Nhân dịp kỷ niệm 50 năm mở đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh các tác giả ghi lại những kỉ niệm của một thời hào hùng một cách sinh động và chi tiết, nhiều thông tin bổ ích được giới thiệu - một lần nữa giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những thế hệ cha anh đã tạo nên một chiến tích như huyền thoại - đường Trường Sơn anh hùng.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, Ban liên lạc Chiến sĩ Trường Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận có thông tin trên các báo “Hãy viết và kể những kỷ niệm có thật về một thời Trường Sơn”. Kết quả thật bất ngờ, Ban liên lạc Chiến sĩ Trường Sơn đã nhận được gần 200 bài.
Những người viết gồm đủ các binh chủng của bộ đội Trường Sơn: bộ binh, công binh, phòng không, lái xe, xăng dầu, thông tin, cơ yếu, quân y, thanh niên xung phong; các ngành tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật,…
Bài viết nói về những ngày xoi đường mở lối đầu tiên đến ngày Trường Sơn trở thành “đường Hồ Chí Minh”, con đường huyết mạch của Tổ quốc thống nhất.
Không chỉ có người lính Trường Sơn viết về Trường Sơn mà còn có những người từng qua Trường Sơn để vào Nam hay ra Bắc, các đoàn cán bộ dân chính, y tế, giáo dục, văn hóa, văn nghệ, khoa học kỹ thuật, các nhà văn, nhà báo, nhà thơ, các đoàn thiếu sinh quân, dũng sĩ, anh hùng miền Nam thành đồng Tổ quốc. Phần lớn người viết là những người lính năm xưa của một thời rực lửa, giờ đã ở tuổi “lục tuần”, “thất thập”.
Cuộc chiến đã lùi về quá khứ, nhưng trong lòng người, ký ức chẳng hề phai. Lời văn bộc bạch, nhớ đâu kể đó, rất thật thà chất lính Trường Sơn, đã toát lên mục tiêu “người thật việc thật” của cốt chuyện, giữ gìn nguyên vẹn một lịch sử đầy hào hùng, đầy khí phách Trường Sơn. Sự khẩn trương nhưng chính xác của lính công binh, táo bạo mà thông minh của lính lái xe, sự điềm đạm bình tĩnh nhưng quyết đoán của lãnh đạo, kiên cường nhân hậu của nữ thanh niên xung phong đã làm nên một Trường Sơn hào hùng và máu thịt.
Vì khuôn khổ tập sách có hạn, Ban tuyển chọn đã chọn ra hơn 80 bài để in thành sách, số còn lại chúng tôi sẽ đưa vào kỷ yếu Bộ đội Trường Sơn.
Trong tuyển chọn không tránh khỏi khiếm khuyết, kính mong bạn đọc góp ý xây dựng. Chân thành cám ơn!
BAN LIÊN LẠC CHIẾN SĨ TRƯỜNG SƠN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ PHỤ CẬN
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, Ban liên lạc Chiến sĩ Trường Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận có thông tin trên các báo “Hãy viết và kể những kỷ niệm có thật về một thời Trường Sơn”. Kết quả thật bất ngờ, Ban liên lạc Chiến sĩ Trường Sơn đã nhận được gần 200 bài.
Những người viết gồm đủ các binh chủng của bộ đội Trường Sơn: bộ binh, công binh, phòng không, lái xe, xăng dầu, thông tin, cơ yếu, quân y, thanh niên xung phong; các ngành tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật,…
Bài viết nói về những ngày xoi đường mở lối đầu tiên đến ngày Trường Sơn trở thành “đường Hồ Chí Minh”, con đường huyết mạch của Tổ quốc thống nhất.
Không chỉ có người lính Trường Sơn viết về Trường Sơn mà còn có những người từng qua Trường Sơn để vào Nam hay ra Bắc, các đoàn cán bộ dân chính, y tế, giáo dục, văn hóa, văn nghệ, khoa học kỹ thuật, các nhà văn, nhà báo, nhà thơ, các đoàn thiếu sinh quân, dũng sĩ, anh hùng miền Nam thành đồng Tổ quốc. Phần lớn người viết là những người lính năm xưa của một thời rực lửa, giờ đã ở tuổi “lục tuần”, “thất thập”.
Cuộc chiến đã lùi về quá khứ, nhưng trong lòng người, ký ức chẳng hề phai. Lời văn bộc bạch, nhớ đâu kể đó, rất thật thà chất lính Trường Sơn, đã toát lên mục tiêu “người thật việc thật” của cốt chuyện, giữ gìn nguyên vẹn một lịch sử đầy hào hùng, đầy khí phách Trường Sơn. Sự khẩn trương nhưng chính xác của lính công binh, táo bạo mà thông minh của lính lái xe, sự điềm đạm bình tĩnh nhưng quyết đoán của lãnh đạo, kiên cường nhân hậu của nữ thanh niên xung phong đã làm nên một Trường Sơn hào hùng và máu thịt.
Vì khuôn khổ tập sách có hạn, Ban tuyển chọn đã chọn ra hơn 80 bài để in thành sách, số còn lại chúng tôi sẽ đưa vào kỷ yếu Bộ đội Trường Sơn.
Trong tuyển chọn không tránh khỏi khiếm khuyết, kính mong bạn đọc góp ý xây dựng. Chân thành cám ơn!
BAN LIÊN LẠC CHIẾN SĨ TRƯỜNG SƠN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ PHỤ CẬN