Tào Tháo binh mạng lương thừa, thế mà luôn thua dưới tay Lưu Bị binh ít lương thiếu. Ông thật không vui, bèn đóng cửa suy nghĩ tìm cách: Thủ hạ Lưu Bị toàn là võ tướng dũng mãnh, nhưng không hiểu văn chương, nên ta lấy điểm yếu này phá Lưu Bị một phen, rồi sau đó tìm cơ hội dụng võ công thì mới mong thắng được. Nghĩ đến đây, ông bèn hạ chiến thư thách đấu văn chương. Lưu Bị sau khi nhận chiến thư, trong lòng đâm ra bối rối, ông vội tìm tới quân sư Gia Cát Lượng bàn tính. Gia Cát Lượng nghe được liền chay mày. Một hồi lâu, ông ha hả cười lớn, nói:
- Chúa công khỏi phải lo, có thể phái Trương Dực Đức đi thi keo này, cho Châu Thương theo phụ giúp, nhất định thắng Tào Tháo thôi. Sáng sớm, vừng đông vừa ló dạng. Tào Tháo cùng quân sư Bàng Thống đã ra trận. Ông thoắt thấy bên kia là Trương Phi dữ dằn đi ra. liền không khỏi ngước mắ lên trời cười ha hả. Bàng Thống ngạc nhiên, hỏi:
- Chúa công, vì sao cười vậy?
Tào Tháo tỉnh bơ nói:
- Ta cười bọn thủ hạ Lưu Bị thật hết văn tài, ai đời sai tên Trương Phi thô lỗ tới thi văn chương với ta, như vậy chẳng là muốn lấy ngọc lau sậy mà khuấy trời sao?
Bàng Thống không vui, nói:
- Chúa công, không nên xem thường Trương Phi, hắn là một tên văn võ toàn tài đấy.
Tào Tháo ngạo nghễ khoát tay, ý nói Trương Phi không đáng để vào mắt ông, rồi sẽ thua nhục nhã bỏ về thôi .Trương Phi thấy thái độ Tào Tháo như vậy, liền nổi xung, ông nhảy sấn tới, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, ý nói: Tào Tháo mi chưa biết trời cao đất dày là gì đừng quá huênh hoang.
Tào Tháo thấy Trương Phi cười ông không biết trời cao đất dày, bèn đưa ra câu đối gây khó cho Trương Phi:
- Cá lư bốn má duy chỉ thao túng một phủ.
Câu nói của ông còn chưa dứt. Trương Phi hầm hầm gầm lên:
- Con cua tám cẳng mặc sức hoành hành chín châu.
Tào Tháo thấy Trương Phi buột miệng không cần đắn đo, liền lom mắt sững sờ, chỉ còn cách hội ý với quân sư Bàng Thống. Đoạn ông xổ ra một bài văn cả mấy ngàn lời.
Trương Phi sau khi tập trung toàn lực để nghe, đoạn bảo lời lẽ bài văn quá tầm thường, chẳng có chi đặc sắc cả, văn lý không hợp, kết cấu thiếu cảnh thiếu tình, kém tệ... Mấy câu phê bình này khiến Tào Tháo bốc lửa giận, nói:
- Thế thì con rùa mi thử làm một bài cho ta xem đi!
Trương Phi gục gặc không nói, mặc cho Tào Tháo nhục mạ, ông đang tập trung suy nghĩ. Tào Tháo lại giục:
- Trương Dực Đức, đọc đi, hay là chịu thua cho rồi, trước mặt ta cần gì phải làm bộ làm tịch nữa chớ?
Sau một hồi suy nghĩ, Trương Phi đã nghĩ ra. Ông thấy Tào Tháo đang cười nhạo liền nhảy cẫng lên , nói:
- Tào Mạnh Đức nghe ta đọc đây!
Nói xong, Trương Phi đọc một bài với nhan đề: "Núi Châu Đa đề tên". Tiếp đó ông ngâm tóm lại toàn thiên bằng ba câu:
- Ngũ Phương Bình hái thuốc núi nầy, đồng tử ca ba động Ngọc Lư. Tuyết, tá túc lại đi.
Tào Tháo và Bàng Thống nghe xong, hai người đều giật mình hết hồn. Quả là một bài văn vừa ngắn vừa tinh thâm, từng câu từng chữ đều đặc sắc. Ba câu tóm gọn là ba ý tuyệt vời. Trước tiên ông dùng điển cố nhân kiệt địa linh điểm xuyết cho núi Chân Đa mà không ai hiểu. Tiếp đó tả mình tai nghe mắt thấy con trẻ có niềm vui hồn nhiên trên ngọn Tung Sơn cao vòi vọi. Cuối cùng nói ra tình huống mình ở đây nghỉ ngơi một ngày để xem xét chuyện đời nay mà tìm tưởng đến ngày xưa. Lời ít mà ý nhiều. Quả là văn như người, rất hợp với tính cách Trương Phi. Vả lại, ba câu tóm gọn với 19 chữ, tả có cảnh (tuyết), có tình (ba động Ngọc Lư), có xưa (Ngũ Phương Bình), có nay (đồng tử), có thực (ca), có thời gian (tá túc), có địa điểm (núi Chân Đa). Thật có thể nói mọt bài văn tuyệt vời, rất ngắn mà rất hay.. . Tào Tháo ở trước mặt Trương Phi nhận thua. Ông vẫy tay, hổ thẹn ra về.
Theo sách Truyền Thuyết Tam Quốc Chí
- Chúa công khỏi phải lo, có thể phái Trương Dực Đức đi thi keo này, cho Châu Thương theo phụ giúp, nhất định thắng Tào Tháo thôi. Sáng sớm, vừng đông vừa ló dạng. Tào Tháo cùng quân sư Bàng Thống đã ra trận. Ông thoắt thấy bên kia là Trương Phi dữ dằn đi ra. liền không khỏi ngước mắ lên trời cười ha hả. Bàng Thống ngạc nhiên, hỏi:
- Chúa công, vì sao cười vậy?
Tào Tháo tỉnh bơ nói:
- Ta cười bọn thủ hạ Lưu Bị thật hết văn tài, ai đời sai tên Trương Phi thô lỗ tới thi văn chương với ta, như vậy chẳng là muốn lấy ngọc lau sậy mà khuấy trời sao?
Bàng Thống không vui, nói:
- Chúa công, không nên xem thường Trương Phi, hắn là một tên văn võ toàn tài đấy.
Tào Tháo ngạo nghễ khoát tay, ý nói Trương Phi không đáng để vào mắt ông, rồi sẽ thua nhục nhã bỏ về thôi .Trương Phi thấy thái độ Tào Tháo như vậy, liền nổi xung, ông nhảy sấn tới, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, ý nói: Tào Tháo mi chưa biết trời cao đất dày là gì đừng quá huênh hoang.
Tào Tháo thấy Trương Phi cười ông không biết trời cao đất dày, bèn đưa ra câu đối gây khó cho Trương Phi:
- Cá lư bốn má duy chỉ thao túng một phủ.
Câu nói của ông còn chưa dứt. Trương Phi hầm hầm gầm lên:
- Con cua tám cẳng mặc sức hoành hành chín châu.
Tào Tháo thấy Trương Phi buột miệng không cần đắn đo, liền lom mắt sững sờ, chỉ còn cách hội ý với quân sư Bàng Thống. Đoạn ông xổ ra một bài văn cả mấy ngàn lời.
Trương Phi sau khi tập trung toàn lực để nghe, đoạn bảo lời lẽ bài văn quá tầm thường, chẳng có chi đặc sắc cả, văn lý không hợp, kết cấu thiếu cảnh thiếu tình, kém tệ... Mấy câu phê bình này khiến Tào Tháo bốc lửa giận, nói:
- Thế thì con rùa mi thử làm một bài cho ta xem đi!
Trương Phi gục gặc không nói, mặc cho Tào Tháo nhục mạ, ông đang tập trung suy nghĩ. Tào Tháo lại giục:
- Trương Dực Đức, đọc đi, hay là chịu thua cho rồi, trước mặt ta cần gì phải làm bộ làm tịch nữa chớ?
Sau một hồi suy nghĩ, Trương Phi đã nghĩ ra. Ông thấy Tào Tháo đang cười nhạo liền nhảy cẫng lên , nói:
- Tào Mạnh Đức nghe ta đọc đây!
Nói xong, Trương Phi đọc một bài với nhan đề: "Núi Châu Đa đề tên". Tiếp đó ông ngâm tóm lại toàn thiên bằng ba câu:
- Ngũ Phương Bình hái thuốc núi nầy, đồng tử ca ba động Ngọc Lư. Tuyết, tá túc lại đi.
Tào Tháo và Bàng Thống nghe xong, hai người đều giật mình hết hồn. Quả là một bài văn vừa ngắn vừa tinh thâm, từng câu từng chữ đều đặc sắc. Ba câu tóm gọn là ba ý tuyệt vời. Trước tiên ông dùng điển cố nhân kiệt địa linh điểm xuyết cho núi Chân Đa mà không ai hiểu. Tiếp đó tả mình tai nghe mắt thấy con trẻ có niềm vui hồn nhiên trên ngọn Tung Sơn cao vòi vọi. Cuối cùng nói ra tình huống mình ở đây nghỉ ngơi một ngày để xem xét chuyện đời nay mà tìm tưởng đến ngày xưa. Lời ít mà ý nhiều. Quả là văn như người, rất hợp với tính cách Trương Phi. Vả lại, ba câu tóm gọn với 19 chữ, tả có cảnh (tuyết), có tình (ba động Ngọc Lư), có xưa (Ngũ Phương Bình), có nay (đồng tử), có thực (ca), có thời gian (tá túc), có địa điểm (núi Chân Đa). Thật có thể nói mọt bài văn tuyệt vời, rất ngắn mà rất hay.. . Tào Tháo ở trước mặt Trương Phi nhận thua. Ông vẫy tay, hổ thẹn ra về.
Theo sách Truyền Thuyết Tam Quốc Chí