ThuyenNhanXaXu
New member
- Xu
- 0
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tôn giáo còn tồn tại bởi nguyên nhân cơ bản nào?
Tôn giáo xuất hiện sớm trong lịch sử xã hội loài người, biến đổi cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội. Sự tồn tại, biến đổicủa tôn giáo gắn liền với những nguồn gốc kinh tế, xã hội, nhận thức, tâm lý. Tôn giáo có tính lịch sử, tính quần chúng rộng rãi và có tính chính trị.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tôn giáo còn tồn tại, nhưng có những biểu hiện mới. Sự tồn tại của tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa bởi những nguyên nhân chính sau:
- Nguyên nhân nhận thức:
+ Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trình độ nhận thức, dân trí chưa được cao, nhiều biểu hiện tự nhiên và xã hội đến nay khoa học chưa giải thích được.
+ Thế giới khách quan là vô cùng, vô tận, phong phú, đa dạng và phức tạp, nhận thức của con người là một quá trình và có giới hạn.
+ Những sức mạnh tự phát của thiên nhiên, xã hội đôi khi rất nghiêm trọng, tác động và chi phối mạnh mẽ đến đời sống con người. Do vậy, tâm lý sợ hãi, trông chờ, mong đợi vào thánh, thần, lực lượng siêu nhiên chưa thể gạt bỏ khỏi ý thức con người, tronh đó có nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa.
- Nguyên nhân tâm lý:
+ Tín ngưỡng, tôn giáo đã tồn tại lâu đời in đạm vào đời sống tinh thần, tâm lý, lối sống, nếp nghĩ của một bộ phận nhân dân.
+ Chủ nghĩa xã hội dù có những tiến bộ to lớn về kinh tế - xã hội, thì tín ngưỡng tôn giáo cũng chưa thay đổi ngay theo tiến bộ xã hội, một bọ phận nhân dân vẫn mang nặng tâm lý và tin theo tôn giáo.
- Nguyên nhân chính trị xã hội:
+ Cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội chủ nghĩa xã hội vẫn đang tiếp tục gay go, phức tạp.
+ Các thế lực thù địch, phản động ra sức lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để chống phá cách mạng.
+ Những giá trị văn hóa, đạo đức của tôn giáo phù hợp, biến đổi thích nghi trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Ví dụ: “ Sống phúc âm trong lòng dân tộc”, “ đồng hành cùng dân tộc”, “ sống tốt đời đẹp đạo”.
- Nguyên nhân về kinh tế:
+ Dưới chủ nghĩa xã hội, nhất là trong thời kỳ quá độ, còn nhiều thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, với những quy luật, lợi ích khác nhau.
+ Sự bất bình đẳng về kinh tế, phân hóa giàu nghèo làm cho con người có tâm lý thụ động, cầu mong may rủi… tạo điều kiện cho sự tồn tại của tôn giáo.
- Nguyên nhân văn hóa:
+ Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có khả năng dáp ứng mức độ nào đó nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, có ý nghĩa nhất định trong giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống.
+ Tôn giáo liên quan đến tình cảm của một bộ phân dân cư, do đó nó tồn tại lâu dài trong xã hội xã hội chủ nghĩa.
- Vấn đề rút ra:
+ Nhận thức đúng đắn sự tồn tại của tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa.
+ Cần có phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo một cách đúng đắn, phù hợp, chống mọi biểu hiện tả khuynh, hữu khuynh trong vấn đề này.