Trong cuộc sống mỗi người luôn đặt ra cho mình một mục tiêu nhất định để đạt tới. Tuy nhiên, người ta có thể đạt được mục tiêu này không? Nếu đạt thì đạt tới mức nào? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của mỗi người. Đặc biệt trong xã hội hiện nay thì năng lực có ảnh hưởng quyết định tới sự thành công của mỗi cá nhân. Do đó nhận thức về năng lực cá nhân trở thành vấn đề cốt lõi đáng được quan tâm.
1.Khái niệm năng lực
Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.
2.Đặc điểm của năng lực
Năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý xuất sắc nào đó mà nó là tổ hợp những thuộc tính cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả tốt, những thuộc tính đó bao gồm cả những đặc điểm tâm lý như tư duy, trí tuệ, kỹ năng, kỹ xảo,..và những đặc điểm sinh lý như hệ thần kinh. Những điều này không đồng nghĩa là nó bao gồm toàn bộ thuộc tính cá nhân mà chỉ có những thuộc tính phù hợp với yêu cầu của hoạt động và trực tiếp góp phần làm cho hoạt động đó có kết quả cao. Ví dụ như người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc cần sự phát âm tốt và sự phát triển của cơ quan thính giác; người họa sĩ cần sự phát triển của thị giác, trí nhớ không gian…Theo nhà tâm lý học Liên Xô AG. Gôvaliop thì năng lực bao gồm ba nhóm thuộc tính là thuộc tính chủ đạo, thuộc tính cơ sở làm chỗ dựa và thuộc tính hỗ trợ làm nền.
Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy. Trong đa số hoạt động có một thực tế là bất kỳ người bình thường nào cũng có thể tiếp thu một số kiến thức, kỹ năng. Song trong những điều kiện bên ngoài như nhau thì những người khác nhau có thể tiếp thu những kiến thức, kỹ năng ở những mức độ với những tốc độ, nhịp độ khác nhau. Có thực tế trên là do năng lực của mỗi người khác nhau. Ngoài ra trong một số lĩnh vực hoạt động chỉ những người có khả năng nhất định mới có thể đạt được kết quả.
Năng lực của mỗi cá nhân cũng đồng thời gắn với trình độ phát triển của xã hội. Năng lực là sản phẩm của lịch sử. Sự phân công và chuyên môn hóa lao động dẫn đến sự phân hóa và chuyên môn hóa năng lực người. Mặt khác mỗi khi nền văn minh nhân loại dành được những thành tựu mới thì lại xuất hiện ở con người những năng lực mới và những năng lực đã có trước đây bây giờ mới chứa đựng một nội dung mới. Ví dụ: Gắn với sự phát triển của thời đại ngày nay,nhu cầu về năng lực về tin học là không thể thiếu. Hay sau những thành tựu của hai cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thì những loại máy máy móc đã dần thay thế lao động chân tay của con người, nhưng nó cũng đặt ra vấn đề là chúng ta phải có năng lực để điều khiển chúng.
Năng lực khác với năng khiếu. Năng khiếu là năng khiếu là tập hợp những tư chất bẩm sinh, nét đặc trưng và tính chất đặc thù làm tiền đề bẩm sinh cho năng lực. Năng khiếu có thể phát triển thành năng lực cũng có thể không. Chỉ thông qua quá trình hoạt động, học tập, rèn luyện thì năng khiếu mới có thể trở thành năng lực. Nghĩa là không phải trẻ nào có năng khiếu cũng là thiên tài. Một em có năng khiếu đối với hoạt động nào đó không nhất thiết sẽ trở thành tài năng trong lĩnh vực ấy và ngược lại. Ví dụ: Thiên tài âm nhạc Môda, từ nhỏ năng khiếu về âm nhạc của ông đã được cha ông nhận ra và ông đã được sự dạy bảo của cha ông, cha ông luôn dành những điều tốt nhất cho ông và bằng sự nổ lực của chính ông đã tao nên thiên tài âm nhạc Môda.
3. Các mức độ của năng lực
Dựa vào tốc độ tiến hành và chất lượng sản phẩm hoạt động, người ta phân biệt ba mức độ phát triển của năng lực: năng lực, thiên tài, tài năng.
Năng lực là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó (tốc độ và chất lượng hoạt động ở mức trung bình, nhiều người có thể đạt tới).
Tài năng là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó, được đặc trưng bởi sự đạt được những thành tích lớn, ít người có thể sánh được. Tài năng là toàn bộ những năng lực cho phép con người thu được những sản phẩm hoạt động có đặc điểm là độc đáo và mới mẻ, có sự hoàn chỉnh cao và có ý nghĩa xã hội lớn. Đặc điểm của tài năng là trình độ sáng tạo cao khi thực hiện một hoạt động nào đó. Hoạt động sáng tạo nhằm sản sinh ra một cái gì đó có tính chất mới mẻ mà trước đây chưa hề có. Hoạt động sáng tạo không hướng con người vào việc thích ứng với những chế định xã hội, với những lôgic... đã được hình thành mà hướng con người vào sự cải tạo cái cũ, tạo ra cái mới. Thực tế ở Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều tài năng mà tất cả mọi người biết đến và khâm phục tài năng của họ như Ngô Bảo Châu, Bill Gate, Lê Quang Liêm…trong đó Lê Quang Liêm là một tài năng trẻ cờ vua. Liêm là một vận động viên môn cờ vua của Việt Nam, đạt nhiều huy chương và danh hiệu trong các kì thi đấu quốc tế. Trong bảng xếp hạng hiện tại của FIDE, Liêm là kỳ thủ có hệ số Elo cao nhất Việt Nam, là kỳ thủ trẻ số 1 thế giới.
Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị sự hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất, cao nhất, kiệt xuất nhất, có một không hai trong một lĩnh vực hoạt động nào đó, tạo ra một thời đại mới trong lĩnh vực hoạt động của mình. Hoạt động sáng tạo của thiên tài bao giờ cũng bắt buộc phải có ý nghĩa tích cực ý nghĩa xã hội. Những minh chứng mà ta thấy rõ qua thiên tài âm nhạc Môda, chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Einstein…Einstein là một ví dụ rất điển hình về thiên tài. Ông được coi là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất của mọi thời đại.
4. Phân loại năng lực
v Dựa vào hoạt động năng lực được chia làm 2 loại :
Tâm lý học chia năng lực thành các dạng khác nhau như năng lực chung và năng lực chuyên môn.
Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau như năng lực phán xét tư duy lao động, năng lực khái quát hoá, năng lực lát tập, năng lực giao tiếp, năng lực học tập…Người hoạt động trong các ngành của lĩnh vực kinh doanh, ngành giáo dục hay bất cứ ngành nghề nào khác trong xã hội đều cần có năng lực học tập, đó là một năng lực không thể thiếu chọ sự nâng cao kiến thức, phát triển một cách hoàn thiện, nhanh chóng và kịp thời năng lực bản thân phù hợp với sự tiến bộ và phát triển xã hội.
Năng lực chuyên biệt (năng lực chuyên môn) là sự kết hợp độc đáo các thuộc tính chuyên biệt đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên môn và là điều kiện cho hoạt động này đạt kết quả tốt. Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của xã hội như năng lực tổ chức , năng lực âm nhạc, năng lực thơ văn, năng lực kinh doanh, hội hoạ, toán học, năng lực sư phạm… Ví dụ như người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc cần năng lực âm nhạc, sự phát âm tốt và sự phát triển của cơ quan thính giác; người làm trong lĩnh vực mỹ thuật, người họa sĩ cần năng lực hội họa, sự phát triển của thị giác, trí nhớ không gian…
Năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau. Năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên luôn, nếu chúng càng phát triển thì càng dễ thành đạt được năng lực chuyên môn. Ngược lại sự phát triển của năng lực chuyên môn trong những điều kiện nhất định lại có ảnh hưởng đối với sự phát triển của năng lực chung. Trong thực tế mọi hoạt động có kết quả và hiệu quả cao thì mỗi người đều phải có năng lực chung phát triển ở trình độ cần thiết và có một vài năng lực chuyên môn tương ứng với lĩnh vực công việc của mình.
Ngoài ra còn có thể chia năng lực thành năng lực lí luận và năng lực thực tiễn hoặc năng lực tự nhiên và năng lực xã hội....
5. Các yếu tố ảnh hưởng năng lực
5.1. Tư chất
Tư chất là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lý bẩm sinh của não bộ, của hệ thần kinh, của cơ quan phân tích, cơ quan vận động tạo ra sự khác biệt giữa con người với nhau.
Người ta sinh ra không phải đã có sẵn năng lực đối với một số hoạt động nào đó mà mới chỉ có tư chất nhất định. Như C.Mác viết “ con người trực tiếp là một thực thể tự nhiên phú cho sức mạnh tự nhiên, một sức sống, những sức mạnh tồn tại dưới dạng tư chất”. Năng lực là sự phát triển tư chất thông qua hoạt động, nó là tiền đề cho sự phát triển năng lực. Tư chất có ảnh hưởng tới tốc độ, chiều hướng và đỉnh cao phát triển năng lực nhưng không quyết định sự phát triển của năng lực.
Khoa học đã xác nhận rằng di truyền là một yếu tố, là một điều kiện để phát triển con người nhưng năng lực không phải là một chức năng của di truyền. Cũng như tư chất, bản thân di truyền không quy định trước sự phát triển của năng lực.
Ví dụ trong cùng một kiểu thần kinh yếu, người này hình thành năng lực kỹ thuật, người khác hình thành năng lực văn học… Như năng lực âm nhạc không là thuộc tính bẩm sinh của cơ thể mà là kết quả của toàn bộ sự phát triển nhân cách thông qua hoạt động tích cực trong lĩnh vực âm nhạc của chủ thể.
5.2. Giáo dục
Giáo dục là hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, tự giác, chủ động đến con người, đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách.
Những năng lực cơ bản của con người không phải là bẩm sinh, mà nó cần phải được giáo dục phát triển và bồi dưỡng ở con người. Năng lực của một người phối hợp trong mọi hoạt động là nhờ khả năng tự điều khiển, tự quản lý, tự điều chỉnh ở lỗi cá nhân được hình thành trong quá trình sống và giáo dục của mỗi người.
Hoạt động học tập là hoạt động có vai trò cực kì quan trọng để biến tư chất thành năng lực. Giáo dục rút ngắn được quá trình hình thành và phát triển năng lực, vì giáo dục cung cấp cho con người hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống, qua đó năng lực con người được hình thành và phát triển nhanh chóng, kịp thời.
5.3. Môi trường
Năng lực con người được hình thành và phát triển trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Năng lực chịu sự tác động, quy định của điều kiện lịch sử - xã hội trong môi trường sống. Tư chất là điều kiện tự nhiên, tiềm năng để hình thành năng lực nhưng môi trường mới đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển năng lực. Sự tác động của môi trường trong việc hình thành và phát triển năng lực thể hiện ở sự tác động qua lại giữa cá nhân với các yếu tố môi trường và quan trọng nhất là giữa những cá nhân với nhau.
Năng lực được biểu hiện và hình thành trong hoạt động và chính trong quá trình hoạt động con người mới đánh giá được chính xác năng lực, mới nhân thức đầy đủ yêu cầu của hoạt động đòi hòi cá nhân phải đáp ứng. Qua đó con người có cơ hội để đối chiếu giữa những đặc điểm cả bản thân với yêu cầu của hoạt động, của môi trường. Do vậy, có thể coi hoạt động là nguồn gốc, là điều kiện cơ bản để hình thành năng lực. Tương đồng với điều đó chúng ta không thể có một nhà khoa học có trình độ năng lực cao mà cuộc đời lại không gắn liền với một hoạt động mà họ tinh thông. Hoạt động của con người càng phong phú thì năng lực càng có điều kiện để biểu hiện và phát triển. Mà một hoạt động bất kì nào cũng diễn ra trong một điều kiện xã hội nhất định nên khi tìm hiểu về năng lực ta không được bỏ qua vai trò của yếu tố điều kiện, hoàn cảnh xã hộ, môi trường.
Môi trường tự nhiên và xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực cá nhân. Môi trường xã hội bao gồm: môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa…Đối với trẻ em môi trường gia đình, nhà trường, bạn bè, hàng xóm, những phương tiện thông tin đại chúng… có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển năng lực cá nhân. Giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội nếu được tổ chức đúng đắn, có cơ sở khoa học cũng sẽ góp phần đáng kể vào việc hình thành năng lực cho trẻ.
5.4. Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
Năng lực còn được hiểu theo một cách khác, năng lực là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo tối thiểu là cái mà người đó có thể dùng khi hoạt động. . Muốn có năng lực phải có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thích hợp. Có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực nào đó là điều kiện cần thiết để có năng lực trong lĩnh vực này.
Tri thức là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể.
Kỹ năng là sự vận dụng bước đầu những kiến thức thu lượm vào thức tế để tiến hành một hoạt động nào đó.Kỹ xảo là lọai hành động được tự động hóa một cách có ý thức, tức là được hình thành chủ yếu do luyện tập. Đó là sự điệu luyện, sự thành thục trong hành động.
Kỹ xảo là một loạt hành động tự động hóa đã được luyện tập. kỹ xảo thể hiện sự thành thạo trong công việc.
Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là một yếu tố quan trọng tạo nên tài năng của con người, giúp cho con người đạt hiệu quả cao trong hành động, hoạt động. Bất cứ ngành nghề nào trong xã hội hiện nay, bất cứ một hoạt động nào, một nhà lãnh đạo hay nhà quản trị nào cũng cần phải có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo giao tiếp và sự hiểu biết sâu sắc những vấn đề tâm lý trong giao tiếp.
Trong điều kiện bên ngoài như nhau những người khác nhau có thể tiếp thu các kiến thức kỹ năng và kỹ xảo đó với nhịp độ khác nhau có người tiếp thu nhanh, có người phải mất nhiều thời gian và sức lực mới tiếp thu được, người này có thể đạt được trình độ điêu luyện cao còn người khác chỉ đạt được trình trung bình nhất định tuy đã hết sức cố gắng. Thực tế cuộc sống có một số hình thức hoạt động như nghệ thuật, khoa học, thể thao ... Những hình thức mà chỉ những người có một số năng lực nhất đinh mới có thể đạt kết quả.
5.5. Xu hướng
Xu hướng cá nhân là một hệ thống các động cơ và mục đích định hướng, thúc đẩy con người tích cực hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu hay hứng thú, hoặc vươn tới mục tiêu cao đẹp mà cá nhân mình lấy làm lẽ sống. Và phương tiện để thực hiện mục tiêu của định hướng là năng lực chính . chính năng lực giúp cho mục tiêu của xu hướng được cụ thể hóa và chính trong quá trình thực hiên mục tiêu của xu hướng cũng giúp cho năng lực của chúng ta phát triển.
5.6. Tính cách
Năng lực không chỉ quan hệ với xu hướng của cá nhân mà còn có liên quan đến tính cách. Những nét tính cách tốt của con người có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành năng lực. Một người có năng lực đối với một hoạt động nào đó mà lại đồng thời có những nét tính cách tốt như kiên trì, bền bỉ, khiêm tốn, trung thực… thì họ sẽ đạt kết quả cao trong hoạt động. Những người ít có năng lực lại càng cần phải kiên trì làm việc. Niu tơn đã nói: “Thiên tài là sự kiên trì của trí tuệ, đã không phải thiên tài thì mình lại càng phải kiên nhẫn”.
Thái độ đối với công việc có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành năng lực. Người Việt Nam ta thường nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim” là ý muốn nói về sự kiên trì sẽ dẫn đến thành công. Một nét tính cách rất quan trọng để phát triển năng lực đó là yêu cầu cao đối với bản thân, không chủ quan, tự mãn, luôn luôn phải nghiêm khắc với bản thân.
Tóm lại, có nhiều yếu tố tác động trong việc hình thành và phát triển năng lực cá nhân. Đó không phải là sự tác động đơn phương, một chiều mà giữa năng lực và các yếu tố kể trên có sự tương hỗ, bổ sung, hỗ trợ nhau. Bên cạnh đó, giữa các yếu tố cũng có sự phối hợp và át chế lẫn nhau. Vì vậy, muốn hình thành một năng lực tốt, ta không chỉ quan tâm tới các yếu tố tác động mà còn phải nắm rõ mối quan hệ giữa chúng để có thể phát huy hết tính tích cực của chúng.
5. Kết luận
Để nắm được cơ bản các dấu hiệu khi nghiên cứu bản chất của năng lực ta cần phải xem xét trên một số khía cạnh sau:
Năng lực là sự khác biệt tâm lý của cá nhân người này khác người kia, nếu một sự việc thể hiện rõ tính chất mà ai cũng như ai thì không thể nói về năng lực.
Năng lực chỉ là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả việc thực hiện một hoạt động nào đó chứ không phải bất kỳ những sự khác nhau cá biệt chung chung nào.
Năng lực chỉ là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả việc thực hiện một hoạt động nào đó chứ không phải bất kỳ những sự khác nhau cá biệt chung chung nào.
Năng lực con người bao giờ cũng có mầm mống bẩm sinh tuỳ thuộc vào sự tổ chức của hệ thống thần kinh trung ương, nhưng nó chỉ được phát triển trong quá trình hoạt động phát triển của con người, trong xã hội có bao nhiêu hình thức hoạt động của con người thì cũng cô bấy nhiêu loại năng lực.
Khi đánh giá năng lực của một con người, không chỉ dựa vào kết quả công việc mà còn phải dựa vào nhiều yếu tố như: cách thức hoàn thành công việc; tính độc lập và tính độc đáo khi hoàn thành công việc; tính sáng tạo, tính khoa học của phương pháp thực hiện, hiệu suất thực hiện, thời gian hoàn thành, mức độ kết quả công việc…
Năng lực của con người gắn liền với sở thích người đó. Vì vậy sự hứng thú đối với một loại công việc nào đấy thường nói lên người ấy có năng lực về mặt hoạt động đó. Năng lực không chỉ thực hiện trong những hoạt động lao động trí óc mà ngay cả trong hoạt động lao động chân tay.
Năng lực cá nhân chỉ có thể được hình thành và phát triển trong sự hoạt động lao động, sự rèn luyện, bồi dưỡng của cá nhân và khuyến khích của xã hội. Yếu tố bẩm sinh, di truyền chỉ là một phần nhỏ. Quan điểm cho rằng năng lực chỉ là sở hữu bẩm sinh, định mệnh của một người nào đó theo thuyết nguồn gốc sinh học thuần túy và duy nhất là sai lầm. Mỗi chúng ta cần nhận thức được năng lực của mình và rèn luyện, học hỏi, phát huy tính chủ động, sáng tạo…rèn luyện và phát triển năng lực bản thân.
Trong quản lý việc phát hiện được năng lực của một người, sắp xếp đúng người, đúng việc và đúng theo năng lực, tạo điều kiện cho người đó phát huy năng lực của người đó trong hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội, có chế độ đãi ngộ, khen thưởng động viên, khuyến khích là một công việc cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa.
Tóm lại, năng lực cá nhân chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tư chất, giáo dục, môi trường, hoạt động, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tính cách…các yếu tố có tác động qua lại lẫn nhau và tác động đến sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân. Chúng cần rèn luyện, bồi dưỡng, luôn luôn học hỏi, nâng cao tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tìm kiếm cho mình những cơ hội, điều kiện để phát triển năng lực. Đặc biệt trong thời kì xã hội không ngừng thay đổi và phát triển thì vai trò của năng lực là vô cùng quan trọng và cần thiết để tồn tại và thành công.
Sưu tầm*
1.Khái niệm năng lực
Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.
2.Đặc điểm của năng lực
Năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý xuất sắc nào đó mà nó là tổ hợp những thuộc tính cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả tốt, những thuộc tính đó bao gồm cả những đặc điểm tâm lý như tư duy, trí tuệ, kỹ năng, kỹ xảo,..và những đặc điểm sinh lý như hệ thần kinh. Những điều này không đồng nghĩa là nó bao gồm toàn bộ thuộc tính cá nhân mà chỉ có những thuộc tính phù hợp với yêu cầu của hoạt động và trực tiếp góp phần làm cho hoạt động đó có kết quả cao. Ví dụ như người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc cần sự phát âm tốt và sự phát triển của cơ quan thính giác; người họa sĩ cần sự phát triển của thị giác, trí nhớ không gian…Theo nhà tâm lý học Liên Xô AG. Gôvaliop thì năng lực bao gồm ba nhóm thuộc tính là thuộc tính chủ đạo, thuộc tính cơ sở làm chỗ dựa và thuộc tính hỗ trợ làm nền.
Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy. Trong đa số hoạt động có một thực tế là bất kỳ người bình thường nào cũng có thể tiếp thu một số kiến thức, kỹ năng. Song trong những điều kiện bên ngoài như nhau thì những người khác nhau có thể tiếp thu những kiến thức, kỹ năng ở những mức độ với những tốc độ, nhịp độ khác nhau. Có thực tế trên là do năng lực của mỗi người khác nhau. Ngoài ra trong một số lĩnh vực hoạt động chỉ những người có khả năng nhất định mới có thể đạt được kết quả.
Năng lực của mỗi cá nhân cũng đồng thời gắn với trình độ phát triển của xã hội. Năng lực là sản phẩm của lịch sử. Sự phân công và chuyên môn hóa lao động dẫn đến sự phân hóa và chuyên môn hóa năng lực người. Mặt khác mỗi khi nền văn minh nhân loại dành được những thành tựu mới thì lại xuất hiện ở con người những năng lực mới và những năng lực đã có trước đây bây giờ mới chứa đựng một nội dung mới. Ví dụ: Gắn với sự phát triển của thời đại ngày nay,nhu cầu về năng lực về tin học là không thể thiếu. Hay sau những thành tựu của hai cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thì những loại máy máy móc đã dần thay thế lao động chân tay của con người, nhưng nó cũng đặt ra vấn đề là chúng ta phải có năng lực để điều khiển chúng.
Năng lực khác với năng khiếu. Năng khiếu là năng khiếu là tập hợp những tư chất bẩm sinh, nét đặc trưng và tính chất đặc thù làm tiền đề bẩm sinh cho năng lực. Năng khiếu có thể phát triển thành năng lực cũng có thể không. Chỉ thông qua quá trình hoạt động, học tập, rèn luyện thì năng khiếu mới có thể trở thành năng lực. Nghĩa là không phải trẻ nào có năng khiếu cũng là thiên tài. Một em có năng khiếu đối với hoạt động nào đó không nhất thiết sẽ trở thành tài năng trong lĩnh vực ấy và ngược lại. Ví dụ: Thiên tài âm nhạc Môda, từ nhỏ năng khiếu về âm nhạc của ông đã được cha ông nhận ra và ông đã được sự dạy bảo của cha ông, cha ông luôn dành những điều tốt nhất cho ông và bằng sự nổ lực của chính ông đã tao nên thiên tài âm nhạc Môda.
3. Các mức độ của năng lực
Dựa vào tốc độ tiến hành và chất lượng sản phẩm hoạt động, người ta phân biệt ba mức độ phát triển của năng lực: năng lực, thiên tài, tài năng.
Năng lực là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó (tốc độ và chất lượng hoạt động ở mức trung bình, nhiều người có thể đạt tới).
Tài năng là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó, được đặc trưng bởi sự đạt được những thành tích lớn, ít người có thể sánh được. Tài năng là toàn bộ những năng lực cho phép con người thu được những sản phẩm hoạt động có đặc điểm là độc đáo và mới mẻ, có sự hoàn chỉnh cao và có ý nghĩa xã hội lớn. Đặc điểm của tài năng là trình độ sáng tạo cao khi thực hiện một hoạt động nào đó. Hoạt động sáng tạo nhằm sản sinh ra một cái gì đó có tính chất mới mẻ mà trước đây chưa hề có. Hoạt động sáng tạo không hướng con người vào việc thích ứng với những chế định xã hội, với những lôgic... đã được hình thành mà hướng con người vào sự cải tạo cái cũ, tạo ra cái mới. Thực tế ở Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều tài năng mà tất cả mọi người biết đến và khâm phục tài năng của họ như Ngô Bảo Châu, Bill Gate, Lê Quang Liêm…trong đó Lê Quang Liêm là một tài năng trẻ cờ vua. Liêm là một vận động viên môn cờ vua của Việt Nam, đạt nhiều huy chương và danh hiệu trong các kì thi đấu quốc tế. Trong bảng xếp hạng hiện tại của FIDE, Liêm là kỳ thủ có hệ số Elo cao nhất Việt Nam, là kỳ thủ trẻ số 1 thế giới.
Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị sự hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất, cao nhất, kiệt xuất nhất, có một không hai trong một lĩnh vực hoạt động nào đó, tạo ra một thời đại mới trong lĩnh vực hoạt động của mình. Hoạt động sáng tạo của thiên tài bao giờ cũng bắt buộc phải có ý nghĩa tích cực ý nghĩa xã hội. Những minh chứng mà ta thấy rõ qua thiên tài âm nhạc Môda, chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Einstein…Einstein là một ví dụ rất điển hình về thiên tài. Ông được coi là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất của mọi thời đại.
4. Phân loại năng lực
v Dựa vào hoạt động năng lực được chia làm 2 loại :
Tâm lý học chia năng lực thành các dạng khác nhau như năng lực chung và năng lực chuyên môn.
Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau như năng lực phán xét tư duy lao động, năng lực khái quát hoá, năng lực lát tập, năng lực giao tiếp, năng lực học tập…Người hoạt động trong các ngành của lĩnh vực kinh doanh, ngành giáo dục hay bất cứ ngành nghề nào khác trong xã hội đều cần có năng lực học tập, đó là một năng lực không thể thiếu chọ sự nâng cao kiến thức, phát triển một cách hoàn thiện, nhanh chóng và kịp thời năng lực bản thân phù hợp với sự tiến bộ và phát triển xã hội.
Năng lực chuyên biệt (năng lực chuyên môn) là sự kết hợp độc đáo các thuộc tính chuyên biệt đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên môn và là điều kiện cho hoạt động này đạt kết quả tốt. Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của xã hội như năng lực tổ chức , năng lực âm nhạc, năng lực thơ văn, năng lực kinh doanh, hội hoạ, toán học, năng lực sư phạm… Ví dụ như người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc cần năng lực âm nhạc, sự phát âm tốt và sự phát triển của cơ quan thính giác; người làm trong lĩnh vực mỹ thuật, người họa sĩ cần năng lực hội họa, sự phát triển của thị giác, trí nhớ không gian…
Năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau. Năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên luôn, nếu chúng càng phát triển thì càng dễ thành đạt được năng lực chuyên môn. Ngược lại sự phát triển của năng lực chuyên môn trong những điều kiện nhất định lại có ảnh hưởng đối với sự phát triển của năng lực chung. Trong thực tế mọi hoạt động có kết quả và hiệu quả cao thì mỗi người đều phải có năng lực chung phát triển ở trình độ cần thiết và có một vài năng lực chuyên môn tương ứng với lĩnh vực công việc của mình.
Ngoài ra còn có thể chia năng lực thành năng lực lí luận và năng lực thực tiễn hoặc năng lực tự nhiên và năng lực xã hội....
5. Các yếu tố ảnh hưởng năng lực
5.1. Tư chất
Tư chất là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lý bẩm sinh của não bộ, của hệ thần kinh, của cơ quan phân tích, cơ quan vận động tạo ra sự khác biệt giữa con người với nhau.
Người ta sinh ra không phải đã có sẵn năng lực đối với một số hoạt động nào đó mà mới chỉ có tư chất nhất định. Như C.Mác viết “ con người trực tiếp là một thực thể tự nhiên phú cho sức mạnh tự nhiên, một sức sống, những sức mạnh tồn tại dưới dạng tư chất”. Năng lực là sự phát triển tư chất thông qua hoạt động, nó là tiền đề cho sự phát triển năng lực. Tư chất có ảnh hưởng tới tốc độ, chiều hướng và đỉnh cao phát triển năng lực nhưng không quyết định sự phát triển của năng lực.
Khoa học đã xác nhận rằng di truyền là một yếu tố, là một điều kiện để phát triển con người nhưng năng lực không phải là một chức năng của di truyền. Cũng như tư chất, bản thân di truyền không quy định trước sự phát triển của năng lực.
Ví dụ trong cùng một kiểu thần kinh yếu, người này hình thành năng lực kỹ thuật, người khác hình thành năng lực văn học… Như năng lực âm nhạc không là thuộc tính bẩm sinh của cơ thể mà là kết quả của toàn bộ sự phát triển nhân cách thông qua hoạt động tích cực trong lĩnh vực âm nhạc của chủ thể.
5.2. Giáo dục
Giáo dục là hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, tự giác, chủ động đến con người, đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách.
Những năng lực cơ bản của con người không phải là bẩm sinh, mà nó cần phải được giáo dục phát triển và bồi dưỡng ở con người. Năng lực của một người phối hợp trong mọi hoạt động là nhờ khả năng tự điều khiển, tự quản lý, tự điều chỉnh ở lỗi cá nhân được hình thành trong quá trình sống và giáo dục của mỗi người.
Hoạt động học tập là hoạt động có vai trò cực kì quan trọng để biến tư chất thành năng lực. Giáo dục rút ngắn được quá trình hình thành và phát triển năng lực, vì giáo dục cung cấp cho con người hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống, qua đó năng lực con người được hình thành và phát triển nhanh chóng, kịp thời.
5.3. Môi trường
Năng lực con người được hình thành và phát triển trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Năng lực chịu sự tác động, quy định của điều kiện lịch sử - xã hội trong môi trường sống. Tư chất là điều kiện tự nhiên, tiềm năng để hình thành năng lực nhưng môi trường mới đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển năng lực. Sự tác động của môi trường trong việc hình thành và phát triển năng lực thể hiện ở sự tác động qua lại giữa cá nhân với các yếu tố môi trường và quan trọng nhất là giữa những cá nhân với nhau.
Năng lực được biểu hiện và hình thành trong hoạt động và chính trong quá trình hoạt động con người mới đánh giá được chính xác năng lực, mới nhân thức đầy đủ yêu cầu của hoạt động đòi hòi cá nhân phải đáp ứng. Qua đó con người có cơ hội để đối chiếu giữa những đặc điểm cả bản thân với yêu cầu của hoạt động, của môi trường. Do vậy, có thể coi hoạt động là nguồn gốc, là điều kiện cơ bản để hình thành năng lực. Tương đồng với điều đó chúng ta không thể có một nhà khoa học có trình độ năng lực cao mà cuộc đời lại không gắn liền với một hoạt động mà họ tinh thông. Hoạt động của con người càng phong phú thì năng lực càng có điều kiện để biểu hiện và phát triển. Mà một hoạt động bất kì nào cũng diễn ra trong một điều kiện xã hội nhất định nên khi tìm hiểu về năng lực ta không được bỏ qua vai trò của yếu tố điều kiện, hoàn cảnh xã hộ, môi trường.
Môi trường tự nhiên và xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực cá nhân. Môi trường xã hội bao gồm: môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa…Đối với trẻ em môi trường gia đình, nhà trường, bạn bè, hàng xóm, những phương tiện thông tin đại chúng… có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển năng lực cá nhân. Giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội nếu được tổ chức đúng đắn, có cơ sở khoa học cũng sẽ góp phần đáng kể vào việc hình thành năng lực cho trẻ.
5.4. Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
Năng lực còn được hiểu theo một cách khác, năng lực là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo tối thiểu là cái mà người đó có thể dùng khi hoạt động. . Muốn có năng lực phải có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thích hợp. Có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực nào đó là điều kiện cần thiết để có năng lực trong lĩnh vực này.
Tri thức là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể.
Kỹ năng là sự vận dụng bước đầu những kiến thức thu lượm vào thức tế để tiến hành một hoạt động nào đó.Kỹ xảo là lọai hành động được tự động hóa một cách có ý thức, tức là được hình thành chủ yếu do luyện tập. Đó là sự điệu luyện, sự thành thục trong hành động.
Kỹ xảo là một loạt hành động tự động hóa đã được luyện tập. kỹ xảo thể hiện sự thành thạo trong công việc.
Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là một yếu tố quan trọng tạo nên tài năng của con người, giúp cho con người đạt hiệu quả cao trong hành động, hoạt động. Bất cứ ngành nghề nào trong xã hội hiện nay, bất cứ một hoạt động nào, một nhà lãnh đạo hay nhà quản trị nào cũng cần phải có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo giao tiếp và sự hiểu biết sâu sắc những vấn đề tâm lý trong giao tiếp.
Trong điều kiện bên ngoài như nhau những người khác nhau có thể tiếp thu các kiến thức kỹ năng và kỹ xảo đó với nhịp độ khác nhau có người tiếp thu nhanh, có người phải mất nhiều thời gian và sức lực mới tiếp thu được, người này có thể đạt được trình độ điêu luyện cao còn người khác chỉ đạt được trình trung bình nhất định tuy đã hết sức cố gắng. Thực tế cuộc sống có một số hình thức hoạt động như nghệ thuật, khoa học, thể thao ... Những hình thức mà chỉ những người có một số năng lực nhất đinh mới có thể đạt kết quả.
5.5. Xu hướng
Xu hướng cá nhân là một hệ thống các động cơ và mục đích định hướng, thúc đẩy con người tích cực hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu hay hứng thú, hoặc vươn tới mục tiêu cao đẹp mà cá nhân mình lấy làm lẽ sống. Và phương tiện để thực hiện mục tiêu của định hướng là năng lực chính . chính năng lực giúp cho mục tiêu của xu hướng được cụ thể hóa và chính trong quá trình thực hiên mục tiêu của xu hướng cũng giúp cho năng lực của chúng ta phát triển.
5.6. Tính cách
Năng lực không chỉ quan hệ với xu hướng của cá nhân mà còn có liên quan đến tính cách. Những nét tính cách tốt của con người có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành năng lực. Một người có năng lực đối với một hoạt động nào đó mà lại đồng thời có những nét tính cách tốt như kiên trì, bền bỉ, khiêm tốn, trung thực… thì họ sẽ đạt kết quả cao trong hoạt động. Những người ít có năng lực lại càng cần phải kiên trì làm việc. Niu tơn đã nói: “Thiên tài là sự kiên trì của trí tuệ, đã không phải thiên tài thì mình lại càng phải kiên nhẫn”.
Thái độ đối với công việc có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành năng lực. Người Việt Nam ta thường nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim” là ý muốn nói về sự kiên trì sẽ dẫn đến thành công. Một nét tính cách rất quan trọng để phát triển năng lực đó là yêu cầu cao đối với bản thân, không chủ quan, tự mãn, luôn luôn phải nghiêm khắc với bản thân.
Tóm lại, có nhiều yếu tố tác động trong việc hình thành và phát triển năng lực cá nhân. Đó không phải là sự tác động đơn phương, một chiều mà giữa năng lực và các yếu tố kể trên có sự tương hỗ, bổ sung, hỗ trợ nhau. Bên cạnh đó, giữa các yếu tố cũng có sự phối hợp và át chế lẫn nhau. Vì vậy, muốn hình thành một năng lực tốt, ta không chỉ quan tâm tới các yếu tố tác động mà còn phải nắm rõ mối quan hệ giữa chúng để có thể phát huy hết tính tích cực của chúng.
5. Kết luận
Để nắm được cơ bản các dấu hiệu khi nghiên cứu bản chất của năng lực ta cần phải xem xét trên một số khía cạnh sau:
Năng lực là sự khác biệt tâm lý của cá nhân người này khác người kia, nếu một sự việc thể hiện rõ tính chất mà ai cũng như ai thì không thể nói về năng lực.
Năng lực chỉ là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả việc thực hiện một hoạt động nào đó chứ không phải bất kỳ những sự khác nhau cá biệt chung chung nào.
Năng lực chỉ là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả việc thực hiện một hoạt động nào đó chứ không phải bất kỳ những sự khác nhau cá biệt chung chung nào.
Năng lực con người bao giờ cũng có mầm mống bẩm sinh tuỳ thuộc vào sự tổ chức của hệ thống thần kinh trung ương, nhưng nó chỉ được phát triển trong quá trình hoạt động phát triển của con người, trong xã hội có bao nhiêu hình thức hoạt động của con người thì cũng cô bấy nhiêu loại năng lực.
Khi đánh giá năng lực của một con người, không chỉ dựa vào kết quả công việc mà còn phải dựa vào nhiều yếu tố như: cách thức hoàn thành công việc; tính độc lập và tính độc đáo khi hoàn thành công việc; tính sáng tạo, tính khoa học của phương pháp thực hiện, hiệu suất thực hiện, thời gian hoàn thành, mức độ kết quả công việc…
Năng lực của con người gắn liền với sở thích người đó. Vì vậy sự hứng thú đối với một loại công việc nào đấy thường nói lên người ấy có năng lực về mặt hoạt động đó. Năng lực không chỉ thực hiện trong những hoạt động lao động trí óc mà ngay cả trong hoạt động lao động chân tay.
Năng lực cá nhân chỉ có thể được hình thành và phát triển trong sự hoạt động lao động, sự rèn luyện, bồi dưỡng của cá nhân và khuyến khích của xã hội. Yếu tố bẩm sinh, di truyền chỉ là một phần nhỏ. Quan điểm cho rằng năng lực chỉ là sở hữu bẩm sinh, định mệnh của một người nào đó theo thuyết nguồn gốc sinh học thuần túy và duy nhất là sai lầm. Mỗi chúng ta cần nhận thức được năng lực của mình và rèn luyện, học hỏi, phát huy tính chủ động, sáng tạo…rèn luyện và phát triển năng lực bản thân.
Trong quản lý việc phát hiện được năng lực của một người, sắp xếp đúng người, đúng việc và đúng theo năng lực, tạo điều kiện cho người đó phát huy năng lực của người đó trong hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội, có chế độ đãi ngộ, khen thưởng động viên, khuyến khích là một công việc cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa.
Tóm lại, năng lực cá nhân chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tư chất, giáo dục, môi trường, hoạt động, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tính cách…các yếu tố có tác động qua lại lẫn nhau và tác động đến sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân. Chúng cần rèn luyện, bồi dưỡng, luôn luôn học hỏi, nâng cao tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tìm kiếm cho mình những cơ hội, điều kiện để phát triển năng lực. Đặc biệt trong thời kì xã hội không ngừng thay đổi và phát triển thì vai trò của năng lực là vô cùng quan trọng và cần thiết để tồn tại và thành công.
Sưu tầm*