[Truyện ma] Bóng ma cụt đầu

kho47

New member
Xu
0
Bóng Ma Cụt Đầu

Tôi đã viết khá nhiều truyện ngắn, truyện nào cũng thấp thoáng hình bóng xóm Cồn Thiên. Cái xóm nhỏ, nơi ấy tôi được sinh ra và chỉ lớn lên một khoảng thời gian ngắn của tuổi thơ. Có lẽ không viết về xóm Cồn Thiên thì quả thật tôi không biết viết gì. Nói vậy không phải xóm Cồn Thiên có gì đặc biệt. Đấy chỉ là một xóm nghèo, nằm queo quắt như một chiếc khăn tắm ai bỏ quên bên bờ của khúc sông Ô Lâu. Ở đó tôi có quá nhiều kỷ niệm về sự chết chóc đau thương của bà con lối xóm qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tuổi thơ tôi chìm đắm trong nỗi kinh hoàng. Dù tôi chưa hề cầm súng cho bên nào. (vì hồi đó tôi còn nhỏ và lớn lên tôi ở các thành phố không thuộc vùng kiểm soát của Cach Mạng ). Thế nhưng mấy chục năm sau, trong giấc ngủ tôi vẫn ú ớ kêu thét vì mơ thấy những cảnh bắt bớ giết chóc.
Hôm nay tôi có dịp trở về xóm Cồn Thiên sau gần hai chục năm xa cách. Tôi về quê ký lí lịch để kết nạp Đảng trước khi lên giữ chức vụ Trưởng khoa. Người đầu tiên tôi sẽ gặp trong chuyến về nầy là Nghĩa, chủ tịch xã và là bạn học thời thơ ấu của tôi. Phải nói về Nghĩa một chút, không thì câu chuyện trở thành không đầu không đuôi.
Xóm Cồn Thiên thuở đó không có trường học, kể cả trường tiểu học.Thứ nhất là do không có thầy cô giáo, thứ đến, xóm Cồn Thiên là vùng tranh chấp quyết liệt giữa Cách mạng và kẻ thù. Trong cả hai cuộc kháng chiến, bom đạn cày nát thôn xóm suốt ngày đêm. Không thể tập trung trẻ em được. Do vậy mà trẻ con trong xóm ít đứa biết chữ. Tôi có cái may mắn là ông già biết đôi chút chữ nghĩa. Không biết ông dạy cho tôi trong những giờ khắc nào, vậy mà tôi đọc được viết đươc. Sau đó tôi đi học tiểu học, tại một ngôi trường cách xa nhà gần cả chục cây số.Thuộc một vùng địch tạm chiếm. Khoảng cách nầy giờ tôi mới ước tính được. Hồi đó chỉ biết trường học quá xa nhà. Trong xóm tôi có thêm thằng Nghĩa. Không biết ai dạy mà nó cũng lên được tiểu học.Vậy là hai chúng tôi cặp kè nhau đi học. Âu đó cũng là món quà tuổi thơ dành cho số phận cả hai chúng tôi. Sau nầy đứa nào cũng có chút chữ nghĩa giúp đời. Nếu không có thằng Nghĩa chưa chắc tôi đã dám đi học một mình.Và giờ nầy tôi cũng bị mù chữ như bao đứa trẻ khác ở xóm Cồn Thiên.Trường học chia làm hai ca. Các lớp lớn học buổi sáng. Tôi thuộc lớp nhỏ nên học buổi chiều. Sao hồi đó nhà trường lại phân nghich lí vậy không biết. Tôi sợ nhất là những ngày mùa đông. Trường bãi ca chiều khoảng năm giờ. Về đến nhà hơn sáu giờ. Mùa đông gặp khi mưa gió thì trời cũng chạng vạng tối rồi. Trên đường về nhà sợ nhất là qua cua Ông Tám. Hết cái cua nầy mới rẽ trái vào xóm Cồn Thiên. Còn rẽ hướng khác thì qua truông Trăng Lu rồi đến xóm Mỏ Cày. Cua Ông Tám có một cái cống bằng gạch cù. Mùa mưa nước chảy dưới cống ầm ầm, ở cuối xóm lúc trời yên cũng nghe rõ. Lại còn thêm cây đa , thân ba người ôm không xuể. Tán của nó phủ một bóng tối u uất quanh cống. Chừng đó thôi thì chưa có gì đáng sơ. Cái sợ nhất là ở cái cống nầy có ma. Vì trong thời gian chiến tranh có rất nhiều người thiệt mạng ở đấy. Trước thì lính Pháp và quân du kích Việt Minh. Sau nầy thì lính Mỹ ngụy và quân Giải phóng. Không biết cái chỗ đất đó sao mà cay nghiệt vậy. Đã có quá nhiều cuộc phục kích gây thiệt hại cho cả đôi bên. Vậy mà những trận đụng độ vẫn xẩy ra thường xuyên ở quanh cái cống ấy. Thế mới lạ. Trong xóm người ta bảo do thần linh ở cây đa khiến phải vậy. Mà chết nhiều như thế thì không thể nào không có ma. Nhiều câu chuyện rùng rợn được những người có việc buổi tối phải đi qua đây kể lại. Ai kể thì người ta còn cho là bịa. Còn như ông Tinh kể thì phải tin. Ông bảo có một buổi tối, vợ ông chuyển bụng, ông phải chạy tìm bà mụ bên xóm Mỏ Cày. Khi qua cống cây đa ông thấy có một người ngồi choán ngay giữa đường, cúi gục đầu xuống. Ông định thần nhìn kỷ ( ông Tinh gan lắm và nổi tiếng là người trừ ma nên chuyện ông bình tĩnh quan sát bóng ma là bình thường). Hóa ra không phải ai đó đang cúi xuống mà là một bóng ma không đầu, mặc trang phục lính Pháp. Ông Tinh nạt lớn:
- Không có cái đầu thì coi ngươi làm được trò trống gì nào.
Ông Tính vừa nạt thì bóng ma cụt đầu biến mất. Câu chuyện đó ám ảnh tôi ghê lắm. Do vậy mỗi lần trường bãi tối là tôi dặn Nghĩa phải đợi, hai đứa cùng về. Một hôm trường tổ chức ăn liên hoan cuối năm nên bãi muộn. Lớp tôi về sau cùng. Ra khỏi lớp tôi chạy đến phòng học của Nghĩa nhưng nó đã bỏ về từ trước. Nhìn quanh không thấy nó tôi đã quýnh trong lòng .Chẳng cách nào khác hơn ( thuở đó chẳng ai có xe đạp để đi nhờ), tôi vừa đi vừa chạy. Đến gần khúc cua Ông Tám, cách chừng một trăm mét, tôi khựng lại. Nhìn quanh không thấy ai qua để cùng đi. Đợi lâu sợ tối thêm, tôi nhắm mắt và chạy. Để lấy tinh thần, tôi vừa chạy vừa hát bài Lên đàng. Nào anh em ta cùng nhau xông pha… Nhưng đến cách khúc cua chừng vài chục mét, tôi mất hết bình tĩnh, không điều khiển được đôi mí mắt của mình nữa. Tôi mở to mắt. Không phải quáng: Trước mặt, cách tôi chừng năm chục mét, một bóng người cụt đầu ngồi choán ngay giữa đường. Tôi thét lên, không biết có ra hơi không và nhắm mắt quật chạy ngược lại. Được một quãng, tôi phát hiện trong tích tắc, ngoài tiếng thình thịch của bước chân tôi, có tiếng bước chân lạ đâu đó rất gần. Dương mắt, tôi súyt chạm một bóng trắng. Toàn thân tôi khuỵu xuống. Nhưng một cánh tay đã níu vai kéo tôi lên và phát ra tiếng nói- Đừng sợ, cậu bé đi về đâu?
Tôi nghe hơi ấm từ bàn tay và cả từ giọng nói khàn đục của người đàn ông. Giọng nói đó lại cất lên- Cháu về Cồn Thiên hay Mỏ Cày ? Tôi không nói nổi, chỉ tay về hướng Cồn Thiên.
Qua khỏi cống Ông Tám, người đàn ông buông tay tôi và nói.
- Hết chỗ sợ rồi đấy. Cháu về Cồn Thiên đi, ông qua Mỏ Cày.
Bóng trắng tách tôi ra và rẽ phải. Tôi tiếp tục chạy, lòng chưa hết sợ. Lúc đó sao lại nghe có giọng thằng Nghĩa hát? Đúng là thằng Nghĩa. Nó vừa đi vừa hát trước mặt tôi. Không xa lắm nên tôi vẫn nhận ra dáng nó, cao cao lưng hơi còng. Cái lưng đó mà nó cõng tôi chạy ù quạ thì sết sẩy. Tôi gọi tên nó hối hả. Nó quay lui và đứng đợi. Tôi hớt hải hỏi:
- Ở cống Ông Tám mầy có thấy gì không?.
Nó trả lời làm tôi ớn lạnh cả xương sống:
- Của tao đấy.
Tôi muốn hỏi nó về cái bóng ma cụt đầu tôi vừa thấy lúc nãy mà chắc chắn Nghĩa cũng thấy. Nhưng nó trả lời lăng nhăng sao tôi không hiểu:
- Khi chiều tao đánh, ăn thằng Thanh ba viên, bỏ trong túi quần. Không ngờ cái túi bị thủng nên qua cống Ông Tám nó rớt ra một viên. Xui sao mà xui, nó lại lăn xuống cái lỗ dế . Tao ngồi đào hoài. Cứ đào tới nơi là nó lại tụt xuống .Tối quá phải bỏ về.
Kể xong nó lại hỏi tôi:
- Sao mầy đào được rồi hả? Viên bi khế mầu cam phải không? Đâu rồi cho tao xin lại đi.
Cuối cùng tôi đã hiểu. Cái bóng ma cụt đầu khi nãy chính là thằng Nghĩa đang cúi xuống đào viên bi mà nó đánh rơi tuột vào lỗ dế. Nó làm tôi suýt đau tim mà chết.
Học hết tiểu học trường làng tôi may mắn thi đậu vào trung học công lập trường huyện. Nghĩa bỏ học.
Dù mới trung học đệ nhất cấp tôi đã đi dạy kèm để tự túc ăn học và tiếp tục học lên.
Những ngày tháng sau đó tôi không có điều kiện trở lại xóm Cồn Thiên. Mãi đến sau năm một ngàn chín trăm bảy lăm tôi mới về lại xóm cũ. Được biết Nghĩa đang là chủ tịch xã.
Sau hơn mươi lăm năm xa nhau, quả thật trở về gặp bạn lúc nầy tôi cũng có chút băn khoăn. Trong suốt ngần ấy năm, xóm Cồn Thiên chịu bao đau thương. Người dân Cồn Thiên hy sinh không biết bao nhiêu xương máu. Mỗi khúc cua, mỗi chỗ ngoặt của đường xóm, không có chỗ nào là không có người dân Cồn Thiên hy sinh. Nếu cứ lấy tên anh hùng liệt sĩ mà đặt tên đường như ở các thành phố thì có lấy hết tất cả các con hẻm, dù chỉ dài chừng trăm mét cũng không đủ để ghi tên các liệt sĩ xóm Cồn Thiên. Trong thời gian đó Nghĩa bám trụ cùng quân du kích địa phương quyết tâm giữ từng tấc đất thấm đẩm máu cha anh. Cùng lúc ấy thì tôi lang thang kiếm cơm ăn học tại các thị xã rồi đến các thành phố. Tôi đã vuột bỏ xóm Cồn Thiên như vuột bỏ cái áo khoác đang bén lửa có nguy cơ thiêu đốt con đường học vấn của tôi, dù rằng trước đó nó đã che chở tôi qua bao mùa mưa nắng. Bây giờ đất nước hòa bình, xóm Cồn Thiên đang cùng tất cả các vùng quê khác chuyển mình vươn lên thoát đói nghèo thì tôi trở lại với một mục đích cũng hoàn toàn vì quyền lợi cá nhân.Vì vậy tôi ngại khi phải gặp lại Nghĩa. Dù rằng hai đứa đã có một thời gắn bó tuổi thơ. Cũng may tôi không có dính dấp gì đến quân đội, chính quyền chế độ cũ. Lứa tuổi của tôi mà ở các thị thành miền Nam thì hầu hết đều dính. Tôi cũng biết, nếu tìm gặp Nghĩa trước ở nhà riêng của Nghĩa thì hay hơn. Nhưng tôi không muốn áp dụng lối quan hệ vụ lợi kiểu dân thị thành. Muốn gặp gỡ trao đổi với ai điều gì trước hết dẫn nhau đi nhậu một trận rớt cần câu, sau đó khi đă ngà ngà rồi muốn nói gì chả được. Một tiếng là tình cảm anh em hai tiếng là tình cảm anh em, nghe ra ngọt xớt như mía lùi, đầy ắp tình cảm như li nước tràn.Và người đươc mời, để thể hiện tấm lòng của mình sẵn sàng giúp đỡ vô điều kiện, không đắn đo, không giữ kẻ, anh ta gọi món vô tư. Nhưng sau đó khi bước đến quầy tính tiền, khổ chủ nhìn vào bảng thanh toán, những con số làm cho anh ta hoa cả mắt. Nếu không kìm được, y cũng văng tục, dm đúng là gặp hạm. Từ một thằng con nít xóm Cồn Thiên, năm sáu tuổi còn ở truồng mà chạy. Lớn lên ăn cơm góp khắp các thành phố từ miền Trung cho chí miền Nam, đến tận cùng cực Nam của Tổ quốc, thì tôi cũng không phải vừa. Nói thế không có nghĩa tôi là thằng ranh ma. Nhưng cũng không đến nổi ngù ngờ trong quan hệ.Tôi biết vận dụng các chiêu thức tùy đối thủ. Nhưng đến với Nghĩa lại khác. Đến với Nghĩa là đến với xóm Cồn Thiên, vùng đất mà trong lòng tôi là một đền thờ của tâm linh. Tôi không thể làm điều gì trái với lương tâm mình. Tôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần khi gặp sự giao tiếp lạnh nhạt của Nghĩa. Cũng có thể Nghĩa bảo tôi xa quê hương lâu ngày anh ta không biết gì về những hoạt động của tôi trong gần hai mươi năm qua để từ chối không xác minh lí lịch cho tôi. Đó cũng là lời trách khéo tôi. Tất nhiên là tôi chấp nhận. Nhưng nói cho cùng, đấy cũng không phải lỗi của tôi. Còn Nghĩa có nhìn tôi dưới con mắt của một người cơ hội không: Khi đất nước trong cơn dầu sôi lửa bỏng thì tôi trốn chui trốn nhủi ở các thành phố kiếm tìm phương thưc để đạt được mơ ước vinh thân phì da. Giờ quê hương đã hết bóng quân thù thì trở về xin được chính quyền xác nhận cho mình có môt lí lịch trong sạch! Chữ trong sạch nầy phải hiểu theo nghĩa như thế nào đây. Chán chi người lí lịch trong sạch nhưng lương tâm không trong sạch. Điều nầy thực lòng tôi không hề mặc cảm. Vào Đảng với tôi không phải là việc làm của người theo chủ nghĩa cơ hội. Có được kết nạp hay không, thái độ và tinh thần làm việc của tôi vẫn không có gì thay đổi. Tôi đã từng xác định cho mình như vậy. Nghĩa nghĩ sao thì mặc.
Vì đã có chủ định gặp Nghĩa từ trước nên mới bước vào cơ quan, nhìn người ngồi ở ghế chủ tịch là tôi nhận ra Nghĩa ngay.Tất nhiên tôi vẫn giữ đúng mực quan hệ trong công sở. Tôi không thể chạy đến quàng vai Nghĩa như thời còn nhỏ. Thật tình lúc đó lòng tôi rất muốn chạy lại ôm Nghĩa và nhảy lên lưng nó, như nó đã từng cõng tôi chạy ù quạ cách đây mười mấy năm. Nghĩa đang cặm cụi viết , thấy tôi Nghĩa ngẩng lên nhìn chăm chăm.
- Nghĩa không nhận ra mình sao? Tôi dè dặt hỏi.
Nghĩa vẫn không rời mắt khỏi khuôn mặt tôi.
- Mình, H đây mà. Cậu thay đổi cũng nhiều nhưng mình vẫn nhận ra . Tôi nói và chủ động chìa tay ra. Nghĩa cũng đưa tay bắt, không nói gì. Nghĩa cố tình quên tôi chăng?
- Mời ngồi- Nghĩa chỉ chiếc ghế đối diện rồi chậm rãi nói- Nhớ chứ , mình có nghe mấy người nói H có về thăm .Ai nói nhỉ, ờ Thím Hòa . Tối qua đáng lẽ mình sang chơi, nhưng bận một chút việc về hơi khuya nên không qua được.
Nghĩa nói vậy là có ý trách khéo tôi không sang trình diện Nghĩa chăng. Nghĩ thế tôi nói:
- Đúng ra mình phải sang thăm cậu trước. Nhưng nghĩ cả ngày cậu làm việc, tối cần nghỉ ngơi…
- Việc làng việc xã chẳng có gì căng lắm, có điều là phải làm luôn. Đày tớ của dân mà! Dân kêu đâu dạ đó. Ngày qua xẩy ra vụ xung đột do việc khơi mương dành nước tưới cho ruộng của mình, giữa hai gia đình ông Cử Thám với mụ Năm Rớt. Phải họp bà con đến tám giờ tối mới phân xử xong. Cậu về nghỉ được mấy hôm?
- Mình về vài ba hôm.
- Về thăm lại xóm làng, hay có việc gì không? Ngồi đây mình đi lấy nước uống.
Tôi ngồi uống nước và nói với Nghĩa là tôi về xin xác minh lí lịch. Tôi không đoán ra thái độ của Nghĩa như thế nào khi Nghĩa nói:
- Xác minh về thành phần gia đình thì dễ thôi.
Nghĩa không nói thêm và lại rót nước mời tôi. Có phải Nghĩa ngại không nói ra hết câu là –Còn về bản thân tôi, những hoạt động của tôi hơn mười mấy năm qua thì khó xác minh?
Mặc dầu trong lí lịch đã có lời cam kết, nhưng tôi tự hỏi có nên nhắc lại với Nghĩa lần nữa rằng những gì tôi khai trong lí lịch là hoàn toàn đúng không. Rồi tôi tự xác định là không cần thiết. Thời gian im lặng giữa hai người trôi qua chắc chưa đầy một phút, sau câu nói của Nghĩa, mà sao tôi thấy lâu và nặng nề. Mình có nên trả lời là thôi, không cần thiết nữa không nhỉ. Đang phân vân chợt Nghĩa phá vỡ sự im lặng trước:
- Sao cậu không nhờ địa phương nơi cậu sinh sống thời gian qua họ xác nhận cho.
- Có. Nhưng họ bảo mình phải về quê.
- Ở quê thì xác nhận thành phần giai cấp chính trị của đương sự. Còn hoạt động của đương sự thì phải chính nơi đương sư sinh sống xác nhận chứ. Cậu thấy vậy có hợp lí không?
Tôi hỏi
- Ý cậu là không xác nhận đươc?
- Đúng thế.
Đột nhiên Nghĩa phá lên cười rồi đưa tay ra bắt tay tôi.Cái siết tay của Nghĩa lần nầy chặt hơn lúc tôi mới vào.Tôi chẳng hiểu sao cả. Thằng nầy muốn diễn trò gì đây? Nó muốn chứng tỏ quyền uy của một vị chủ tịch xã ư. Bây giờ thì tôi không còn suy nghĩ gì nữa, tôi nói với Nghĩa :
- Cảm ơn cậu đã bỏ thì giờ tiếp chuyện mình. Bây giờ mình thấy không cần phải xác minh lí lịch nữa.
Nghĩa lại cười và kéo tay tôi ngồi xuống khi tôi định đứng dậy. Nghĩa nói:
- Bình tĩnh, đừng nóng quá ông bạn. Nầy tôi hỏi cậu, có phải cậu đã viết như thế nầy trong một bài thơ cậu đăng ở báo Văn nghệ không- Nghĩa đọc:
Tôi từng ghi trong hàng chục trang lí lịch / Nơi sinh của tôi Cồn Thiên, Mỹ Điền /
Thực ra tôi chỉ sinh một phần tại đó / Theo tháng năm tôi còn được sinh ra /
Tại Quảng Nam, Quảng Ngải, Thừa Thiên /…Tôi sinh ra trong từng trang sách nhỏ /
Từ Châu Phi đói nghèo đến Mỹ Âu giàu có…- Cậu đã viết vậy thì bảo tôi ký xác minh làm sao? Chỗ nào cũng là nơi sinh của cậu. Cậu cũng còn sinh ra một phần từ châu Phi châu Mỹ nữa mà!
Bây giờ đến lượt tôi phá lên cười . Đúng, đó là bài thơ tôi viết cho báo Văn nghệ. Ý nói tôi lớn lên bằng những hạt cơm góp và những hiểu biết của mình có được nhờ những tháng năm lăn lộn với cuộc sống, cùng những điều học hỏi trong sách vở. Nghĩa đã đọc đâu đó và nhớ rất kỹ, trong khi tôi đã quên phéng từ lâu. Nghĩa nhìn tôi cười:
- Bài thơ ấy là do Đông Ngọ mang đến cho mình đấy. Ngọ học lớp tư B (lớp hai bây giờ) trường tiểu học Hưng Nhơn với tụi mình, lên lớp ba thì bỏ học. Ngọ ngồi bàn đầu, cậu nhớ không?. Ngọ theo cha ra Bắc tiếp tục học. Hiện giờ làm ở báo Văn nghệ. Nhờ vậy mình mới được đọc bài thơ của cậu. Dù cậu có được sinh ra ở đâu như cậu nói, thì mình vẫn phải ký li lịch cho cậu thôi. Vì sao biết không?
Tôi lắc đầu
Nghĩa chêm nước cho tôi và nói:
- Bởi hai câu cuối bài thơ cậu đã viết:
Dù sinh ở đâu tôi vẫn được dưỡng nuôi / Bằng những giọt nước trong veo của dòng Ô Lâu cần mẫn…Bởi vậy mình biết trong lòng cậu không bao giờ quên quê hương.
- Cảm ơn cậu .Tôi xúc động nói với Nghĩa.
Bây giờ thì Nghĩa thay đổi thái độ hoàn toàn.Chuyện trò cười nói với tôi thật cởi mở. Nghĩa hỏi thăm về bằng cấp công việc hiện nay của tôi. Nghĩa tâm sự:
- Hết nhiệm kỳ nầy mình xin nghỉ, về cùng bà con xây dựng hồ cá hồi ở Vũng Trọc.
Tôi nói:
- Nghe bà con nói cậu làm việc rất năng nổ và được bà con tín nhiệm lắm. Mình nghĩ cậu nên ra ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa.
- Bây giờ đất nước đã bước qua một giai đoạn mới rồi. Trình độ học vấn của mình như cậu biết đấy, không thể đáp ứng nhu cầu công việc. Cần phải có một cái đầu đổi mới H ạ. Thanh niên bây giờ kiến thức hiện đại lắm. Đã đến lúc nên chuyển giao cho lớp sau.
Đang nói, đột nhiên Nghĩa nhắc lại chuyện hồi nhỏ:
- Cậu còn nhớ ông Tính đã nói với con ma không đầu ở cống Ông Tám hồi đó sao không? Không có cái đầu thì coi ngươi làm được trò trống gì nào!
Cả hai chúng tôi cười vang.
Hết.
 
[h=1]Y Tá Ăn Thịt Người[/h] [h=2]Phần 1[/h] Câu chuyện xảy ra vào những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước (khoảng 1972-1973).
Lúc đó chiến tranh phá hoại của Mỹ tại miền Bắc và cuộc chiến tại miền Nam đều rất gay go và ác liệt. Tại một bệnh viện quân y tuyến quân khu đóng ở Hải dương công việc cứu chữa thương binh và nhân dân bị thương do chiến tranh rất vất vả. Bệnh viện thu dung thương binh ở các đơn vị phía bắc và các thương binh từ chiến trường miền nam được phân bổ từ tuyến trên xuống. Chiến tranh ác liệt, ngày nào cũng có thương binh hoặc dân thường tử vong.
Bệnh viện có một nhà xác để chứa các xác chết trong các trận đánh để chờ làm công tác tử sĩ, trang thiết bị không có gì và nhà xác nằm ngay cạnh khu nhà dân nghèo nàn xung quanh. Xung quanh nhà xác không có các thiết bị chiếu sáng, không có hàng rào, nhà xác ngay cạnh một con sông nhỏ, đi qua một chiếc cầu nhỏ mới vào được bệnh viện và có một lối đi nhỏ mà dân vẫn thường đi qua nhà xác. Chỉ có một bác y tá già nam giới trông nom nhà xác. Công việc của bác chỉ sắp xếp các xác cho vào các bàn nhôm Liên xô, đậy bằng vải mưa, chờ đi chôn cất.
Các trường hợp tử vong đều rất tang thương sau khi bị thương nặng. Có xác chết mất đầu, mất chi thể hoặc tan nát cỏ bụng ngực, lòi các tạng ra ngoài. Tuy nhiên bác y tá già vẫn một mình thu gọn chu đáo vệ sinh. Mỗi ngày có thể có 1 dến 3 xác, cá biệt có ngày 5-7 xác. Bác y tá lặng lẽ làm việc.
Khu nhà xác này rất vắng vẻ, ban ngày chỉ có một vài người dân đi qua, những người chuyển xác đến và đi đều vội vã đi ngay. Buổi tối càng vắng lặng, cũng có khi có đôi tình nhân vào khu này để xxx xong lại đi ngay(ngày xưa xxx bờ bụi thôi mà). Khu nhà xác có khá nhiều chuột, ban ngày bác y tá vẫn diệt chuột nhưng vẫn không xuể.

Một thời gian, bác y tá ốm lắm, lúc đau khớp, lúc ho sốt mà không có ai thay để đi nằm chữa bệnh. Thiếu tá viện trưởng quan tâm nói với quân lực cho người thay nhưng không có người.
Một hôm có một cô gái trẻ, nhá nhem tối đi vào bệnh viện, lặng lẽ đến phòng trực, mọi người đang ăn cơm giật bắn người khi cô gái đứng cửa. Cô gái không ăn cơm mà tự giới thiệu là Đinh Thị Ngát, y tá đơn vị cao xạ bảo vệ cầu Phú lương, hôm nay trận địa pháo bị bom Mỹ đánh tan. Cô lạc đơn vị vào đây. Cô trình cho thủ trưởng kíp trực xem giấy tò tùy thân, đúng cả tên họ, chỉ có điều giấy tờ rách nát và thấm đầy máu. Cô xin ngủ nhờ và làm việc vì không còn đơn vị.
 
còn đơn vị.
Hôm sau cô được phân công tạm thời trông nom nhà xác, cô y tá không tỏ vẻ sợ sệt như những người khác mà lặng lẽ nhận lời. Bác y tá già được đi chữa bệnh, bác chữa rất lâu rồi nghỉ chế độ vì sức khỏe yếu.
Mọi việc tại nhà xác vẫn đều đều, chiến tranh ngày càng ác liệt, số xác nhiều hơn. Tuy nhiên các cán bộ làm công tác tử thi để ý thấy một số việc bất thường trong bảo quản xác...

Những cán bộ nhận lại xác nhận thấy một số dấu vết thay đổi trên xác, cảm giác có sự mất mát trên xác. Họ bắt đầu chú ý. Nhưng những dấu vết không rõ ràng. Cho đến một hôm, xác một thương binh đã được cưa chân lại bị mất thêm một phần phía trên mỏm cụt, mặc dù mỏm cụt đã được khâu kín nhưng hôm sau không còn chỉ và bị ngắn hơn trước, lộ rõ xương đùi. Cô y tá không giải thích gì khi được hỏi. Các sự việc lặp lại nhiều lần và Ban cán bộ cũng để ý nhưng vì chiến tranh vội vã nên lơ là. Một hôm, sau 3 ngày bom đạn ác liệt các cán bộ tử thi phát hiện một xác mất hẳn một nửa người, các xác còn lại đều bị xâm phạm và lẫn lộn xác nọ vào xác kia, Ban chỉ huy phải họp nhưng cũng không tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết. Mọi người đều nghi ngờ do chuột hoặc một loại thú lớn như cáo, mèo hoang chẳng hạn.

Sự việc nghiêm trọng khi mất hẳn một xác thương binh, không thể thực hiện công tác tử thi, Ban chỉ huy buộc phải báo cáo lên Bộ tư lệnh quân khu. Ban bảo vệ nội bộ(Tương tự công an trong quan đội) cử cán bộ về điều tra. Cán bộ điều tra là một thiếu úy trẻ mới học tại C500 (bây giờ là Học viện an ninh nhân dân ạ) ra trường về phục vụ quân đội.
Hàng ngày đội vệ sinh phòng dịch vẫn diệt chuột và phát quang khu nhà xác. Mọi việc lắng xuống. Tuy nhiên những xâm phạm vẫn xảy ra. Anh cán bộ điều tra đóng vai cán bộ tăng cường cho nhà xác. Tối tối ngủ tại buồng bên cạnh buồng cô y tá. Sau 6 tháng cũng không phát hiện gì rõ rệt. Dần dần anh có cảm tình với một cô y tá khác trong bệnh viện làm việc tại khoa tim thận khớp và ** le thay anh này cũng rất quý cô y tá nhà xác, hai người thân nhau mặc dù anh thiếu úy vẫn thấy lành lạnh khi gần cô y tá nhà xác. Tối thứ 6 hàng tuần anh thường vào thị xã xem phim cùng cô y tá khoa tim thận khớp nhưng hôm nào cũng về sớm trước 9 giờ....

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh nhận được báo cáo của công an thị xã có một số người dân nhìn thấy bóng người con gái áo trắng thướng xuất hiện ở khu vực nhà xác viện quân y. Ban chỉ huy bệnh viện cũng báo cáo vẫn có hiện tượng xác bị xâm phạm. Anh thiếu úy ít đi ra khỏi nhà xác hơn. Anh ta phát hiên cô y tá có một gói hành lý để trên bàn thờ nơi cô ta ở và thường thắp hương cho tử sĩ. Gói hành lý này thường có dấu vết được mở ra trùng vào những ngày mà có xác bị xâm phạm.
Một tối thứ sáu, lâu lắm mới đi xem phim, không may mất điện, anh thiếu úy đi chơi với cô y tá khoa tim thận khớp thêm một tý rồi trở về khu nhà xác vào lúc 8 giờ 30 phút. Khi vào phòng, đi ngang qua phòng cô y tá nhà xác anh bất chợt nhìn thấy...
 
Cô y tá mặt trắng bệch, vẻ mặt vô hồn đang ngồi đánh răng, trông thấy anh thiếu úy cô vội lên giường nằm. Anh thiếu úy nhận ra gói hành lý trên bàn thờ chưa buộc lại. Cả đêm anh không ngủ nhưng không phát hiện điều gì bất thường. Cán bộ thử thi báo cáo xác thương binh tối qua bị xâm phạm, vết cắt trên tử thi được cho là vết răng của một loại thú, khác những lần trước giống vết dao cắt.
Kế hoạch mới được triển khai, hàng đêm có thêm tổ cảnh vệ 3 người phục kích khu gần nhà xác nhưng có điều lạ là lai lịch cô gái vẫn chưa được xác minh. Sau 1 tuần phục kích, tổ công tác không tìm ra manh mối nào. Anh thiếu úy đề nghị ban chỉ huy mời cô y tá lên làm việc trong bệnh viện để anh có điều kiện kiểm tra gói hành lý đáng ngờ. Thật bất ngờ, gói hành lý của cô y tá bao gồm...

Một bộ quàn áo bằng vải diềm bâu trắng có cả mũ đội đầu, một đoạn tóc giả dài, một con dao lê 5 tác dụng, một chiếc khăn mặt bộ đội đầy máu. Anh thiếu úy liên kết các dữ liệu về các báo cáo và nhận định bóng cô gái áo trắng tóc xõa đi lại trong khu vực nhà xác chính là cô y tá này. Anh sợ rụng rời chân tay mặc dù đang là ban ngày. Anh gói gem lại túi hành lý, để vào chỗ cũ. Sự việc được báo cáo lên trên và kế hoạch giải quyết theo hướng: Phục kích bắt quả tang và nhờ cơ quan điều tra xác minh chính xác lai lịch cô y tá theo địa chỉ.

Cấp trên nhận định cần giải quyết việc này vì nó gây ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách thương binh tử sĩ.
Tổ phục kích bao gồm các trinh sát được triển khai bí mật hàng đêm xung quanh nhà xác. Anh thiếu úy đóng vai đi xem phim vào tối thứ 6 tới.
Các cán bộ điều tra tìm phiên hiệu đơn vị cao xạ, chiến tranh đi lại khó khăn nhưng đến tận quê quán, nhóm khác đến đơn vị. Thông tin xác minh cho thấy đơn vị này bị bom đánh và bị thiệt hại hoàn toàn, đang chờ khôi phục phiên hiệu.
[h=1]Y Tá Ăn Thịt Người[/h] [h=2]Phần 2[/h] Tối thứ 6, anh thiếu úy trả vờ đi xem phim từ 7 giờ rồi bí mật quay lại phục kích cùng nhóm trinh sát. Khoảng 8 giò tối, trong phòng y tá leo lét ánh đèn dầu, bất ngờ một bóng cô gái dong dỏng mặc bộ quần áo trắng dài quét đất tóc xõa ngang và đi nhanh như lướt trên mặt đất không hề phát ra tiếng động tiến về khu nhà chứa xác. Bóng trắng mất hút phía trong nhà xác. Các trinh sát và anh thiếu úy hoàn toàn bất động và không còn khả năng phản ứng, chết lặng. Sau khoảng 5 phút mọi người như cựa quậy được và một người bất ngờ hô to: Người hay ma đứng lại, không tôi bắn. Từ khu nhà xác không một tiếng động phát ra. Trấn tĩnh lại các trinh sát tiến về khu nhà xác, đèn pin soi loang loáng, không còn ai, mọi người chỉ phát hiện thấy bộ quần áo và bộ tóc giả để lại. Tổ trinh sát cung nhiều người sục sạo đến sáng nhưng không tìm thấy ai, cô y tá biến mất.
Tin cấp trên báo về: Cô y tá Đinh Thị Ngát là đúng, đã hy sinh sau trận bom Mỹ đánh trận địa pháo đúng ngày cô đến xin việc ở bệnh viện. Liệt sĩ Ngát hy sinh trong tình trạng thi thể hoàn toàn tan nát.
2.Chi tiết sau khi sự việc quên lãng: Sau khi cô gái biến mất trong đêm, mọi người kinh hoàng ồn ào bàn tán, mọi chi tiết được hồi tưởng, thêu dệt. Nhà xác bệnh viện được củng cố lại, hàng rào chắc chắn xung quanh, cửa giả đóng lại có khóa hẳn hoi. Một tổ giải phẫu bệnh chuyển ra làm việc tại đây. Chiến tranh vẫn ác liệt, thương binh nhiều, cán bộ thuyên chuyển, mọi người quên dần câu chuyện.
Anh thiếu úy dược điều động về quân khu công tác, anh làm việc tại phòng tình báo. Viên thiếu úy hoàn toàn thay đổi tính cách. Anh ta trở nên u uất, trầm tĩnh lạ lùng, lúc nào cũng như ở một nơi xa lắm. Đặc biệt tuyệt nhiên anh ta không bao giờ nhắc đến câu chuyện về cô y tá, không hiểu do nguyên tắc bí mật (chắc không đúng vì việc này không nằm trong phạm vi cần bảo mật) hay lý do nào khác. Anh không bao giờ lại gần các cô gái; không yêu ai; không bạn bè, anh chỉ quan tâm đến bà mẹ của mình một cách thực tình mà thôi. Anh nhiều lần phải đi viện điều trị suy nhược thần kinh và mất ngủ nhưng không khỏi hẳn.
Khoảng 4 năm sau khi cô gái mất tích, lúc đó đất nước đã giải phóng nhưng vẫn còn rất khó khăn, anh chuyển về công tác tại tỉnh đội, lúc này đã là đại úy, anh đã tìm được địa chỉ chính xác của nhà cô y tá. Một buổi sáng chủ nhật, anh đạp xe theo địa chỉ nhà cô gái- một ngôi làng ven đường ở Đông Triều, sát Mạo khê. Ngôi nhà cô gái xây lẻ loi, nhỏ, thấp, vắng lặng. Chiếc sân chỉ có một lối mòn dấu chân người đi, chứng tỏ nhà neo người. Một bà già mở cửa tiếp anh. Viên thiếu úy ngày nào bàng hoàng sững sờ khi nhìn thấy cô gái trên bức ảnh treo trên bàn thờ. Ánh mắt sâu thẳm nhìn anh ẩn chứa sự nuối tiếc một việc làm chưa hoàn thành trong quá khứ. Bà mẹ cho anh biết cô Ngát là con một, bố cô đi bộ đội đã hy sinh, cô là con liệt sỹ nên không phải đi thanh niên xung phong. Tuy vậy cô vẫn đi làm y tá phục vụ chiến đấu. Mẹ bảo mày đi mà chết như bố mày thì ai nuôi bu? Cô cười nói, con mà chết con sẽ sống lại nuôi bu, con còn lấy chồng chứ. Ông thày trong làng có họ với bà nói số con này cao lắm, nó không chết đâu, cho nó đi. Thế là cô đi vào quân đội, phục vụ một đơn vị phòng không cao xạ thuộc Bộ tư lệnh phòng không không quân đóng quân ở Nam sách Hải hưng bảo vệ cầu Phú lương. Cô rất thông minh, cười nói luôn mồm, không ai giận được cô. Cô rất giỏi giang, khéo léo, chưa có người yêu. Cô mất bà rất buồn, chỉ mong đến ngày sang thế giới bên kia gặp chồng và con. Anh thiếu úy năm nào lặng lẽ thắp hương cho cô y tá. Trong bức ảnh, mặt cô y tá bừng sáng không còn nhợt nhạt và như nở một nụ cười. Bà mẹ giữ anh ở lại ăn cơm nhưng anh từ chối, anh lên xe đạp về đơn vị. Mấy năm sau, bà mẹ cô gái mất. Ngôi nhà không ai ở nữa, thỉnh thoảng có người cháu thăm nom. Anh đại úy có để lại mấy trang viết về việc này cho bộ phận bảo vệ nội bộ. Rối anh ra quân, không ai còn biết anh này bây giờ nơi đâu.

3. Nhận định của chuyên gia tâm linh thuộcTrung tâm nghiên cứu tiềm năng con người- Bộ quốc phòng:
Những linh hồn mạnh ở những người thông minh nhanh nhẹn khi sống luôn có khả năng cảm giác nhận thức được số mệnh (sống khôn thì chết mới thiêng). Khi linh hồn không chấp nhận những cái chết quá đột ngột, dường như cái chết trái với số mệnh thì linh hồn này thường phản ứng mạnh mẽ, không siêu thoát được nên cứ lẩn quất trên dương thế, tìm đường sống lại, có trường hợp quay lại gây hại cho họ hàng người thân, bắt người thân đi cùng. Cô Ngat chết đột ngộit khi còn trẻ nên có thể trong trường hợp như vậy.
Muốn tái sinh trong vòng luân hồi thì linh hồn phải ra đi trong một thân xác nguyên vẹn, nếu linh hồn bị thoát ra từ thân xác không nguyên vẹn (chết không toàn thây) thì linh hồn không thể tái sinh trong vòng luân hồi được (Vì thế ngày xưa khi giết kẻ thù các chiến binh thường phân thây xé xác để kẻ thù không sống lại mà trả thù được). Vì vậy nên linh hồn cô Ngát có thể cố đi tìm sự toàn vẹn của thân xác để tái sinh như lời hứa về nuôi mẹ.
Sự kiện viên thiếu úy đến thắp hương cho cô Ngát là hành động cuối cùng mà linh hồn cô Ngát thúc giục để khép lại một hình trình thất bại tìm lại thân xác, cô đã mỉm cười siêu thoát. Các linh hồn đã yên nghỉ ngàn thu. Cô đã gặp lại mẹ và cha cô.


Qua chuyện này và một số chuyện khác mình tin là có thế giới của người âm. Cái này không phải là mê tín. Cho nên hãy cẩn thận cái mồm khi nói về người đã khuất. Biết đâu đấy, người đó đang ở cạnh mình và ...
Phần thông tin mình kể sau đây không rùng rợn như câu chuyện trên nhưng nó cung cấp các chi tiết làm rõ sự việc giúp các bạn suy luận và có các nhận định riêng về thế giới tâm linh huyền bí.
1. Anh thiếu úy an ninh quân đội là một học viên loại giỏi của trường C500, quê quán ở tỉnh Hải Hưng, anh này học chuyên ngành chống phản động, lý lịch trong sạch, điềm tĩnh, bản lĩnh, Được giáo dục bài bản về lòng yêu nước, đường lối chiến tranh cứu nước, thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận theo chủ nghĩa Mark. Đảng viên cộng sản, như vậy anh ta là người của chủ nghĩa vô thần, không tin có ma quỷ. Nhiệm vụ của anh ta là tìm ra và đập tan một việc làm chống phá của bọn phản động, cụ thể ở đây là ngững kẻ phá hoại xác tử sỹ.
Trong một loạt các báo cáo, anh ta đưa ra các hành vi của cô y tá và những nhận định của riêng mình. Tất nhiên anh ta phải báo cáo cả những điều anh ta không muốn.
Báo cáo những điều bất thường từ cô y tá:
Về ăn mặc-trang phục: Có một điều lạ là cô gái luôn ăn mặc kín đáo quá mức cần thiết kể cả mùa hè, luôn mặc áo dài tay, đi giầy cao cổ, đi tất, quấn 1 khăn rằn ở cổ, cô hay mặc một bộ quần áo bộ đội cũ.
Thói quen ăn uống: chưa một lần viên thiếu úy chứng kiến cô y tá này ăn uống thứ gì, hầu hết cô ăn sau khi mọi người đã ăn. Có một lần buổi chiều anh thiếu úy thấy có tiếng chó của dân vào cắn nhau sau khu nhà xác, anh ra xem sao thì thấy toàn bộ số thức ăn cô y tá mang về sau buổi liên hoan gồm lòng lợn và xương hầm bị đổ đi, bọn chó đang tranh nhau ăn, lúc đó khó khăn số thức ăn này là rất ngon và ít khi có.
Tác phong, lối sống: Cô y tá này sồng hoàn toàn khép kín, không nói cả ngày, không bao giờ thấy cô cười, khi cần giao tiếp chỉ sử dụng các từ ngắn, cộc. Thường đứng lặng yên trong những chỗ tối trong phòng ngủ hoặc làm việc một mình trong phòng chứa xác. Cô làm việc rất trách nhiệm, mẫn cán. Không bao giờ có thư từ cá nhân. Một điều làm anh thiếu úy hết sức sợ hãi mặc dù rất bản lĩnh là hàng đêm cô y tá rất hay nằm khóc thút thít một mình, có lúc kêu gào thảm thiết. Khi anh đến gần có ý định động viên thì cô lại im bặt, nhiều lần anh nhìn thấy cô ngối bất động, mặt trắng nhợt quay ra cửa. Cô y tá có đặc điểm đi rất nhanh và nhẹ, hầu như không bao giờ nghe tiếng bước chân, nhiều lần anh thiếu úy giật bắn mình khi cô đột ngột đứng sau lưng trong nhà chứa xác khi anh kiểm tra các dấu vết.
Sinh hoạt cá nhân rất lập dị: trong khu nhà xác có một nhà vệ sinh chia làm 2 cho nam và nữ, anh thiếu úy quan sát khu nữ không có dấu vết của người sử dụng, các lối đi cỏ mọc ngập, trong chỗ vệ sinh nữ cỏ mọc rất cao và dầy, không thể ngồi vệ sinh được, anh ta thắc mắc cô ta đi vệ sinh ở đâu?
Tất cả những thông tin trên anh đều báo cáo nhưng anh và cấp trên cũng chỉ nhận định cô y tá là một người có lối sống trách nhiệm với công việc và lập di trong sinh hoạt có lẽ do tính chất công việc, bản tính và điều kiện khó khăn thời chiến, không ai nghĩ đó là một hồn ma.
Một phần quan trọng mà mãi sau này mới được báo cáo sau khi cô y tá đột ngột mất tích đó là chuyện tình cảm của viên thiếu úy với cô y tá (lúc này việc này rất cấm kỵ, hơn nữa thời gian này mọi người đã biết mối quan hệ của anh với cô y tá khoa tim thận khớp): theo thời gian, cảm tình của anh với cô y tá nảy nở mặc dù khi tiếp xúc với cô anh vẫn thấy lành lạnh. Sự kín đáo của cô lại có sự quyến rũ của nội tâm và duyên thầm. Anh ta tìm cách tiếp cận thì cô ta luôn lẩn tránh. Những đòi hỏi bản năng không tránh khỏi trỗi dậy trong một người đàn ông khỏe mạnh bình thường, khung cảnh vắng lặng dẫn đến một lần anh đã ngỏ lời với cô y tá, cô cúi mặt không nói gì, viên thiếu úy sấn lại gần cô y tá và có những cử chỉ âu yếm, cô y tá đứng yên bất động, không chống cự, anh ôm ngang lưng cô gái áp mặt vào ngực cô gái nhưng tuyệt nhiên không nghe thấy tiếng con tim thổn thức, chỉ có sự im lặng như mộ địa. Bàn tay viên thiếu úy lần tim dưới làn áo nhưng anh không hề thất cảm giác của bầu vú đàn bà, cảm giác dưới tay của anh là những dẻ xương sườn trơ chọi, nhớp nháp và có cái gì đó từ từ chảy như một dòng máu, anh rút tay ra thì cô gái lấy vạt áo như muốn lau tay cho anh. Hơi bàng hoáng, anh ôm cô gái và đặt một nụ hôn lên môi cô nhưng trời ơi, một mùi máu tanh nồng khủng khiếp làm anh suýt lộn mửa, anh vội rời cô gái về phòng. Anh buộc phải báo cáo chi tiết này khi được hỏi. Cũng chính từ cảm giác này viên thiếu úy hoang mang và bắt đầu có ý nghĩ hay cô gái này là một hồn ma?? Anh ta thực sự sợ hãi và đã để ý kiểm chứng: anh bí mật bất ngờ soi ánh đèn pin vào cô gái trong bóng tối thì quả nhiên không thấy bóng của cô trên tường nhà! Cùng với kết quả kiểm tra gói hành lý của cô gái anh nhận định chính cô gái là một hồn ma xâm phạm các xác chết trong nhà xác, anh thiếu úy rất sợ hãi và yêu cầu cho tổ trinh sát đến hỗ trợ.
[h=2]Hết[/h]
 
doc truyen ma:ba tam ban xoi
Bà Tám Bán Xôi
Chuyện này có thật.. và nó dả xảy ra với tôị...Cách dây lâu, lâu lắm, lâu lắm rồi... nếu tôi nhớ không lầm.. củng gần 18 năm.. thời gian thấm thoát như thoi dưa vậỵ. nhắm mắt một cái tôi dả trưởng thành và mở mắt một caí tôi dả trở thành một chàng trai tuấn tú rồị..thiệt là thời gian qua lẹ quá......quê tôi ở tại Bà Quẹọ. và nhà tôi thì nằm ngây con dường tránh của ngỉa trang.. lúc dó vì quá nghèo, nhà tôi chỉ dược làm bằng nhửng thân cây tre rồi lấy lá dừa dắp lên thôị. có chổ ngủ tôi nghỉ củng hạnh phúc lắm rồị. chuyện xảy ra vào khoảng tôi about 2 years old maybẻ... không hình như là một tuổi tám tháng thì phải.. umm không hình như 2 tuổị. ừ cở dó dó tôi củng hông nhớ nửạ..
Lúc dó khoảng 1 giờ sáng, tất cả mọi người dang say sưa trong giấc ngủ, mơ mơ màng màng tôi bổng nhiên có cảm giác là lạ, tôi giậc mình dậy , toát mồ hôi... thì ra tui thấy mắc dáị. tôi liền vén mùng chui rạ. vì dể cho mọi người trong nhà yên giấc.. nên tôi chỉ di nhè nhẹ , nhè nhẹ ra sau nhà....dằng sau nhà là nhưng cây dừa trụi lá.. tại ba tôi sang bằng hết dể làm nhà.. thành ra nhửng cây dừa vòng vòng nhà tôi diều trụi lá hết.. và sau nhửng cây dừa là một con kinh nhỏ, dưới ánh trăng lờ mờ, tôi có thể nhìn thấy nhửng caí mồ nằm sừng sửng, cái này nối caí kiạ...với tiếng kêu của cắc kè, ểnh ương, và nhửng tiếng của thú lạ, thỉnh thoảng một cơn gió lạnh lướt qua làm tôi lạnh cả ngườị.. dang dái phê phê, bổng nhiên tôi nghe tiếng ai kêu tôi" này Mario " tôi giậc mình quay lại, vì tối qua tôi không biết aị. sau khi cố mở mắt thì tôi mới nhận ra dó là bà Tám bán xôi ở dâù hẻm ,.... bà dả dứng sau lưng tôi tự bao giờ, tóc bà trắng phợ. xù xù lên, hình như là bà chưa chảy dầụ. mặt thì hơi xanh xanh vì, chắc tại bà chưa make up.. tại tối quá tôi củng không nhìn rỏ lắm... bà hỏi tôị. "Mario, sau giờ này chưa ngủ nủa mà còn dứng dây làm bậy??" tôi liền cười bảo: thiệt không dây bà Tám?


Con dang dái mà, con có làm gì dâu mà bậỷ. bà Tám liền nói: thiệt saỏ, bà Tám thấy con dứng dó dọc dọc thằng nhỏ bà tưởng con làm bậy... tôi liền nói: ồ thì ra là vậy.. tôi hỏi lại bà: sao bà Tám chưa ngủ mà lang thang làm gì vậỷ bà nói: Bà ngủ không dược mới di vòng vòng chơi thôị.. lời qua tiếng lại với bà xong, bà Tám bảo, thôi bà phải di rồị. cháu vào ngủ dị.. tôi liền dạ chào bà, xong rồi quay lưng bước vô, dang tính di vô nhà... tôi chợt nhớ chuyện gì tính quay lại hỏi bà,.. nhưng tôi chợt bàng hoàng dứng chết chân..... dưới bóng cây dừa bà laỏ dang lơ lẩng cách mặt dất khoảng 2 feet... và bà dang hướng về nghỉa dịa.. maí tóc trắng phơ dang bay trong gió.... bà còn quay caí dầu lại nhìn tôi nói " buh bye Mario hehehe" thiệt là ghê wá.... bà không cần phải quay lưng lại, mà quay caí dâù dược à?? còn cười nửa.?? giọng cười bà làm tôi rùng mình.... trong giây phút bàng hoàng này tôi chợt nhớ ra rằng bà Tám dả chết cách dây ba ngày rồi(doc truyen tieu thuyet tinh yeu)..... lấy can dảm cuối cùng còn lại, tôi ráng nhất giò chạy thẳng vô nhà, nhưng không may cho tôị. vì trời wá tôí thành ra không tháy rỏ.. tôi dụng cột nhà làm cái nhà xập xuống... tôi dang lai hoai dựng cái nhà lên lại.. thì có tiếng bên dưới nhửng lá dừa hỏi vọng lên.. " dứa nào làm sập nhà dó bây "? thì ra là tiếng má tôị.. tôi liền nói lại " con dây má ơi" con là aỉ má tôi hỏi.. con là Mario nè... thế là dêm dó cả nhà tôi phải thức dậy hết.. thức dậy dể dựng lại mái nhà tranh... mải tới nay, mổi lần di tiểu, tôi thường có cảm gíac bà Tám dứng sau lưng tôị. mặc dù hiện giờ tôi dang ở trong cảnh sang giàu tại Campuchiạ. nhưng caí dêm hôm dó cứ còn mải trong dâù tôị. như nó mới xảy ra ngày hôm qua vậy.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
doc truyen tinh yeu tuoi teen:Câu chuyện cô bé 16 tuổi làm cảm động cả trời đất
Câu chuyện cô bé 16 tuổi làm cảm động cả trời đất

Ngày 24/8/1998, một đám tang vô cùng đặc biệt được tổ chức tại huyện Gia Tường, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Người chết là một cô gái mới 16 tuổi trên là Thẩm Xuân Linh.

Nhưng cô được nhận những nghi lễ long trọng nhất của làng, những người anh trai của cô mặc tấm áo tang chỉ được mặc khi đưa tang cha đẻ. Anh trai cô quỳ rất lâu trước linh cữu em gái, người trong làng ai cũng đeo băng tang.
Nhưng không ai biết rằng, cô gái mười sáu tuổi này thực ra không hề có máu mủ ruột thịt gì với những người còn sống, cũng như với dân làng này, thậm chí cô chỉ là một đứa con gái riêng của mẹ kế mà ngay cả tên trong sổ hộ khẩu của làng cũng không có.

Tôi là con ruột của gia đình này

Tháng 6 năm 1994, mẹ của Thái Xuân Linh góa chồng, đem Xuân Linh và đứa em trai từ Long Châu Tập, huyện Phạm Trạch, tỉnh Sơn Đông (TQ) sang huyện Gia Tường với gia đình mới. Bố dượng của Xuân Linh làm nghề thợ mộc, tên là Thẩm Thụ Bình, tính tình hiền lành đôn hậu.

Bố dượng có cha mẹ già 70 tuổi, và bốn đứa con trai còn đang đi học. Trong đó anh con cả Thẩm Kiến Quốc đang học Đại học Giao thông ở Tây An. Ba cậu con trai còn lại học trường phổ thông trong huyện.

Gánh nặng gia đình quá lớn, nhưng bố dượng cô giỏi nghề thợ mộc, trong nhà cũng chỉ chi tiêu dè sẻn, nên cuộc sống gia đình cũng tạm đủ.

Khi ba mẹ con Thái Xuân Linh gia nhập đại gia đình ấy, cả nhà đều vui vẻ chào đón, hay có thể bởi nhà toàn đàn ông, giờ có một cô em gái mới, cả ông bà nội lẫn bố dượng đều rất yêu quý Xuân Linh.

Khi đó, Linh chỉ vì bố mất, nhà nghèo khó, cô đành bỏ học ở nhà. Bố dượng dứt khoát đưa tiền cho cô đi học trở lại. Trong nhà vốn đã bốn đứa con đi học, giờ thêm Xuân Linh, gánh nặng càng lớn. Ông bố dượng chỉ có cách dành thời gian làm thêm lúc nông nhàn mới đủ cho chi tiêu trong gia đình.

Xuân Linh vô cùng trân trọng cơ hội được đi học, ngay học kỳ đầu tiên quay lại trường, cô đứng thứ ba trong khối. Ngoài học tập, cô lo liệu việc nhà, lúc nào rảnh rỗi thì giặt quần áo cho các anh, vác gỗ cho bố dượng, ông bố dượng thường khen ngợi:

- Bố thật là có phúc mới có đứa con gái ngoan ngoãn thế này.

Thời gian hạnh phúc chẳng bao lâu, đầu mùa hạ năm 1995, bố dượng cô trong lúc làm công trình đã ngã từ tầng ba xuống, bị liệt giường. Cột trụ trong gia đình đã gẫy, nguồn kinh tế chính của gia đình bị cắt đứt, và tiền chữa bệnh của bố dượng cô đã mang lại một khoản nợ rất lớn cho gia đình.

Thật đáng tiếc, khi mẹ Xuân Linh được bác sĩ cho biết, bệnh của chồng mới sẽ không bao giờ khỏi, cả đời nằm liệt giường, mẹ cô đã rất đau khổ. Bà không thể chịu đựng nổi sự rủi ro liên tiếp từ hai đời chồng, lại biết không gánh vác được một gánh nặng quá lớn từ gia đình chồng, mất hết hy vọng và niềm tin vào cuộc sống.

Bà ôm đứa con trai nhỏ ra đi, bỏ lại một nhà đầy người già, bệnh tật, trẻ con cho dù Xuân Linh năn nỉ, cầu xin mẹ như thế nào.

Thấy bố như thế, người con trai thứ hai định xin nhập ngũ, ông bố không đồng ý bởi anh thứ hai và thứ ba sắp cùng thi tốt nghiệp phổ thông, thành tích luôn đứng đầu trường.

Người con thứ ba cũng đòi bỏ học, muốn đi làm để gánh vác gia đình.

Vào lúc cả nhà bàn cãi, Xuân Linh đề nghị cho em nghỉ học, thay mẹ chèo chống gia đình này. Bố dượng cô rơi nước mắt, ngay cả ông bà nội cũng khóc. Bố dượng cô đau khổ nói:

- Xuân Linh, bố xin lỗi con! Các anh con đã học chừng đó năm rồi, giờ bỏ đi uổng phí quá, bố biết là làm thế con sẽ thiệt thòi
Ba người anh trai đều nắm chặt tay em gái, cùng thề với bố, cho dù sau này ai thi đỗ đại học, cũng đều nhớ công người em gái.

Mẹ Xuân Linh bỏ đi, nguồn kinh tế của gia đình lại mất hẳn chút hỗ trợ cuối cùng. Ông bà nội đều thở dài, bố dượng gạt nước mắt, các anh trai Xuân Linh cũng lo âu, cả nhà rơi vào tình trạng thấp thỏm bất an, buồn thảm. Những người làng an ủi cô bé:

- Ở đây cháu không có người thân, hay là cháu quay về nhà ông bà ở bên Phạm Trạch đi!

- Không, cháu không đi được, mẹ cháu bỏ đi rồi cháu không thể cũng bỏ đi nốt!

Xuân Linh nói với bố dượng:

- Bố ạ, mẹ con bỏ đi rồi, là mẹ con nhẫn tâm; nhưng con hứa con không bao giờ bỏ nhà đi, con sẽ ở lại đây cùng vượt qua hoạn nạn với mọi người, từ hôm nay con xin được là con đẻ của bố!

Năm đó, Xuân Linh mới 12 tuổi, đổi từ họ Thái sang họ Thẩm.

Làm đồng, việc nhà, chăm sóc người lớn, tất cả mọi việc Xuân Linh đều gánh vác, cô bé làm việc như một phụ nữ thực thụ trong một gia đình nông dân, thức dậy lúc mặt trời mọc, trời tối hẳn mới nghỉ ngơi, cẩn trọng tính toán từng món một trong gia đình để lo liệu qua ngày.

Xuân Linh biết, để gia cảnh đỡ khó, thì sức khỏe của bố phải tốt lên, cho nên vào những lúc nông nhàn, cô bé không quên chăm sóc chu đáo cho bố. Mùa hè năm 1996, thời tiết nóng bức, bệnh tình bố dượng cô nặng lên, Xuân Linh quyết định đưa bố lên nằm viện trên thành phố Tề Ninh.

Thu xếp xong việc nhà, cô kéo bố lên thành phố chữa bệnh. Đường đất 80 km, cô kéo xe hết đúng hai ngày một đêm. Khi đến nơi, chân cô đã lở ra, vai kéo sưng u lên một cục lớn.

Để tiết kiệm tiền, Xuân Linh đã ngủ trong nhà để xe đạp của bệnh viện, người trông xe tưởng cô là ăn mày, đã mấy lần xua cô ra ngoài. Xuân Linh đành kể hết sự tình, ông già trông xe cảm động quá, không chỉ cho cô mang chiếc xe kéo đặt vào tận bên trong nhà xe, còn kiếm cho cô một cái màn chống muỗi.
Dưới sự chăm sóc của con gái nhỏ, bệnh của bố dượng cô dần ổn định hơn, cô lại kéo bố về quê trên chiếc xe ấy.

Vừa về đến quê, là vào vụ thu hoạch lúa mạch, các anh đều đang ở trường, ông bà nội chỉ có thể giúp cô nấu cơm và bó những túm lúa, thế là hơn bảy mẫu đất lúa mạch đang chín, lại một mình Xuân Linh cắt. Để kịp thu hoạch, suốt mấy ngày liên tục cô bé ngủ lại ngoài ruộng lúa, mệt tới mức không chống đỡ nổi nữa thì nằm ngủ luôn trên lúa mạch, ngủ dậy lại cắt tiếp.

Vì quá lo lắng, lại vì lao lực, miệng Xuân Linh nở những mụn nước nhỏ, tay chân xước máu. Thật sự cô bé đã kiệt sức, còn lại hai mẫu lúa mạch nữa.
Đều là lương thực gia đình trông vào đó!

Cô bé bất lực đứng giữa ruộng lúa mạch khóc nức nở không thành tiếng, khóc tới mức hàng xóm chung quanh thấy thương hại quá, bèn tới năm tay mười tay giúp cô gặt nốt mảnh ruộng.

Đợt thu hoạch khó nhọc đó đổi lại được lương thực đủ ăn cho cả gia đình.
Anh thứ hai đã đỗ kết quả rất cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học, nhờ kết quả đó, anh được tuyển vào trường đại học Đồng Tề ở tận Thượng Hải.

Cầm giấy báo nhập học của anh thứ hai, Xuân Linh chạy như bay về nhà quên hết mệt nhọc, nhảy lên vui sướng. Nhìn đứa em gái vừa bé vừa đen, người anh thứ ba là Thẩm Kiến Văn rớt nước mắt tủi thân vì thi trượt đại học.
Thẩm Kiến Văn buồn rầu nói:

- Anh xin lỗi, em đã vất vả vì cả gia đình, mà anh lại thi trượt!

Vừa nói anh ba vừa khóc. Xuân Linh hốt hoảng nắm lấy tay anh:

- Năm nay thi trượt thì năm sau thi tiếp, anh đừng nản chí như thế!

Thẩm Kiến Văn quyết định không thi đại học nữa, ở nhà kiếm sống giúp em gái. Xuân Linh không đồng tình:

- Em chịu vất vả cũng chỉ vì muốn các anh học lên đại học mà thôi! Anh thất bại là em cũng thất bại!

Ba nghìn Nhân dân tệ học phí là gánh nặng quá lớn với cả gia đình. Vào lúc bất lực ấy, Thẩm Xuân Linh nghĩ đến chuyện đi bán máu.

Lần thứ nhất đến nơi bán máu, vì quá nhỏ tuổi, bác sĩ không đồng ý!

Lần thứ hai, cô nói dối tuổi mình, cuối cùng được bán 200 ml máu. Cầm được 400 tệ tiền bán máu, nỗi buồn bã của cô vẫn không bớt đi. Vì 400 tệ so với 3.000 tệ thì còn quá ít ỏi. Như cốc nước hắt vào đống lửa, chả thấm vào đâu.

Ba ngày sau, cô quay trở lại trạm y tế. Lần này, nói kiểu gì bác sĩ cũng quyết không lấy máu của Xuân Linh. Quá lo lắng, cô đành quỳ xuống cầu xin bác sĩ, và kể cho ông biết lý do.

Bác sĩ trầm ngâm rất lâu, cuối cùng ông thở dài bảo:

- Thôi được, chỉ một lần này thôi nhé! Lần sau cháu đừng đến đây nữa, cháu còn quá nhỏ, cơ thể còn đang phải lớn nữa!

Ông bác sĩ chỉ rút một lượng máu rất nhỏ tượng trưng, rồi móc túi ra đưa cho cô 700 tệ, làm Xuân Linh vô cùng cảm động.

Về nhà, Xuân Linh đưa tiền cho bố dượng, bố vội hỏi tiền ở đâu ra mà nhiều thế này, cô nói dối là đi vay người ta.

Bố cô cầm tay con xem xét, lại móc từ túi cô ra hai tờ giấy bán máu.
Cả nhà cô đều kinh hãi.

Nhưng số tiền đó còn lâu mới đủ được, dù chỉ một nửa học phí cho người anh.

Bố dượng cô quyết định bán đi một phần mảnh đất từ ngôi nhà cũ của họ, ông bà nội cũng bán ba cây dương vốn định dành gỗ để đóng quan tài cho ông bà sau này. Khi bố dượng không đồng ý bán ba cây dương, ông bà nói:

- Máu của Xuân Linh còn không tiếc, chúng tôi còn cần quan tài để làm gì nữa!

Dưới sự nỗ lực của toàn gia đình, tiền học cho anh hai, anh ba cuối cùng đã thu xếp xong. Để anh Thẩm Tiến Quân có thứ để lên trường, suốt mấy tối liền Xuân Linh thức khuya khâu vỏ chăn mới và giầy vải cho anh.

Vào lúc lên đường, Xuân Linh ra bến xe tiễn anh, cô nói:

- Anh ạ, nhà mình tuy nghèo, nhưng khảng khái, anh phải học cho ra học, anh đừng lo lắng chuyện ở nhà, cũng đừng tự khắc nghiệt với bản thân mình quá, anh cần tiền tiêu cứ viết thư về cho nhà nhé, em sẽ lo cho anh!
Thẩm Tiến Quân không nén được, ôm lấy đứa em nhỏ vào lòng, cảm động trào nước mắt.
doc truyen tinh yeu

Có thể bỏ rơi cha, không được phép bỏ rơi em

Những người anh lên đường đi học rồi, Xuân Linh bắt đầu tính toán xem làm cách nào kiếm tiền để chữa bệnh cho bố, lo học phí cho các anh trai. Ban đầu, cô định theo chân các chị trong làng ra ngoài đi làm kiếm tiền, nhưng ở nhà còn hai người già và một người bệnh đều cần chăm sóc, cô chỉ có thể ở lại. Cân nhắc kỹ, cô quyết định trồng bông.

Trồng bông không giống như trồng những cây khác, không chỉ phí sức trồng trọt, ngay khoản phun thuốc sâu cho bông cũng rất nguy hiểm, nhưng Xuân Linh tính nhẩm ra, một năm trồng bông có thể thu lãi được 8-9 nghìn Nhân dân tệ (16-18 triệu VND), cô không trù trừ bắt tay vào làm ngay.

Cô háo hức trồng xuống cây bông, nhưng chẳng mấy lâu, khu vực Lỗ Tây Nam (mấy huyện thuộc Sơn Đông) gặp dịch sâu xanh trên lá bông (Helicoverpa armigera) tràn tới, vụ dịch làm Xuân Linh cuống quýt, cô bé người còn chưa cao bằng ngọn cây bông đã cõng bình xịt thuốc sâu nặng hơn 20kg sau lưng đi dọc ruộng bông để xịt thuốc.
 
Câu chuyện cô bé 16 tuổi làm cảm động cả trời đất
phan 2
Cô nghe người ta nói, lúc chính ngọ thời tiết nóng nực nhất, là lúc trừ sâu có hiệu quả lớn nhất. Cô liền chọn lúc giữa trưa nắng to đi phun thuốc sâu, mặt trời rát bỏng trút nóng xuống cánh đồng bông hầm hập như một lò hấp khí nóng, làm Xuân Linh không thở nổi. Cô chỉ có thể chạy phun một hàng rồi chạy ra hít thở không khí. Một ngày vào lúc chính ngọ, vì thùng thuốc sâu bị rò chảy, cô trúng độc, ngất đi.

Người làng khiêng Xuân Linh về. Lúc tỉnh lại, cô không để ý đến sự ngăn cản của người bố nằm liệt giường, lại đòi chạy ra ruộng bông luôn. Năm đó, bông được mùa thu hoạch lớn, nhưng vì thế mà giá thu mua bị dìm xuống rất thấp, và Xuân Linh vẫn không thể kiếm được khoản tiền như cô mong muốn.

Đầu óc thông minh của Xuân Linh lại suy tính, cô đang nghĩ có cách nào kiếm được tiền nhanh nhất. Lúc nông nhàn, cô đã từng theo người làng đi thu mua hoa hòe, cành liễu (dùng như sợi bàng, sợi chiếu cói của VN), cũng từng đi bán mũ nan, đậu tương. Sau này, cô nghe người ta nói táo Tứ Thủy ở huyện bên rất rẻ, cô lại cùng ông bác trong làng đi Tứ Thủy buôn táo.

Hàng ngày, sau bữa tối, cô kéo xe kéo lên đường, lúc trời hơi rạng thì tới được vườn táo, chất đầy xe táo rồi quay về ngay. Đàn ông thanh niên kéo một xe, cô cũng kéo một xe. Dọc đường, người ta đều ăn táo giải khát, cô thì chưa từng ăn một quả táo nào, ngay cả những quả dập nát cũng giữ lại phần bố, cho ông bà ăn.

Anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa thấy đứa em 14 tuổi vất vả như thế, quá áy náy, quyết định bỏ học và cũng trốn nghĩa vụ quân sự, ở nhà kiếm sống thay em.
Xuân Linh khuyên anh thế này:

- Em hâm mộ nhất trên đời này là quân nhân, anh ở nhà rồi sau này anh sẽ ra sao? Anh cứ đi đi, em vẫn còn chống đỡ gia đình này được.

Ngày anh tư lên đường, Xuân Linh rút từ trong túi ra một ít tiền lẻ nhàu nát dúi vào tay anh trai:

- Đây là 80 tệ, tiền em dành riêng ra, anh giữ lấy để tiêu vặt, vào bộ đội rồi anh nhớ cố gắng.

Thẩm Kiến Hoa mắt rưng rưng.

Mùa xuân năm 1997 là mùa xuân vui sướng hạnh phúc nhất của Xuân Linh. Tết năm đó, ngoài người anh thứ tư đang ở bộ đội, cả ba anh trai đều quay về nhà ăn tết. Và ai cũng mang quà về cho cô em gái. Người anh cả là sinh viên mang tặng em một bộ quần áo mới, người anh thứ hai cũng là sinh viên tặng em một chiếc khăn màu hồng, người anh thứ ba đang ôn thi cũng mua cho em một hộp kem trang điểm.

Xuân Linh ôm tất cả quà vào lòng vui sướng, nhảy lên cười, lúc đó cô bé quay trở lại vẻ ngây thơ con nít vốn có. Bố gọi ba đứa con trai đến bên giường:

- Các con phải báo đáp cho Linh, vì nó đã quá khổ sở rồi. Ngày sau các con trưởng thành, các con có quyền quên bố đi, nhưng không bao giờ được phép quên Xuân Linh.

Tình thân vĩnh viễn

Công việc nhà nông bận rộn, nhưng Xuân Linh không quên bệnh của bố dượng, hễ có hy vọng, ngại gì đường xa núi cao, cô đều kéo bố đi. Trời xanh không phụ người có công, bệnh của bố dượng đã đỡ hơn rất nhiều, đã có lúc ông chống được gậy đứng lên. Những người anh học hành tấn tới. Anh cả Thẩm Kiến Quốc sau khi tốt nghiệp đại học đã thi đỗ để học tiếp Thạc sĩ.

Người anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa đã được vào Đảng trong quân ngũ, được đề bạt lên làm trung đội trưởng. Tháng 9/1997, người anh thứ ba Thẩm Kiến Văn cũng thi đỗ cao đẳng, được Học viện Đông y Sơn Đông nhận vào học.

Tháng 3/1998, bà nội bỗng dưng bệnh nặng, lúc lâm chung, bà cụ nắm chặt lấy tay Xuân Linh nói: “Xuân Linh, cả đời bà chẳng có gì tiếc nuối, vì đã có một đứa cháu ngoan như cháu, bà chỉ thương xót cháu thôi!” Nói rồi bà lần từ dưới gối ra một chiếc vòng tay bằng ngọc đưa cho Xuân Linh, Xuân Linh không dám cầm. Ông nội nói: “Xuân Linh, đấy là thứ bà nội định để dành cho cháu dâu đầu, nhưng bà nội nghĩ, cái vòng này nên để dành cho cháu, cháu hãy nhận cho bà mãn nguyện đi!”. Xuân Linh nuốt nước mắt rưng rưng nhận lấy.
doc truyen tinh cam

Sau khi bà nội mất, người anh thứ tư viết thư về, nói sẽ chuẩn bị thi vào trường quân sự, nhưng khi biết bà nội vừa mất, trong nhà đã lo liệu hết tiền, anh bèn quyết định bỏ cuộc. Xuân Linh đọc thư, lo lắng, cô liền tìm người nhờ gửi thư cho anh trai khuyên ngăn, và gửi kèm theo đó 200 tệ, để anh trai mua sách vở ôn thi. Cô nói: “Anh ạ, thi vào trường quân sự là việc lớn cả đời anh, đừng để khó khăn trước mắt làm ngăn cản việc cả đời”.

Đúng lúc đó, mẹ Xuân Linh đã bỏ đi biệt tăm tích lâu nay, bỗng gửi thư về cho cô, thì ra mấy năm nay, mẹ cô bỏ đi rồi đã làm một tờ giấy li hôn giả mạo với bố dượng, rồi sang huyện Bình Dương ăn ở với một ông có tiệm thực phẩm, cuộc sống khá sung túc. Mẹ cô nghe qua người khác mới biết con gái mình mấy năm nay chịu cực khổ vô vàn, trong lòng bà rất ăn năn. Mẹ cô gửi thư tới muốn bảo con gái bỏ sang huyện Bình Dương, hứa sẽ tìm cho cô một gia đình đàng hoàng để gả chồng.

Đọc lá thư của mẹ, Xuân Linh nước mắt dào dạt, rất muốn được sống một cuộc sống đơn giản vô lo của một cô con gái bên cạnh mẹ. Nhưng cô cũng không thể nào bỏ rơi gia đình này, cái gia đình nghèo khổ hoạn nạn, nhưng cả nhà đều chân tình yêu thương cô!

Bố dượng biết con gái khó xử, khuyên cô:

- Xuân Linh, đi tìm mẹ con đi! Bố không trách con, cả nhà ta đã khổ, kéo theo cả đời con khổ theo thì bố không nỡ lòng nào!

Xuân Linh cắn chặt môi, quỳ xuống trước giường bệnh của bố:

- Bố ạ, khổ sở nữa con cũng chịu được, bố đừng đuổi con đi!

Xuân Linh nhờ người viết thư trả lời mẹ rằng, cô không muốn theo mẹ.

Một ngày tháng 9/1998, vì muốn kiếm tiền cho anh trai thứ tư ôn thi, cô lại nghĩ đến việc đi bán máu. Sau rất nhiều lần cầu xin, cuối cùng bác sĩ đã đồng ý, lấy 300ml máu của cô. Vốn thân thể gầy gò yếu ớt vì thiếu dinh dưỡng, giờ Xuân Linh càng yếu.

Nhưng cô lấy lại tinh thần, đi ra bưu điện gửi mấy trăm tệ đó cho anh. Lúc liêu xiêu qua đường, vì không còn tinh thần để ý kỹ, cô bị một xe tải lớn chở các cuộn sắt gạt ngã, bánh xe lớn nghiến qua người Xuân Linh.

Tin dữ đến, ông nội cô không chịu đựng nổi, đổ bệnh liệt giường, bố dượng Xuân Linh cũng ngất đi nhiều lần. Người anh thứ ba Thẩm Kiến Văn là người đầu tiên biết tin này, anh chạy về nhà, chỉ còn biết khóc bên thi thể em.

Người anh thứ hai Thẩm Kiến Quân nhận được điện báo, suốt hai ngày đi tàu về không ăn không ngủ, khóc từ Thượng Hải về đến Sơn Đông.

Ở tít tận Tây An, người anh cả Thẩm Kiến Quốc đang học thạc sĩ được tin cũng khóc rụng rời, không thể về dự đám tang được, anh điện về nhà: “Em gái yêu quý, em dùng tấm lòng người mẹ để gánh vác cả gia đình này, dùng đôi vai yếu ớt để dựng lên một niềm hy vọng, cả gia đình mãi mãi yêu em.”
Vừa nhận được giấy báo nhập học của Học viện Lục quân Quế Lâm, người anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa cũng đồng thời nhận tin em chết, anh ngã ngất đi trên thao trường. Tỉnh dậy liền vội vã về quê.

Nhưng ở quê, những người chết trẻ vị thành niên không được phép tổ chức đám ma, ngay cả nghĩa trang của dòng họ cũng không được phép vào chôn cùng.

Xuân Linh đến đây sống bốn năm, họ tên thì đã đổi, nhưng hộ khẩu thì không có, ngay cả tư cách là dân chúng của địa phương cũng không có, không được coi là người làng. Nhưng những người già trong làng cảm động trước cuộc đời hiếu nghĩa của Xuân Linh. Người già nói, đứa con gái tốt đẹp thế, chết rồi thì tại sao còn phải để nó phải chịu tức tưởi nữa.

Nhà văn Lưu Hồng, người đã từng đến viết bài phỏng vấn Xuân Linh hồi trước cũng đến dự tang lễ, và viết một bài ai điếu cho cô bé:

“Em, là một đóa hoa giữa thung lũng, một vệt mây ở bên trời, lặng lẽ đến, lại lặng lẽ đi.

Đôi vai nhỏ gánh đầy tình người, tâm hồn nhỏ nâng đỡ cả gia đình, tuổi còn trẻ như thơ như họa, như tơ như khói, lại đầy gian nan khốn khó vất vả.
Em đi rồi, nhẹ như thế, như đám mây bên trời xa, câu chuyện để lại nặng như thế, ân tình cao như núi Thái Sơn...”.

Những người con gái đều có những son phấn của riêng mình, có lẽ Xuân Linh cả đời chưa chạm vào son phấn, nhưng cô vẫn là người con gái đẹp nhất.
Năm 2007, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc dự định làm một bộ phim truyền hình 100 tập về 100 tấm gương tốt cảm động thời nay, lấy tên phim là “Câu chuyện của chúng tôi” để giáo dục thế hệ trẻ Trung Quốc, câu chuyện về Xuân Linh sẽ được dựng lại ở tập mười sáu.
nguồn:
hack avatar,hack game avatar
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top