hoangphuong
New member
- Xu
- 110
TRÌNH BÀY Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CAO TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939
VÀ SO SÁNH CAO TRÀO 1936 - 1939 VỚI CAO TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931
VÀ SO SÁNH CAO TRÀO 1936 - 1939 VỚI CAO TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931
1. Trình bày ý nghĩa lịch sử của cao trào dân chủ (1936 - 1939)
Cao trào đấu tranh giành chính dân chủ 1936 - 1939 đã nổ ra cả nước và trên toàn Đông Dương. Đó là cuộc tập dượt thứ hai, là bước chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở nước ta (cho cách mạng tháng Tám 1945). Sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh này chứng tỏ Đảng trưởng thành hơn trong việc chỉ đạo sách lược cách mạng.
Đây là lần đầu tiên phong trào đấu tranh đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia với nhiều hình thức đấu tranh, nhiều hình thức tổ chức, nhiều hình thức hoạt động phong phú, rất hiếm có một nước thuộc địa. Qua đó, Đảng ta xây dựng được đội quân chính trị hùng hậu cho cách mạng.
+ Nhờ lợi dụng đấu tranh công khai, hợp pháp mà quần chúng có điều kiện tập dượt thêm hình thức đấu tranh chính trị, hoà bình, có điều kiện giác ngộ chủ nghĩa Mac - Lênin, hiểu rõ đường lối chính sách của Đảng. Các sách báo của Đảngvà mặt trận dân chủ đã có tác dụng lớn trong việc động viên giáo dục, tổ chức quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc và những hành động phá hoại của bè lũ phản động, làm cho chúng càng bị cô lập.
+ Từ trong thực tế phong trào và từ trong nhà tù đế quốc, Đảng ta tập hợp, đào tạo được đội ngũ cán bộ đông đảo, trưởng thành; Đảng và cách mạng đã giành được "Những con người, những bộ óc" của mình. Đội ngũ cán bộ này là nòng cốt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945.
+ Qua lãnh đạo đấu tranh, Đảng ta nâng cao được uy tín và ảnh hưởng trong quần chúng, tích luỹ được nhiều bài học kinh nghiệm về xác định kẻ thù trước mắt, khối đoàn kết dân tộc trong mặt trận dân tộc thống nhất, về lãnh đạo đấu tranh chính trị, hoà bình, đấu tranh công khai, hợp pháp và kết hợp các hình thức đấu tranh đó với đấu tranh quân sự bạo lực, đấu tranh bí mật bất hợp pháp.
+ Không có thời kỳ đấu trạnh công khai giành dân chủ 1936 - 1939, trong đó lực lượng cách mạng được chuẩn bị và nuôi dưỡng. Đảng được tập dượt và lãnh đạo, quần chúng được tập dượt đấu tranh, sẽ không có thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945. Đồng chí Lê Duẩn viết: "Thành công của Cách mạng Tháng Tám không chỉ là kết quả trực tóêp của cao trào phản đế 1939 - 1945 mà còn là kết quả của hai cuộc tổng diễn tập lần trước (cao trào cách mạng 1930 - 1931 và cao trào dân chủ 1936 - 1939) cộng lại"
2. So sánh phong trào dân chủ 1936 - 1939 và phong trào cách mạng 1930 - 1931
* Kẻ thù trước mắt:
- 1930 -1931: ĐQ Pháp + Phong kiến
- Phong trào 1936 - 1939: Phản động thuộc địa Pháp + tay sai + Phát xít
* Nhiệm vụ cách mạng:
- 1930 -1931: Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
- Phong trào 1936 - 1939:Tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân và hoà bình thế giới.
* Lực lượng cách mạng:
- 1930 -1931: Nông dân + công nhân
- Phong trào 1936 - 1939: Mọi lực lượng yêu nước tiến bộ: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ yêu nước, người Pháp ở Đông Dương có xu hướng dân chủ.
* Hình thức và phương pháp đấu tranh:
- 1930 -1931:Đấu tranh bất hợp pháp: bãi công, biểu tình và khởi nghĩa vũ trang (ở Nghệ Tĩnh)
- Phong trào 1936 - 1939: Đấu tranh công khai hợp pháp, nửa hợp pháp, bí mật
(Sưu tầm)