“Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng viết về câu chuyện của bé Hồng thật thiêng liêng và quý giá biết bao. Chính chú bé đã đứng về phía mẹ mình, bảo vệ mẹ trước cái xã hội phong kiến mà hình ảnh tiêu biểu là người cô. Tác giả đã thể hiện sự khao khát tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng. Vì sự khao khát ấy mà chú có thể làm tất cả để đấu tranh với cái hủ tục, lề lối cổ xưa để nhất quyết giữ trọn hình ảnh người mẹ dịu hiền và lương thiện trong mình, cảm xúc này của một đứa trẻ làm ta phải thật sự rung động và bất ngờ. Tình thương mẹ của bé Hồng như viên kim cương lấp lánh trong tác phẩm và trong người đọc.
Ở bài viết này, chúng ta cùng nhau đọc hiểu văn bản “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng.
I. Tìm hiểu chung tác giả - tác phẩm
1. Tác giả Nguyên Hồng
- Nguyên Hồng (1918 - 1982)
- Tên: Nguyễn Nguyên Hồng.
- Quê: Nam Định.
- Năm 12 tuổi, Nguyên Hồng mồ côi cha. Mẹ ông lén lút đi bước nữa, bò bị gia đình nhà chồng ruồng bỏ, hắt hủi, không được tự do gần gũi, chăm sóc con. Nguyên Hồng phải sống nhờ bà nội và cô ruột và chịu sự rẻ rúng, khinh miệt của bà. Tuổi thơ Nguyên Hồng đã trải qua nhiều cay đắng và tủi cực vì đói ăn, thiếu mặc, thiếu cả tình thương.
- Sự nghiệp:
+ Đề tài: hướng về những người cùng khổ.
+ Sáng tác: tiểu thuyết, kí, thơ thành công hơn cả là tiểu thuyết.
+ Phong cách: giàu chất trữ tình, cảm xúc dạt dào thiết tha, rất mực chân thành.
- Các tác phẩm chính: “Bỉ vỏ” (1938), “Những ngày thơ ấu” (1938), “Cửa biển” (4 tập) và tập thơ “Trời xanh” cùng nhiều truyện ngắn khác.
2. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”
a. Xuất xứ
“Trong lòng mẹ” được trích từ tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”
b. Thể loại
Văn bản thuộc thể loại hồi kí.
c. Ngôi kể
- Sử dụng ngôi thứ nhất (lời kể của chú bé Hồng).
d. Bố cục
Bố cục đoạn trích “Trong lòng mẹ” được chia làm 2 phần:
- Phần 1: (Từ đầu… người ta hỏi đến chứ): Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và bà cô.
- Phần 2: (Còn lại): Cuộc gặp gỡ của bé Hồng với mẹ.
II. Tìm hiểu chi tiết – Đọc hiểu văn bản “Trong lòng mẹ”
1. Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và bà cô
a. Hoàn cảnh của bé Hồng:
- Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu.
- Lớn lên trong gia đình không hạnh phúc.
- Bố mất, mẹ đi tha hương, Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng
-> Cô độc, bất hạnh, luôn khát khao tình yêu thương của mẹ.
b. Cuộc trò chuyện của bé Hồng và bà cô
2. Cuộc gặp gỡ giữa mẹ và bé Hồng
a) Lúc mới gặp mẹ
- Thoáng thấy người ngồi trên xe giống mẹ:
+ “Đuổi theo, gọi bối rối: Mợ ơi!”
=>Hành động vội vàng, tiếng gọi cuống quýt bị dồn nén rất lâu bật ra thành tiếng thể hiện niềm khao khát được gặp mẹ.
- Nghệ thuật: So sánh độc đáo.
b) Khi nhận ra mẹ
- Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi.
- Ríu chân khi trèo lên xe.
- Òa khóc nức nở.
=> Là phản ứng tự nhiên của đứa con lâu ngày được gặp mẹ. Cử chỉ bối rối lập cập mong sớm được ở trong vòng tay mẹ. Em khóc vì mãn nguyện khác với giọt nước mắt xót xa, tủi hờn khi nói chuyện với bà cô.
-Nghệ thuật: Sử dụng liên tếp các tính từ; các từ cùng trường nghĩa “khóc, nức nở, sụt sùi”.
c) Khi ở trong lòng mẹ
- Hành động: Đùi áp đùi mẹ; Đầu ngả vào đầu mẹ.
- Cảm xúc: Ấm áp, mơn man khắp da thịt.
- Suy nghĩ: Phải bé lại, lăn vào lòng mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, để mẹ gãi rôm cho mới thấy mẹ có 1 êm dịu vô cùng.
=> Cảm giác hạnh phúc, sung sướng tột đỉnh khi ở trong lòng mẹ.
d) Hình ảnh người mẹ
+ Gương mặt tươi sáng.
+ Đôi mắt trong.
+ Nước da mịn, gò má hồng.
=> Chân dung mẹ hiện lên thật hoàn hảo qua cái nhìn của bé Hồng, từ đó thể hiện sâu sắc lòng yêu thương, quý trọng mẹ của bé Hồng.
=> Bé Hồng luôn khao khát tình yêu thương và rất mực yêu mẹ. Em có niềm tin mãnh liệt vào mẹ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Hồi kí giàu chất trữ tình.
- Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế; lời văn dạt dào cảm xúc.
- Hình ảnh so sánh độc đáo.
2. Nội dung
- Nỗi đau khổ bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội cũ, mẹ Hồng và hình ảnh đáng thương của những đứa trẻ.
- Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với mẹ.
IV. Luyện tập
Viết khoảng 4 – 5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng.
Gợi ý
Học sinh có thể trình bày cảm xúc suy nghĩ theo một số gợi ý sau:
- Cảm xúc và suy nghĩ về nội dung, chủ đề tác phẩm
- Cảm xúc và suy nghĩ về hành động, cử chỉ, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.
- Cảm xúc và suy nghĩ về cảm hứng chủ đạo của tác giả.
- Cảm xúc và suy nghĩ về các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm.
- Cảm xúc và suy nghĩ về thông điệp mà tác giả đem lại.
- Gợi ra bài học liên hệ.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiều đoạn trích “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng. “Trong lòng mẹ”. Với đoạn trích trên người đọc vẫn thấy rung lên những nhịp riêng, làm xôn xao tâm hồn độc giả bằng giọng văn thống thiết, truyền cảm, trĩu nặng yêu thương. Sẽ là chưa muộn cho cả bạn và tôi ngay bây giờ sà vào lòng mẹ yêu quý để cũng như bé Hồng, cảm thấy được tình yêu thương rạo rực khắp người và làm tất cả để bảo vệ tình cảm thiêng liêng đó.
Ở bài viết này, chúng ta cùng nhau đọc hiểu văn bản “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng.
I. Tìm hiểu chung tác giả - tác phẩm
1. Tác giả Nguyên Hồng
- Nguyên Hồng (1918 - 1982)
- Tên: Nguyễn Nguyên Hồng.
- Quê: Nam Định.
- Năm 12 tuổi, Nguyên Hồng mồ côi cha. Mẹ ông lén lút đi bước nữa, bò bị gia đình nhà chồng ruồng bỏ, hắt hủi, không được tự do gần gũi, chăm sóc con. Nguyên Hồng phải sống nhờ bà nội và cô ruột và chịu sự rẻ rúng, khinh miệt của bà. Tuổi thơ Nguyên Hồng đã trải qua nhiều cay đắng và tủi cực vì đói ăn, thiếu mặc, thiếu cả tình thương.
- Sự nghiệp:
+ Đề tài: hướng về những người cùng khổ.
+ Sáng tác: tiểu thuyết, kí, thơ thành công hơn cả là tiểu thuyết.
+ Phong cách: giàu chất trữ tình, cảm xúc dạt dào thiết tha, rất mực chân thành.
- Các tác phẩm chính: “Bỉ vỏ” (1938), “Những ngày thơ ấu” (1938), “Cửa biển” (4 tập) và tập thơ “Trời xanh” cùng nhiều truyện ngắn khác.
2. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”
a. Xuất xứ
“Trong lòng mẹ” được trích từ tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”
b. Thể loại
Văn bản thuộc thể loại hồi kí.
c. Ngôi kể
- Sử dụng ngôi thứ nhất (lời kể của chú bé Hồng).
d. Bố cục
Bố cục đoạn trích “Trong lòng mẹ” được chia làm 2 phần:
- Phần 1: (Từ đầu… người ta hỏi đến chứ): Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và bà cô.
- Phần 2: (Còn lại): Cuộc gặp gỡ của bé Hồng với mẹ.
II. Tìm hiểu chi tiết – Đọc hiểu văn bản “Trong lòng mẹ”
1. Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và bà cô
a. Hoàn cảnh của bé Hồng:
- Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu.
- Lớn lên trong gia đình không hạnh phúc.
- Bố mất, mẹ đi tha hương, Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng
-> Cô độc, bất hạnh, luôn khát khao tình yêu thương của mẹ.
b. Cuộc trò chuyện của bé Hồng và bà cô
Lời nói, cử chỉ của bà cô | Phản ứng của bé Hồng |
- Cười, hỏi có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không? - Đổi giọng, vỗ vai nhìn tôi nghiêm nghị, tỏ ý thương xót thầy tôi. * Mục đích: châm chọc, nhục mạ, cố ý reo giắc hoài nghi để Hồng khinh miệt mẹ. | - Toan trả lời có (nghĩ đến vẻ mặt rầu rầu, sự hiền từ của mẹ và cảnh thiếu thốn tình thương) - Cúi đầu không đáp (nhận ra ý nghĩ cây độc, nét mặt cười rất kịch của cô). - Cười đáp lại không muốn vào vì mẹ sẽ về (hiểu rắp tâm tanh bẩn của cô muốn chia rẽ hai mẹ con) => Bé Hồng thông minh, nhạy cảm, tâm hồn sáng trong và giàu tình yêu thương mẹ, có niềm tin mãnh liệt vào mẹ. |
2. Cuộc gặp gỡ giữa mẹ và bé Hồng
a) Lúc mới gặp mẹ
- Thoáng thấy người ngồi trên xe giống mẹ:
+ “Đuổi theo, gọi bối rối: Mợ ơi!”
=>Hành động vội vàng, tiếng gọi cuống quýt bị dồn nén rất lâu bật ra thành tiếng thể hiện niềm khao khát được gặp mẹ.
- Nghệ thuật: So sánh độc đáo.
b) Khi nhận ra mẹ
- Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi.
- Ríu chân khi trèo lên xe.
- Òa khóc nức nở.
=> Là phản ứng tự nhiên của đứa con lâu ngày được gặp mẹ. Cử chỉ bối rối lập cập mong sớm được ở trong vòng tay mẹ. Em khóc vì mãn nguyện khác với giọt nước mắt xót xa, tủi hờn khi nói chuyện với bà cô.
-Nghệ thuật: Sử dụng liên tếp các tính từ; các từ cùng trường nghĩa “khóc, nức nở, sụt sùi”.
c) Khi ở trong lòng mẹ
- Hành động: Đùi áp đùi mẹ; Đầu ngả vào đầu mẹ.
- Cảm xúc: Ấm áp, mơn man khắp da thịt.
- Suy nghĩ: Phải bé lại, lăn vào lòng mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, để mẹ gãi rôm cho mới thấy mẹ có 1 êm dịu vô cùng.
=> Cảm giác hạnh phúc, sung sướng tột đỉnh khi ở trong lòng mẹ.
d) Hình ảnh người mẹ
+ Gương mặt tươi sáng.
+ Đôi mắt trong.
+ Nước da mịn, gò má hồng.
=> Chân dung mẹ hiện lên thật hoàn hảo qua cái nhìn của bé Hồng, từ đó thể hiện sâu sắc lòng yêu thương, quý trọng mẹ của bé Hồng.
=> Bé Hồng luôn khao khát tình yêu thương và rất mực yêu mẹ. Em có niềm tin mãnh liệt vào mẹ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Hồi kí giàu chất trữ tình.
- Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế; lời văn dạt dào cảm xúc.
- Hình ảnh so sánh độc đáo.
2. Nội dung
- Nỗi đau khổ bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội cũ, mẹ Hồng và hình ảnh đáng thương của những đứa trẻ.
- Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với mẹ.
IV. Luyện tập
Viết khoảng 4 – 5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng.
Gợi ý
Học sinh có thể trình bày cảm xúc suy nghĩ theo một số gợi ý sau:
- Cảm xúc và suy nghĩ về nội dung, chủ đề tác phẩm
- Cảm xúc và suy nghĩ về hành động, cử chỉ, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.
- Cảm xúc và suy nghĩ về cảm hứng chủ đạo của tác giả.
- Cảm xúc và suy nghĩ về các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm.
- Cảm xúc và suy nghĩ về thông điệp mà tác giả đem lại.
- Gợi ra bài học liên hệ.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiều đoạn trích “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng. “Trong lòng mẹ”. Với đoạn trích trên người đọc vẫn thấy rung lên những nhịp riêng, làm xôn xao tâm hồn độc giả bằng giọng văn thống thiết, truyền cảm, trĩu nặng yêu thương. Sẽ là chưa muộn cho cả bạn và tôi ngay bây giờ sà vào lòng mẹ yêu quý để cũng như bé Hồng, cảm thấy được tình yêu thương rạo rực khắp người và làm tất cả để bảo vệ tình cảm thiêng liêng đó.
Sửa lần cuối: