Bông hồng cho con
Đã hai lần hôm mẹ, hai lần leo lên ngồi sau xe của chú Hai xích lô, rồi cả hai lần con bé lại tuột xuống ôm lấy tôi như thể nó sợ mất. Tôi phải giục, sau khi ôm con thật chặt trong lòng:
-[FONT="] [/FONT]Đi đi con, qua ngoại cho sớm.
Sau cùng Quyên mới chịu buông tay tôi ra và nhảy phốc xích lô, đưa tay vẫy vẫy, miệng chu ra:
- Mẹ, mai con về mẹ dạy cho con thêu cái bông hồng nghen!
- Ờ, đi đi, mẹ hứa.
Con đi rồi lúc ấy tôi mới đứng lặng người đi. Hai giọt lệ hình như đã chảy ra ngoài từ lúc Quyên vẫy vẫy tay chào.
- Tội nghiệp!
Tôi chỉ thốt được hai tiếng rồi nghẹn lại. Cổ họng tôi như bị ai chận ngang và đắng chát.
Sợ có người nhìn thấy, tôi bước nhanh lên nhà, ở tầng ba chung cư. Thường khi tôi leo rất nhanh, nhưng sao hôm nay đôi chân tôi như có đeo chì, nó nặng và rã rời. Cố lắm tôi mới được lên tới phòng mình. Hai mẹ con ở trong gian nhà 60m2 thường khi thấy vừa, nhưng giờ khi vắng Quyên tôi cảm thấy sao trống vắng lạ thường. Trưa nay khi dụ con về ngoại chơi, Quyên đã không chịu, nó bảo: Con đi rồi bỏ mẹ ở nhà một mình sao, con không chịu!
Phải thuyết phục mãi, cuối cùng con bé mới nghe nhưng hình như con nó linh cảm thế nào đó, nên cứ giùng giằng mãi như vừa rồi.
-[FONT="] [/FONT]Mẹ có tội có tội với con, Quyên ơi!
Đến lúc này, khi ở trong căn phòng đóng kín cửa tôi mới dám khóc lớn. Khóc như chưa bao giờ được khóc!
- Quyên ơi!
Tôi cứ gọi hoài tên con rồi chẳng nói được gì thêm. Bởi giây phút này cái tên Quyên hầu như là duy nhất, chiếm trọn con tim, khối óc, cả trong nước mắt, trong miệng, trong từng giọt máu đang luân chuyển trong tôi. Nó là tất cả, vậy không gọi thì tôi còn biết gọi ai, nói cái gì nữa…
Nhìn lên đồng hồ treo tường tôi biết lúc này là năm giờ chiều, nhưng sao trong đầu óc tôi chẳng còn chút gì là thời gian nữa. Với tôi chỉ còn có một việc, chút nữa đây thôi, tôi sẽ rời căn phòng này, một mình đi thẳng tới đoạn sông thật vắng mà tôi đã quan sát ngày hôm qua, và thật nhẹ nhàng, tôi bước chân xuống đó, và… mọi chuyện sẽ kết thúc!
Ngày mai Quyên sẽ về, nó sẽ phát hiện lá thư tuyệt mạng tôi để lại trên đầu giường và chắc chắn nó sẽ khóc thét, nó kêu la khan cả cổ. Nhưng như vậy sẽ tốt hơn, mẹ có tội với con Quyên à, nhưng còn cách nào nữa đâu, khi mẹ của con vừa bị đuổi việc vì mang trong người chứng bệnh AIDS quái ác! Con hỏi tại sao mẹ lại vướng căn bệnh này, thì mẹ chỉ biết cắn răng im lặng, đau khổ một mình, chớ làm sao mẹ có thể nói thẳng ra là do chính cha con lây cho mẹ. Dù cha đã bỏ mẹ con mình ra đi, nhưng mẹ vẫn muốn giữ mãi trong đầu con hình ảnh thật đẹp của cha con. Mẹ đã từng nói rằng cha con đi du học xa, rồi một ngày nào đó sẽ về đó sao…
Vẫn biết nói dối con là một tội không thể tha thứ được, nhưng hoàn cảnh tôi giờ đây còn cách nào nữa đâu? Tôi tin rằng lớn lên một chút Quyên nó sẽ hiểu và lúc đó sẽ thông cảm và tha thứ cho việc làm của mẹ nó.
Thời gian còn lại quá nhiều, bởi tôi định tới gần mười giờ thì mới ra đi, lúc ấy việc thực hiện ý đồ sẽ không bị ai phát hiện. Giờ này tôi còn hơn bốn giờ để chu tất mọi việc cho con. Quần áo đi học của Quyên tôi xếp để riêng, quần áo mặc nhà để riêng vào hai ngăn, cả giày dép nữa cũng phaỉ ngăn nắp cho con. Khi tôi ra đi rồi dù buồn khổ lắm, nhưng tôi biết chắc là Quyên sẽ không chịu về ở luôn bên ngoại, mà sẽ ở lại căn nhà này và mẹ tôi sẽ sang đây ở với cháu, như vậy mọi thứ cần đâu ra đó cho con bé…
Tôi soạn các ngăn tủ của Quyên, con bé tuy chỉ mới học lớp ba, nhưng tính ngăn nắp thì không thua gì một người lớn. Trong một ngăn tủ tôi bắt gặp gần chục tấm ảnh hai mẹ con chụp chung từ năm Quyên mới lên hai. Cái bím tóc cột cao, đính caí nơ màu vàng trông xinh và dễ thương làm sao! Chính tôi đã khen và Quyên khoái lắm nên cứ cất riêng những tấm ảnh này.
Chợt một tờ giấy tập học trò rơi ra từ trong xấp giấy trong ngăn tủ. Tôi nhặt lên và nhận ra nó là một bài tập làm văn của Quyên. Có lẽ mới làm, nên trông giấy và màu mực còn rất mới.
Tôi giật mình khi đọc đề bài luận văn: Em hãy ghi cảm nghĩ của mình khi đi thăm một làng nuôi trẻ em mắc bệnh AIDS.
Tôi đọc thật nhanh những dòng chữ của quyên: Hôm vừa rồi em được cô dẫn đi thăm một trại nuôi những trẻ em mắc căn bệnh AIDS tại một huyện ngoại thành. Em xúc động vô vùng khi thấy nhiều bạn tuổi còn nhỏ hơn em, vậy mà bị mắc bệnh, người gầy gò, xanh xao. Nhưng cũng có bạn trông còn khỏe mạnh, tươi tắn lắm, cô giáo nói những bạn ấy được dạy phải sống lạc quan, yêu đời, không được chán nản, bi quan. Ở một chiếc giường nhỏ, em trông thấy một bạn cỡ tuổi em, bạn ấy nằm chơi với một con búp bê cũ, nhưng xem ra bạn ấy thích và quí nó lắm. Ngay ở đầu giường bạn ấy nằm, em thấy có một mảnh giấy trắng trên đó viết mấy chữ nguệch ngoạc: BÔNG HỒNG NÀY CHO MẸ! Em hỏi cô giáo, thì được cô giải thích là mẹ bạn ấy khi sinh ra bạn đã bỏ đi, bạn lớn lên trong trại này, nhưng suốt ngày bạn cứ nhớ mẹ, cứ mong có ngày được gặp mẹ và hễ nhặt được mảnh giấy nào cũng vẽ hình cái bông hồng và đề dòng chữ đó.
“Em quá cảm động với chuyện của bạn ấy, mà còn nghĩ, bạn ấy nhớ mẹ là đúng, vẽ bông hồng để dành tặng cho mẹ cũng quá đúng. Ai mà không mong có mẹ, được gặp mẹ mình. Em không biết mẹ bạn ấy ở đâu, nhưng em cũng muốn kêu thật to cho mẹ bạn ấy nghe và về ngay với bạn ấy. Bạn ơi, hãy chờ đó, thế nào mẹ bạn cũng về với bạn thôi…”
Bài làm văn được cho điểm 10, nhưng bên góc dưới tôi thấy có dòng chữ của Quyên, hình như mới ghi vào sau khi cô chấm điểm: “Bài được điểm 10 mà con không dám cho mẹ xem, vì hôm cô dẫn đi xem trại, con quên xin phép mẹ…”
-Trời ơi, con tôi!
Quá mười giờ đêm đó tôi vẫn nằm khóc ở nhà. Đến gần mười một giờ, tôi choàng dậy và chạy bay xuống lầu, ngoắc chiếc xe ôm, giục chạy nhanh tới nhà mẹ tôi. Quyên đã ngủ, nhưng vừa nghe tiếng tôi, con bé đã bật dậy ngay và ngơ ngác chẳng hiểu gì. Tôi ôm chầm con vào lòng, siết thật chặt và khóc thật to.
Mẹ tôi và người trong nhà ngơ ngác nhưng không hỏi gì. Riêng Quyên thì có lẽ quen với những giọt nước mắt của mẹ nên nó cũng khóc theo mà không hỏi.
Trước sự ngạc nhiên của bà ngoại, tôi kéo tay con ra ngoài vừa bảo:
- Mẹ con mình về.
Chừng như chỉ chờ có thế, Quyên nắm chặt tay tôi, theo ra ngoài, đường đêm vắng ngắt, nhưng trong lòng tôi một chút hơi ấm đang len vào…
Tôi muốn bảo với con: “Mẹ sẽ xé bức thư tuyệt mạng, con gái ạ!” nhưng không dám nói ra. Ngồi trên xích lô, Quyên nhìn tôi hỏi khẽ:
- Mai mình đi chơi nhà ngoại nữa, mẹ nhé!
Tôi cười thật vui:
- Dĩ nhiên rồi, con gái!
Đã hai lần hôm mẹ, hai lần leo lên ngồi sau xe của chú Hai xích lô, rồi cả hai lần con bé lại tuột xuống ôm lấy tôi như thể nó sợ mất. Tôi phải giục, sau khi ôm con thật chặt trong lòng:
-[FONT="] [/FONT]Đi đi con, qua ngoại cho sớm.
Sau cùng Quyên mới chịu buông tay tôi ra và nhảy phốc xích lô, đưa tay vẫy vẫy, miệng chu ra:
- Mẹ, mai con về mẹ dạy cho con thêu cái bông hồng nghen!
- Ờ, đi đi, mẹ hứa.
Con đi rồi lúc ấy tôi mới đứng lặng người đi. Hai giọt lệ hình như đã chảy ra ngoài từ lúc Quyên vẫy vẫy tay chào.
- Tội nghiệp!
Tôi chỉ thốt được hai tiếng rồi nghẹn lại. Cổ họng tôi như bị ai chận ngang và đắng chát.
Sợ có người nhìn thấy, tôi bước nhanh lên nhà, ở tầng ba chung cư. Thường khi tôi leo rất nhanh, nhưng sao hôm nay đôi chân tôi như có đeo chì, nó nặng và rã rời. Cố lắm tôi mới được lên tới phòng mình. Hai mẹ con ở trong gian nhà 60m2 thường khi thấy vừa, nhưng giờ khi vắng Quyên tôi cảm thấy sao trống vắng lạ thường. Trưa nay khi dụ con về ngoại chơi, Quyên đã không chịu, nó bảo: Con đi rồi bỏ mẹ ở nhà một mình sao, con không chịu!
Phải thuyết phục mãi, cuối cùng con bé mới nghe nhưng hình như con nó linh cảm thế nào đó, nên cứ giùng giằng mãi như vừa rồi.
-[FONT="] [/FONT]Mẹ có tội có tội với con, Quyên ơi!
Đến lúc này, khi ở trong căn phòng đóng kín cửa tôi mới dám khóc lớn. Khóc như chưa bao giờ được khóc!
- Quyên ơi!
Tôi cứ gọi hoài tên con rồi chẳng nói được gì thêm. Bởi giây phút này cái tên Quyên hầu như là duy nhất, chiếm trọn con tim, khối óc, cả trong nước mắt, trong miệng, trong từng giọt máu đang luân chuyển trong tôi. Nó là tất cả, vậy không gọi thì tôi còn biết gọi ai, nói cái gì nữa…
Nhìn lên đồng hồ treo tường tôi biết lúc này là năm giờ chiều, nhưng sao trong đầu óc tôi chẳng còn chút gì là thời gian nữa. Với tôi chỉ còn có một việc, chút nữa đây thôi, tôi sẽ rời căn phòng này, một mình đi thẳng tới đoạn sông thật vắng mà tôi đã quan sát ngày hôm qua, và thật nhẹ nhàng, tôi bước chân xuống đó, và… mọi chuyện sẽ kết thúc!
Ngày mai Quyên sẽ về, nó sẽ phát hiện lá thư tuyệt mạng tôi để lại trên đầu giường và chắc chắn nó sẽ khóc thét, nó kêu la khan cả cổ. Nhưng như vậy sẽ tốt hơn, mẹ có tội với con Quyên à, nhưng còn cách nào nữa đâu, khi mẹ của con vừa bị đuổi việc vì mang trong người chứng bệnh AIDS quái ác! Con hỏi tại sao mẹ lại vướng căn bệnh này, thì mẹ chỉ biết cắn răng im lặng, đau khổ một mình, chớ làm sao mẹ có thể nói thẳng ra là do chính cha con lây cho mẹ. Dù cha đã bỏ mẹ con mình ra đi, nhưng mẹ vẫn muốn giữ mãi trong đầu con hình ảnh thật đẹp của cha con. Mẹ đã từng nói rằng cha con đi du học xa, rồi một ngày nào đó sẽ về đó sao…
Vẫn biết nói dối con là một tội không thể tha thứ được, nhưng hoàn cảnh tôi giờ đây còn cách nào nữa đâu? Tôi tin rằng lớn lên một chút Quyên nó sẽ hiểu và lúc đó sẽ thông cảm và tha thứ cho việc làm của mẹ nó.
Thời gian còn lại quá nhiều, bởi tôi định tới gần mười giờ thì mới ra đi, lúc ấy việc thực hiện ý đồ sẽ không bị ai phát hiện. Giờ này tôi còn hơn bốn giờ để chu tất mọi việc cho con. Quần áo đi học của Quyên tôi xếp để riêng, quần áo mặc nhà để riêng vào hai ngăn, cả giày dép nữa cũng phaỉ ngăn nắp cho con. Khi tôi ra đi rồi dù buồn khổ lắm, nhưng tôi biết chắc là Quyên sẽ không chịu về ở luôn bên ngoại, mà sẽ ở lại căn nhà này và mẹ tôi sẽ sang đây ở với cháu, như vậy mọi thứ cần đâu ra đó cho con bé…
Tôi soạn các ngăn tủ của Quyên, con bé tuy chỉ mới học lớp ba, nhưng tính ngăn nắp thì không thua gì một người lớn. Trong một ngăn tủ tôi bắt gặp gần chục tấm ảnh hai mẹ con chụp chung từ năm Quyên mới lên hai. Cái bím tóc cột cao, đính caí nơ màu vàng trông xinh và dễ thương làm sao! Chính tôi đã khen và Quyên khoái lắm nên cứ cất riêng những tấm ảnh này.
Chợt một tờ giấy tập học trò rơi ra từ trong xấp giấy trong ngăn tủ. Tôi nhặt lên và nhận ra nó là một bài tập làm văn của Quyên. Có lẽ mới làm, nên trông giấy và màu mực còn rất mới.
Tôi giật mình khi đọc đề bài luận văn: Em hãy ghi cảm nghĩ của mình khi đi thăm một làng nuôi trẻ em mắc bệnh AIDS.
Tôi đọc thật nhanh những dòng chữ của quyên: Hôm vừa rồi em được cô dẫn đi thăm một trại nuôi những trẻ em mắc căn bệnh AIDS tại một huyện ngoại thành. Em xúc động vô vùng khi thấy nhiều bạn tuổi còn nhỏ hơn em, vậy mà bị mắc bệnh, người gầy gò, xanh xao. Nhưng cũng có bạn trông còn khỏe mạnh, tươi tắn lắm, cô giáo nói những bạn ấy được dạy phải sống lạc quan, yêu đời, không được chán nản, bi quan. Ở một chiếc giường nhỏ, em trông thấy một bạn cỡ tuổi em, bạn ấy nằm chơi với một con búp bê cũ, nhưng xem ra bạn ấy thích và quí nó lắm. Ngay ở đầu giường bạn ấy nằm, em thấy có một mảnh giấy trắng trên đó viết mấy chữ nguệch ngoạc: BÔNG HỒNG NÀY CHO MẸ! Em hỏi cô giáo, thì được cô giải thích là mẹ bạn ấy khi sinh ra bạn đã bỏ đi, bạn lớn lên trong trại này, nhưng suốt ngày bạn cứ nhớ mẹ, cứ mong có ngày được gặp mẹ và hễ nhặt được mảnh giấy nào cũng vẽ hình cái bông hồng và đề dòng chữ đó.
“Em quá cảm động với chuyện của bạn ấy, mà còn nghĩ, bạn ấy nhớ mẹ là đúng, vẽ bông hồng để dành tặng cho mẹ cũng quá đúng. Ai mà không mong có mẹ, được gặp mẹ mình. Em không biết mẹ bạn ấy ở đâu, nhưng em cũng muốn kêu thật to cho mẹ bạn ấy nghe và về ngay với bạn ấy. Bạn ơi, hãy chờ đó, thế nào mẹ bạn cũng về với bạn thôi…”
Bài làm văn được cho điểm 10, nhưng bên góc dưới tôi thấy có dòng chữ của Quyên, hình như mới ghi vào sau khi cô chấm điểm: “Bài được điểm 10 mà con không dám cho mẹ xem, vì hôm cô dẫn đi xem trại, con quên xin phép mẹ…”
-Trời ơi, con tôi!
Quá mười giờ đêm đó tôi vẫn nằm khóc ở nhà. Đến gần mười một giờ, tôi choàng dậy và chạy bay xuống lầu, ngoắc chiếc xe ôm, giục chạy nhanh tới nhà mẹ tôi. Quyên đã ngủ, nhưng vừa nghe tiếng tôi, con bé đã bật dậy ngay và ngơ ngác chẳng hiểu gì. Tôi ôm chầm con vào lòng, siết thật chặt và khóc thật to.
Mẹ tôi và người trong nhà ngơ ngác nhưng không hỏi gì. Riêng Quyên thì có lẽ quen với những giọt nước mắt của mẹ nên nó cũng khóc theo mà không hỏi.
Trước sự ngạc nhiên của bà ngoại, tôi kéo tay con ra ngoài vừa bảo:
- Mẹ con mình về.
Chừng như chỉ chờ có thế, Quyên nắm chặt tay tôi, theo ra ngoài, đường đêm vắng ngắt, nhưng trong lòng tôi một chút hơi ấm đang len vào…
Tôi muốn bảo với con: “Mẹ sẽ xé bức thư tuyệt mạng, con gái ạ!” nhưng không dám nói ra. Ngồi trên xích lô, Quyên nhìn tôi hỏi khẽ:
- Mai mình đi chơi nhà ngoại nữa, mẹ nhé!
Tôi cười thật vui:
- Dĩ nhiên rồi, con gái!
Trích: Sách "Điều tưởng như bình thường"