Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Tản văn, Tạp bút
Trở về với tuổi thơ
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 30694" data-attributes="member: 6"><p>Quê tôi đẹp lắm, bạt ngàn rừng cọ, bát ngát đồi chè và cả những vườn sơn, cây nứa... Những đồi chè xanh mướt ngút ngàn chen nhau đứng san sát, để rồi ngành chè đi vào hoạt động giúp hàng nghìn lao động địa phương có việc làm. </p><p></p><p> </p><p style="text-align: center"><img src="https://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/12/18/181209-quehuong.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p><p></p><p>Ngày học tiểu học, do cái gọi là hoàn cảnh mà tôi được gửi về ở cùng ông bà nội, mỗi cuối tháng bố mẹ mới về thăm và tiếp tế. Ngày ngày ông đưa đón tôi đi học sau đó lại tiếp tục công việc của mình. Nghề đan cót, đan bồ ở đây được coi là một nghề phụ lúc nông nhàn. Đến mùa người dân vào rừng lấy nứa, chọn những cây to, dóng dài gọi là nứa năm, nứa bảy, pha ra, chẻ rồi phơi. “Tre chẻ gốc, nứa chẻ ngọn”, làm bằng nứa thì chẻ đều tay có độ dày chặt chẽ, vừa đủ, để tiết kiệm nguyên vật liệu, chẻ dày quá sẽ cứng, chẻ mỏng quá bồ đan lên sẽ yếu. </p><p> </p><p> Chúng tôi thường thích thú đòi học đan cùng và khi đã chán thì lại đùa bên những thành quả của ông, để chơi trốn tìm, nghịch ngợm. Mỗi khi thấy bọn trẻ quá trớn, ông chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở, chẳng nặng lời bao giờ. Đến nay ít người dùng đến những bồ, cót, họ đã có thùng đựng chuyên dụng, ông thì mắt cũng đã mờ, chẳng nhanh tay đan lát được như ngày nào. </p><p> </p><p> Còn nhớ hồi ông bà mới xây được căn nhà gạch khang trang thay ngôi nhà đắp đất, lợp mái lá từ thời cũ. Ngôi nhà mới gần như sang nhất làng, lợp ngói đỏ, có quét ve trắng tinh tươm, nền gạch sạch sẽ. Nhưng những điều ấy với đứa con nít như tôi không quan trọng, mà sung sướng nhất là tôi có chỗ thể hiện sự tài hoa của mình, đó là vẽ các tác phẩm theo tôi là chỉ đẹp mới được trưng lên bức tường trắng sáng ấy, để rồi chúng đã khiến tôi mỗi khi nhìn thấy lại lặng lẽ nhớ... </p><p> </p><p> “Cái gì thế này, cháu gái?”. </p><p> </p><p> “Cô gái cầm bông hoa Sen bà ạ!”. </p><p> </p><p> “Sao cô gái người lại vuông? Mà hoa Sen đây ư, bà thấy như hoa Cúc ấy!”. </p><p> </p><p> “Không, bà chả hiểu, người phải vuông thì mới khỏe mạnh chứ ạ! Hoa cúc cũng xòe ra thế này nhưng cánh nó bé hơn. Cháu vẽ theo bức cô gái bên hoa Sen nổi tiếng đấy”.</p><p> </p><p> “Ừ, thế thành họa sỹ nổi tiếng đi, bức tường này bà sẽ để thế mãi”. </p><p> </p><p> Bố tôi về, nhìn thấy bức vẽ gần chính diện ngôi nhà thì vô cùng tức giận, định nện cho tôi một trận nhưng bị bà quát cho nên lại thôi. Bố chỉ lẩm bẩm: “Bà lúc nào cũng chiều cháu, nó sinh hư!”. Bà lại cười mủm mỉm.</p><p> </p><p> Hôm vừa rồi tôi về thăm, mừng ông bà cùng sang tuổi tám mươi, vẫn thấy rõ vết chì đen vẽ loằng ngoằng trên tường. Tự dưng mắt nhòa đi. </p><p> </p><p> Làng quê thay đổi, người nông dân chân chất, đôn hậu không còn phải lam lũ, cơ cực như trước. Tôi vui, song trong dạ chợt bồi hồi, tiếc về những yêu thương ngày xưa, về những làng nghề một thời là cần câu cơm của cả gia đình. Thèm được quay trở về tuổi thơ, như về với quê hương, đất mẹ.</p><p style="text-align: right"><p style="text-align: right"> </p> </p> <p style="text-align: right"><p style="text-align: right"><strong>Triệu San_Dantri.</strong></p> </p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 30694, member: 6"] Quê tôi đẹp lắm, bạt ngàn rừng cọ, bát ngát đồi chè và cả những vườn sơn, cây nứa... Những đồi chè xanh mướt ngút ngàn chen nhau đứng san sát, để rồi ngành chè đi vào hoạt động giúp hàng nghìn lao động địa phương có việc làm. [CENTER][IMG]https://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/12/18/181209-quehuong.jpg[/IMG] [/CENTER] Ngày học tiểu học, do cái gọi là hoàn cảnh mà tôi được gửi về ở cùng ông bà nội, mỗi cuối tháng bố mẹ mới về thăm và tiếp tế. Ngày ngày ông đưa đón tôi đi học sau đó lại tiếp tục công việc của mình. Nghề đan cót, đan bồ ở đây được coi là một nghề phụ lúc nông nhàn. Đến mùa người dân vào rừng lấy nứa, chọn những cây to, dóng dài gọi là nứa năm, nứa bảy, pha ra, chẻ rồi phơi. “Tre chẻ gốc, nứa chẻ ngọn”, làm bằng nứa thì chẻ đều tay có độ dày chặt chẽ, vừa đủ, để tiết kiệm nguyên vật liệu, chẻ dày quá sẽ cứng, chẻ mỏng quá bồ đan lên sẽ yếu. Chúng tôi thường thích thú đòi học đan cùng và khi đã chán thì lại đùa bên những thành quả của ông, để chơi trốn tìm, nghịch ngợm. Mỗi khi thấy bọn trẻ quá trớn, ông chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở, chẳng nặng lời bao giờ. Đến nay ít người dùng đến những bồ, cót, họ đã có thùng đựng chuyên dụng, ông thì mắt cũng đã mờ, chẳng nhanh tay đan lát được như ngày nào. Còn nhớ hồi ông bà mới xây được căn nhà gạch khang trang thay ngôi nhà đắp đất, lợp mái lá từ thời cũ. Ngôi nhà mới gần như sang nhất làng, lợp ngói đỏ, có quét ve trắng tinh tươm, nền gạch sạch sẽ. Nhưng những điều ấy với đứa con nít như tôi không quan trọng, mà sung sướng nhất là tôi có chỗ thể hiện sự tài hoa của mình, đó là vẽ các tác phẩm theo tôi là chỉ đẹp mới được trưng lên bức tường trắng sáng ấy, để rồi chúng đã khiến tôi mỗi khi nhìn thấy lại lặng lẽ nhớ... “Cái gì thế này, cháu gái?”. “Cô gái cầm bông hoa Sen bà ạ!”. “Sao cô gái người lại vuông? Mà hoa Sen đây ư, bà thấy như hoa Cúc ấy!”. “Không, bà chả hiểu, người phải vuông thì mới khỏe mạnh chứ ạ! Hoa cúc cũng xòe ra thế này nhưng cánh nó bé hơn. Cháu vẽ theo bức cô gái bên hoa Sen nổi tiếng đấy”. “Ừ, thế thành họa sỹ nổi tiếng đi, bức tường này bà sẽ để thế mãi”. Bố tôi về, nhìn thấy bức vẽ gần chính diện ngôi nhà thì vô cùng tức giận, định nện cho tôi một trận nhưng bị bà quát cho nên lại thôi. Bố chỉ lẩm bẩm: “Bà lúc nào cũng chiều cháu, nó sinh hư!”. Bà lại cười mủm mỉm. Hôm vừa rồi tôi về thăm, mừng ông bà cùng sang tuổi tám mươi, vẫn thấy rõ vết chì đen vẽ loằng ngoằng trên tường. Tự dưng mắt nhòa đi. Làng quê thay đổi, người nông dân chân chất, đôn hậu không còn phải lam lũ, cơ cực như trước. Tôi vui, song trong dạ chợt bồi hồi, tiếc về những yêu thương ngày xưa, về những làng nghề một thời là cần câu cơm của cả gia đình. Thèm được quay trở về tuổi thơ, như về với quê hương, đất mẹ. [RIGHT][RIGHT][B] [/B][/RIGHT][/RIGHT] [RIGHT][RIGHT][B]Triệu San_Dantri.[/B][/RIGHT][/RIGHT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Tản văn, Tạp bút
Trở về với tuổi thơ
Top