Trương Lương người nước Hàn, tự là Tử Phòng, tổ tiên năm đời là khanh tướng. Nước Hàn mất, Lương ôm hận bỏ nhà đi, liên kết với những kẻ sĩ trong thiên hạ. Lương đi về Đông đến yết kiến Thượng Hải Quân nhờ giới thiệu cho một dũng sĩ. Dũng sĩ có tên là Lương Hải Biên. Lương và Biên tỏ chí hướng cho nhau, Lương nói:
- Tần Thủy Hoàng là ông vua bạo ngược, khiến trăm họ lầm than. Tần Thủy Hoàng đã tiêu diệt nước tôi, lòng tôi căm hận bời bời. Nếu dũng sĩ giúp tôi mà giết bạo Tần sẽ được lưu danh muôn đời!
Lê Hải Biên bằng lòng.
Trương Lương tự mình đi thám thính, biết vua Tần đi về đông qua vùng bãi cát Bác Lăng, Lương báo cho Lê Hải Biên biết. Biên nấp bên gò chờ xa giá vua Tần đi qua ...
Tiếng trống vang dội, long xa ló dạng, Hải biên cầm chặt quả chùy nặng ngót trăm cân đứng đợi. Xe qua cạnh gò, Hải Biên tung chùy vào xe bể nát, tất nhiên không có vua Tần bên trong xe này! Bọn vệ sĩ bắt được Lê Hải Biên. Vua Tần tra hỏi, Lê Hải Biên mắng chửi vua Tần một hồi rồi đập đầu tự sát. Vua Tần cho tra xét người chủ mưu gắt gao. Trương Lương cả sợ chạy trốn qua Hạ Bì ...
Lời Bàn:
Trước đây Thái tử Đan nhờ Kinh Kha đi thích khách bạo Tần vì sợ Tần thôn tính nước mình. Kinh Kha vì kiếm thuật không thông nên sự việc bất thành. Kế đến Cao Tiệm Ly (bạn Kinh Kha) vào Hàm Dương hát dạo, lập kế gần vua Tần. Ly dùng ống sáo trúc đổ chì (cho nặng) đập vào đầu vua Tần nhưng hụt, vì lúc ấy mắt Ly đã mù (tự hủy để được gần vua Tần). Bây giờ đến Trương Lương. Trương Lương ám sát vua Tần để trả thù cho nước Hàn. Mục đích của Trương Lương và Đan giống nhau, là quyết giết vua Tần, nhưng chí hướng khác nhau. Đan giết vua Tần vì hận Tần giam Đan, không chịu thả về Yên, đồng thời giết được vua Tần là trừ được cái họa hung họa cho thiên hạ, ngăn chặn làn sóng xâm lăng của Tần sắp tràn vào bờ cõi nước Yên! Chí hướng ấy thật là cao cả. Còn hiện tại, Tần Thủy Hoàng đã thâu gom sáu nước, chứ không riêng gì nước Hàn. Đọc lịch sử ta thấy, Tần Thủy Hoàng lấy được nước thiên tử Chu 255 trước Công Nguyên thì đích thân vua Hàn vào Hàm Đan chúc mừng, đó là cái đốn nhục của ngàn đời. Nhà Chu mất đáng ra vua Hàn phải để tang mới đúng đạo thần tử. Từ đó khi mỗi ông vua Tần qua đời thì vua Hàn lại vào Hàm Dương để trở và "xưng thần" với Tần. Lý ra Trương Lương phải nguyền rủa nước mình mới phải. Điều Lương nói Lê Hải Biên: "Tần Thủy Hoàng đã tiêu diệt nước tôi, lòng tôi căm hận bời bời. Nếy tráng sĩ giúp tôi mà giết bạo Tần sẽ được lưu danh muôn thuở" Ngôn ngữ ấy có vẻ hùng tráng lắm, nhưng đó là câu sáo rỗng. Vì Tần bây giờ là công địch của sáu nước. Người nào cũng có quyền giết Tần chứ không riêng gì Trương Lương. Tình trạng này ai giúp ai, chỉ giúp nhau để đạt mục đích "lưu danh muôn thuở", cái bả hư danh ấy ... Cũ rích! Trương Lương nói như vậy là tự cho mình có nghĩa khí. Thật ra Trương Lương có thói xem thiên hạ là công cụ của mình. (xin xem bộ Nhân Vật Hán Sở của Ngô Nguyên Phi). Lương có bổn phận đi do thám Tần Thủy Hoàng nhưng do thám không xong. Vua Tần biết thiên hạ muốn giết, thì đời nào ông chịu ngồi trên "long xa phụng táng" một cách hớ hênh như vậy? Tần Thủy Hoàng và Trương Lương cùng trạc tuổi nhau. Suy ra mưu trí vua Tần cao xa hơn Lương nhiều lắm.Dù sao việc Trương Lương thích khách Tần Thủy Hoàng cũng gây một tiếng vang lớn trong thiên hạ, và cũng chứng tỏ được chí khí bất khuất của mình.
- Tần Thủy Hoàng là ông vua bạo ngược, khiến trăm họ lầm than. Tần Thủy Hoàng đã tiêu diệt nước tôi, lòng tôi căm hận bời bời. Nếu dũng sĩ giúp tôi mà giết bạo Tần sẽ được lưu danh muôn đời!
Lê Hải Biên bằng lòng.
Trương Lương tự mình đi thám thính, biết vua Tần đi về đông qua vùng bãi cát Bác Lăng, Lương báo cho Lê Hải Biên biết. Biên nấp bên gò chờ xa giá vua Tần đi qua ...
Tiếng trống vang dội, long xa ló dạng, Hải biên cầm chặt quả chùy nặng ngót trăm cân đứng đợi. Xe qua cạnh gò, Hải Biên tung chùy vào xe bể nát, tất nhiên không có vua Tần bên trong xe này! Bọn vệ sĩ bắt được Lê Hải Biên. Vua Tần tra hỏi, Lê Hải Biên mắng chửi vua Tần một hồi rồi đập đầu tự sát. Vua Tần cho tra xét người chủ mưu gắt gao. Trương Lương cả sợ chạy trốn qua Hạ Bì ...
Lời Bàn:
Trước đây Thái tử Đan nhờ Kinh Kha đi thích khách bạo Tần vì sợ Tần thôn tính nước mình. Kinh Kha vì kiếm thuật không thông nên sự việc bất thành. Kế đến Cao Tiệm Ly (bạn Kinh Kha) vào Hàm Dương hát dạo, lập kế gần vua Tần. Ly dùng ống sáo trúc đổ chì (cho nặng) đập vào đầu vua Tần nhưng hụt, vì lúc ấy mắt Ly đã mù (tự hủy để được gần vua Tần). Bây giờ đến Trương Lương. Trương Lương ám sát vua Tần để trả thù cho nước Hàn. Mục đích của Trương Lương và Đan giống nhau, là quyết giết vua Tần, nhưng chí hướng khác nhau. Đan giết vua Tần vì hận Tần giam Đan, không chịu thả về Yên, đồng thời giết được vua Tần là trừ được cái họa hung họa cho thiên hạ, ngăn chặn làn sóng xâm lăng của Tần sắp tràn vào bờ cõi nước Yên! Chí hướng ấy thật là cao cả. Còn hiện tại, Tần Thủy Hoàng đã thâu gom sáu nước, chứ không riêng gì nước Hàn. Đọc lịch sử ta thấy, Tần Thủy Hoàng lấy được nước thiên tử Chu 255 trước Công Nguyên thì đích thân vua Hàn vào Hàm Đan chúc mừng, đó là cái đốn nhục của ngàn đời. Nhà Chu mất đáng ra vua Hàn phải để tang mới đúng đạo thần tử. Từ đó khi mỗi ông vua Tần qua đời thì vua Hàn lại vào Hàm Dương để trở và "xưng thần" với Tần. Lý ra Trương Lương phải nguyền rủa nước mình mới phải. Điều Lương nói Lê Hải Biên: "Tần Thủy Hoàng đã tiêu diệt nước tôi, lòng tôi căm hận bời bời. Nếy tráng sĩ giúp tôi mà giết bạo Tần sẽ được lưu danh muôn thuở" Ngôn ngữ ấy có vẻ hùng tráng lắm, nhưng đó là câu sáo rỗng. Vì Tần bây giờ là công địch của sáu nước. Người nào cũng có quyền giết Tần chứ không riêng gì Trương Lương. Tình trạng này ai giúp ai, chỉ giúp nhau để đạt mục đích "lưu danh muôn thuở", cái bả hư danh ấy ... Cũ rích! Trương Lương nói như vậy là tự cho mình có nghĩa khí. Thật ra Trương Lương có thói xem thiên hạ là công cụ của mình. (xin xem bộ Nhân Vật Hán Sở của Ngô Nguyên Phi). Lương có bổn phận đi do thám Tần Thủy Hoàng nhưng do thám không xong. Vua Tần biết thiên hạ muốn giết, thì đời nào ông chịu ngồi trên "long xa phụng táng" một cách hớ hênh như vậy? Tần Thủy Hoàng và Trương Lương cùng trạc tuổi nhau. Suy ra mưu trí vua Tần cao xa hơn Lương nhiều lắm.Dù sao việc Trương Lương thích khách Tần Thủy Hoàng cũng gây một tiếng vang lớn trong thiên hạ, và cũng chứng tỏ được chí khí bất khuất của mình.