Với nguồn nhân lực trẻ, chi phí thấp và những nhạy bén trong việc nắm bắt cơ hội, Việt Nam được đánh giá là quốc gia hội tụ đủ các điều kiện để trở thành trung tâm gia công hàng đầu những năm tới.
Đặc biệt là khi một số “công trường gia công lớn” bắt đầu tăng giá thành, buộc các các hãng phần mềm có tiếng phải lên kế hoạch tìm các phương án dự phòng. Đó là ý kiến nhận định của khá nhiều của các lãnh đạo trên thế giới có mặt tại sự kiện OutsourceWorld diễn ra mới đây tại New York, Mỹ.
OutsourceWorld là diễn đàn và triển lãm lớn nhất thế giới về gia công trong ngành Công nghệ thông tin (CNTT). Với sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp đến từ 25 quốc gia. Đoàn Việt Nam tham gia sự kiện này gồm có Bộ Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội phần mềm Việt Nam Vinasa và 9 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam (VN), gồm 8 doanh nghiệp phần mềm và 01 doanh nghiệp đào tạo nhân lực CNTT, công ty Aprotrain. Đây là lần đầu tiên có Việt Nam có 1 doanh nghiệp đào tạo tham gia sự kiện này.
Việt Nam, điểm đến lý tưởng
Một trong nội dung được các đại biểu và các doanh nghiệp tham gia triển lãn đề cập nhiều nhất là các vấn đề liên quan đến gia công trong ngành CNTT như: thực trạng, thách thức trong lĩnh vực gia công phần mềm. Ấn Độ vốn được biết đến là thị trường gia công lớn nhất thế giới. Trung Quốc - đất nước hơn 1 tỷ dân - cũng được biết đến là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực này. Thế nhưng, chính tầm vóc đại gia của 2 cường quốc gia công CNTT lại đang tạo nên nhiều lo ngại cho các nhà đầu tư. Lo ngại lớn nhất chính là việc Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu tăng giá thành gia công phần mềm. Trước tình hình đó, tất cả các nhà đầu tư đều nhận thấy một đòi hỏi cấp thiết, đó là: tìm một “công trường gia công” mới tại khu vực khác để không “vướng” phải những rủi ro ngoài ý muốn, đặc biệt là sức ép về giá cả, nếu phụ thuộc vào thị trường cũ.
Sự chuyển hướng của các nhà đầu tư là khó khăn mới của các nước như Ấn Độ hay Trung Quốc, nhưng nó lại chính là cơ hội rất tốt cho các thị trường gia công phần mềm mới nổi, trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp CNTT, trong đó có gia công phần mềm ở nước ta đã đạt mức tăng trưởng nhanh khó tin. Cụ thể, tổng doanh thu của ngành CNTT năm 2008 đạt trên 4 tỷ USD, trong đó đáng chú ý là ngành phần mềm và dịch vụ CNTT đạt mức tăng trưởng 87% so với năm trước. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một thực tế là: ngành CNTT của Việt Nam phát triển nhanh, nhưng đó là so với mốc số 0 ban đầu của một nước mới bước chân vào thế giới CNTT rộng lớn, còn nếu so sánh với nhiều cường quốc CNTT trên thế giới, sự phát triển ấy vẫn còn khá “khiêm tốn”. Bước sang năm 2009 với nhiều thách thức nhưng cũng không ít cơ hội lớn, nguồn nhân lực trẻ, cộng với giá thành cạnh tranh được coi là lợi thế lớn của ngành công nghiệp gia công phần mềm nước ta trong việc đón những làn sóng đầu tư mới.
Nhân lực: Bài toán cũ, lời giải mới
Cơ hội có, nhưng việc nắm bắt cơ hội lại không dễ. Nguồn nhân lực là một điểm cạnh tranh, nhưng chất lượng và số lượng nhân lực lại là một bài toán nan giải với các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi thế nhiều ý kiến cho rằng đáp án của câu hỏi “Liệu Việt Nam có trở thành Ấn Độ 2 trong lĩnh vực gia công phần mềm?” tuỳ thuộc vào khả năng giải quyết được bài toán về nhân lực này.
Tính tới thời điểm này, cả nước ta có khoảng 30 nghìn người làm việc trong ngành phần mềm và dịch vụ CNTT. Nhiều công ty phần mềm nhỏ lẻ chỉ có nhân lực khoảng 100 người. Lực lượng đó có đủ đáp ứng những đơn hàng lớn? Từ thực tế ấy, người ta bắt đầu thấy được vai trò quan trọng của việc đào tạo thêm nguồn nhân lực cho ngành CNTT. Ước tính mỗi năm cả nước ta có khoảng 50.000 người tốt nghiệp từ các trường đào tạo chính quy và các cơ sở đào tạo nghề về CNTT. Tuy nhiên, chỉ có 5 đến 10% số lao động mới đó đủ đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp phần mềm lớn. Số còn lại, đa phần thiếu kỹ năng làm việc thực tế do quá chú trọng đến lý thuyết mà quên áp dụng vào cuộc sống và update những phần mềm mới của thế giới. Cũng trong hoàn cảnh “thừa thầy thiếu thợ” ấy, một số trung tâm đào tạo ứng dụng CNTT nổi lên như một địa chỉ uy tín, chuyên cung cấp nguồn nhân lực chất lượng – có thể “vào việc” ngay mà không bị… lúng túng – cho các công ty gia công phần mềm tại VN. Ông Chu Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain Aptech, cho biết: “Trong quá trình tham gia diễn đàn tôi nhận thấy lĩnh vực gia công phần mềm trên thế giới đang có thay đổi mạnh mẽ, các dự án phần mềm được chuyển dịch sang khu vực mới có chi phí thấp hơn. Và đây chính là thời cơ thuận lợi để ngành CNTT VN bứt phá”.
Ông Chu Tuấn Anh chụp ảnh lưu niệm nhân chuyến thăm Google
Hiện tại với 2 cơ sở đào tạo ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đào tạo cho hơn 2.000 học viên, Aprotrain Aptech được xem là “bà đỡ” của khá nhiều doanh nghiệp trong việc cung cấp nguồn nhân lực gia công phần mềm. Áp dụng mô hình đào tạo kết hợp 3 ưu điểm: đào tạo công nghệ mới nhất + đào tạo kỹ năng làm việc + dịch vụ giới thiệu việc làm nên 95% học viên khi ra trường đều có việc làm và chỉ trong thời gian ngắn đều thành đạt và được thăng tiến ở những vị trí quản lý như Trưởng nhóm, Trưởng dự án. Đây cũng chính là lý do vì sao, nhiều học viên đã tin tưởng giao phó lựa chọn nghề nghiệp của mình cho Aprotrain Aptech. Bạn Lê Văn Hải, sinh viên năm thứ 2 của khoa CNTT, trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cũng là một học viên khóa Lập trình viên quốc tế của Aprotrain Aptech chia sẻ: “Là một sinh viên học CNTT nhưng em thấy mình còn cần nhiều kiến thức và kỹ năng khác nếu muốn làm nghề giỏi. Ở trường ĐH, học về CNTT thời gian nhiều nhưng kiến thức lại ít, chậm và không hấp dẫn. Khi đăng ký học tại Aprotrain Aptech, em được đi sâu hơn vào các kiến thức CNTT, đặc biệt là về lập trình, kiến thức được mở rộng toàn diện. Em cũng được học nhiều, sâu về CNTT và ngoài ra em còn được trang bị nhiều kỹ năng mềm rất cần cho nghề lập trình viên nên thấy rất hứng thú”.
Với sự chuyên nghiệp, cập nhật nhanh các xu hướng công nghệ mới cùng quyết tâm vươn xa trong lĩnh vực đào tạo ứng dụng CNTT, Aprotrain Aptech đã, đang và luôn tìm tòi và áp dụng những chương trình giảng dạy mới, đầy đủ và có tính thực tế cao. Ông Chu Tuấn Anh khẳng định: “Những mô hình đào tạo ứng dụng ở đẳng cấp quốc tế như Aprotrain Aptech cần được triển khai nhiều hơn nữa để cung cấp đủ nhân lực, giúp ngành CNTT Việt Nam tiến ra “biển lớn" ”.
Đặc biệt là khi một số “công trường gia công lớn” bắt đầu tăng giá thành, buộc các các hãng phần mềm có tiếng phải lên kế hoạch tìm các phương án dự phòng. Đó là ý kiến nhận định của khá nhiều của các lãnh đạo trên thế giới có mặt tại sự kiện OutsourceWorld diễn ra mới đây tại New York, Mỹ.
OutsourceWorld là diễn đàn và triển lãm lớn nhất thế giới về gia công trong ngành Công nghệ thông tin (CNTT). Với sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp đến từ 25 quốc gia. Đoàn Việt Nam tham gia sự kiện này gồm có Bộ Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội phần mềm Việt Nam Vinasa và 9 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam (VN), gồm 8 doanh nghiệp phần mềm và 01 doanh nghiệp đào tạo nhân lực CNTT, công ty Aprotrain. Đây là lần đầu tiên có Việt Nam có 1 doanh nghiệp đào tạo tham gia sự kiện này.
Việt Nam, điểm đến lý tưởng
Một trong nội dung được các đại biểu và các doanh nghiệp tham gia triển lãn đề cập nhiều nhất là các vấn đề liên quan đến gia công trong ngành CNTT như: thực trạng, thách thức trong lĩnh vực gia công phần mềm. Ấn Độ vốn được biết đến là thị trường gia công lớn nhất thế giới. Trung Quốc - đất nước hơn 1 tỷ dân - cũng được biết đến là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực này. Thế nhưng, chính tầm vóc đại gia của 2 cường quốc gia công CNTT lại đang tạo nên nhiều lo ngại cho các nhà đầu tư. Lo ngại lớn nhất chính là việc Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu tăng giá thành gia công phần mềm. Trước tình hình đó, tất cả các nhà đầu tư đều nhận thấy một đòi hỏi cấp thiết, đó là: tìm một “công trường gia công” mới tại khu vực khác để không “vướng” phải những rủi ro ngoài ý muốn, đặc biệt là sức ép về giá cả, nếu phụ thuộc vào thị trường cũ.
Sự chuyển hướng của các nhà đầu tư là khó khăn mới của các nước như Ấn Độ hay Trung Quốc, nhưng nó lại chính là cơ hội rất tốt cho các thị trường gia công phần mềm mới nổi, trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp CNTT, trong đó có gia công phần mềm ở nước ta đã đạt mức tăng trưởng nhanh khó tin. Cụ thể, tổng doanh thu của ngành CNTT năm 2008 đạt trên 4 tỷ USD, trong đó đáng chú ý là ngành phần mềm và dịch vụ CNTT đạt mức tăng trưởng 87% so với năm trước. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một thực tế là: ngành CNTT của Việt Nam phát triển nhanh, nhưng đó là so với mốc số 0 ban đầu của một nước mới bước chân vào thế giới CNTT rộng lớn, còn nếu so sánh với nhiều cường quốc CNTT trên thế giới, sự phát triển ấy vẫn còn khá “khiêm tốn”. Bước sang năm 2009 với nhiều thách thức nhưng cũng không ít cơ hội lớn, nguồn nhân lực trẻ, cộng với giá thành cạnh tranh được coi là lợi thế lớn của ngành công nghiệp gia công phần mềm nước ta trong việc đón những làn sóng đầu tư mới.
Nhân lực: Bài toán cũ, lời giải mới
Cơ hội có, nhưng việc nắm bắt cơ hội lại không dễ. Nguồn nhân lực là một điểm cạnh tranh, nhưng chất lượng và số lượng nhân lực lại là một bài toán nan giải với các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi thế nhiều ý kiến cho rằng đáp án của câu hỏi “Liệu Việt Nam có trở thành Ấn Độ 2 trong lĩnh vực gia công phần mềm?” tuỳ thuộc vào khả năng giải quyết được bài toán về nhân lực này.
Tính tới thời điểm này, cả nước ta có khoảng 30 nghìn người làm việc trong ngành phần mềm và dịch vụ CNTT. Nhiều công ty phần mềm nhỏ lẻ chỉ có nhân lực khoảng 100 người. Lực lượng đó có đủ đáp ứng những đơn hàng lớn? Từ thực tế ấy, người ta bắt đầu thấy được vai trò quan trọng của việc đào tạo thêm nguồn nhân lực cho ngành CNTT. Ước tính mỗi năm cả nước ta có khoảng 50.000 người tốt nghiệp từ các trường đào tạo chính quy và các cơ sở đào tạo nghề về CNTT. Tuy nhiên, chỉ có 5 đến 10% số lao động mới đó đủ đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp phần mềm lớn. Số còn lại, đa phần thiếu kỹ năng làm việc thực tế do quá chú trọng đến lý thuyết mà quên áp dụng vào cuộc sống và update những phần mềm mới của thế giới. Cũng trong hoàn cảnh “thừa thầy thiếu thợ” ấy, một số trung tâm đào tạo ứng dụng CNTT nổi lên như một địa chỉ uy tín, chuyên cung cấp nguồn nhân lực chất lượng – có thể “vào việc” ngay mà không bị… lúng túng – cho các công ty gia công phần mềm tại VN. Ông Chu Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain Aptech, cho biết: “Trong quá trình tham gia diễn đàn tôi nhận thấy lĩnh vực gia công phần mềm trên thế giới đang có thay đổi mạnh mẽ, các dự án phần mềm được chuyển dịch sang khu vực mới có chi phí thấp hơn. Và đây chính là thời cơ thuận lợi để ngành CNTT VN bứt phá”.
Ông Chu Tuấn Anh chụp ảnh lưu niệm nhân chuyến thăm Google
Hiện tại với 2 cơ sở đào tạo ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đào tạo cho hơn 2.000 học viên, Aprotrain Aptech được xem là “bà đỡ” của khá nhiều doanh nghiệp trong việc cung cấp nguồn nhân lực gia công phần mềm. Áp dụng mô hình đào tạo kết hợp 3 ưu điểm: đào tạo công nghệ mới nhất + đào tạo kỹ năng làm việc + dịch vụ giới thiệu việc làm nên 95% học viên khi ra trường đều có việc làm và chỉ trong thời gian ngắn đều thành đạt và được thăng tiến ở những vị trí quản lý như Trưởng nhóm, Trưởng dự án. Đây cũng chính là lý do vì sao, nhiều học viên đã tin tưởng giao phó lựa chọn nghề nghiệp của mình cho Aprotrain Aptech. Bạn Lê Văn Hải, sinh viên năm thứ 2 của khoa CNTT, trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cũng là một học viên khóa Lập trình viên quốc tế của Aprotrain Aptech chia sẻ: “Là một sinh viên học CNTT nhưng em thấy mình còn cần nhiều kiến thức và kỹ năng khác nếu muốn làm nghề giỏi. Ở trường ĐH, học về CNTT thời gian nhiều nhưng kiến thức lại ít, chậm và không hấp dẫn. Khi đăng ký học tại Aprotrain Aptech, em được đi sâu hơn vào các kiến thức CNTT, đặc biệt là về lập trình, kiến thức được mở rộng toàn diện. Em cũng được học nhiều, sâu về CNTT và ngoài ra em còn được trang bị nhiều kỹ năng mềm rất cần cho nghề lập trình viên nên thấy rất hứng thú”.
Với sự chuyên nghiệp, cập nhật nhanh các xu hướng công nghệ mới cùng quyết tâm vươn xa trong lĩnh vực đào tạo ứng dụng CNTT, Aprotrain Aptech đã, đang và luôn tìm tòi và áp dụng những chương trình giảng dạy mới, đầy đủ và có tính thực tế cao. Ông Chu Tuấn Anh khẳng định: “Những mô hình đào tạo ứng dụng ở đẳng cấp quốc tế như Aprotrain Aptech cần được triển khai nhiều hơn nữa để cung cấp đủ nhân lực, giúp ngành CNTT Việt Nam tiến ra “biển lớn" ”.
(Nguồn: Quantrimang)