Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Hiện Đại (1946 - 1975)
Trường Sơn - Đường khát vọng
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 84683" data-attributes="member: 17223"><p>BẤT TỬ MỘT TRƯỜNG SƠN ÂM THANH</p><p>Nguyễn Thuỵ Kha</p><p></p><p>Nếu tôi không nhầm thì bài ca đầu tiên về Trường Sơn đã được giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu là một giai điệu tha thiết, trữ tình mang tên "Vui mùa chiến thắng” của nhạc sĩ Văn Chừng. Ra Bắc tập kết được vài năm, Văn Chừng trở về hoạt động ở Khu Năm. Rừng Trường Sơn thuộc Khu Năm bắt đầu từ dốc Bò Lạch, qua sông A Vương tới thung lũng Trao, qua sông Bung tới thung lũng Giằng và cứ thế dọc ngược sông Giằng tới thung lũng Khâm Đức. Từ dốc Lò Xo trở đi đó là đoạn Trường Sơn - Tây Nguyên. </p><p></p><p>Giai điệu thanh bình của Văn Chừng tả thật đúng cảnh Trường Sơn những ngày đầu của đường mòn Hồ Chí Minh còn ít đạn bom: "Chiều nay tôi đứng trên Trường Sơn lòng tràn đầy vui sướng mùa lúa thơm ngạt ngào". Những nương rẫy Kà Tu đã đi vào âm nhạc thật hồn nhiên. Văn Chừng kể rằng sở dĩ tên tác giả ghi Văn Chừng và Lam Lương là vì Lam Lương là người đã cõng Văn Chừng bị thương đưa vào bệnh xá. </p><p></p><p>Nhưng Trường Sơn thực sự là Trường Sơn khốc liệt, bi tráng từ năm đế quốc Mỹ leo thang ra miền Bắc. Con đường vận chuyển vô Nam đã oằn mình dưới đạn bom và chất độc hoá học. Người nhạc sĩ có mặt ngay thời điểm đó là Vũ Trọng Hối - một cá tính sáng tạo âm nhạc độc đáo. </p><p></p><p>Đọc nhiều lần cuốn nhật ký Trường Sơn anh trao cho tôi trước khi qua đời mới thấy sự vật vã trong cảm hứng khi người nhạc sĩ chìm đắm trong thực tế gay gắt này. Và ông đã viết ra "Đường tôi đi dài theo đất nước" rung động tới tâm can bao con người: "Đời giao liên bước tôi đi dài theo - theo đất nước...". </p><p></p><p>Cũng với cảm hứng ấy, một hành khúc trầm hùng của người lính Trường Sơn, bài "Bước chân trên dái Trường Sơn " đã ra đời với sự góp lời của nhà viết kịch Tào Mạt, khi đi Trường Sơn lấy bí danh là Đăng Thục. Hành khúc ngay từ đầu với nốt kết ở phách nhẹ, gây một ấn tượng hẫng khác thường: "Ta vượt trên triền núi cao Trường Sơn... </p><p></p><p>Sau đó, người nhạc sĩ quân đội từ Hà Nội vào chiến trường Tây Nguyên đã vút cao một bản hoan ca "Hát mừng chiến thắng Tây Nguyên" với nhịp đảo phách như mô tả những đỉnh Trường Sơn: "Tiếng súng Đắc Tô đã nổ. Mở đầu đông xuân quyết thắng ê ề ê...". </p><p></p><p>Từ thời điểm đó, liên tiếp các bài ca Trường Sơn ra đời cho đến tận hôm nay, năm kỷ niệm nửa thế kỷ Trường Sơn. Cần kể đến ngay là "Bài ca Trường Sơn" của Trần Chung, phỏng thơ Gia Dũng. Nhịp hành khúc của Trần Chung về Trường Sơn còn thăng hoa thêm "Đêm Trường Sơn nhớ Bác", thơ Nguyễn Trung Thu. Rồi đến "Cô gái mở đường” của Xuân Giao, "đường tôi đi dài theo đất nước” của Phạm Tuyên. </p><p></p><p>Với cảm hứng từ phong trào tòng quân của thanh niên huyện ứng Hoà, Hà Tây mà Phạm Tuyên còn viết thêm "Chiếc gậy Trường Sơn", rồi sau đó thì rắn rỏi với "Đêm trên Cha Lo". Hoàng Tạo sau "Tên lửa về bên Sông Đà” thì chợt lãng mạn với Trường Sơn qua "Đưa em đi hái măng rừng”. Hoàng Vân thì sau những "Tiếng cồng giải phóng, tiếng cồng chiến thắng”, "Trên đường tiếp vận" với bút danh Y Na thì thật hào sảng với "Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng” ngay từ nhịp mở đầu: "Trông lên Trường Sơn - Kìa gió đã nổi ... ". </p><p></p><p>Còn Huy Thục thì thật hứng khởi với "Tiếng đàn Ta Lư”, "ôi dòng suối La la", "Cô gái Pa Kô". Bằng bút danh Lê Anh Chiến thì có “tiếng hát trên đường chiến thắng”. Ở các trọng điểm đường Trường Sơn Khu Bốn đã lẫm liệt một Truông Bồn (Nghệ An), ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh)... . Và gây cảm xúc mãnh liệt để Doãn Nho viết "Người con gái sông La", thơ Phương Thuý, Ánh Dương viết "Chào em cô gái Lam Hồng”. </p><p></p><p>Sau Mậu Thân 1968, những bài ca Trường Sơn lại tuôn trào như "Bài ca bên cánh võng” của Nguyên Nhung, "Cánh chim báo tin vui" của Đàm Thanh ... Thuận Yến sau những "Mỗi bước ta đi", "Bài ca đội nữ tiếp vận" thì thật đĩnh đạc trong hành khúc "Những bàn chân không nghỉ”, Nay ta lại ra đi - Qua Trường Sơn - Từ đỉnh Chư Lây tới bưng biền Đồng Tháp...". </p><p></p><p>Khi Huy Du vào Trường Sơn thì những bài ca Trường Sơn lại có thêm những góc nhìn mới, cảm hứng mới qua "Bài ca Trường Sơn", "Đêm Trường Sơn" với bút danh Huy Cầm .. sau ngày rất xa phổ "Tình em" của người lính Tây Nguyên Ngọc Sơn. Với chính tên mình Huy Du viết "Trên đỉnh Trường Sơn ta hát” và "Nổi lửa lên em", thơ Giang Lam, làm xao động cả một thời trận mạc. </p><p></p><p>Khi chiến dịch Đường 9 - Nam Lào nổ ra mùa xuân 1971, lại có thêm bao nhiêu bài hát về Trường Sơn. Không ai có thể quên "Trường Sơn đông - Trường Sơn tây” của Hoàng Hiệp phổ thơ Phạm Tiến Duật. Văn Dung sau "Bài ca Đường Chín chiến thắng” tưng bừng là "Đường Trường Sơn xe anh qua”. Tân Huyền có "Xe ta đi trong đêm Trường Sơn" phơi phới hy vọng. Hoàng Hà vạm vỡ với "Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn": "Trên đỉnh Trường Sơn ta gặp nhau giữa đường đi đánh Mỹ...". </p><p></p><p>Vào những năm sau đó, lính Trường Sơn lại réo rắt "Rừng xanh vang tiếng Ta Lư” của Phương Nam, "Anh đi tìm em" của Phan Nhân rất trữ tình: "Anh đi tìm em chứ em ở nơi đâu ... " , chợt mới mẻ trong hành khúc "Ta ra trận hôm nay” của Văn An: "Trường Sơn - gập ghềnh dốc đá đường trơn - Đôi chân chiến sĩ bước mòn đá xanh ..." và tràn đầy hy vọng khi nghe "Lá đỏ" của Hoàng Hiệp, thơ Nguyễn Đình Thi: "Gặp em trên cao lộng gió - Đường Trường Sơn - ào ào lá đỏ . Hẹn gặp nhé - Giữa Sài Gòn". </p><p></p><p>Hoà Bình. Khi các binh trạm rời khỏi Trường Sơn để lại những cô gái đã qua tuổi xuân ở Trường Sơn, trở thành người dân Trường Sơn với nỗi cô đơn lặng lẽ, chợt ta lại thấy xao xuyến khi nghe "Sợi nhớ sợi thương” của Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Thúy Bắc. Còn Nguyễn Đình Bảng thì hồi ức trở lại một vẻ đẹp nguyên sơ của các nữ chiến sĩ Trường Sơn trong "Khoả trần Trường Sơn". </p><p></p><p>Bây giờ, khi những cuộc hành quân xưa kia chỉ còn trong ký ức. Bây giờ, khi một đời sống mới đã lấn dần hoang vu từng mảnh Trường Sơn và những cơn đường Trường Sơn của thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã mở ra thênh thang để chào đón những đoàn xe, những khách du lịch đến thăm viếng Trường Sơn như một bảo tàng xanh của thiên nhiên, thì lòng ta càng khôn nguôi nhớ về những năm tháng gian lao xưa cũ. </p><p></p><p>Nguyễn Trọng Tạo lại khóc ròng khi trở về ngã ba Đồng Lộc kiêu hùng mà rơi nước mắt trong "Đồng Lộc thông ru”. Chính người viết lời giới thiệu và tuyển chọn những ca khúc trong tập sách này cũng không thể cầm lòng khi đọc bài thơ "Truông Bồn - lời sim tím" của Châu Nho và đã phải hát lên thành ca khúc. </p><p></p><p>Rồi đường Trường Sơn sẽ đưa ta đến tương lai. Nhưng mãi bất tử một Trường Sơn âm thanh của một thời bi tráng.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 84683, member: 17223"] BẤT TỬ MỘT TRƯỜNG SƠN ÂM THANH Nguyễn Thuỵ Kha Nếu tôi không nhầm thì bài ca đầu tiên về Trường Sơn đã được giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu là một giai điệu tha thiết, trữ tình mang tên "Vui mùa chiến thắng” của nhạc sĩ Văn Chừng. Ra Bắc tập kết được vài năm, Văn Chừng trở về hoạt động ở Khu Năm. Rừng Trường Sơn thuộc Khu Năm bắt đầu từ dốc Bò Lạch, qua sông A Vương tới thung lũng Trao, qua sông Bung tới thung lũng Giằng và cứ thế dọc ngược sông Giằng tới thung lũng Khâm Đức. Từ dốc Lò Xo trở đi đó là đoạn Trường Sơn - Tây Nguyên. Giai điệu thanh bình của Văn Chừng tả thật đúng cảnh Trường Sơn những ngày đầu của đường mòn Hồ Chí Minh còn ít đạn bom: "Chiều nay tôi đứng trên Trường Sơn lòng tràn đầy vui sướng mùa lúa thơm ngạt ngào". Những nương rẫy Kà Tu đã đi vào âm nhạc thật hồn nhiên. Văn Chừng kể rằng sở dĩ tên tác giả ghi Văn Chừng và Lam Lương là vì Lam Lương là người đã cõng Văn Chừng bị thương đưa vào bệnh xá. Nhưng Trường Sơn thực sự là Trường Sơn khốc liệt, bi tráng từ năm đế quốc Mỹ leo thang ra miền Bắc. Con đường vận chuyển vô Nam đã oằn mình dưới đạn bom và chất độc hoá học. Người nhạc sĩ có mặt ngay thời điểm đó là Vũ Trọng Hối - một cá tính sáng tạo âm nhạc độc đáo. Đọc nhiều lần cuốn nhật ký Trường Sơn anh trao cho tôi trước khi qua đời mới thấy sự vật vã trong cảm hứng khi người nhạc sĩ chìm đắm trong thực tế gay gắt này. Và ông đã viết ra "Đường tôi đi dài theo đất nước" rung động tới tâm can bao con người: "Đời giao liên bước tôi đi dài theo - theo đất nước...". Cũng với cảm hứng ấy, một hành khúc trầm hùng của người lính Trường Sơn, bài "Bước chân trên dái Trường Sơn " đã ra đời với sự góp lời của nhà viết kịch Tào Mạt, khi đi Trường Sơn lấy bí danh là Đăng Thục. Hành khúc ngay từ đầu với nốt kết ở phách nhẹ, gây một ấn tượng hẫng khác thường: "Ta vượt trên triền núi cao Trường Sơn... Sau đó, người nhạc sĩ quân đội từ Hà Nội vào chiến trường Tây Nguyên đã vút cao một bản hoan ca "Hát mừng chiến thắng Tây Nguyên" với nhịp đảo phách như mô tả những đỉnh Trường Sơn: "Tiếng súng Đắc Tô đã nổ. Mở đầu đông xuân quyết thắng ê ề ê...". Từ thời điểm đó, liên tiếp các bài ca Trường Sơn ra đời cho đến tận hôm nay, năm kỷ niệm nửa thế kỷ Trường Sơn. Cần kể đến ngay là "Bài ca Trường Sơn" của Trần Chung, phỏng thơ Gia Dũng. Nhịp hành khúc của Trần Chung về Trường Sơn còn thăng hoa thêm "Đêm Trường Sơn nhớ Bác", thơ Nguyễn Trung Thu. Rồi đến "Cô gái mở đường” của Xuân Giao, "đường tôi đi dài theo đất nước” của Phạm Tuyên. Với cảm hứng từ phong trào tòng quân của thanh niên huyện ứng Hoà, Hà Tây mà Phạm Tuyên còn viết thêm "Chiếc gậy Trường Sơn", rồi sau đó thì rắn rỏi với "Đêm trên Cha Lo". Hoàng Tạo sau "Tên lửa về bên Sông Đà” thì chợt lãng mạn với Trường Sơn qua "Đưa em đi hái măng rừng”. Hoàng Vân thì sau những "Tiếng cồng giải phóng, tiếng cồng chiến thắng”, "Trên đường tiếp vận" với bút danh Y Na thì thật hào sảng với "Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng” ngay từ nhịp mở đầu: "Trông lên Trường Sơn - Kìa gió đã nổi ... ". Còn Huy Thục thì thật hứng khởi với "Tiếng đàn Ta Lư”, "ôi dòng suối La la", "Cô gái Pa Kô". Bằng bút danh Lê Anh Chiến thì có “tiếng hát trên đường chiến thắng”. Ở các trọng điểm đường Trường Sơn Khu Bốn đã lẫm liệt một Truông Bồn (Nghệ An), ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh)... . Và gây cảm xúc mãnh liệt để Doãn Nho viết "Người con gái sông La", thơ Phương Thuý, Ánh Dương viết "Chào em cô gái Lam Hồng”. Sau Mậu Thân 1968, những bài ca Trường Sơn lại tuôn trào như "Bài ca bên cánh võng” của Nguyên Nhung, "Cánh chim báo tin vui" của Đàm Thanh ... Thuận Yến sau những "Mỗi bước ta đi", "Bài ca đội nữ tiếp vận" thì thật đĩnh đạc trong hành khúc "Những bàn chân không nghỉ”, Nay ta lại ra đi - Qua Trường Sơn - Từ đỉnh Chư Lây tới bưng biền Đồng Tháp...". Khi Huy Du vào Trường Sơn thì những bài ca Trường Sơn lại có thêm những góc nhìn mới, cảm hứng mới qua "Bài ca Trường Sơn", "Đêm Trường Sơn" với bút danh Huy Cầm .. sau ngày rất xa phổ "Tình em" của người lính Tây Nguyên Ngọc Sơn. Với chính tên mình Huy Du viết "Trên đỉnh Trường Sơn ta hát” và "Nổi lửa lên em", thơ Giang Lam, làm xao động cả một thời trận mạc. Khi chiến dịch Đường 9 - Nam Lào nổ ra mùa xuân 1971, lại có thêm bao nhiêu bài hát về Trường Sơn. Không ai có thể quên "Trường Sơn đông - Trường Sơn tây” của Hoàng Hiệp phổ thơ Phạm Tiến Duật. Văn Dung sau "Bài ca Đường Chín chiến thắng” tưng bừng là "Đường Trường Sơn xe anh qua”. Tân Huyền có "Xe ta đi trong đêm Trường Sơn" phơi phới hy vọng. Hoàng Hà vạm vỡ với "Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn": "Trên đỉnh Trường Sơn ta gặp nhau giữa đường đi đánh Mỹ...". Vào những năm sau đó, lính Trường Sơn lại réo rắt "Rừng xanh vang tiếng Ta Lư” của Phương Nam, "Anh đi tìm em" của Phan Nhân rất trữ tình: "Anh đi tìm em chứ em ở nơi đâu ... " , chợt mới mẻ trong hành khúc "Ta ra trận hôm nay” của Văn An: "Trường Sơn - gập ghềnh dốc đá đường trơn - Đôi chân chiến sĩ bước mòn đá xanh ..." và tràn đầy hy vọng khi nghe "Lá đỏ" của Hoàng Hiệp, thơ Nguyễn Đình Thi: "Gặp em trên cao lộng gió - Đường Trường Sơn - ào ào lá đỏ . Hẹn gặp nhé - Giữa Sài Gòn". Hoà Bình. Khi các binh trạm rời khỏi Trường Sơn để lại những cô gái đã qua tuổi xuân ở Trường Sơn, trở thành người dân Trường Sơn với nỗi cô đơn lặng lẽ, chợt ta lại thấy xao xuyến khi nghe "Sợi nhớ sợi thương” của Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Thúy Bắc. Còn Nguyễn Đình Bảng thì hồi ức trở lại một vẻ đẹp nguyên sơ của các nữ chiến sĩ Trường Sơn trong "Khoả trần Trường Sơn". Bây giờ, khi những cuộc hành quân xưa kia chỉ còn trong ký ức. Bây giờ, khi một đời sống mới đã lấn dần hoang vu từng mảnh Trường Sơn và những cơn đường Trường Sơn của thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã mở ra thênh thang để chào đón những đoàn xe, những khách du lịch đến thăm viếng Trường Sơn như một bảo tàng xanh của thiên nhiên, thì lòng ta càng khôn nguôi nhớ về những năm tháng gian lao xưa cũ. Nguyễn Trọng Tạo lại khóc ròng khi trở về ngã ba Đồng Lộc kiêu hùng mà rơi nước mắt trong "Đồng Lộc thông ru”. Chính người viết lời giới thiệu và tuyển chọn những ca khúc trong tập sách này cũng không thể cầm lòng khi đọc bài thơ "Truông Bồn - lời sim tím" của Châu Nho và đã phải hát lên thành ca khúc. Rồi đường Trường Sơn sẽ đưa ta đến tương lai. Nhưng mãi bất tử một Trường Sơn âm thanh của một thời bi tráng. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Hiện Đại (1946 - 1975)
Trường Sơn - Đường khát vọng
Top