Trong tác phẩm “Rừng xà nu”, cụ Mết có nói một câu: “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”, có thể

  • Thread starter Thread starter nang moi
  • Ngày gửi Ngày gửi

nang moi

New member
Đề bài: Trong tác phẩm “Rừng xà nu”, cụ Mết có nói một câu: “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”, có thể coi đó là chân lý của thời đại được không?

Bài làm
Nếu cần chọn một câu văn có khả năng gánh được chủ đề tư tưởng của tác phẩm đó chính là câu nói của cụ Mết “Chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo” đó là chân lý của thời đại.
Câu nói của cụ Mết được kế thừa trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, đó cũng chính là tư tưởng chính của tác phẩm “Rừng xà nu”. Ta thấy trong câu nói của cụ Mết có hai vế, vế một “Chúng nó đã cầm súng”, “chúng nó” là chỉ bọn Mỹ ngụy tay sai, “súng” là vũ khí chiến tranh mà ở đây là biểu tượng cho bạo lực phản cách mạng. Còn vế hai “mình phải cầm giáo”, “mình” là để chỉ nhân dân Tây Nguyên nói riêng, đồng bào miền Nam nói chung; còn hình ảnh “giáo” là biểu tượng cho bạo lực cách mạng. Như vậy, quan hệ giữa hai vế câu đó là: có áp bức, có đấu tranh phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Như vậy, câu nói của cụ Mết đặt rat tư tưởng của câu chuyện cũng là tư tưởng lớn của cuộc chiến tranh lúc bấy giờ: dùng vũ khí để chống lại vũ khí Mỹ, đổ quân vào miền Nam khủng bố dã man những người kháng chiến cũ. Vì vậy, đây là sự lựa chọn duy nhất để nhân dân miền Nam tự cứu lấy mình. Đây chính là chủ đề chính trị mang đậm cảm hứng sử thi.
Đọc “Rừng xà nu” người đọc dễ dàng nhận thấy kết cấu của tác phẩm chia làm hai phần; Khi chúng nó cầm súng mà dân làng Xô Man chưa cầm giáo và khi chúng nó cầm súng, dân làng Xô Man đã biết cầm giáo. Trước hết ta tìm hiểu vấn đề: Khi chúng nó cầm súng người dân Xô Man chưa cầm giáo thì đó là những trang sử thi đau thương và đen tối. Thực ra người dân làng Xô Man có không ít thuận lợi để có thể thắng giặc đó là: Lí tưởng cách mạng bắt rễ sâu vào quần chúng, lời của cụ Mết vẫn còn đó nặng như dao chém đá: “Đảng còn núi nước này còn”. Người dân làng Xô Man sớm có ý thức bồi dưỡng văn hóa để làm cách mạng: Anh Quyết dạy Mai và Tnú học chữ để làm cách mạng. Bên cạnh đó, dân làng Tây Nguyên có những phẩm chất quý báu: Đọc tác phẩm “Rừng xà nu” ta thấy những con người Tây Nguyên hiện lên trong tác phẩm với rất nhiều phẩm chất đáng quý: Cụ Mết quắc thước và vững chãi xứng đáng là linh hồn của Tây Nguyên; Mai xinh đẹp và dịu dàng biểu tượng cho tình yêu; Tnú can trường, dũng mãnh, trung thành với cách mạng; Dít kiên nghị và bản lĩnh sớm trưởng thành trong khói lửa chiến tranh; bé Heng là thế hệ măng non của cách mạng hăng hái, nhiệt tình. Người Xtrá đoàn kết, che chở, yêu thương cách mạng. Vậy mà không bảo vệ được hạnh phúc, người dân làng Xô Man vẫn đổ xuống núi rừng một cách đau thương: Nghe tin làng nuôi giấu cán bộ, chuẩn bị vũ khí, bọn giặc kéo về lung sục, đàn áp một cách dã man, chúng đi trong rừng như những con beo với lưỡi lê dính máu, những cái chết thảm thương; đó là cái chết của anh Sút, là cái chết của bà Nhạn đầy đau thương, dữ dội, chúng treo cổ anh Sút ở cây vả đầu làng, chúng đánh mẹ con Mai cho đến chết… chúng không từ một ai từ người già đến thanh niên, phụ nữ, trẻ con đều bị chúng khủng bố một cách dã man. Còn bản thân Tnú ở anh hội tụ rất nhiều sức mạnh: sức mạnh của một người đàn ông trưởng thành, sức mạnh của một người sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, sức mạnh của người chồng người cha… Vậy mà anh vẫn không cứu được vợ con còn bản thân thì bị giặc bắt. Chúng tẩm nhwai xà nu vào dẻ cuốn vào mười đầu ngón tay của Tnú châm lửa đốt. Tại bởi như lời của cụ Mết đã từng giải thích và cụ láy đi láy lại để chúng ta phải nhớ, phải hiểu chân lý: “Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày, còn mày thì chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng chúng nó trói mày lại”, “Tau không nhảy ra cứu mày, tau cũng chỉ có hai bàn tay không”, “nhớ lấy, ghi lấy sau này tau chết rồi bay còn sống phải nói lại cho con cháu: chúng nó đã cầm súng mình phỉa cầm giáo” đời Tnú là một bằng chứng cho quy luật nghiệt ngã đó.
Khi chúng nó cầm súng, dân làng Xô Man đã biết cầm giáo đó là trang sử hào hùng của dân làng Xô Man, rộng ra là cả dân tộc Việt Nam. Nó chứng minh cho quy luật “tức nước vỡ bờ”, có áp bức có đấu tranh chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo. Cả đêm ấy làng không ngủ đánh chiêng ầm vang, mài giáo, vớt chông dưới ánh lửa xà nu sáng rực khắp vùng. Quả là một cảnh tượng hùng tráng về sức mạnh toàn dân, một bức tranh giàu chất sử thi, lửa xà nu đã soi sáng, tinh thần bất khuất của con người Xô Man, soi sáng con đường cách mạng tất yếu của cộng đồng. Không còn con đường nòa khác là đứng lên giành quyền sống cho mình bằng cách: chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo. Cụ Mết là người hiểu rõ hơn ai hết, chân lý đó cụ Mết đã không cứu được Tnú bằng tay không mà quay vào rừng tìm thanh niên, tìm giáo mác để giết lũ ác ôn và cứu được Tnú, dập tắt ngọn lửa cháy trên tay anh, “Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đó” đó là bằng chứng sống cho chân lý khi người Tây Nguyên đã biết cầm giáo thì thắng lợi là tất yếu. Nhân vật Tnú là một bước tiến mới trong sự nhận thức và biểu hiện những phẩm chất của một người anh hùng lý tưởng.
Như vậy, câu nói của cụ Mết đó chính là chân lý, cụ Mết đã muốn ghi tạc vào lòng các thế hệ con cháu: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top