Hôm qua (10-4) là hạn cuối cùng thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) của thí sinh nộp qua các sở GD-ĐT. Thống kê ban đầu cho thấy những trường ĐH tốp giữa được nhiều học sinh lựa chọn.
Thí sinh tranh thủ nộp hồ sơ ĐKDT trong ngày cuối cùng tại điểm thu nhận của Sở GD-ĐT TP.HCM - Ảnh: N.Hùng
Dù ngày 10-4 rơi vào thứ bảy, nhưng hầu hết điểm thu nhận hồ sơ dành cho thí sinh tự do của Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn tiếp nhận hồ sơ đến hết giờ làm việc buổi chiều. Bà Tạ Song Hà, phó trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD-ĐT Hà Nội), cho biết đánh giá ban đầu của các đơn vị là “lượng hồ sơ năm nay giảm hơn so với năm 2009. Ở khối trường THPT, nhiều trường cho biết căn cứ theo số lượng hồ sơ ĐKDT đã thu được thì số hồ sơ bình quân trên một học sinh lớp 12 thấp hơn so với năm 2009. Còn ở các điểm thu dành cho thí sinh tự do, hồ sơ ĐKDT giảm rõ rệt”.
Nhất kinh tế
Trong khi đó, các trường THPT đã hoàn tất việc phân loại hồ sơ ĐKDT đều có chung nhận định số hồ sơ ĐKDT vào khối A chiếm tỉ lệ áp đảo. Phân chia theo ngành đào tạo thì khối ngành kinh tế hiện chiếm vị trí số 1. Theo ông Đặng Đình Đại - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Q.Long Biên, Hà Nội), trong top 10 trường ĐH được học sinh của trường ĐKDT nhiều nhất thì các trường khối kinh tế chiếm đa số.
Những trường có hồ sơ ĐKDT nhiều nhất đều thuộc nhóm ngành này như Học viện Ngân hàng, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, ĐH Thương mại... “Tuy lọt vào top 10 với vị trí cuối cùng nhưng lượng hồ sơ nộp vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội của trường chưa bằng một nửa so với các trường ĐH khối kinh tế đứng liền kề” - ông Đại cho hay.
10% vào ĐH Kinh tế TP.HCM
Đến trưa 10-4, văn phòng tuyển sinh cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM đã nhận được khoảng 10.000 hồ sơ ĐKDT. Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh, cho biết thống kê sơ bộ cho thấy tính đến thời điểm này lượng hồ sơ ĐKDT vào ngành kinh tế “vẫn ở thế áp đảo” so với những ngành còn lại. Cụ thể, hồ sơ ĐKDT vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM chiếm 10% trên tổng số hồ sơ nhận được (1.000/10.000). Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM chiếm 12% tổng số hồ sơ ĐKDT (1.200/10.000).
H.B.
Tại Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), ông Nguyễn Tấn Cường, cán bộ phòng học vụ, cho biết lượng hồ sơ nộp vào các trường có điểm chuẩn ở mức trung bình chiếm đa số. Nhóm ngành kinh tế vẫn chiếm phần lớn hồ sơ. “Nhưng có điểm khác so với mọi năm là lượng hồ sơ nộp vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM giảm, lượng hồ sơ vào các trường ĐH Sài Gòn, Tài chính - marketing lại tăng mạnh, trên 200 hồ sơ mỗi trường” - ông Cường tổng kết.
Lý giải điều này, ông Cường cho rằng những trường này có nhiều ngành đào tạo như Trường ĐH Kinh tế nhưng điểm chuẩn chỉ ở mức trung bình nên học sinh lựa chọn do phù hợp với năng lực của mình. Ở bậc CĐ, lượng hồ sơ vào Trường CĐ Kinh tế đối ngoại vẫn áp đảo so với các trường CĐ khác. Trong khi đó, lượng hồ sơ vào các trường có thi năng khiếu cũng giảm hẳn, chỉ vài chục hồ sơ.
Bà Nguyễn Thị Phượng, cán bộ phòng học vụ Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), khẳng định nhóm ngành kinh tế vẫn được học sinh lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, bà Phượng cho biết năm nay có sự thay đổi trong “cơ cấu” trường ĐKDT của học sinh.
Những năm trước lượng hồ sơ hầu như tập trung vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, năm nay hồ sơ vào Trường ĐH Kinh tế, ĐH Luật và Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) tăng đáng kể. Nhóm ngành nông lâm có rất ít hồ sơ ĐKDT.
Học sinh tỉnh chọn trường gần nhà
Trong lúc học sinh tại TP.HCM không mặn mà với nhóm ngành nông lâm thì ở các tỉnh học sinh lại “chuộng” hơn do điểm chuẩn vừa phải. Trường THPT Phước Vĩnh (Phú Giáo, Bình Dương) nhận 493 hồ sơ ĐKDT, trong đó Trường ĐH Nông lâm TP.HCM có lượng hồ sơ nhiều nhất với 83 hồ sơ, sau đó mới đến các trường ĐH Sài Gòn, ĐH Kinh tế TP.HCM.
Tại Cần Thơ, trong số 577 hồ sơ ĐKDT của học sinh Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng có đến 325 hồ sơ vào Trường ĐH Cần Thơ. Số hồ sơ ĐKDT vào các trường ĐH tại TP.HCM không đáng kể. Tại Đồng Tháp, ông Lê Hồng Diễn, Trường THPT Cao Lãnh 1 (huyện Cao Lãnh), cho biết trong gần 1.100 hồ sơ ĐKDT có khoảng 2/3 nộp vào Trường ĐH Đồng Tháp. Số còn lại chủ yếu nộp vào các trường khu vực ĐBSCL.
Năm nay, Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) nhận được hơn 2.000 hồ sơ ĐKDT. Theo ông Nguyễn Trí - phụ trách công tác tuyển sinh của trường, có đến 1.200 hồ sơ ĐKDT vào các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng (ĐH Kinh tế 420, ĐH Ngoại ngữ 410, ĐH Bách khoa 300). Chỉ có 170 hồ sơ nộp vào các trường ở TP.HCM. Đáng chú ý, có đến hơn 500 hồ sơ nộp vào các trường CĐ (khoảng 1/4 tổng số hồ sơ).
Ông Nguyễn Trí nhận định: “Các em đã biết chọn ngành, chọn trường phù hợp với khả năng, kinh tế của gia đình...”. Tương tự, tại Trường THPT Đức Phổ I (Quảng Ngãi) phần lớn học sinh nộp hồ sơ vào các trường có điểm chuẩn trúng tuyển vừa phải. Ông Nguyễn Bân, hiệu trưởng nhà trường, cho biết số hồ sơ ĐKDT vào các trường của địa phương và trường ĐH, CĐ ở các tỉnh lân cận đã tăng đáng kể.
Không gửi hồ sơ qua bưu điện
Những thí sinh nào còn nhu cầu nộp hồ sơ ĐKDT sẽ có cơ hội thực hiện trong thời gian từ thứ hai 12-4 đến hết ngày 17-4 bằng việc đến nộp trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi (bắt đầu chậm hơn một ngày so với lịch vì ngày 11-4 rơi vào chủ nhật).
Ông Ngô Kim Khôi, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), lưu ý hồ sơ ĐKDT phải được nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của các trường ĐH, CĐ. Thí sinh không được gửi hồ sơ ĐKDT qua đường bưu điện. Khi nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường, thí sinh vẫn thực hiện theo đúng quy trình như đã nộp tại các sở GD-ĐT: nộp kèm lệ phí tuyển sinh 80.000 đồng/bộ hồ sơ, ký nhận đầy đủ và phải nhận lại tờ phiếu số 2 để đối chiếu, kiểm tra trong trường hợp cần thiết.
(Theo TTO)
Thí sinh tranh thủ nộp hồ sơ ĐKDT trong ngày cuối cùng tại điểm thu nhận của Sở GD-ĐT TP.HCM - Ảnh: N.Hùng
Nhất kinh tế
Trong khi đó, các trường THPT đã hoàn tất việc phân loại hồ sơ ĐKDT đều có chung nhận định số hồ sơ ĐKDT vào khối A chiếm tỉ lệ áp đảo. Phân chia theo ngành đào tạo thì khối ngành kinh tế hiện chiếm vị trí số 1. Theo ông Đặng Đình Đại - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Q.Long Biên, Hà Nội), trong top 10 trường ĐH được học sinh của trường ĐKDT nhiều nhất thì các trường khối kinh tế chiếm đa số.
Những trường có hồ sơ ĐKDT nhiều nhất đều thuộc nhóm ngành này như Học viện Ngân hàng, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, ĐH Thương mại... “Tuy lọt vào top 10 với vị trí cuối cùng nhưng lượng hồ sơ nộp vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội của trường chưa bằng một nửa so với các trường ĐH khối kinh tế đứng liền kề” - ông Đại cho hay.
10% vào ĐH Kinh tế TP.HCM
Đến trưa 10-4, văn phòng tuyển sinh cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM đã nhận được khoảng 10.000 hồ sơ ĐKDT. Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh, cho biết thống kê sơ bộ cho thấy tính đến thời điểm này lượng hồ sơ ĐKDT vào ngành kinh tế “vẫn ở thế áp đảo” so với những ngành còn lại. Cụ thể, hồ sơ ĐKDT vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM chiếm 10% trên tổng số hồ sơ nhận được (1.000/10.000). Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM chiếm 12% tổng số hồ sơ ĐKDT (1.200/10.000).
H.B.
Tại Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), ông Nguyễn Tấn Cường, cán bộ phòng học vụ, cho biết lượng hồ sơ nộp vào các trường có điểm chuẩn ở mức trung bình chiếm đa số. Nhóm ngành kinh tế vẫn chiếm phần lớn hồ sơ. “Nhưng có điểm khác so với mọi năm là lượng hồ sơ nộp vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM giảm, lượng hồ sơ vào các trường ĐH Sài Gòn, Tài chính - marketing lại tăng mạnh, trên 200 hồ sơ mỗi trường” - ông Cường tổng kết.
Lý giải điều này, ông Cường cho rằng những trường này có nhiều ngành đào tạo như Trường ĐH Kinh tế nhưng điểm chuẩn chỉ ở mức trung bình nên học sinh lựa chọn do phù hợp với năng lực của mình. Ở bậc CĐ, lượng hồ sơ vào Trường CĐ Kinh tế đối ngoại vẫn áp đảo so với các trường CĐ khác. Trong khi đó, lượng hồ sơ vào các trường có thi năng khiếu cũng giảm hẳn, chỉ vài chục hồ sơ.
Bà Nguyễn Thị Phượng, cán bộ phòng học vụ Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), khẳng định nhóm ngành kinh tế vẫn được học sinh lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, bà Phượng cho biết năm nay có sự thay đổi trong “cơ cấu” trường ĐKDT của học sinh.
Những năm trước lượng hồ sơ hầu như tập trung vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, năm nay hồ sơ vào Trường ĐH Kinh tế, ĐH Luật và Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) tăng đáng kể. Nhóm ngành nông lâm có rất ít hồ sơ ĐKDT.
Học sinh tỉnh chọn trường gần nhà
Trong lúc học sinh tại TP.HCM không mặn mà với nhóm ngành nông lâm thì ở các tỉnh học sinh lại “chuộng” hơn do điểm chuẩn vừa phải. Trường THPT Phước Vĩnh (Phú Giáo, Bình Dương) nhận 493 hồ sơ ĐKDT, trong đó Trường ĐH Nông lâm TP.HCM có lượng hồ sơ nhiều nhất với 83 hồ sơ, sau đó mới đến các trường ĐH Sài Gòn, ĐH Kinh tế TP.HCM.
Tại Cần Thơ, trong số 577 hồ sơ ĐKDT của học sinh Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng có đến 325 hồ sơ vào Trường ĐH Cần Thơ. Số hồ sơ ĐKDT vào các trường ĐH tại TP.HCM không đáng kể. Tại Đồng Tháp, ông Lê Hồng Diễn, Trường THPT Cao Lãnh 1 (huyện Cao Lãnh), cho biết trong gần 1.100 hồ sơ ĐKDT có khoảng 2/3 nộp vào Trường ĐH Đồng Tháp. Số còn lại chủ yếu nộp vào các trường khu vực ĐBSCL.
Năm nay, Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) nhận được hơn 2.000 hồ sơ ĐKDT. Theo ông Nguyễn Trí - phụ trách công tác tuyển sinh của trường, có đến 1.200 hồ sơ ĐKDT vào các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng (ĐH Kinh tế 420, ĐH Ngoại ngữ 410, ĐH Bách khoa 300). Chỉ có 170 hồ sơ nộp vào các trường ở TP.HCM. Đáng chú ý, có đến hơn 500 hồ sơ nộp vào các trường CĐ (khoảng 1/4 tổng số hồ sơ).
Ông Nguyễn Trí nhận định: “Các em đã biết chọn ngành, chọn trường phù hợp với khả năng, kinh tế của gia đình...”. Tương tự, tại Trường THPT Đức Phổ I (Quảng Ngãi) phần lớn học sinh nộp hồ sơ vào các trường có điểm chuẩn trúng tuyển vừa phải. Ông Nguyễn Bân, hiệu trưởng nhà trường, cho biết số hồ sơ ĐKDT vào các trường của địa phương và trường ĐH, CĐ ở các tỉnh lân cận đã tăng đáng kể.
Không gửi hồ sơ qua bưu điện
Những thí sinh nào còn nhu cầu nộp hồ sơ ĐKDT sẽ có cơ hội thực hiện trong thời gian từ thứ hai 12-4 đến hết ngày 17-4 bằng việc đến nộp trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi (bắt đầu chậm hơn một ngày so với lịch vì ngày 11-4 rơi vào chủ nhật).
Ông Ngô Kim Khôi, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), lưu ý hồ sơ ĐKDT phải được nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của các trường ĐH, CĐ. Thí sinh không được gửi hồ sơ ĐKDT qua đường bưu điện. Khi nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường, thí sinh vẫn thực hiện theo đúng quy trình như đã nộp tại các sở GD-ĐT: nộp kèm lệ phí tuyển sinh 80.000 đồng/bộ hồ sơ, ký nhận đầy đủ và phải nhận lại tờ phiếu số 2 để đối chiếu, kiểm tra trong trường hợp cần thiết.
(Theo TTO)