Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Bút nghiên xin chia sẻ giới thiệu với các bạn đọc Chương 11 - Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ
Chương 11: Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang (*)
Năm Bính Dần (1386), vua Trần Phế đế đi săn, đỗ lại trên bờ bắc sông Đà, đêm mở bữa tiệc ở trong trướng. Có một con cáo từ dưới chân núi đi về phía nam, gặp một con vượn già, nhân bảo:
- Vua tôi Xương Phù (2) vào rừng săn bắn, để ý vào bọn ta lắm đó. Tính mệnh các loài chim muông, thật là treo ở sợi dây cung. Nếu tuyết chưa xuống, gió chậm về, mình sẽ nguy mất, nếu không vẫy đuôi xin thương thì ắt bị cày sân lấp ổ. Tôi định đến kiếm một lời nói để ngăn cản, bác có vui lòng đi với tôi không?
Vượn già nói:
- Nếu bác có thể đem lời nói mà giải vây được, đó thật là một việc hay. Nhưng chỉ e nói năng vô hiệu, họ lại sinh nghi, trốn sao khỏi cái nạn thành cháy vạ lây, há chẳng nghe câu chuyện hoa biểu hồ tinh ngày trước (3)?
Con cáo nói:
- Những người theo nhà vua đi săn, phần nhiều là võ nhân, bụng không bác vật như Trương Hoa, (4) mắt không cao kiến như Ôn Kiệu (5), vậy chắc không việc gì mà sợ.
Bèn cùng nhau hóa làm hai người đàn ông mà đi, một người xưng là tú tài họ Viên (6), một người xưng là xử sĩ họ Hồ (7) đương đêm đến gõ cửa hành cung, nhờ kẻ nội thị chuyển đệ lời tâu vào rằng:
- Tôi nghe thánh nhân trị vì, càn khôn trong sáng, minh vương sửa đức, chim muông hòa vui. Nay chúa thượng đương kỳ thái hạnh, làm chủ dân vật, tưởng nên mở lưới vơ hiền, giăng chài vét sĩ, đương gội thì quấn mái tóc, lên xe thì dành bên tả (8), đem xe bồ ngựa tứ săn những người hiền trong chỗ quê lậu, lấy lễ hậu lời khiêm đón những kẻ sĩ trong đám ẩn dật, khiến trong triều nhiều bậc lương tá để ban ân trạch cho sinh dân, đưa tất cả cuộc đời vào cõi nhân thọ. Cớ sao lại đi săn gấu bắt thỏ, tranh cả công việc của chức Sơn ngu (9), như vậy!
Bấy giờ vua say rượu đương muốn đi nằm, sai thủ tướng Quý Ly mời hai người vào tiếp đãi, ở phía dưới thềm khách, và hiểu bảo cho biết săn bắn là phép tắc đời xưa, sao lại nên bỏ.
Hồ nói:
- Đời xưa đuổi loài Tề tượng là để trừ hại, mà mở cuộc sưu miêu (10) là để giảng võ. Chuyện đi săn Vị Dương là vì một ông già không phải vì gấu cũng không vì hùm (11). Vì sự phô phang quân lính mới có cuộc săn ở đất Hồng (12). Vì sự phô phang cầm thú mới có cuộc bắn ở Trường Dương (13). Nay thì không thế, đương mùa hạ mà giở những công việc khổ dân, là không phải thời, giày trên lúa để thỏa cái ham thích săn bắn là không phải chỗ; quanh đầm mà vây, bọc núi mà đốt, là không phải lẽ, ngài sao không tâu với thánh minh, tạm quay xa giá, để khiến người và vật đều được bình yên!
Quý Ly nói:
- Không nên.
Hồ nói:
- Đó là tôi thương những giống chim hèn muông yếu và xin nài cho chúng. Chứ còn những giống tinh khôn lanh lẹn thì tự nhiên chúng biết xa chạy cao bay đàng nam núi Nam, đàng bắc núi Bắc, há chịu trần trần một phận ấp cây đâu!
Quý Ly nói:
- Nhà vua đi chuyến này, không phải vì ham thích chim muông, chỉ vì nghe ở đây có giống hồ tinh nghìn tuổi, nên ngài muốn đại cử đến để tiễu trừ, khiến loài yêu gian không thể giở trò xằng bậy được, còn các loài khác không can dự gì.
Viên đưa mắt cho Hồ rồi mỉm cười. Quý Ly hỏi cớ, Hồ chợt đáp:
- Hiện giờ sài lang đầy đường lấp lối, sao lại lo đi hỏi đến giống hồ ly?
Quý Ly nói:
- Ngài nói vậy là ý thế nào?
Hồ nói:
- Hiện nay thánh hóa chưa khắp, bờ cõi chưa yên: Bồng Nga (14) là con chó dại, cắn càn ở Nam phương, Lý Anh (15) là con hổ đói gầm thét ở tây bắc. Ngô Bệ (16) ngông cuồng, tuy đã tắt, Đường Lang (17) lấm lét vẫn còn kia, sao không giương cái cung thánh nhân, tuốt lưỡi gươm thiên tử, lấy nhân làm yên khấu, lấy nghĩa làm chèo lái, lấy hào kiệt làm nanh vuốt, lấy trung tín làm giáp trụ, cẩn thận lồng cũi để giá ngự những tướng khó trị, sửa chuốt cung tên để dọa nạt những nước bất phục, tóm bắt giặc giã, đóng cũi về, khiến cho gần xa quang sạch. Cớ sao bỏ những việc ấy không làm, lại đi lẩn quẩn ở công việc săn bắn dù được chim muông như núi, chúng tôi cũng lấy làm không phục.
Quý Ly nghe lời, hai người mừng thầm nói:
- Thế là mưu kế có kết quả rồi.
Nhân nâng chén rượu đầy lên uống rồi nói bàn vanh vách, trôi như nước suối, không bị đuối một tý gì cả.
Quý Ly giận nói:
- Ta từng tranh luận với người Trung Hoa, người Chiêm, chưa hề chịu khuất lý bao giờ, thế mà nay phải lúng túng với các gã này. Các gã nếu chẳng phải yêu núi ma rừng thì sao nói năng được nhọn sắc như vậy!
Hai người giận mà nói:
- Ông là thủ tướng đáng lẽ nên tiến dẫn nhân vật để làm đồ dùng cho quốc gia, cớ sao lại ghen người hiền, ghét người tài, há phải là cái nghĩa ở trong Kinh Thư đã nói: "Kẻ khác có tài, coi như ta có!".
Quý Ly đổi nét mặt để xin lỗi và an ủi rằng:
- Tôi nghĩ đương đời bây giờ, hiếm có được hạng người như là các ông. Sao các ông không đốt bỏ tơi nón, từ giã cá tôm, rướn mình con rồng ở Nam Dương (18), đuổi vó ngựa ký của Bàng Thống (19), lập công với đương thế, để tiếng về đời sau. Cớ chi lại đi nằm chết khô ở chốn hang núi, còn ai người biết đến nữa.
Hai người cười mà rằng:
- Chúng tôi nương mình bên cành khói, náu vết chốn hang mây, ngủ thì lấy cỏ làm đệm êm, khát thì lấy nước suối làm rượu ngọt, vương chân có khói ráng, kết bạn có hươu nai, chỉ biết ăn bách nhai tùng, ngâm trăng vịnh gió, ngõ hầu mới khỏi vướng lưới trần. Ai hơi đâu mà đi lo giúp việc đời dù chỉ nhổ một sợi lông.
Nhân lại nói:
- Chúng tôi vốn là những người phóng lãng, không chịu ở trong vòng ràng buộc. Trước vẫn hay thơ, thường ngâm vang cả hang núi. Đêm nay bồi tiệc, há lại không có bài nào để kỷ thực ư?
Hồ bèn ngâm rằng:
Ẩm liễu thanh toàn hựu bích than,
Du du danh lợi bất tương can.
Vân biên thạch quật khiêu thân dị,
Thế thượng trần lung trước cước nan.
Nhật lạc miên tàn sơn trủng quýnh,
Canh lan thính quyện dạ băng hàn.
Yên hà thử khứ vô tung tích,
Tử ngã tương kỳ cửu viễn khan.
Dịch:
Khe trong suối biếc nước ngon lành,
Đường thế chi màng đến lợi danh.
Hang đá dễ nương mình phóng khoáng,
Vòng trần khôn đặt bước chông chênh.
Bóng tà giấc tỉnh trơ hình núi.
Băng lạnh đêm tàn cạn trống canh.
Mây khói rồi đây không dấu vết,
Đôi mình buộc chặt nghĩa non xanh.
Viên cũng ngâm rằng:
Vạn hác thiên khê hữu kính thông,
Du nhiên phất tụ nhiệm tây đông.
Hứng lai trực bạn xuân sơn vũ,
Sầu khứ phân huề biệt phố phong.
Tương lĩnh vô thanh đề lạc nhật,
Sở thiên hữu lệ khấp loan cung.
Ngã đầu lâm mộc quân nham huyệt,
Kham tiếu cầu an kế bất đồng.
Dịch:
Nghìn suối muôn khe có lối thông,
Mặc dầu tha thẩn bước tây đông.
Tung tăng lúc giỡn cơn mưa núi,
Đủng đỉnh khi chờ ngọn gió sông.
Tiếng bặt bờ Tương gào bóng xế (20),
Lệ tràn đất Sở khóc dây cung (21)
Tôi lên rừng, bác vào hang núi,
Tìm chốn yên thân cũng một lòng.
Ngâm xong, từ biệt ra đi. Quý Ly mật sai người rón bước theo sau, khi gần đến lưng chừng núi, thấy cả hai hóa làm con cáo và con vượn mà đi biến mất.
Lời bình:
Than ôi! Trời đất sinh ra mọi loài mà riêng hậu đối với loài người, cho nên người ta là giống khôn thiêng, hơn muôn vật. Tuy phượng hoàng là giống chim thiêng, kỳ lân là giống thú nhân, cũng chỉ là loài vật mà thôi. Cuộc nghị luận ở Đà Giang, cớ sao loài người mà lại phải chịu thua loài vật? Cái đó là vì có duyên cớ. Bởi Quý Ly tâm thuật không chính, cho nên giống yêu quái ở trong loài vật mới có thể đùa cợt như vậy. Chứ nếu chính trực như Ngụy Nguyên Trung (22), tận trung như Trương Mậu Tiên (23), thì chúng đã nghe giảng, giữ lửa không rồi, đâu còn dám tranh biện gì nữa. Chao ôi! nước sông Thương Lương, trong thì để giặt dải mũ, đục thì để rửa chân, đều do tự mình cả đó thôi.
Chú thích:
* Nguyên văn: Đà Giang dạ ẩm ký.
(1) Đà giang: đời Trần là châu, gồm khu vực hai bên tả, hữu sông Đà, tương đương với miền tây tỉnh Sơn Tây và miền đông tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình ngày nay.
(2) Xương Phù: niên hiệu của Trần Phế đế từ 1377-1388.
(3) Đời vua Huệ Đế nhà Tần, ở mả vua Yên Chiêu Vương có con hồ tinh già và một cây hoa biểu (cây cột gỗ). Hồ tinh một hôm muốn biến làm người học trò, đến nghe Trương Hoa giảng sách, nhân hỏi cây hoa biểu. Hoa biểu nói: "Ông Trương là người trí độ, khó che mắt được, đừng đi mà lại bị nhục, chẳng những hại anh mà lại lụy cả đến tôi nữa. Hồ không nghe, bèn hóa mình đến yết Trương Hoa bàn luận văn chương sử sách, thông hiểu suốt hết. Trương Hoa phải chịu và than rằng: "Thiên hạ đâu lại có người tuổi trẻ thông minh như thế, nếu không là ma quỷ tất là hồ ly". Sai người đề phòng rất nghiêm ngặt. Sau quan lệnh Phong Thành là Lôi Hoán xui Hoa thử huýt chó săn cho cắn xem sao, nhưng gã kia vẫn không sợ hãi gì cả. Hoa giận nói: "Nó đích thực là yêu rồi, bây giờ chỉ hễ được cây khô nghìn năm mà soi thì hình nó sẽ hiện ra". Hoán nói: "Cây nghìn năm lấy đâu ra được. Người ta vẫn nói cây hoa biểu trước mồ Chiêu Vương đã trải nghìn năm, nên thử dùng xem sao...".
Bèn sai người ngả cây ấy đốt ra để soi, gã kia liền hóa thành con hồ, nhân sai đem mổ giết.
(4) Trương Hoa người đất Phương Thành đời nhà Tấn học nhiều xem rộng, cái gì cũng biết, có làm ra sách Bác vật chí; người đời bấy giờ ví Hoa như Tử Sản nước Trịnh đời xưa. Xem thêm chú thích 3.
(5) Ôn Kiệu đời Tấn đi qua bến Ngưu Chử là chỗ nước sâu không thể lường được, và người ta vẫn đồn ở đấy có nhiều quái vật. Kiệu bèn đốt sừng tê để soi. Một lát thấy các thủy tộc hiện ra những kỳ hình dị trạng, hoặc đi xe, cưỡi ngựa, hoặc mặc áo đỏ. Đêm ấy mộng thấy người đến bảo: Chúng tôi với ông u minh khác nẻo, việc gì mà ông lại đi soi chúng tôi!
(6) Viên là họ Viên, đồng âm với viên là con vượn.
(7) Hồ là họ Hồ, đồng âm với hồ là cáo.
(8) Chu Công đương gội đầu quấn tóc lại để tiếp người hiền, Ngụy công tử đi xe, dành sẵn bên phía tả để đón bậc hiền sĩ Hầu Doanh.
(9) Sơn ngụ: chức quan coi rừng.
(10) Đời xưa bên Trung Quốc cuộc săn mùa xuân gọi là sưu, cuộc săn mùa thu gọi là miêu.
(11) Vua Văn Vương nhà Chu đi săn đón được ông già Lã Vọng đang ngồi câu ở sông Vị. Xem thêm chú thích 19, Câu chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na.
(12) Chỉ việc Lỗ Chiêu công đi săn.
(13) Chỉ cuộc đi săn của Hán Bình đế.
(14) Chế Bồng Nga, vua Chiêm Thành, hồi ấy thường vào quấy nhiễu nước Việt.
(15) Thuở ấy vua Minh sai chức Xá nhân là Lý Anh xuống Vân Nam đòi mượn đường đi sang Chiêm Thành, yêu sách những voi ngựa lương thảo, bắt ta phải cung đốn.
(16) Đời vua Trần Dụ Tông, người làng Trà Hương là Ngô Bệ họp đảng nổi dậy, giữ núi Yên Phụ, dựng cây cỡ lớn ở trên núi, xưng vương.
(17) Đời Trần Phế đế, người lộ Bắc Giang là Nguyễn Bồ, xưng là Đường Lang Tử y, dùng pháp thuật, nổi dậy xưng vương, sau bị giết.
(18) Câu này nói về Gia Cát Lượng bỏ nơi ở ẩn Nam Dương để đi giúp Lưu Bị.
(19) Bàng Thống: người có tài, được Gia Cát Lượng tiến cử với Lưu Bị.
(20) Thơ vịnh loài vượn có câu: Đề thời mạc cận Tiêu Tương ngạn, Minh nguyệt cô chu hữu lữ nhân. Nghĩa lúc kêu chớ gần bờ sông Tiêu Tương, vì trong chiếc thuyền chờ dưới bóng trăng trong có người lữ khách, ý nói nếu kêu để người lữ khách nghe tiếng, sẽ gợi cho người ấy nỗi buồn cố quốc tha hương.
(21) Sân triều nước Sở có con vượn trắng rất thiêng, người giỏi bắn đến đâu cũng không bắn trúng được. Vua Trang Vương sai nhà thiện xạ là Dưỡng Do Do Cơ bắn, vừa xách cung mang tên ra, chưa bắn mà vượn đã ôm cây khóc, lúc bắn vượn liền theo ngay mũi tên mà sa xuống.
(22) Ngụy Nguyên Trung là người thẳng thắn, thuở nhỏ nhà nghèo, chỉ nuôi một đứa ở gái. Một hôm đứa ở đương thổi cơm bỏ chạy đi múc nước, về thấy con vượn già đẩy bếp giữ lửa hộ. Con tinh vượn quý trọng Ngụy Nguyên Trung như vậy.
(23) Tức Trương Hoa, xem chú thích 3 cùng truyện.
Hết chương 11 mời các bạn đọc tiếp chương 12
Chương 12: Chuyện người con gái Nam Xương
Chương 11: Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang (*)
Năm Bính Dần (1386), vua Trần Phế đế đi săn, đỗ lại trên bờ bắc sông Đà, đêm mở bữa tiệc ở trong trướng. Có một con cáo từ dưới chân núi đi về phía nam, gặp một con vượn già, nhân bảo:
- Vua tôi Xương Phù (2) vào rừng săn bắn, để ý vào bọn ta lắm đó. Tính mệnh các loài chim muông, thật là treo ở sợi dây cung. Nếu tuyết chưa xuống, gió chậm về, mình sẽ nguy mất, nếu không vẫy đuôi xin thương thì ắt bị cày sân lấp ổ. Tôi định đến kiếm một lời nói để ngăn cản, bác có vui lòng đi với tôi không?
Vượn già nói:
- Nếu bác có thể đem lời nói mà giải vây được, đó thật là một việc hay. Nhưng chỉ e nói năng vô hiệu, họ lại sinh nghi, trốn sao khỏi cái nạn thành cháy vạ lây, há chẳng nghe câu chuyện hoa biểu hồ tinh ngày trước (3)?
Con cáo nói:
- Những người theo nhà vua đi săn, phần nhiều là võ nhân, bụng không bác vật như Trương Hoa, (4) mắt không cao kiến như Ôn Kiệu (5), vậy chắc không việc gì mà sợ.
Bèn cùng nhau hóa làm hai người đàn ông mà đi, một người xưng là tú tài họ Viên (6), một người xưng là xử sĩ họ Hồ (7) đương đêm đến gõ cửa hành cung, nhờ kẻ nội thị chuyển đệ lời tâu vào rằng:
- Tôi nghe thánh nhân trị vì, càn khôn trong sáng, minh vương sửa đức, chim muông hòa vui. Nay chúa thượng đương kỳ thái hạnh, làm chủ dân vật, tưởng nên mở lưới vơ hiền, giăng chài vét sĩ, đương gội thì quấn mái tóc, lên xe thì dành bên tả (8), đem xe bồ ngựa tứ săn những người hiền trong chỗ quê lậu, lấy lễ hậu lời khiêm đón những kẻ sĩ trong đám ẩn dật, khiến trong triều nhiều bậc lương tá để ban ân trạch cho sinh dân, đưa tất cả cuộc đời vào cõi nhân thọ. Cớ sao lại đi săn gấu bắt thỏ, tranh cả công việc của chức Sơn ngu (9), như vậy!
Bấy giờ vua say rượu đương muốn đi nằm, sai thủ tướng Quý Ly mời hai người vào tiếp đãi, ở phía dưới thềm khách, và hiểu bảo cho biết săn bắn là phép tắc đời xưa, sao lại nên bỏ.
Hồ nói:
- Đời xưa đuổi loài Tề tượng là để trừ hại, mà mở cuộc sưu miêu (10) là để giảng võ. Chuyện đi săn Vị Dương là vì một ông già không phải vì gấu cũng không vì hùm (11). Vì sự phô phang quân lính mới có cuộc săn ở đất Hồng (12). Vì sự phô phang cầm thú mới có cuộc bắn ở Trường Dương (13). Nay thì không thế, đương mùa hạ mà giở những công việc khổ dân, là không phải thời, giày trên lúa để thỏa cái ham thích săn bắn là không phải chỗ; quanh đầm mà vây, bọc núi mà đốt, là không phải lẽ, ngài sao không tâu với thánh minh, tạm quay xa giá, để khiến người và vật đều được bình yên!
Quý Ly nói:
- Không nên.
Hồ nói:
- Đó là tôi thương những giống chim hèn muông yếu và xin nài cho chúng. Chứ còn những giống tinh khôn lanh lẹn thì tự nhiên chúng biết xa chạy cao bay đàng nam núi Nam, đàng bắc núi Bắc, há chịu trần trần một phận ấp cây đâu!
Quý Ly nói:
- Nhà vua đi chuyến này, không phải vì ham thích chim muông, chỉ vì nghe ở đây có giống hồ tinh nghìn tuổi, nên ngài muốn đại cử đến để tiễu trừ, khiến loài yêu gian không thể giở trò xằng bậy được, còn các loài khác không can dự gì.
Viên đưa mắt cho Hồ rồi mỉm cười. Quý Ly hỏi cớ, Hồ chợt đáp:
- Hiện giờ sài lang đầy đường lấp lối, sao lại lo đi hỏi đến giống hồ ly?
Quý Ly nói:
- Ngài nói vậy là ý thế nào?
Hồ nói:
- Hiện nay thánh hóa chưa khắp, bờ cõi chưa yên: Bồng Nga (14) là con chó dại, cắn càn ở Nam phương, Lý Anh (15) là con hổ đói gầm thét ở tây bắc. Ngô Bệ (16) ngông cuồng, tuy đã tắt, Đường Lang (17) lấm lét vẫn còn kia, sao không giương cái cung thánh nhân, tuốt lưỡi gươm thiên tử, lấy nhân làm yên khấu, lấy nghĩa làm chèo lái, lấy hào kiệt làm nanh vuốt, lấy trung tín làm giáp trụ, cẩn thận lồng cũi để giá ngự những tướng khó trị, sửa chuốt cung tên để dọa nạt những nước bất phục, tóm bắt giặc giã, đóng cũi về, khiến cho gần xa quang sạch. Cớ sao bỏ những việc ấy không làm, lại đi lẩn quẩn ở công việc săn bắn dù được chim muông như núi, chúng tôi cũng lấy làm không phục.
Quý Ly nghe lời, hai người mừng thầm nói:
- Thế là mưu kế có kết quả rồi.
Nhân nâng chén rượu đầy lên uống rồi nói bàn vanh vách, trôi như nước suối, không bị đuối một tý gì cả.
Quý Ly giận nói:
- Ta từng tranh luận với người Trung Hoa, người Chiêm, chưa hề chịu khuất lý bao giờ, thế mà nay phải lúng túng với các gã này. Các gã nếu chẳng phải yêu núi ma rừng thì sao nói năng được nhọn sắc như vậy!
Hai người giận mà nói:
- Ông là thủ tướng đáng lẽ nên tiến dẫn nhân vật để làm đồ dùng cho quốc gia, cớ sao lại ghen người hiền, ghét người tài, há phải là cái nghĩa ở trong Kinh Thư đã nói: "Kẻ khác có tài, coi như ta có!".
Quý Ly đổi nét mặt để xin lỗi và an ủi rằng:
- Tôi nghĩ đương đời bây giờ, hiếm có được hạng người như là các ông. Sao các ông không đốt bỏ tơi nón, từ giã cá tôm, rướn mình con rồng ở Nam Dương (18), đuổi vó ngựa ký của Bàng Thống (19), lập công với đương thế, để tiếng về đời sau. Cớ chi lại đi nằm chết khô ở chốn hang núi, còn ai người biết đến nữa.
Hai người cười mà rằng:
- Chúng tôi nương mình bên cành khói, náu vết chốn hang mây, ngủ thì lấy cỏ làm đệm êm, khát thì lấy nước suối làm rượu ngọt, vương chân có khói ráng, kết bạn có hươu nai, chỉ biết ăn bách nhai tùng, ngâm trăng vịnh gió, ngõ hầu mới khỏi vướng lưới trần. Ai hơi đâu mà đi lo giúp việc đời dù chỉ nhổ một sợi lông.
Nhân lại nói:
- Chúng tôi vốn là những người phóng lãng, không chịu ở trong vòng ràng buộc. Trước vẫn hay thơ, thường ngâm vang cả hang núi. Đêm nay bồi tiệc, há lại không có bài nào để kỷ thực ư?
Hồ bèn ngâm rằng:
Ẩm liễu thanh toàn hựu bích than,
Du du danh lợi bất tương can.
Vân biên thạch quật khiêu thân dị,
Thế thượng trần lung trước cước nan.
Nhật lạc miên tàn sơn trủng quýnh,
Canh lan thính quyện dạ băng hàn.
Yên hà thử khứ vô tung tích,
Tử ngã tương kỳ cửu viễn khan.
Dịch:
Khe trong suối biếc nước ngon lành,
Đường thế chi màng đến lợi danh.
Hang đá dễ nương mình phóng khoáng,
Vòng trần khôn đặt bước chông chênh.
Bóng tà giấc tỉnh trơ hình núi.
Băng lạnh đêm tàn cạn trống canh.
Mây khói rồi đây không dấu vết,
Đôi mình buộc chặt nghĩa non xanh.
Viên cũng ngâm rằng:
Vạn hác thiên khê hữu kính thông,
Du nhiên phất tụ nhiệm tây đông.
Hứng lai trực bạn xuân sơn vũ,
Sầu khứ phân huề biệt phố phong.
Tương lĩnh vô thanh đề lạc nhật,
Sở thiên hữu lệ khấp loan cung.
Ngã đầu lâm mộc quân nham huyệt,
Kham tiếu cầu an kế bất đồng.
Dịch:
Nghìn suối muôn khe có lối thông,
Mặc dầu tha thẩn bước tây đông.
Tung tăng lúc giỡn cơn mưa núi,
Đủng đỉnh khi chờ ngọn gió sông.
Tiếng bặt bờ Tương gào bóng xế (20),
Lệ tràn đất Sở khóc dây cung (21)
Tôi lên rừng, bác vào hang núi,
Tìm chốn yên thân cũng một lòng.
Ngâm xong, từ biệt ra đi. Quý Ly mật sai người rón bước theo sau, khi gần đến lưng chừng núi, thấy cả hai hóa làm con cáo và con vượn mà đi biến mất.
Lời bình:
Than ôi! Trời đất sinh ra mọi loài mà riêng hậu đối với loài người, cho nên người ta là giống khôn thiêng, hơn muôn vật. Tuy phượng hoàng là giống chim thiêng, kỳ lân là giống thú nhân, cũng chỉ là loài vật mà thôi. Cuộc nghị luận ở Đà Giang, cớ sao loài người mà lại phải chịu thua loài vật? Cái đó là vì có duyên cớ. Bởi Quý Ly tâm thuật không chính, cho nên giống yêu quái ở trong loài vật mới có thể đùa cợt như vậy. Chứ nếu chính trực như Ngụy Nguyên Trung (22), tận trung như Trương Mậu Tiên (23), thì chúng đã nghe giảng, giữ lửa không rồi, đâu còn dám tranh biện gì nữa. Chao ôi! nước sông Thương Lương, trong thì để giặt dải mũ, đục thì để rửa chân, đều do tự mình cả đó thôi.
Chú thích:
* Nguyên văn: Đà Giang dạ ẩm ký.
(1) Đà giang: đời Trần là châu, gồm khu vực hai bên tả, hữu sông Đà, tương đương với miền tây tỉnh Sơn Tây và miền đông tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình ngày nay.
(2) Xương Phù: niên hiệu của Trần Phế đế từ 1377-1388.
(3) Đời vua Huệ Đế nhà Tần, ở mả vua Yên Chiêu Vương có con hồ tinh già và một cây hoa biểu (cây cột gỗ). Hồ tinh một hôm muốn biến làm người học trò, đến nghe Trương Hoa giảng sách, nhân hỏi cây hoa biểu. Hoa biểu nói: "Ông Trương là người trí độ, khó che mắt được, đừng đi mà lại bị nhục, chẳng những hại anh mà lại lụy cả đến tôi nữa. Hồ không nghe, bèn hóa mình đến yết Trương Hoa bàn luận văn chương sử sách, thông hiểu suốt hết. Trương Hoa phải chịu và than rằng: "Thiên hạ đâu lại có người tuổi trẻ thông minh như thế, nếu không là ma quỷ tất là hồ ly". Sai người đề phòng rất nghiêm ngặt. Sau quan lệnh Phong Thành là Lôi Hoán xui Hoa thử huýt chó săn cho cắn xem sao, nhưng gã kia vẫn không sợ hãi gì cả. Hoa giận nói: "Nó đích thực là yêu rồi, bây giờ chỉ hễ được cây khô nghìn năm mà soi thì hình nó sẽ hiện ra". Hoán nói: "Cây nghìn năm lấy đâu ra được. Người ta vẫn nói cây hoa biểu trước mồ Chiêu Vương đã trải nghìn năm, nên thử dùng xem sao...".
Bèn sai người ngả cây ấy đốt ra để soi, gã kia liền hóa thành con hồ, nhân sai đem mổ giết.
(4) Trương Hoa người đất Phương Thành đời nhà Tấn học nhiều xem rộng, cái gì cũng biết, có làm ra sách Bác vật chí; người đời bấy giờ ví Hoa như Tử Sản nước Trịnh đời xưa. Xem thêm chú thích 3.
(5) Ôn Kiệu đời Tấn đi qua bến Ngưu Chử là chỗ nước sâu không thể lường được, và người ta vẫn đồn ở đấy có nhiều quái vật. Kiệu bèn đốt sừng tê để soi. Một lát thấy các thủy tộc hiện ra những kỳ hình dị trạng, hoặc đi xe, cưỡi ngựa, hoặc mặc áo đỏ. Đêm ấy mộng thấy người đến bảo: Chúng tôi với ông u minh khác nẻo, việc gì mà ông lại đi soi chúng tôi!
(6) Viên là họ Viên, đồng âm với viên là con vượn.
(7) Hồ là họ Hồ, đồng âm với hồ là cáo.
(8) Chu Công đương gội đầu quấn tóc lại để tiếp người hiền, Ngụy công tử đi xe, dành sẵn bên phía tả để đón bậc hiền sĩ Hầu Doanh.
(9) Sơn ngụ: chức quan coi rừng.
(10) Đời xưa bên Trung Quốc cuộc săn mùa xuân gọi là sưu, cuộc săn mùa thu gọi là miêu.
(11) Vua Văn Vương nhà Chu đi săn đón được ông già Lã Vọng đang ngồi câu ở sông Vị. Xem thêm chú thích 19, Câu chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na.
(12) Chỉ việc Lỗ Chiêu công đi săn.
(13) Chỉ cuộc đi săn của Hán Bình đế.
(14) Chế Bồng Nga, vua Chiêm Thành, hồi ấy thường vào quấy nhiễu nước Việt.
(15) Thuở ấy vua Minh sai chức Xá nhân là Lý Anh xuống Vân Nam đòi mượn đường đi sang Chiêm Thành, yêu sách những voi ngựa lương thảo, bắt ta phải cung đốn.
(16) Đời vua Trần Dụ Tông, người làng Trà Hương là Ngô Bệ họp đảng nổi dậy, giữ núi Yên Phụ, dựng cây cỡ lớn ở trên núi, xưng vương.
(17) Đời Trần Phế đế, người lộ Bắc Giang là Nguyễn Bồ, xưng là Đường Lang Tử y, dùng pháp thuật, nổi dậy xưng vương, sau bị giết.
(18) Câu này nói về Gia Cát Lượng bỏ nơi ở ẩn Nam Dương để đi giúp Lưu Bị.
(19) Bàng Thống: người có tài, được Gia Cát Lượng tiến cử với Lưu Bị.
(20) Thơ vịnh loài vượn có câu: Đề thời mạc cận Tiêu Tương ngạn, Minh nguyệt cô chu hữu lữ nhân. Nghĩa lúc kêu chớ gần bờ sông Tiêu Tương, vì trong chiếc thuyền chờ dưới bóng trăng trong có người lữ khách, ý nói nếu kêu để người lữ khách nghe tiếng, sẽ gợi cho người ấy nỗi buồn cố quốc tha hương.
(21) Sân triều nước Sở có con vượn trắng rất thiêng, người giỏi bắn đến đâu cũng không bắn trúng được. Vua Trang Vương sai nhà thiện xạ là Dưỡng Do Do Cơ bắn, vừa xách cung mang tên ra, chưa bắn mà vượn đã ôm cây khóc, lúc bắn vượn liền theo ngay mũi tên mà sa xuống.
(22) Ngụy Nguyên Trung là người thẳng thắn, thuở nhỏ nhà nghèo, chỉ nuôi một đứa ở gái. Một hôm đứa ở đương thổi cơm bỏ chạy đi múc nước, về thấy con vượn già đẩy bếp giữ lửa hộ. Con tinh vượn quý trọng Ngụy Nguyên Trung như vậy.
(23) Tức Trương Hoa, xem chú thích 3 cùng truyện.
Hết chương 11 mời các bạn đọc tiếp chương 12
Chương 12: Chuyện người con gái Nam Xương
Sửa lần cuối: