Trở thành chuyên gia phát hiện nói dối

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Trở thành chuyên gia phát hiện nói dối (Phần 1)

Cảnh báo: đôi khi sự phớt lờ là hạnh phúc. Sau khi gặt hái những kiến thức này, bạn sẽ bị tổn thương khi có ai đó nói dối bạn. Những kỹ thuật phát hiện lừa dối sau được sử dụng bởi cảnh sát, các chuyên gia tâm lý chuyên thu thập chứng cứ, các chuyên gia an ninh và những người điều tra khác.

Giới thiệu về phát hiện nói dối:


Những kiến thức này cũng rất hữu ích đối với các nhà quản lý, các ông chủ và bất kỳ ai sử dụng nó trong các tình huống hàng ngày mà ở đó việc phân biệt giữa lời nói thật và lời nói dối có thể giúp bạn tránh trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo và bịp bợm.
Đây là những phân tích về những động tác cơ thể và những dấu hiệu lời nói mà có thể chỉ ra một người đang không trung thực.

Các dấu hiệu lừa dối:

Ngôn ngữ cơ thể của lời nói dối:

• Những bộc lộ của cơ thể sẽ bị hạn chế và cứng nhắc, bàn tay và cánh tay ít cử động. Bàn tay, cánh tay và chân cử động về phía cơ thể của họ, người nói dối có xu hướng co mình lại.• Một người đang nói dối bạn sẽ tránh tiếp xúc bằng mắt.• Tay sờ vào mặt, cổ họng và miệng. Chạm vào mũi hay cào nhẹ vào mũi hoặc phía sau tai của họ. Ít có khả năng chạm vào ngực/trái tim bằng bàn tay mở.

Những biểu lộ về cảm xúc và sự mâu thuẫn

fake_smile.gif


• Nhịp điệu và thời gian của các động tác biểu lộ cảm xúc không giống bình thường. Sự biểu lộ cảm xúc bị ngắt quãng, kéo dài lâu hơn bình thường và bị dừng đột ngột.

• Nhịp điệu bị ngắt quãng giữa những biểu lộ về cảm xúc/sự biểu cảm và lời nói. Ví dụ: Một người nói "Tôi rất thích món quà này!" khi nhận một món quà, và mỉm cười sau khi nói. Lẽ ra họ phải vừa cười vừa nói mới đúng.

• Động tác/thái độ không khớp với lời nói, chẳng hạn như nhíu mày khi nói "Anh yêu em".

• Sự biểu cảm bị hạn chế với những chuyển động ở khu vực miệng khi ai đó đang giả tạo cảm xúc (chẳng hạn hạnh phúc, ngạc nhiên, buồn, lạnh nhạt...) thay vì biểu hiện trên toàn bộ khuôn mặt. Ví dụ, khi ai đó đang cười một cách tự nhiên, toàn bộ khuôn mặt của họ sẽ biểu lộ cảm xúc: sự chuyển động của cằm/má, mắt và trán bị kéo xuống...


Sự tác động và phản ứng

• Một kẻ tội lỗi thường có ý thức phòng vệ. Một người vô tội thường không ngại đối mặt.
• Một người nói dối thường không thoái mái khi đối diện với người chất vấn/buộc tội mình và thường quay đầu hoặc cơ thể đi nơi khác.
• Một người nói dối có thể đặt những vật dụng (sách, li cafe...) một cách vô thức giữa họ và bạn.


Ngữ cảnh lời nói và nội dung


• Một người nói dối sẽ sử dụng từ ngữ của bạn để trả lời câu hỏi. Khi bị hỏi, "Cậu ăn bánh tớ để trong tủ lạnh phải không?" Một người nói dối sẽ trả lời, "Không, tôi không ăn bánh cậu để trong tủ lạnh.”• Một lời nói rút gọn thường chân thực hơn một lời nói đầy đủ: “ Tôi không làm” thay vì “Tôi không làm việc đó.”


• Những người nói dối thường tránh nói dối bằng cách không diễn đạt trực tiếp. Họ ngụ ý những câu trả lời thay vì từ chối một điều gì đó trực tiếp.

• Một kẻ tội lỗi có thể nói nhiều hơn bản chất vấn đề, thêm những chi tiết không cần thiết để thuyết phục bạn... họ không thoải mái với sự im lặng hay ngắt quãng trong cuộc nói chuyện.

• Một người nói dối có thể lược bỏ các đại từ và nói với giọng đều đều. Khi nói đến một câu có sự thật đại từ được nhấn nhiều hơn những từ bình thường khác trong lời nói.
• Từ ngữ có thể bị cắt xén và được nói nhỏ, và cú pháp và ngữ pháp có thể không được sử dụng. Nói cách khác, các câu của anh ta có xu hướng bị lộn xộn hơn là nhấn mạnh.• Sử dụng cách nói giảm nói tránh.

Những dấu hiệu khác của một kẻ nói dối:

• Nếu bạn tin rằng một ai đó đang nói dối, hãy thay đổi nội dung nói chuyện nhanh chóng, kẻ nói dối đó sẽ hưởng ứng việc chuyển chủ đề của bạn và cảm thấy thoái mái. Kẻ có tội muốn đổi chủ đề; một người vô tội sẽ cảm thấy bối rối vì sự đột ngột chuyển chủ đề của bạn và muốn quay về chủ đề cũ.
• Sử dụng hài hước và mỉa mai chế nhạo để tránh một chủ đề.

Chú ý cuối cùng:


Một người có một hoặc một số biểu hiện như đã đề cập ở trên chưa thể khẳng định chắc chắn rằng anh ta là người nói dối. Những biểu hiện ở trên nên được so sánh với những biểu hiện của một người bình thường khác nếu có thể.Phần lớn các chuyên gia phát hiện nói dối đồng ý rằng một sự kết hợp của ngôn ngữ cơ thể và các manh mối khác phải được sử dụng để đưa ra những phỏng đoán một cách khách quan xem liệu một ai đó đang nói thật hay nói dối.

Butchi - Dịch từ tài liệu nước ngoài

Còn tiếp...
 
Eye Direction and Lying

Hướng nhìn và kẻ nói dối



Hướng và chuyển động của mắt và cách thức nó tiết lộ một người nói thật hay một kẻ nói dối

Đây là phần tiếp theo của bài trước về phát hiện nói dối. Có rất nhiều bạn đã hỏi về ánh mắt có liên quan gì đến sự nói dối hay không.


Hướng nhìn của một người liệu có thể tiết lộ rằng người đó đang nói thật hay nói dối? Câu trả lời ngắn gọn: rất có thể. Nhưng nó không đơn giản như chúng ta xem trên phim ảnh.Trong những bộ phim trên truyền hình một thám tử sẽ xem một người có đang thành thật không bằng cách để ý họ nhìn sang bên trái hoặc bên phải trong khi nói.Trong thực tế, chúng ta không thể nào chỉ quan sát một cách đơn giản như vậy mà không kèm theo những điều tra khác... những kỹ thuật này rất đang để nghiên cứu.Vì thế, hãy áp dụng chúng với bạn bè, người thân của bạn để thử nghiệm xem những kỹ thuật này đáng tin đến mức nào nhé.

Những manh mối tiếp cận trực quan - "Đôi mắt nói dối"


Lần đầu tiên thuật ngữ Những manh mỗi tiếp cận trực quan (Visual Accessing Cues) được nhắc đến là bởi Richard Bandler và John Grinder trong cuốn Cóc biến thành hoàng tử: Chương trình ngữ nghĩa trung hòa (Frogs into Princes: Neuro Linguistic Programming (NLP)). Từ những thử nghiệm của họ, sau đây là những gì họ tìm thấy.

eye_cues.gif

Khi được hỏi một câu hỏi, thường một người thuận tay phải được sắp xếp ngẫu nhiên sẽ nhìn (từ điểm nhìn của bạn, hãy nhìn vào những bức ảnh):

Nhìn lên và hướng sang trái

vc_eyes.gif


Chỉ ra:
Những hình ảnh được vẽ trực quan (Vc)


Nếu bạn hỏi một ai đó hãy "Tưởng tượng một con trâu màu tím", đây sẽ là hướng mà mắt của họ chuyển động trong khi nghĩ về câu hỏi vì họ được "vẽ một cách trực quan" một con trâu màu tím trong đầu.

vr_eyes.gif


Hướng lên trên và sang phải

Chỉ ra: Những hình ảnh ghi nhớ trực quan (Vr)

Nếu bạn hỏi một ai đó "Căn nhà đầu tiên bạn sống màu gì?", đây sẽ là hướng chuyển động của mắt họ trong khi nghĩ về câu hỏi vì họ "nhớ trực quan" màu sắc của căn nhà thời thơ ấu của họ.


Sang bên trái

ac_eyes2.gif


Chỉ ra: Sắp xếp thính giác(Ac)

Nếu bạn yêu cầu một ai đó "Cố gắng và tạo ra một âm cao nhất của âm vực có thể trong đầu của bạn", đây sẽ là hướng chuyển động của mắt người đó trong khi nghĩ về câu hỏi như là họ "Sắp xếp thính giác" cho âm thanh này, âm thanh mà họ chưa bao giờ nghe thấy.

Sang bên phải

ar_eyes.gif


Chỉ ra: Gợi nhớ thính giác(Ar)

Nếu bạn hỏi ai đó "Hãy nhớ lại giọng nói của mẹ bạn nghe thế nào", đây sẽ là hướng chuyển động của ánh mắt họ trong khi họ nghĩ về câu hỏi như là họ đang "gợi nhớ thính giác" âm thanh này.


Hướng xuống và sang trái

f_eyes.gif


Chỉ ra: Cảm giác / Cảm xúc (F)

Nếu bạn hỏi một người nào đó "Bạn có thể nhớ mùi của một cuộc lửa trại?", đây sẽ là hướng ánh mắt của họ chuyển động trong khi nghĩ về câu hỏi trong khi họ hồi tưởng một mùi vị, cảm giác, vị giác.


Xuống dưới và sang phải

ai_eyes2.gif



Chỉ ra: Độc thoại(Ai)

Đây là hướng ánh mắt của một ai đó khi họ "tự nói chuyện với bản thân họ".

Thực chất của vấn đề...


Cách thức những thông tin này được sử dụng để phát hiện nói dối:


Ví dụ: Chẳng hạn con bạn đòi bạn cho một chiếc bánh, và bạn hỏi: "Ồ, mẹ đã nói với con thế nào?" Khi chúng trả lời "Mẹ nói..... đồng ý.", chúng nhìn sang bên trái. Điều này chỉ ra rằng chúng bịa ra câu trả lời vì mắt chúng đang cho thấy một "hình ảnh hoặc âm thanh đã được tạo dựng. Nhìn sang bên phải sẽ chỉ ra một giọng nói hay hình ảnh "đã ghi nhớ", và như thế có thể là chúng nói thật.

Ghi chú cuối cùng:



*** Nhìn thẳng về phía trước hoặc với ánh mắt không tập trung/không chuyển động cũng được xem là một dấu hiệu của tiếp cận trực quan.


*** Một người thuận tay trái bình thường sẽ có hướng mắt ngược lại so với những gì đã đề cập bên trên.

*** Giống như những tín hiệu nói đối khác, trước hết bạn nên tiếp cận và tìm hiểu tính cách của một người trước khi kết luận họ nói dối do quan sát hướng ánh mắt của họ.

*** Nhiều nhà phê bình tin rằng những lý thuyết chỉ ra ở trên chỉ là những phỏng đoán tào lao. Trong những thử nghiệm của tôi, tôi thấy những kỹ thuật này đúng nhiều hơn sai. Nhưng, tại sao bạn không tự mình thử nghiệm? Hãy chuẩn bị một danh sách các câu hỏi giống những câu hỏi mẫu, và đưa cho bạn bè, gia đình bạn, hoặc bất kỳ ai có thể trở thành vật thử nghiệm của bạn, hãy quan sát hướng chuyển động của mắt họ và ghi lại kết quả.

*** Những chỉ dẫn này chỉ mang tính tổng quát, tôi khuyên bạn nên đọc cuốn "Frogs into Princes: Neuro Linguistic Programming" của Richard Bandler và John Grinder để hiểu kỹ hơn về những kiến giải của họ, và bạn sẽ yêu thích lĩnh vực này.

Butchi - Dịch từ tài liệu nước ngoài*
 
Ở nước ngoài, để xác minh điều gì đó, người ta có những cuộc kiểm tra nói dối rất ngặt nghèo, đặc biệt khi người kiểm tra là người của các cơ quan tình báo hoặc điều tra như CIA, FBI, KGB, FSB....
Chắc họ cũng một phần dựa vào những cơ sở trên
 
Phần 3: Vi biểu hiện , ngôn ngữ cơ thể tế nhị và nói dối

Vi biểu hiện, ngôn ngữ cơ thể tế nhị và nói dối

Liệu trò chơi "Hãy nói dối tôi" là để áp dụng thực tế?


Tôi không phải một cảnh sát chuyên thẩm vấn, một nhà khoa học hay một chuyên gia khác... tuy nhiên tôi là một người mẹ, và là một người trông nom người khác.
Nhiều năm trước, khi tôi viết bài báo Làm thế nào để phát hiện nói dối & Ánh mắt và sự dối trá -- tôi đã biết về thuyết Vi biểu hiện, nhưng tôi đã gặp khó khăn trong việc nghiên cứu đề tài này đủ tốt để cho ra một bài báo.Gần đây, tôi đã tiếp xúc với rất nhiều những nghiên cứu mới, websites, báo chí, video...về những vi biểu hiện và tin rằng bất kỳ ai đọc những bài cũ của tôi về nói dối và ngôn ngữ cơ thể sẽ rút ra những điều bổ ích về những nghiên cứu và lý thuyết về Vi biểu hiện.

Vi biểu hiện là gì?


Một vi biểu hiện là một nét mặt thoáng qua không tự nguyện -- một điệu bộ mà người ta thể hiện một cách vô thức khi họ đang giấu cảm xúc. Chúng là những biểu hiện cảm xúc giấu giếm nhanh mà mạnh.
Những điểm quan trọng của vi biểu hiện cần nhớ là:Ngắn gọn - Vi biểu hiện có thể xuất hiện và biến mất khỏi khuôn mặt trong một phần của giây. Nói cách khác vi biểu hiện diễn ra nhanh chóng, phần lớn mọi người thậm chí không nhận ra chúng.
anger-face.jpg

Không tự nguyện

- Một vi biểu hiện được gây ra bởi những chuyển động không tự nguyện của cơ mặt. Phần lớn mọi người không thể kiểm soát được những cơ không tự nguyện này, những đường cơ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của họ.
Vi biểu hiện được chia thành 7 loại cảm xúc thông thường: giận, ghê tởm, sợ, buồn, vui, ngạc nhiên, và khinh bỉ.

Lịch sử ngắn gọn của thuyết Vi biểu hiện



Theo từ điển Bách khoa toàn thư - Vi biểu hiện được phát hiện lần đầu tiên bởi Haggard và Isaacs trong những năm 1960. Năm 1966, Haggard và Isaacs đã phác họa cách thức họ phát hiện ra những biểu hiện "rất ngắn ngủi" với tiêu đề: Những vi biểu hiện của khuôn mặt như một sự chỉ ra cơ chế bản ngã trong tâm lý trị liệu (Micromomentary facial expressions as indicators of ego mechanisms in psychotherapy).

eyemuscles.png


Dù không bao gồm trong phần lớn lịch sử của Vi biểu hiện; tôi vẫn muốn chỉ ra rằng cuốn sách của Darwin "Sự biểu hiện của cảm xúc trong con người và động vật" (The Expression of the Emotions in Man and Animals) xuất bản năm 1872 đáng được nhắc đến. Darwin đã đề cập đến bản chất vũ trụ của những biểu hiện trên khuôn mặt, những đường cơ được sử dụng trong những biểu hiện trên khuôn mặt...

Phần lớn các website tôi có thể tìm đã liệt kê William Condon như một người tiên phong trong việc nghiên cứu hàng giờ những cuốn băng trong những năm 1960 với từng khung hình một để khám phá những vi chuyển động như vi biểu hiện cảm xúc.

Tôi chỉ có thể tìm thấy chút ít thông tin trong nghiên cứu này nhưng lại có một vài nghiên cứu về ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện lời nói/ NLP rất thú vị của tiến sỹ William S. Condon (Tôi chắc chắn đây là những tư tưởng lớn gặp nhau - hãy liên lạc với tôi nếu bạn có bất kỳ thông tin gì liên quan đến nghiên cứu về Vi biểu hiện của những năm 1960 bởi Condon như được đề cập trong wikipedia). Những người khác được đề cập đến như những người tiên phong nghiên cứu trong lĩnh vực này bao gồm John Gottman và Paul Eckman.

Nghiên cứu của Tiến sỹ Paul Ekman (cùng với công trình của Silvan Tomkins ) trong nghiên cứu về cảm xúc và mối quan hệ của nó với những biểu hiện của khuôn mặt đã đưa công trình của Darwin lên cấp độ tiếp theo chứng minh rằng những biểu hiện của khuôn mặt không phải được quyết định bởi văn hóa, mà là những biểu hiện có nguồn gốc sinh học và có tính liên không gian trong văn hóa nhân loại.

Eckman đã đồng phát triển công trình "Hệ thống giải mã hành động khuôn mặt" (Facial Action Coding System (FACS)) với Wallace V. Friesen năm 1976. FACS là một hệ thống phân loại những biểu hiện khuôn mặt của con người, và vẫn được sử dụng ngày nay bởi các chuyên gia tâm lý, các nhà nghiên cứu và các họa sỹ thiết kế phim hoạt họa.

Tiến sỹ Ekman đã xuất bản rất nhiều sách về cảm xúc, sắc thái khuôn mặt và phát hiện nói dối bao gồm "Lột mặt nạ khuôn mặt: Một hướng dẫn giúp nhận dạng cảm xúc qua những biểu hiện của khuôn mặt" (Unmasking the Face: A Guide to Recognizing Emotions From Facial Expressions) và "Nói dối: Manh mối lừa gạt trên thị trường, chính trị và hôn nhân" (Telling Lies: Clues to Deceit in the Marketplace, Politics, and Marriage. )

Vi biểu hiện và nói dối


Vi biểu hiện phản bội chúng ta khi chúng ta nói dối. Chúng ta có thể cố gắng che giấu cảm xúc bằng những nụ cười giả tạo, nhưng những đường cơ không tự nguyện trên khuôn mặt sẽ tiết lộ những cảm xúc đang được giấu giếm. Nếu bạn có vốn tiếng Anh kha khá, hãy xem đoạn video ngắn này nhé:

(Xem thêm Vi biểu hiện tạicác liên kết phía dưới)

Paul Ekman và nghiên cứu của ông là nguồn cảm hứng cho loạt gameshows "Lie to Me".Những nhà điều tra được huấn luyện, các điệp viên kỳ cựu... sử dụng những phát hiện của Vi biểu hiện cũng với những manh mối khác về ngôn ngữ cơ thể, lời nói(xem distancing language ) để xác định xem lời nói đó là thật hay dối.Trong khi phần lớn mọi người có thể được huấn luyện để nhận ra những vi biểu hiện và những manh mối đánh lừa khác, một số người khác có khiếu bẩm sinh về vấn đề này. Ekman gọi họ là "Truth Wizards".

Nghiên cứu và đào tạo mới nhất về Vi biểu hiện



Tiến sỹ Paul Ekman và tiến sỹ David Matsumoto đã tạo ra METT, một công cụ đào tạo Vi biểu hiện trực tuyến. METT và METT2 không được phát triển nữa, nhưng cả hai Ekman và Matsumoto đã phát triển những phần mềm đào tạo Vi biểu hiện của riêng họ. Những phần mềm này có sẵn trên trang của họ. (liệt kê phía dưới).
Tiến sỹ Mark Frank, một cựu sinh viên của Ekman, tiếp tục nghiên cứu về vi chuyển động của khuôn mặt và sự đánh lừa. Frank đã xác nhận những cử động cụ thể và đôi khi là không tự nguyện của 44 đường cơ mặt liên kết với sự sợ hãi, khinh bỉ, căng thẳng và những cảm xúc khác liên quan đến sự lừa dối. Công trình của Frank đang được thử nghiệm để sử dụng trong điều tra chống khủng bố. (Xem thông tin trên báo chí nước ngoài)

Ý kiến của tôi


Một điều quan trọng khác cần nhớ về Vi biểu hiện đó là chúng chỉ thể hiện cảm giác của một ai đó...không phải liệu họ có đang nói dối hay không, và không phải những gì họ đang nghĩ. Vi biểu hiện chỉ cho bạn biết cảm xúc thực sự ẩn giấu bên trong con người của họ. (theo ý kiến của tôi).Tôi tin (không có chứng cứ và căn cứ khoa học) rằng Vi biểu hiện cũng có thể tiết lộ những cảm xúc vô thức hoặc chỉ liên quan một phần đến bất kỳ điều gì đang được nói đến.Nói cách khác, chỉ vì ai đó nói "điều đó thật tuyệt!" và thoáng trên mặt họ xuất hiện một Vi biểu hiện khinh bỉ ... không nhất thiết có nghĩa là họ đang nói dối.... vì có thể họ đang cáu về một vấn đề gì đó không liên quan đến vấn đề họ khen (và họ cũng thậm chí không nhận ra điều này).

Vì vậy, bạn cho người bạn Sarah của bạn xem một bức tranh về con chó mới của bạn. Cô ấy nhìn bạn và nói "ồ, thật đáng yêu", nhưng bạn bắt được một vi biểu hiện "ghét" trên khuôn mặt cô ấy. Tôi tin đây là một dấu hiệu cho thấy Sarah nghĩ con cho của bạn xấu xí. Có thể cô ấy đã bị chó tấn công trong quá khứ, và cảm xúc đó thoáng xuất hiện trên khuôn mặt của cô ấy khi cô ấy xem bức hình của bạn đưa.

( Tôi chỉ muốn nói với các độc giả, những người xem Vi biểu hiện là một sự đơn giản và giả định, rằng suy nghĩ và cảm xúc của con người là rất phức tạp!)

Butchi - Dịch từ tài liệu nước ngoài

 
Phần 4: Lời nói của con người phản bội họ thế nào

Phát hiện sự lừa dối thông qua việc phân tích lời nói®

Lời nói của con người phản bội họ thế nào


Tác giả Mark McClish

Giới thiệu: Tôi rất hân hạnh và vinh dự được giới thiệu đến độc giả, những người yêu thích khám phá nói dối đề tài "Phân tích lời nói (Statement Analysis®) -- một kỹ thuật được sử dụng bởi cảnh sát và các nhà điều tra để xác định sự thật dựa vào lời nói và lời diễn đạt văn bản.
Vị khách Mark McClish là vị phó thống soái đã nghỉ hưu của Hoa Kỳ, một chuyên gia về kỹ thuật phỏng vấn. Bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin và nghiên cứu của ông tại các liên kết ở cuối bài này.

Giới thiệu về phân tích lời nói


Phân tích lời nói là quá trình phân tích những ngôn từ của một người để xác định xem vấn đề được trình bày là thực sự hay giả dối. Lý do để kỹ thuật này tồn tại đó là những lời nói của con người thường phản bội lại họ.Luôn có một vài cách để bạn diễn đạt một lời nói. Mọi người sẽ luôn sử dụng kiểu nói dựa vào kiến thức của họ. Vì thế, ngôn từ của họ có thể bao gồm thông tin họ không có ý định chia sẻ.Gần như không thể đưa ra một chuỗi lời nói dài mà không bộc lộ đó là một lời nói dối.

Các kỹ thuật phân tích lời nói thường rất chính xác vì chúng được dựa trên những định nghĩa về từ và ngữ pháp của ngôn ngữ diễn đạt. Ví dụ, nếu một người nói "Tôi đang cố gắng thành thật đây", thì phần nhiều là anh ta không đang thành thật. Từ "cố gắng" có nghĩa là anh ta chỉ đang phấn đấu thôi. Khi một nạn nhân của một vụ cưỡng hiếp sử dụng đại từ "chúng tôi" trong lời nói, cô ta đang không nói thật. Đại từ “chúng tôi” không chỉ thể hiện số nhiều mà còn cho thấy một sự kết giao đã hình thành. Chúng ta không mong đợi một nạn nhân của một vụ cưỡng hiếp khi người đó là bạn trai cô ta. Khi một người sử dụng những cụm từ như "sau đó" hay "và rồi", anh ta đang giữ lại một số thông tin và cố tình cắt bớt để đến với những thông tin khác.
Một ví dụ của việc sử dụng các nguyên tắc ngữ pháp để phân tích thời điểm của hành động trong lời nói. Khi một người đang kể cho chúng ta nghe những gì đã xảy ra, anh ta được cho là sẽ sử dụng thì của động từ ở quá khứ. Vì thế, nếu có sự xuất hiện của thì hiện tại, đây là dấu hiệu anh ta đang bịa chuyện. Xem xét lời nói sau:


“I was sitting in my car when a man opened my door,
pointed a gun at me and tells me to get out.”

(Tôi đang ngồi trong xe thì một người đàn ông mở cửa xe, chĩa súng vào tôi và bắt tôi xuống xe)

Trong khi người này bắt đầu bằng việc sử dụng thì quá khứ, anh ta chuyển sang thì hiện tại với động từ “tells.” Thì hiện tại được sử dụng như một dấu hiệu cho thấy anh ta không "lôi" nó ra từ ký ức.
Một ví dụ khác của việc sử dụng quy tắc ngữ pháp để phát hiện lừa dối đó là cách người ta dùng mạo từ trong câu. Khi chúng ta giới thiệu một người, hay một cái gì đó chưa được biết đến, chúng ta thường dùng mạo từ không xác định “a” hay “an.” Một khi lời giới thiệu đã được thực hiện, chúng ta sau đó sẽ dùng mạo từ “the.” Chúng ta nhìn thấy điều này trong đoạn sau:

“A man approached me and pointed a gun at me.
He stuck the gun in my ribs and forced me into the car.”

(Một người đàn ông tiếp cận tôi và chĩa súng vào tôi. Anh ta dí súng vào sườn tôi và ép tôi lên xe)

Trong câu thứ nhất, nạn nhân đề cập đến kẻ tấn công và vũ khí một cách logic với “a man” và “a gun.” Sau khi đã xác định được khẩu súng, anh ta sau đó tham chiếu một cách phù hợp “the gun” trong câu thứ hai. Một vấn đề phát sinh đó là anh ta nói đến chiếc xe là “the car.” Vì đây là lần đầu tiên anh ta đề cập đến chiếc xe, anh ta nên gọi nó là "a car.” Sử dụng mạo từ “the” cho chúng ta thấy hoặc là nạn nhân đã nhận ra chiếc xe hoặc anh ta đang bịa chuyện.

Rất nhiều khi sự thật được phơi bày mà không được nhận ra bởi vì người ta thường thích lặp lại những gì một người đã nói. Tuy nhiên, bạn không bao giờ nên cắt nghĩa. Thứ nhất, một người không thể đọc suy nghĩ của người khác được. Thứ hai, mọi người thường ngụ ý chính xác những gì họ đang nói.
Chúng ta hãy xem một ví dụ thú vị về vấn đề này với cái gọi là "bức thư tuyệt mệnh" của O.J. Simpson. Đây là bức thư được phát hiện khi Simpson thất bại trong việc xin quay trở lại ngành cảnh sát. Lá thư bắt đầu với , “Trước hết mọi người hiểu, tôi chẳng có gì để làm với vụ giết người của Nicole.” Đó là cách nói nói mà bạn thường nghe trên truyền hình. Đó là cách viết mà bạn thường nhìn thấy trên tiêu đề báo chí. Vấn đề không phải là ở những gì Simpson viết. Trong thư của anh ta, anh ta đã gạch chéo hai từ "tôi đã.” Thư của anh ta thực sự như thế này, “Trước hết mọi người hiểu, không có gì để làm với vụ giết người của Nicole.”

Anh ta đã đưa bản thân mình ra khỏi sự từ chối.

Vì vậy, tại sao phần lớn mọi người thường thêm những từ "Tôi đã (I had)? Đa phần là bởi vì họ tin rằng đây là những gì Simpson muốn nói. Tuy nhiên, mọi người ngụ ý chính xác những gì họ nói, trong trường hợp này là viết. Simpson ngụ ý là loại bỏ những từ này.

Bằng việc sử dụng các kỹ thuật phân tích lời nói, bạn có thể xác định những gì mọi người đang nói với bạn. Điều này cho phép bạn thu thập được những thông tin phụ mà đôi khi không được nhận ra. Những kỹ thuật này cũng cho bạn biết liệu một người đang nói thật hay nói dối.

P/S: Đoạn này phân tích lời nói dối bằng tiếng Anh, mình dịch ra tiếng Việt nên hơi khó hiểu vì sự khác biệt về ngữ pháp. Bạn nào có kiến thức về phân tích lời nói bằng tiếng Việt thì chia sẻ nhé.

 
Khi anh ấy là kẻ nói dối

  • Lưu ý : Bài viết này chỉ phân tích về tâm lý người đàn ông nói dối. Không tính đến trường hợp người phụ nữ nói dối.
Người đàn ông nói dối là những người lừa gạt 3 đối tượng – bạn, thế giới và anh ta. Nhằm phóng chiếu 1 hình ảnh tích cực về bản thân anh ta ( muốn được mọi người nhìn nhận là Mr. Tuyệt vời – đáng tôn trọng, quan tâm , đàng hoàng, thành đạt ) và có sự tự do để làm những gì anh ta muốn.

Tại sao anh ấy che dấu những sự thực quan trọng đối với bạn ? Nếu anh ấy có ý thức, liệu những lời dối trá không làm anh ấy cảm thấy có lỗi ? Và việc che dấu sự thực không làm anh ấy mất nhiều năng lượng tinh thần ?

Câu trả lời là rất phức tạp. Anh ấy nói dối vì nói dối thì dễ dàng hơn nói thật. Anh ấy nói dối vì anh ấy tham lam và anh ấy muốn có những gì mình muốn mà không phải chịu trách nhiệm với bạn. Anh ấy nói dối để tránh những hậu quả khó chịu khi nói sự thật – có thể khiến bạn không ủng hộ, thất vọng và tức giận.

Nhưng thường thì nguyên nhân nói dối là phức tạp và khó tìm hiểu. Nó có thể nằm sâu trong vô thức của anh ấy hoặc nó được hình thành bởi những trải nghiệm trước đây của anh, mối quan hệ của anh với bố mẹ và những người quan trọng đối với anh trong cuộc sống; những điều anh ấy được học hỏi về đàn ông và phụ nữ, và nhiều nỗi sợ hãi cùng những xung đột nội tâm nằm ngoài ý thức của anh ấy.

Nhưng những lý do trên không thể dùng để biện minh hoặc xin lỗi cho những lời nói dối. Anh ấy đã chọn lựa cách nói dối ngay cả khi có nhiều sự lựa chọn khác đối với anh ta. Điều đó không có nghĩa rằng anh ấy là người hoàn toàn xấu xa, chỉ là anh ấy chịu trách nhiệm cho việc lựa chọn cách lừa dối và phản bội bạn. Việc nói sự thật có thể rất đáng sợ và có nhiều rủi ro, nhưng đó là sự lựa chọn duy nhất giúp xây dựng 1 mối quan hệ lành mạnh.

Bạn không thể luôn luôn tìm ra được lý do cho việc nói dối của anh ấy. Nguyên nhân của người nói dối thường rất khó tìm ra . Có thể vì bạn tin là nếu bạn tìm được lời giải thích cho những lời nói dối của anh ta thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái.

Nói dối như là 1 cơ chế phòng vệ.

Hành động nói dối của 1 người đàn ông xuất phát từ những thái độ phức tạp, những nhận thức cùng với các nhu cầu có sự kết nối với hình ảnh cái tôi của anh ấy ( xuất thân của anh , những sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời anh ). Nếu chúng ta nhìn vào những điều thúc đẩy người đàn ông nói dối, chúng ta có thể thấy phần lớn những lời nói dối của họ là 1 cách thức giúp họ ngăn ngừa những cảm xúc và những sự kiện mà họ cho là có tính đe dọa hoặc đau đớn. Việc nói dối giúp anh ta bảo vệ cho một vài nhu cầu mạnh mẽ của anh ta và bảo vệ anh ta khỏi những cảm xúc không thoải mái, những nỗi sợ cùng những hậu quả của nó. Việc nói dối sẽ bảo vệ anh ấy :

  • Hình ảnh bản thân mà anh ấy phóng chiếu vào thế giới, vào bạn và vào bản thân anh ta.
  • Nhu cầu tự do và tự chủ.
  • Nhu cầu kiểm soát.
Ngoài ra, nói dối bảo vệ anh ấy khỏi 1 vài nỗi sợ cơ bản như :

  • Nỗi sợ bạn sẽ rời bỏ anh nếu anh nói thật.
  • Nỗi sợ bạn sẽ thống trị anh ấy.
  • Nỗi sợ về cơn giận dữ của bạn.
  • Nỗi sợ : xung đột, đương đầu và những hậu quả.
Thời xưa, thông tin được truyền bởi người đưa tin. Khi thông tin là tốt thì người đưa tin sẽ được thưởng. Nhưng khi thông tin xấu , người truyền tin phải trì hoãn việc thông báo tin với nhà vua hoặc với những người có quyền lực khác. Khi nghe tin về những sự kiện gây khó chịu hoặc bi thương thì nhà vua sẽ trở nên nổi giận và ông ta sẽ tìm 1 ai đó để đổ lỗi cho sự bất hạnh của mình. Và liệu còn ai thích hợp hơn người đã gây ra căng thẳng cho nhà vua : người đưa tin.

Con người hiện đại bây giờ cũng thế. Chúng ta vẫn cảm thấy tức giận trước những người kể với ta những tin tức xấu hơn là tức giận với những người tạo ra vấn đề đó.
Tóm lại , không có cách nào để phân biệt rạch ròi những động lực thúc đẩy 1 người đàn ông nói dối. Một vài người nói dối khi có cơ hội và gặp 1 tình huống nào đó: cơ hội giành chiến thắng, có lợi thế hơn .

Nhưng khi việc nói dối đã ăn sâu và trở thành một phần của hành vi anh ấy, thì nó thường là do những nhu cầu cùng những nỗi sợ hãi đi cùng với nhau theo 1 cách nào đó khiến cho việc nói dối dường như có vẻ thuận lợi với anh ấy , nó trở thành sự bắt buộc với anh.

Khi người yêu bạn là kẻ nói dối , thì bạn và anh ta có rất nhiều điểm chung.
Cả 2 bạn đều đang tự lừa dối chính mình. Không khó để nhận ra tại sao phụ nữ nhanh chóng cảm thấy thoải mái với những lời nói dối khi sự thật và niềm tin bắt đầu mất đi trong mối quan hệ của họ. Không ai trong chúng ta muốn đối mặt với sự thật về những lời nói dối của người yêu, và để tránh nỗi đau đó, phần lớn chúng ta quen với cơ chế phòng vệ mà anh ấy đang dùng – và với những lý do giống nhau đáng ngạc nhiên. Anh ấy dùng cơ chế phủ nhận ( denial ) để dấu sự thật với bạn. Và bạn cũng có cơ chế phủ nhận để không nhận ra sự thật . Khi những lời nói dối của anh ấy bị vạch trần, anh ấy sẽ hợp lý hóa để biện minh cho việc nói dối. Và bạn cũng như vậy.

Bằng cách tự lừa dối chính mình, bạn đóng 1 vai trò tinh tế nhưng quan trọng trong việc duy trì sự lừa bịp, dối trá của người yêu bạn. Bạn có thể tin rằng vai trò của bạn trong mối quan hệ này là thụ động nhưng sau cùng thì bạn là người nhận được những lời nói dối của anh ấy. Nhưng bạn vẫn âm thầm đưa ra những dấu hiệu để người yêu bạn biết rằng anh ta có thể được phép tiếp tục nói dối. Tất cả những gì bạn phải làm là nhìn mọi việc theo cách khác hoặc bạn cứ giả vờ rằng mọi chuyện đều ổn. Khi những người đàn ông là những kẻ nói dối tài ba thì những người phụ nữ của những người đàn ông đó là những người giả vờ tuyệt vời.
Khi sống với người nói dối , nó sẽ làm thay đổi con người chúng ta. Nó ảnh hưởng đến những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của chúng ta, mối quan hệ của chúng ta với người khác và sự tôn trọng bản thân mình.

Sự thay đổi có thể bắt đầu với những lời nói dối chúng ta tự nói với bản thân nhằm đẩy lùi những hoài nghi và những nỗi sợ hãi, hoặc chúng ta sẽ tự điều chỉnh bản thân để thích nghi với người nói dối. Việc chúng ta lựa chọn cách thức để chối bỏ hoặc làm dịu nỗi đau của việc nói dối của người yêu có thể từ từ gặm nhấm sự bình an, hạnh phúc của ta. Chúng ta trở nên trầm cảm. Chúng ta muốn trả đũa. Chúng ta không còn hiểu về người mà chúng ta từng yêu, và chúng ta không còn hiểu được mình nữa. Chúng ta tự coi thường bản thân và bị mắc kẹt giữa những cảm xúc mãnh liệt của mình. Chúng ta cảm thấy mình ngu ngốc, bị lợi dụng, xấu hổ. Chúng ta bị phân tán sự chú ý bởi nỗi tức giận và đau buồn của mình, và chúng ta có thể không chú ý đến những thay đổi quan trọng khác xảy ra trong cuộc sống chúng ta. Những thay đổi đó không xảy ra ngay sau 1 đêm , nhưng những thay đổi đó chắc chắn là 1 phần không thể thiếu khi bạn chung sống với kẻ lừa dối.
Kết quả của việc nói dối của anh ta, bạn có thể :

  • Trở nên thích nghi, chịu đựng được những lời dối trá đó nhiều hơn.
  • Bảo vệ anh ta bằng cách tự lừa dối mình.
  • Truyền thông điệp đến con bạn rằng đàn ông được phép nói dối và phụ nữ nên chịu đựng nó.
Việc bạn bị tổn thương bởi người yêu nói dối mới chỉ là giai đoạn đầu. Việc bạn sẽ làm gì với những tổn thương đó sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của bạn trong quãng đời còn lại.
( Tham khảo “ When your lover is a liar”_ Susan Forward)
 
Phân tích từ "Thực ra"

Từ lạ: "Thực ra"

Phát hiện nói dối sử dụng Phân tích ngôn từ®

actually-lies-big.png

Tác giả Mark McClish

Từ lạ – “Thực ra”

Khi phân tích một lời nói, có một vài từ lạ mà có thể cung cấp cho bạn những thông tin phụ thêm và cho thấy chủ thể đang đánh lừa bạn. Một số từ lạ được xác định dựa vào lý thuyết, trong khi đó một số từ khác lại được đúc kết từ những quan sát thực tế của người nghiên cứu.

Khi người ta sử dụng từ “thực ra” họ đang so sánh hai ý nghĩ. Hãy xem xét câu hỏi và câu trả lời sau:

Câu hỏi: “Bạn vừa mua một chiếc xe hơi mới à?”
Câu trả lời: “Thực ra, tôi đã mua một chiếc xe tải mới.”


Trong ví dụ này, rất dễ nhìn ra tại sao chủ thể sử dụng từ "thực ra.” Người phỏng vấn gợi ý rằng có lẽ chủ thể đã mua một chiếc xe hơi mới. Chủ thể trả lời rằng anh ta không mua một chiếc xe hơi mới mà mua một chiếc xe tải mới. Anh ta đang so sánh "xe hơi" và "xe tải.”

Khi người phỏng vấn không đưa ra điều gì mà chủ thể sử dụng từ "thực ra", chúng ta có thể nghi ngờ về một thông tin chưa được tiết lộ. Một lần tôi đã hỏi một người bạn câu hỏi sau:

Câu hỏi: “Bạn đã làm gì cuối tuần vừa rồi?”
Trả lời: “Thực ra, tôi đến một bữa tiệc sinh nhật.”


Bằng việc sử dụng từ “thực ra,” bạn tôi đang so sánh đi sinh nhật và đi đến một nơi nào đó khác. Vì tôi không hề gợi ý điều gì mà cô ấy đã làm, điều này có nghĩa là cô ấy đang nghĩ về một điều gì khác mà cô ấy muốn hoặc cô ấy đã làm. Khi nghe thấy từ “thực ra,” tôi đã hỏi cô ấy điều mà cô ấy đã muốn làm. Cô ấy nói với tôi rằng cô ấy muốn đi mua sắm nhưng chợt nhớ có bữa tiệc sinh nhật phải tham dự. Bởi vì cô ấy đang nghĩ về việc đi mua sắm, đó là lý do vì sao cô ấy sử dụng từ "thực ra" một cách vô thức.

Trong phân tích ngôn từ, câu ngắn nhất là câu tốt nhất. Từ ngữ phụ thêm cho chúng ta thông tin thêm. “Tôi đến một bữa tiệc sinh nhật” là một câu trả lời tốt. “Thực ra, tôi đến một bữa tiệc sinh nhật” cho thấy còn một điều gì đó nữa. Nếu một kẻ bị nghi ngờ trong một vụ trộm sử dụng từ “thực ra” trong chứng cứ ngoại phạm của hắn, cảnh sát nên điều tra hắn kỹ hơn.

Cảnh sát: “Tối qua anh làm gì?”
Kẻ tình nghi: “Thực ra, Tôi đi xem phim.”


Từ “thực ra” cho chúng ta biết có khả năng hắn ta không đến rạp chiếu phim mà đã làm một việc gì khác. Hắn biết hắn đã phạm tội nhưng hắn muốn nói dối rằng hắn đã đi xem phim. Bởi vì hắn đang có hai ý nghĩ này trong đầu nên hắn mới sử dụng từ "thực ra" một cách vô thức.

Chúng ta tìm thấy từ "thực ra" trong lời nói của Casey Anthony, người mà gần đây phải hầu tòa vì giết con gái là Caylee. Vào ngày 15 tháng 7 năm 2008, Cindy Anthony, mẹ của Casey, đã gọi 911 thông báo rằng cháu bà, Caylee, đã bị mất tích. Trong khi đang gọi điện, nhân viên tổng đài 911 yêu cầu được nói chuyện với Casey.

911: “Và chị biết người đang giữ bé?”
Casey: “Tôi biết ai đang giữ con tôi. Tôi đã cố gắng liên lạc với con bé. Thực ra hôm nay tôi nhận được một cuộc điện thoại. Giờ số điện thoại đó đã không liên lạc được nữa. Tôi đã nói chuyện với con tôi được một lát, khoảng một phút.”

Để chỉ ra rằng mình đã nói chuyện với con gái trên điện thoại, Casey nói với nhân viên tổng đài 911, “thực ra hôm nay tôi nhận được một cuộc điện thoại.” Bằng việc sử dụng từ "thực ra,” Casey đang so sánh việc nhận được một cuộc điện thoại với điều gì? Không nhận được một cuộc điện thoại? Chẳng có lý do gì để sử dụng từ "thực ra" trừ phi cô ta đang nghĩ về một điều gì khác nữa. Cô ta sử dụng từ này để làm cho lời nói của mình nghe có vẻ xác thực hơn nhưng thay vào đó nó lại cho thấy cô ta đang dối trá. Khi chúng ta nhìn vào phần còn lại lời nói của cô ta chúng ta thấy cô ta nói rằng cô ta biết người đang giữ Caylee nhưng cô ta không cung cấp cho nhân viên tổng đài 911 tên của người này. Cô ta nói rằng cô ta đã nhận được một cuộc điện thoại nhưng cô ta không nói ai gọi cho cô ta. Số điện thoại gọi đến cũng bị ngắt trong cùng ngày đó.

Tại phiên tòa, luật sư của cô ta cho rằng Caylee đã vô tình bị rơi xuống bể bơi. Điều này có nghĩa là Casey đã nói dối rằng cô ta đã nhận được một cuộc điện thoại và rồi cô ta đã nói chuyện với con gái mình. Bất kỳ ai được nghe những gì cô ta đã nói gần 4 năm trước cũng có thể nhận ra cô ta đang nói dối.

Nghe từ “thực ra,” bạn có thể thấy người nói đang so sánh; “Xe hơi của bạn màu xanh à?” “Thực ra nó màu đỏ.” Khi bạn không nhìn thấy sự so sánh, bạn có thể nghi ngờ về một thông tin chưa được tiết lộ. Bạn có thể muốn tìm ra thông tin gì người nói đang giữ lại.

Chú ý: Bài này mình dịch từ tiếng Anh, từ "Actually" có thể dịch là "thực ra", "thực sự". Các bạn có thể áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu những từ "lạ" trong tiếng Việt.

Butchi - Dịch từ tài liệu nước ngoài*
 
Từ lạ: "Không bao giờ"

Phát hiện nói dối sử dụng phân tích ngôn từ®

never.png

Tác giả Mark McClish


Từ lạ – “Không bao giờ”


Khi phân tích một lời nói, có một vài từ lạ mà có thể cung cấp cho bạn những thông tin phụ và cho bạn biết liệu chủ thể có đang lừa bạn không. Một số từ đáng lưu ý dựa vào định nghĩa của chúng, một số từ khác đáng nghi do kinh nghiệm nhiều năm quan sát của tác giả.

Từ “không bao giờ” thường được sử dụng bởi những người nói dối khi từ chối. Điều này là bởi vì con người ta thường không thích nói dối. Vì thế, họ sẽ chọn dạng thức đánh lừa dễ nhất. Sử dụng từ "không bao giờ" dễ hơn trong việc nói dối vì nó trái nghĩa trực tiếp với "Tôi không làm việc đó." Ví dụ, nếu một người bị hỏi anh ta có lấy tiền không, anh ta có thể nói, “Tôi không bao giờ làm vậy.” Ngoài việc nhận nhận ra sự sử dụng từ “không bao giờ,” chúng ta còn thấy người này không phủ nhận hành động. Anh ta không nói rằng anh ta không lấy tiền. Anh ta chỉ chỉ ra một điều gì đó mà anh ta sẽ không làm.

Từ “không bao giờ” có nghĩa là “không từng làm.” Nếu một người được hỏi liệu anh ta đã bao giờ trốn thuế chưa, Có lẽ anh ta sẽ trả lời như sau, “Tôi chưa bao giờ lậu thuế.” Việc sử dụng từ “chưa bao giờ” có lẽ đúng vì anh ta được hỏi "đã từng chưa". Anh ta trả lời là "chưa từng" lậu thuế.

Từ “chưa bao giờ” không có nghĩa là “không.” Vì thế, bạn không thể thay thế từ "chưa bao giờ" với từ "không", đó là một điều gì đó mang tính lập lờ mà những người nói dối hay thích dùng. Xem xét câu hỏi và câu trả lời sau:

Câu hỏi: “Anh có bán ma túy cho anh ta không?”
Trả lời: “Tôi chưa bao giờ bán ma túy.”


Bởi vì từ “chưa bao giờ” là một từ phủ định, vì thế đôi khi chỉ có những người phỏng vấn ngốc nghếch mới tin rằng chủ thể đã trả lời câu hỏi và phủ nhận sự cáo buộc. Câu hỏi này cần một câu trả lời "Có" hoặc "Không". Chủ thể chọn cách trả lời câu hỏi sử dụng từ "Chưa bao giờ" thay vì sử dụng từ "Không". Điều này cho chúng ta thấy chủ thể rất có khả năng đang nói dối. Mặc dù anh ta đưa ra một câu trả lời, anh ta đã không trả lời một câu hỏi cụ thể. Anh ta không chỉ rõ, “Không, tôi không bán ma túy.”

Chúng ta thấy một cách sử dụng tương tự từ “chưa bao giờ” với cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice. Vào tháng 03 năm 2006, bà được hỏi liệu bà có ý định tranh cử tổng thống hay không.

Câu hỏi: “Bà có cân nhắc việc tranh cử tổng thống vào năm 2008?”
Rice: “Tôi chưa bao giờ muốn tranh giành điều gì.
Ngày tôi đi học tôi cũng không nghĩ đến chuyện tranh chức lớp trưởng nữa."


Rice sử dụng từ “chưa bao giờ” như một sự thay thế cho từ “không.” Bà không nhất thiết phải nói dối nhưng bà đã đưa ra một câu trả lời rất tốt xét về mặt chính trị. Nếu bà trả lời là “không,” điều này có thể kết thúc bất kỳ ước mơ tổng thống nào mà bà có thể có. Nếu bà trả lời là "có,” điều này có thể tạo cơ hội cho báo chí bới móc vấn đề. Vì thế, bà chọn đứng ở giữa con đường. Bà đưa ra một câu trả lời mà nghe có vẻ như bà nói "không" nhưng thực sự bà không nói là "không." Câu trả lời của bà cho chúng ta biết rằng có một phần nào đó bà cũng muốn tranh cử tổng thống.

John Connolly là cựu điệp viên FBI, người mà trong nhưng năm 1970 đã phát triển Boston Irish mobster James với biệt danh “Whitey” Bulger trở thành người cung cấp tin tức. Bulger là một tài sản quý giá trong việc giúp FBI đánh sập mạng lưới Mafia Ý ở khu vực Boston. Connolly đã nghỉ hưu năm 1990. Với việc Connolly ra đi, FBI đã ngừng sử dụng Bulger như một người đưa tin và thay vào đó để mắt đến những hoạt động bất hợp pháp của người này. Cuộc điều tra của họ hé lộ rằng trong nhiều năm Connolly đã nhận hối lộ từ Bulger và đã làm giả các báo cáo về Bulger. Năm 1999, Connolly bi truy tố về tội danh trên. Cùng năm đó, NBC đã thụ lý vụ của John Connolly. Công tố viên Dennis Murphy đã hỏi Connolly những câu hỏi sau:

Murphy: “Có phải anh đã đi quá xa với quyền hạn và chức trách của mình?”
Connolly: “Bất kỳ ai trong nghề của tôi, biết rằng những gì họ đang làm, biết đủ để đi trên con
đường cần đi nhưng không bao giờ giẫm lên vạch giới hạn.”
Murphy: “Và anh cũng không?”
Connolly: “Tôi chưa bao giờ giẫm lên vạch giới hạn đó.”


Trong câu trả lời thứ nhất, Connolly chỉ ra rằng “bất kỳ ai” trong nghề của anh ta cũng biết là không được vượt qua vạch giới hạn. Vấn đề là ông ta không nói rằng ông ta không vượt qua vạch giới hạn. Trong câu trả lời thứ hai của ông ta, Connolly rõ ràng đã sử dụng từ “không bao giờ” như một sự thay thế cho từ “không.” Năm 2002, Connolly làm tiền,cản trở công lý và nói dối một nhân viên FBI. Anh ta bị kết án 10 năm tù.

Việc sử dụng từ “không bao giờ” tự thân nó không có nghĩa là người nói đang lừa dối. Có những cách đúng đắn để sử dụng từ này. Ví dụ, tôi có thể nói “Tôi chưa bay lượn trên bầu trời” bởi vì đó là một lời nói thật. Tuy nhiên, nếu một người sử dụng từ "chưa bao giờ" để thay thế cho từ "không", rất có thể người đó đang che giấu một thông tin gì đó và họ đang nói dối.


Butchi - Dịch từ website tâm lý nước ngoài


P/S: Đây là tài liệu bằng tiếng Anh, người dịch không thể chuyển tải hết ý nghĩa và những hàm ý của nó ra tiếng Việt, trong tiếng Anh, từ "NEVER" có thể có nghĩa là không bao giờ hoặc chưa bao giờ.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top