thông thường.
Ngoài kia những tràng pháo hoa rực rỡ đang được bắn lên để chào đón giờ phút thiêng liêng đưa tiễn năm cũ để bước sang một năm mới với biết bao niềm vui và hạnh phúc. Còn đối với riêng tôi giao thừa năm nay lại là thời khắc mà tôi đưa tiễn một linh hồn tội nghiệp sang thế giới bên kia, tôi cầu mong bà sẽ được hạnh phúc hơn khi bước sang một thế giới khác.
Lấy số tiền mà tôi kiếm được trong những ngày cận Tết, tôi cùng Sơn tổ chức ma chay cho bà. Đám ma ấy thật trống vánh khi chỉ có một vài người hàng xóm đến thăm viếng, an ủi gia đình. Hôm sau, chúng tôi đã đưa bà về nơi an nghỉ cuối cùng, chiều nghĩa trang thật vắng lặng, mọi người cố gắng làm thật nhanh rồi rảo bước quay về, chỉ còn lại mình tôi và Sơn. Em cầm di ảnh của bà ngoại trên tay mà nước nước mắt cứ tuôn trào, tôi cảm thấy thương cho em quá. Em chỉ mới có mười mấy tuổi đầu mà em đã phải gánh chịu quá nhiều nỗi đau thương, mất mát, bây giờ tương lai của em sẽ đi về đâu khi bên cạnh em không còn một ai để quan tâm, chăm sóc, tôi dìu em đứng dậy về trong nỗi niềm nặng trĩu. Không khí mùa xuân vẫn còn đang hiện hữu trên khắp mọi nẻo đường, nhưng trong lòng tôi lúc này vẫn đang chất chứa một nỗi buồn sâu thẳm…
Mùng hai Tết, tôi đưa Sơn vào Trung tâm nuôi dạy trẻ em đường phố với hy vọng nơi đây sẽ mang lại cho em những điều hạnh phúc nhất. Trước khi tôi về, Sơn nhìn tôi như muốn nói với tôi một lời cảm ơn chân thành nhất.
Mùa xuân này tôi không về quê ăn Tết nhưng nó đã mang lại cho tôi nhiều bài học quý báu, nó đã khơi dậy trong tôi lòng yêu thương giữa con người đối với con người. Hẹn mùa xuân sau tôi sẽ về lại quê hương để được cùng mẹ gói bánh chưng, bánh tét, cùng cha trẩy lá mai trong những ngày giáp Tết. Những dòng xe cứ đều đều lan bánh trên con đường ngập tràn ánh nắng mùa xuân và những khóm hoa đang đua nhau khoe sắc, tôi hít căng bầu không khí trong lành vào ngực và tự nhủ với lòng mình rằng mùa xuân đã đến thật rồi…
TƯỜNG DUY