Chúng ta biết Phật Tổ Như lai thông thái đến cỡ nào khi ông ta biết trước quả đất tròn để rồi ỉm đi và thản nhiên nhốt Tôn Ngộ Không dưới núi Ngũ Hành Sơn khi hắn ta bay vèo một vòng rồi lại quay trở lại chổ cũ nơi mà chính hắn ta đã “đánh dấu” (chắc các bạn biết đánh dấu bằng thứ gì rồi đúng không!!!)
Nếu chú ý hơn, chúng ta sẽ thấy ngài hình như còn am hiểu cả thuyết tương đối ngay trước khi Albert Einstein cất tiếng khóc chào đời. Ngài đã cho lập ra cả một thiên đàng với “một ngày trên trời bằng trăm năm dưới đất”. Cả cái gọi là nghịch lý Anh em sinh đôi, Từ Thức chu du cảnh tiên mới mấy hôm mà khi trở lại, người xưa cảnh cũ chẳng còn đâu.
Thời gian là tương đối, điều này có lẽ đã được người xưa ý thức từ lâu nhưng người ta chẳng biết nguồn cội gốc tích của nó như thế nào nên quăng nó lên một nơi cũng không rõ là có tồn tại nữa hay không – Thiên đàng.
Bây giờ ta thử làm vài phép tính vui đơn giản thử xem cái “Thiên đàng” nó ra sao.
Gọi tt=1 Ngày là khoảng thời gian trên trời.
t0=100 Năm =36500 Ngày là khoảng thời gian dưới đất.
Theo thuyết tương đối hẹp thì nếu một con tàu chuyển động với vận tốc v so với mặt đất thì thời gian trên tàu sẽ trôi chậm lại và ta có tỉ số:
Như vậy theo đó ta có thể tính được vận tốc của Thiên đàng so với mặt đất:
- một vận tốc quả là cực lớn!!!
Như vậy, Thiên đàng mà Phật Tổ xây dựng đã chuyển động với một vân tốc rất lớn so với trái đất – vận tốc ánh sáng tức vào khoảng 299999999.998 m/s. Cũng có lẽ vì lý do này mà người trần mắt thịt khó có thể lên được tới thiên đàng trừ khi... trừ khi luyện được Cân đẩu vân của Tôn Ngộ Không, nhún một phát bay được bảy vạn tám ngàn dặm.
Trần Triệu Phú - Thư Viện Vật Lý
Nếu chú ý hơn, chúng ta sẽ thấy ngài hình như còn am hiểu cả thuyết tương đối ngay trước khi Albert Einstein cất tiếng khóc chào đời. Ngài đã cho lập ra cả một thiên đàng với “một ngày trên trời bằng trăm năm dưới đất”. Cả cái gọi là nghịch lý Anh em sinh đôi, Từ Thức chu du cảnh tiên mới mấy hôm mà khi trở lại, người xưa cảnh cũ chẳng còn đâu.
Thời gian là tương đối, điều này có lẽ đã được người xưa ý thức từ lâu nhưng người ta chẳng biết nguồn cội gốc tích của nó như thế nào nên quăng nó lên một nơi cũng không rõ là có tồn tại nữa hay không – Thiên đàng.
Bây giờ ta thử làm vài phép tính vui đơn giản thử xem cái “Thiên đàng” nó ra sao.
Gọi tt=1 Ngày là khoảng thời gian trên trời.
t0=100 Năm =36500 Ngày là khoảng thời gian dưới đất.
Theo thuyết tương đối hẹp thì nếu một con tàu chuyển động với vận tốc v so với mặt đất thì thời gian trên tàu sẽ trôi chậm lại và ta có tỉ số:
Như vậy theo đó ta có thể tính được vận tốc của Thiên đàng so với mặt đất:
- một vận tốc quả là cực lớn!!!
Như vậy, Thiên đàng mà Phật Tổ xây dựng đã chuyển động với một vân tốc rất lớn so với trái đất – vận tốc ánh sáng tức vào khoảng 299999999.998 m/s. Cũng có lẽ vì lý do này mà người trần mắt thịt khó có thể lên được tới thiên đàng trừ khi... trừ khi luyện được Cân đẩu vân của Tôn Ngộ Không, nhún một phát bay được bảy vạn tám ngàn dặm.
Trần Triệu Phú - Thư Viện Vật Lý