Bạn ơi. đây là bài điều kiện của mình. Mình post lên, mong có thể giúp ích cho bạn.
MỞ ĐẦU
Lịch sử tồn tại, phát triển của nhân loại với biết bao sự kiện, biến cố, thăng trầm nhưng thế kỷ 20 vẫn được ghi nhận là thế kỷ của những dấu ấn sâu sắc nhất, mà Cách mạng Tháng Mười là mốc son không bao giờ có thể phai mờ. Cách mạng Tháng Mười thắng lợi không chỉ làm rung chuyển, mà còn làm đảo lộn trật tự thế giới, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Đó là sự khởi đầu một sự nghiệp vĩ đại cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Xã hội chủ nghĩa. Sau Cách mạng Tháng Mười, CNXH được biết đến không chỉ là một học thuyết, mà còn là một chế độ xã hội mới tốt đẹp. Cách mạng Tháng Mười thực hiện công cuộc giải phóng triệt để những người vô sản và nông dân nghèo khổ khỏi ách áp bức, bóc lột của Chủ nghĩa tư bản và chế độ Nga Sa hoàng, đã làm thay đổi hoàn toàn địa vị xã hội của họ, nâng họ lên hàng những người chủ thực sự của chế độ xã hội mới.
Những biến đổi căn bản lịch sử phát triển của nhân loại thế kỷ XX đều có cội nguồn từ sức mạnh sáng tạo của hàng triệu triệu quần chúng nhân dân là sự khẳng định sức sống mãnh liệt của Cách mạng Tháng Mười. Nước Nga Xô - viết sau này là Liên Xô, chỉ sau mấy chục năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội đã từ một nước tư bản phát triển trung bình trở thành cường quốc đứng hàng đầu thế giới; xác lập một kiểu tổ chức xã hội mới mang lại nhiều quyền lợi cho quảng đại quần chúng lao động. Sức sống, triển vọng và xu thế phát triển của Chủ nghĩa xã hội hiện thực chính là sự khẳng định, tôn vinh những chân giá trị của Cách mạng Tháng Mười.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “
Cách mạng Tháng Mười là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác và học thuyết Lênin ở một nước lớn là Liên Xô, rộng một phần sáu thế giới. Đó là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức do giai cấp công nhân và đội tiền phong của nó là Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo. Cách mạng Tháng Mười đã dùng bạo lực cách mạng đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiếnđịa chủ, lập nên chính quyền của những người lao động, xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, một xã hội không có người bóc lột người”.
NỘI DUNG
1. Ảnh hưởng cách mạng tháng 10 Nga tới cách mạng thế giới
1.1 Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một thời đại mới cho cách mạng thế giới: thời kỳ độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công, đánh đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đập tan mọi phương án chính trị tiêu cực của các lực lượng tư sản, khai sinh ra chế độ xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử loài người. Giương cao lá cờ búa liềm thắm hồng sắc màu cách mạng, giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn Nga thực sự nắm quyền làm chủ, xây dựng chính quyền Xô viết, biến chủ nghĩa xã hội từ mơ ước và lý luận thành hiện thực sinh động ở Nga và sau đó trên toàn Liên bang chiếm 1/6 diện tích địa cầu.
Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản bộc lộ rõ rệt nhất những hạn chế không thể vượt qua. Nền văn minh vật chất sung mãn do chủ nghĩa tư bản tạo ra đã được xây dựng bằng nước mắt và máu của quần chúng lao động khắp toàn cầu; sự phồn vinh của quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp người này phải được đánh đổi bằng sự bần cùng hoá của nhiều quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp khác; sự hưng thịnh của một nhúm siêu cường phải được đánh đổi bằng hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, biến hàng trăm quốc gia Á, Phi, Mỹ La tinh thành hệ thống thuộc địa đáng hổ thẹn của chủ nghĩa thực dân...
Hạn chế lịch sử của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn độc quyền đế quốc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đặt nhân loại trước một thách thức chung là tìm con đường giải phóng khỏi chế độ bóc lột, áp bức, bất công để thực hiện mục tiêu phát triển. Ở vào điểm giao thời giữa hai thế kỷ, đã xuất hiện nhiều ý tưởng, mô hình, phương án thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa, trong đó có tư tưởng Hô-xê Mác-ti (Cuba, 1853-1895) chủ trương chống đế quốc, xây dựng một chế độ xã hội của tất cả và cho mọi dân nghèo trên thế gian; tư tưởng “tam dân” của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc, 1866-1925); tư tưởng dân chủ - xã hội cách mạng châu Âu; tư tưởng yêu nước và giải phóng dân tộc của đông đảo quốc gia Á, Phi, Mỹ La tinh... nhưng những tư tưởng ấy chưa thực sự đưa giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức đến được với thắng lợi cuối cùng.
Như kết tinh của mọi tư tưởng giải phóng và phát triển tiến bộ của thời đại, Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra, đáp ứng đầy đủ nhất những yêu cầu bức bách của lịch sử là xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, mở ra chân trời mới cho mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội, đó là thời kỳ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Bắt đầu từ Tháng Mười Nga năm 1917, đã chấm dứt thời đại độc tôn của chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế - chính trị thế giới, mở ra kỷ nguyên mới của phát triển và tiến bộ xã hội. Chính cách mạng tháng 10 Nga đã vạch trần bản chất phản động, thối nát, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc. Làm cho nhân dân thấy rõ sự cần thiết phải đánh đổ chủ nghĩa đế quốc để đưa cách mạng tiến lên. Nó cũng chứng minh rằng chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản giãy chết và sức mạnh đoàn kết của của nhân dân có thể đánh bại được bọn chủ nghĩa đế quốc.
Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này đã khẳng định: “
đối với cách mạng thế giới, Cách mạng Tháng Mười đã chặt đứt xiềng xích của chủ nghĩa đế quốc, phá tan cơ sở của nó và giáng cho nó một đòn chí mạng; Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mơ hàng thế kỷ nay... Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa lớn và sâu xa như thế”.
Đó là cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại “
mở ra con đường giải phóng của các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”. Thời gian trôi đi với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhưng ý nghĩa cực kỳ to lớn của sự kiện nổi bật đó vẫn nóng hổi tính thời sự cấp bách đối với chúng ta ngày nay.
Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra và tạo động lực mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc trong thời đại mới, thời đại của chủ nghĩa đế quốc bị tấn công và cách mạng vô sản bùng nổ.
Cách mạng Mông Cổ: Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã có ảnh hưởng to lớn đến cách mạng Mông Cổ. Được sự giúp đỡ của nước Nga cách mạng, năm 1921, cách mạng Mông Cổ giành thắng lợi, Đến năm 1924, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ được thành lập – nhà nước nhân dân đầu tiên ở châu Á. Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản nước Nga, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ đã đứng vững và từng bước tiến lên con đường xây dựng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Theo con đường được ngọn lửa Tháng Mười Nga thắp sáng, các dân tộc trên thế giới đã vùng lên giải phóng khỏi các chế độ quân chủ, phát xít, thực dân, đế quốc; xác lập nền cộng hòa với chủ quyền đối nội, đối ngoại không thể bác bỏ; xây dựng chế độ xã hội mới do người lao động làm chủ. Chỉ tính từ sau chiến tranh thế giới II, liên tiếp xuất hiện những cột mốc và làn sóng giải phóng dân tộc: 1945, 1954 và 1975 của Việt Nam, 1949 của Trung Quốc, 1959 của Cuba, thập kỷ 60 của châu Phi, thập kỷ 70 của Mỹ La tinh, thập kỷ 80 của các thuộc địa cuối cùng được giải phóng. Dưới sức công phá của dòng thác cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới do Cách mạng Tháng Mười Nga mở ra, hệ thống thuộc địa do chủ nghĩa thực dân đế quốc thiết lập trong suốt 5 thế kỷ (từ 1492) đã hoàn toàn sụp đổ trong vòng chưa đầy 5 thập kỷ. Lịch sử thế giới hiện đại không thể không khắc ghi công lao và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga!
Thật vậy, cách mạng Tháng Mười thành công là sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đã thức tỉnh các giai cấp, các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới và đã vạch ra con đường giải phóng cho các giai cấp, các dân tộc bị áp bức trên hành tinh. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “
Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người, chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười và sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Liên Xô vĩ đại, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ, trở thành dòng thác cách mạng của thời đại, xoá bỏ chủ nghĩa thực dân cũ, làm thất bại chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập dân tộc và hướng tới chủ nghĩa xã hội.
1.2 Ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga tới phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội của các nước tư bản chủ nghĩa
Chủ nghĩa tư bản bước vào giai đoạn chủ nghĩa tư bản với những mâu thâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, trong đó mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân và giai cấp trung gian ngày gay gắt.
Dưới những ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga, giai cấp công nhân ở các nước tư bản ngày càng có ý thức rõ rệt về đấu tranh giai cấp và sức mạnh của giai cấp mình. Trải qua nhiều bước phát triển khác nhau, qua nhiều khó khăn phức tạp trong quá trình trưởng thành, Phong trào công nhân đang ngày càng mở rộng, lôi cuốn và tập hợp ngày càng đông đảo nhân dân lao động và các tầng lớp nhân dân khác vào cuộc đấu tranh chống bọn tư bản lũng đoạn, đòi cải thiện dân sinh, mở rộng dân chủ và hướng về chủ nghĩa xã hội
Cho đến nay phong trào dấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa đang diễn ra với quy mô rộng lớnvà có nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đang trực tiếp đâu tranh ngay tại gốc rễ của nó.
Cuộc đấu tranh chính trị, đòi cải thiện dân sinh, mở rộng dân chủ, đòi cải thiện chính quyền của bọn tư bản lũng đoạn ngày càng lôi cuốn đông đảo tằng lớp nhân dân tham gia. Trong cuộc đấu tranh chung này, nổi bật nhất là cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động các nước đồng minh cấu kết với Mỹ như Nhật Bản, Ý, Tây Đức và chính ngay trong nước Mỹ. Trong những năm gần đây, ở các nước này nhất là Nhật Bản đã diễn ra các phong trào bãi công, đình công với qui mô to lớn chưa từng có trong lịch sử của các nước tư bản chủ nghĩa. Tính liên tục của các cuộc đấu tranh cho thấy sự bền bỉ và quyết liệt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
1.3 Ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga với phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa
Gần trọn một thế kỷ qua, kể từ khi cuộc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi (1917), nhân loại đã chứng kiến biết bao biến cố thăng trầm, phức tạp. Song, với việc thủ tiêu chế độ phản động câu kết giữa giai cấp tư sản và phong kiến Sa hoàng, khai sinh nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, Cách mạng Tháng Mười vẫn là một trong những sự kiện trọng đại nhất của lịch sử thế giới hiện đại. Cách mạng Tháng Mười không chỉ chứng minh trên thực tế khả năng giành thắng lợi của nhân dân lao động đối với giai cấp thống trị, bóc lột, mà còn là một mẫu mực điển hình về sự lựa chọn con đường đi đến thắng lợi đó. Bởi vậy, lý tưởng và con đường Cách mạng Tháng Mười vẫn tiếp tục toả sáng, soi rọi cuộc đấu tranh tự giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tiếp thêm nguồn sinh lực cho phong trào Xã hội chủ nghĩa hiện nay trên thế giới kiên định vượt qua những khó khăn, thử thách, không ngừng đổi mới, sáng tạo cả về lý luận và hoạt động thực tiễn nhằm vươn tới mục tiêu chiến lược của mình.
Ý nghĩa đi tiên phong mở đầu thời đại mới của Cách mạng Tháng Mười cho thấy, thắng lợi của nó dù lớn lao nhưng mới là thắng lợi đầu tiên trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Con đường đi đến thắng lợi hoàn toàn là quá trình lịch sử lâu dài, không bằng phẳng mà gập ghềnh, đầy gian khó. Tuy vậy, tấm gương mang tính đột phá sáng tạo của Cách mạng Tháng Mười có sức lôi cuốn tất cả những trào lưu và khuynh hướng chủ yếu của cuộc đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc. Cao trào cách mạng thế giới sau Cách mạng Tháng Mười đã thực sự làm chấn động dinh luỹ của Chủ nghĩa tư bản. Các dân tộc thuộc địa ở hầu khắp các châu lục được thức tỉnh, vùng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển ngày càng mạnh mẽ, liên tiếp giành thắng lợi, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, đưa độc lập dân tộc trở thành giá trị phổ biến mang tính thời đại. Tiếp bước trên con đường lớn của Cách mạng Tháng Mười, nhiều dân tộc ở châu Âu, châu á và Mỹ Latinh dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản tiến hành cách mạng thành công, đưa đất nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội . Hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới từng được xác lập và ảnh hưởng to lớn đến xu thế phát triển tiến bộ của lịch sử nhân loại.
Ngày nay, mặc dù Chủ nghĩa xã hội hiện thực vẫn đứng trước nhiều khó khăn thử thách lớn, phong trào Xã hội chủ nghĩa thế giới chưa hoàn toàn vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng sau sự đổ vỡ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, nhưng con đường được mở ra từ Cách mạng Tháng Mười với ý nghĩa trọng đại của nó vẫn là một xu thế vận động tất yếu của lịch sử nhân loại. Trong điều kiện lịch sử mới, tiếp tục kiên định con đường Tháng Mười vĩ đại, các đảng cộng sản, công nhân và cánh tả trên thế giới nỗ lực đoàn kết củng cố đội ngũ, sáng tạo điều chỉnh chiến lược, sách lược, tìm kiếm cách thức hoạt động, đấu tranh bằng nhiều hình thức đa dạng, đổi mới tập hợp lực lượng,... chuẩn bị từng bước những tiền đề hiện thực cho sự nghiệp đi lên Chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể ở mỗi nước, mỗi dân tộc, phù hợp với những biến đổi diễn ra trên thế giới trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và toàn cầu hoá. Sự củng cố vững mạnh của các Đảng cộng sản cầm quyền, sự phục hồi nhất định của các Đảng cộng sản chưa cầm quyền và những chuyển động tích cực của trào lưu cánh tả hiện nay đang mở ra triển vọng mới cho phong trào Xã hội chủ nghĩa thế giới thế kỷ XXI.
Dưới sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản , công cuộc cải cách, đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba và Lào nhiều năm qua đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Điều này góp phần củng cố vai trò và ảnh hưởng của Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, đưa các nước Xã hội chủ nghĩa ngày càng trở thành những chủ thể quan trọng của quan hệ quốc tế hiện đại. Quá trình cải cách, mở cửa và hiện đại hoá của Trung Quốc đã đem lại cho nước này tầm vóc kinh tế, chính trị, quân sự to lớn. Năm 2005, tổng GDP của Trung Quốc đạt khoảng 2.420 tỷ USD, đứng thứ tư thế giới chỉ sau Mỹ, Nhật Bản, Đức. Trung Quốc trở thành cường quốc thương mại đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Nhật Bản với tổng kim ngạch đạt gần 1.200 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ vượt lên đứng đầu thế giới với hơn 700 tỷ USD, GDP bình quân trên 4.000 USD/người/năm... Là một nước đang phát triển với số dân khổng lồ 1,3 tỷ người, những thành tựu của Trung Quốc là một kỳ tích ngoạn mục.
Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam sau 20 năm đạt được thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. GDP tăng 3,5 lần, thu nhập bình quân trên đầu người tăng hơn ba lần. Từ chỗ bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao với 168 nước, đồng thời phát triển quan hệ đa phương, đa dạng với các đối tác nước ngoài theo tinh thần “là bạn, đối tác tin cậy..., tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”, “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”. Đối với Lào, tốc độ tăng GDP trong 5 năm qua là 7%/năm. Năm 2005, Cu-ba có mức tăng GDP rất cao, đạt 11,8%. Đánh giá tình hình kinh tế của các nước XHCN, Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng tỷ trọng GDP của các nước này 15 năm qua đã tăng hơn 2 lần, từ mức 1,7% lên 4,1% và có chiều hướng tiếp tục tăng lên.
Các Đảng cộng sản cầm quyền đã chủ động tổng kết những bài học kinh nghiệm thành công cũng như không thành công trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu và những kinh nghiệm của chính mình, tích cực tìm tòi mô hình về lý luận và thực tiễn xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Nỗ lực tìm khai phá mô hình con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội của các đảng này có nét mang tính đột phá, được thể hiện trước hết trong việc sử dụng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc xác định mô hình kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa, ở Việt Nam - nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, ở Lào - nền sản xuất hàng hóa đi lên Chủ nghĩa xã hội. Nhiều Đảng cộng sản, công nhân trên thế giới đánh giá cao sự lựa chọn mô hình phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc và Việt Nam, coi đây là sự bổ sung độc đáo về lý luận của Chủ nghĩa xã hội, đóng góp thiết thực vào việc phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin
Những thành tựu cải cách, đổi mới của các nước Xã hội chủ nghĩa là một minh chứng sinh động cho sức sống và khả năng tự đổi mới để đi lên của Chủ nghĩa xã hội. Xét trên mọi phương diện, đây là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với các Đảng cộng sản, công nhân và cánh tả, giúp củng cố niềm tin vào lý tưởng của con đường Cách mạng tháng Mười, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển phong trào Xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay.
Khu vực Liên Xô và Đông Âu.
Tuy vẫn phải đối diện nhiều thách thức lớn do những nguyên nhân khác nhau, song các đảng cộng sản, công nhân đã ngày càng tỏ rõ sự chủ động hơn trong đổi mới hoạt động, củng cố cơ sở xã hội, lấy lại uy tín trong xã hội. Một số đảng là lực lượng đối lập mạnh như đảng cộng sảnLiên bang Nga, đảng cộng sản U-crai-na, đảng cộng sản Séc và Mô-ra-va, thậm chí có đảng giành thắng lợi trong bầu cử quốc hội, được quyền đứng ra thành lập chính phủ như đảng cộng sản Môn-đô-va và một số đảng vùng Trung á.
Khu vực các nước tư bản phát triển.
Phong trào cộng sản có dấu hiệu phục hồi rõ nét. Trong hoàn cảnh thường xuyên bị các thế lực phản động chống phá gay gắt, nhiều đảng cộng sản, công nhân ở đây vẫn kiên trì Chủ nghĩa Mác-Lênin, điều chỉnh đường lối chiến lược, sách lược đấu tranh với chủ nghĩa tư bản, bảo vệ lợi ích của các tầng lớp lao động. Đi đầu theo hướng này, phải kể đến những cố gắng của các đảng cộng sản Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đảng cộng sảnTái lập I-ta-li-a, Đảng Tiến bộ của nhân dân lao động Síp, đảng cộng sản Nhật Bản... Về đối nội, điều chỉnh quan trọng nhất của các đảng là tập trung chống chính sách kinh tế-xã hội theo chủ nghĩa tự do mới, chống đại tư bản độc quyền, vạch trần các thủ đoạn bóc lột tinh vi của chủ nghĩa tư bản trong điều kiện cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại và toàn cầu hoá. Nhằm tập hợp lực lượng xã hội rộng rãi, các đảng cộng sản, công nhân ở các nước tư bản phát triển chú trọng mục tiêu đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội. Về đối ngoại, tuyệt đại đa số các đảng đều nhấn mạnh ưu tiên cho cuộc đấu tranh chống cường quyền đế quốc trong sinh hoạt quốc tế. Họ phản đối NATO mở rộng sang phía Đông, lên án Mỹ phát động chiến tranh chống Irắc, thực hiện chiến lược mới “đánh đòn phủ đầu” và chủ nghĩa đơn phương đầy nguy hiểm đối với hoà bình, ổn định trên thế giới.
Khu vực các nước đang phát triển á, Phi và Mỹ Latinh.
Các đảng cộng sản và công nhân về cơ bản vẫn trụ lại, cố gắng tìm kiếm hình thức hoạt động thích hợp. Một số đảng hoạt động tích cực, có cơ sở xã hội và ảnh hưởng khá mạnh trong xã hội như các đảng cộng sản ở ấn Độ,đảng cộng sản macxit-lêninit Thống nhất Nê-pan, đảng cộng sản Xi-ry, I-xra-en, Nam Phi, En Xan-va-đo, Guy-a-na, Bô-li-vi-a, U-ru-goay... Trong đó, đáng chú ý là thắng lợi trong bầu cử của Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ, Đảng Lao động Bra-xin, đưa hai đảng này lên vị trí nắm quyền.
Bên cạnh sự phục hồi và củng cố của các đảng cộng sản công nhân, những năm vừa qua đã xuất hiện những nhân tố mới rất đáng chú ý góp phần thúc đẩy tích cực đối với phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới. Một trong những nhân tố đó là sự phát triển của trào lưu cánh tả quốc tế, đặc biệt ở khu vực Mỹ Latinh. Tại đây, tiếp sau thắng lợi của lãnh tụ cánh tả Hu-gô Cha-vet ở Vê-nê-xu-ê-la trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1998, một số chính phủ cánh tả tiến bộ đã lần lượt được thành lập thông qua tổng tuyển cử: Năm 2000, chính phủ của Tổng thống cánh tả R.La-gốt ở Chi-lê ra đời, năm 2002 - chính phủ của Tổng thống Lu-la đờ Sil-va ở Bra-xin, năm 2003 - Tổng thống N.Kit-chơ-nơ ở ác-hen-ti-na, năm 2004 - Tổng thống M.Tô-ri-giô ở Pa-na-ma và Tổng thống T.Vat-quet ở U-ru-goay, năm 2005 - Tổng thống E.Mô-ra-let ở Bô-li-vi-a, năm 2006 - Tổng thống Ba-xê-nét ở Chi-lê. Chỉ trong thời gian ngắn, đã có 8 chính phủ cánh tả tiến bộ cầm quyền ở khu vực Mỹ Latinh, đây thực sự trở thành một hiện tượng nổi bật trong thực tiễn chính trị thế giới sau chiến tranh lạnh.
Trong thời gian nắm chính quyền, đa số các chính phủ cánh tả Mỹ Latinh đều tuyên bố hoặc đã tiến hành cải cách kinh tế-xã hội, chuyển từ mô hình chủ nghĩa tự do mới sang thực hiện dân chủ hoá, mô hình kinh tế thị trường kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội; xúc tiến các chương trình xã hội như: cải cách ruộng đất; xóa đói giảm nghèo; cải thiện dịch vụ y tế, văn hóa cộng đồng; điều chỉnh một số luật theo hướng có lợi cho người lao động... Trên thực tế, những cải cách của các chính phủ cánh tả đã thu được kết quả bước đầu rất tích cực, kinh tế phục hồi và có bước tăng trưởng khá, chính trị đi vào ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Về đối ngoại, tuy chưa thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ nhưng chính sách của cánh tả nắm quyền đã thể hiện rõ xu hướng có tính độc lập nhiều hơn. Họ công khai thực hiện chính sách đoàn kết, hợp tác với Cu-ba, phản đối chính sách bao vây cấm vận của Mỹ đối với quốc đảo xã hội chủ nghĩa tự do này. Các chính phủ cánh tả tích cực ủng hộ quá trình dân chủ hóa quan hệ quốc tế, cải tổ Liên hợp quốc và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố; phấn đấu vì một trật tự thế giới mới, dân chủ và bình đẳng, vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Cùng với các chính phủ cánh tả, tiến bộ đang cầm quyền, ở Mỹ Latinh còn nhiều đảng cánh tả tham chính như Đảng Mặt trận giải phóng dân tộc San-đi-nô (FSLN) ở Ni-ca-ra-goa, Đảng Mặt trận giải phóng dân tộc Pha-ra-bun-đô Mac-ti (FMLN) ở En Xan-va-đo, Đảng Cách mạng dân chủ (PRD) của Mê-hi-cô... Hiện nay, Đảng FSLN giành chức tỉnh trưởng ở 14/17 tỉnh, thành phố; quản lý 92/161 quận, huyện trên toàn quốc; có 38 nghị sĩ, kể cả chức Chủ tịch quốc hội; là đảng chính trị đối lập mạnh nhất ở Ni-ca-ra-goa. Đảng FMLN cũng là chính đảng đối lập mạnh nhất ở En Xan-va-đo, có 31 ghế trong quốc hội và cầm quyền ở 8/14 thị xã và 76/262 quận, huyện.
Một nét nổi bật khác là việc nỗ lực tìm kiếm cơ chế phối hợp hoạt động chung, tập hợp lực lượng, tăng cường đoàn kết, trao đổi kinh nghiệm, phối hợp hành động. Quan hệ giữa các Đảng cộng sản, công nhân trên thế giới từng bước được khôi phục và củng cố với hình thức phát triển mạnh là quan hệ song phương. Từ chỗ trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, gần đây giữa các đảng đã xác lập quan hệ trao đổi về mặt lý luận. Nhiều đảng đã hình thành cơ chế trao đổi về lý luận thường kỳ như giữa Đảng cộng sản Việt Nam với Đảng cộng sản Trung Quốc, Đảng cộng sản Cu-ba, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; giữa các Đảng cộng sản trong Liên minh châu Âu (EU) và giữa các Đảng cộng sản trên lãnh thổ Liên Xô; giữa các Đảng cộng sản ở khu vực Ban Căng... Đảng cộng sản Nhật Bản cũng đã thiết lập được cơ chế hợp tác trao đổi lý luận với ĐCS Trung Quốc và một loạt Đảng cộng sản, công nhân châu Âu.
Ngoài ra, các quan hệ đa phương cũng được thúc đẩy khá mạnh. Theo hướng này, hàng loạt hội nghị của các Đảng cộng sản ở từng khu vực, từng châu lục và giữa các châu lục được tổ chức. Các cuộc hội thảo, trao đổi lý luận và thực tiễn được nhiều đảng quan tâm. Từ năm 1998 đến nay, Đảng cộng sản Hy Lạp đã đăng cai tổ chức cuộc gặp thường niên tại Thủ đô A-ten gọi là “Cuộc gặp các Đảng cộng sản – Công nhân quốc tế”. Diễn đàn A-ten đã trở thành một hình thức quan trọng phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng của phong trào XHCN thế giới sau chiến tranh lạnh. Tới nay, Diễn đàn đã tổ chức được 8 kỳ gặp mặt với số lượng đại biểu, cũng như số đoàn đại diện của các đảng tham dự đều tăng. Những vấn đề được tập trung thảo luận, trao đổi qua 8 lần gặp mặt gồm: về học thuyết Mác-Lênin; sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu và tác động của nó; về Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế từ đầu thập niên 90 đến nay; về chiến lược, sách lược liên minh của giai cấp công nhân hiện nay; về toàn cầu hoá, khu vực hoá và tác động của các xu thế này; về phương án thay thế của các lực lượng cộng sản, cánh tả thế giới đối với hình thái toàn cầu hoá tư ban chủ nghĩa hiện nay; về những sự kiện quốc tế lớn...
Gặp mặt A-ten đã trở thành một hình thức hoạt động quốc tế rất sáng tạo của các Đảng cộng sản và cánh tả trên thế giới gần một thập niên qua. Điểm mới của hình thức này là ở chỗ nó không theo một khuôn mẫu cứng nhắc, sự tham dự của các đảng là hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện, các đoàn đại biểu có thể ký hoặc không ký vào các văn kiện cuối cùng. Diễn đàn đã tận dụng kịp thời thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại để tăng cường hoạt động chung của các Đảng cộng sản – Công nhân thế giới.
Tại Mỹ Latinh, các Đảng cộng sản và các đảng cách tả từ đầu thập niên 90 đến nay đã tổ chức gặp gỡ trong khuôn khổ Diễn đàn Sao Paolô (Bra-xin) nhằm đánh giá sự vận động, phát triển của phong trào cánh tả quốc tế nói chung và ở khu vực nói riêng, từ đó tìm biện pháp phối hợp hành động giữa các lực lượng cộng sản và cánh tả. Diễn đàn Sao Paolô sau 15 năm hoạt động qua 12 kỳ hội nghị với sự tham gia của hơn 140 Đảng cộng sản – Công nhân và cánh tả từ 46 nước Mỹ Latinh, Bắc Mỹ, châu Âu, châu á, châu Phi, châu Đại dương và Trung Đông là một ví dụ điển hình về sự phối hợp hoạt động giữa các Đảng cộng sản và cánh tả. Sự phối hợp này góp phần năng động hoá hoạt động của cánh tả Mỹ Latinh, thúc đẩy trào lưu cánh tả tại đây có bước phát triển mới với thắng lợi liên tiếp trong bầu cử tổng thống của 8 lãnh tụ cánh tả như đã nêu.
Những chuyển động tích cực nêu trên thực sự tạo ra nguồn sinh lực mới cho phong trào Xã hội chủ nghĩa trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. Sự tìm tòi, khai phá mô hình phát triển của các nước Xã hội chủ nghĩa, dấu hiệu phục hồi đáng khích lệ của các Đảng cộng sản chưa cầm quyền, sự sáng tạo các hình thức liên hệ, tập hợp lực lượng mới của các Đảng cộng sản – Công nhân và làn sóng mới của trào lưu cánh tả trên thế giới đã và đang trở thành những nhân tố tích cực có sức lôi cuốn và ảnh hưởng rộng lớn, thật sự có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn cho việc bảo vệ, phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin trong bối cảnh quốc tế mới. Đồng thời, toàn bộ điều đó là thực tế sinh động chứng tỏ tính đúng đắn và hợp quy luật lịch sử của con đường phát triển được khai vạch từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.
1.4 Ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga đến cách mạng thế giới trong “thời đại mới”
Dù thế giới có phải trải qua những bước thăng trầm đến thế nào nữa thì giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của cuộc Cách mạng đó vẫn mãi vẹn nguyên và tiếp tục được khẳng định
Cách mạng tháng Mười Nga đã đem lại những thành tựu lớn lao cho nhân loại, thức tỉnh và đáp ứng khát vọng giải phóng
của hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Cách mạng Tháng Mười làm nên một kỳ tích to lớn là tạo dựng nên một chế độ XHCN ưu việt, có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống chính trị thế giới từ những tháng năm mà nó diễn ra và cả cho đến mọi thời đại sau này.
Cuộc Cách mạng mang tính “cách mạng nhất” ấy, một cuộc sống mới được xây dựng ở một loạt quốc gia trên thế giới: từ một Nhà nước Liên bang Xô-Viết rộng lớn, quy tụ hàng chục nước Cộng hòa lớn nhỏ trải dài trên một vùng đất đai rộng lớn của lục địa châu Âu, một loạt quốc gia ở khắp châu Âu, châu Á và cả châu Mỹ Latinh đi theo con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội, tạo nên một hệ thống XHCN hùng mạnh. Cả hàng mấy thập kỷ dài, mọi người dân trong hệ thống XHCN được sống trong một không khí của tự do, của xây dựng, của tinh thần “Một người vì Mọi người và Mọi người vì Một người”.
Trải qua những biến cố của lịch sử, hệ thống Xã hội chủ nghĩa ấy đã không thể bảo toàn và tiếp tục đà mở rộng. Thế kỷ XX chưa phải là thế kỷ thắng lợi của Chủ nghĩa Xã hội, thế nhưng không thể vì thế mà phủ nhận giá trị của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga. Từ trong lịch sử, nó chính là sự nghiệp góp phần xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, xóa đi một trở lực to lớn trên con đường tiến lên thế giới văn minh, xóa đi một vết nhơ trong lịch sử và trong nền văn hóa của loài người là chế độ thuộc địa.
Đã bao đời nay, loài người mơ ước về một nền hòa bình thực sự, bền vững. Và nếu trong thế kỷ XX, chế độ thuộc địa, chủ nghĩa phát xít là thế lực tước đi nền hòa bình đã phải cáo trung bởi chính cuộc cách mạng tháng Mười vĩ đại, thì giờ đây, khi chủ nghĩa khủng bố lại đang đe dọa nền hòa bình thế giới và nền văn minh hiện đại thì nhân loại vẫn phải tiếp tục nuôi ước mơ về nền hòa bình bền vững ấy.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Chính quyền Xô Viết dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Lenin, đã đưa ra “Sắc lệnh Hòa bình” để duy trì và gắn kết chủ nghĩa xã hội với hòa bình… Vậy thì giờ đây, trước hiểm họa mới, nhân loại lại đang phải kỳ vọng về một “Sắc lệnh hòa bình” mới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa này.
Thế giới ngày nay cũng cho thấy, trong xu thế hội nhập, độc lập, hợp tác đan xen nhau, nhưng mỗi dân tộc vẫn cần phải tự quyết định lấy vận mệnh của mình. Và cũng bởi vậy, giá trị to lớn của cuộc Cách mạng tháng Mười vĩ đại vẫn vẹn nguyên, đó là vẫn cần một “Sắc lệnh về quyền tự quyết”, sắc lệnh mà chính quyền Xô Viết đã ban hành để chỉ ra con đường đi tới giải phóng cho các dân tộc bị áp bức.
Những giá trị lịch sử to lớn của cuộc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười Vĩ đại ấy được Đảng ta thấm nhuần, quán
triệt và lãnh đạo thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc suốt những năm tháng qua.
Trong khi khẳng định tính chất của thời đại không thay đổi, Đảng ta luôn có cách nhìn thực tiễn, khách quan và biện chứng đối với những thay đổi nhanh chóng của thế giới ngày nay. Chính nhờ nhận thức đúng đắn về thời đại cũng như về xu thế phát triển của thế giới ngày nay mà Đảng và nhân dân ta vẫn kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kiên trì sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Thực tiễn cuộc sống hiện đại cho thấy, người ta vẫn có cơ sở để tin tưởng rằng, loài người sẽ tiến tới Chủ nghĩa Xã hội, dẫu có thể sẽ là bằng nhiều con đường khác nhau và với những mô hình không giống nhau mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự lựa chọn tùy theo lợi ích và đặc điểm của mình. Và như vậy, 93 năm sau ngày Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, dù thế giới có phải trải qua những bước thăng trầm đến thế nào nữa thì giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của cuộc Cách mạng đó vẫn mãi vẹn nguyên và tiếp tục được khẳng định.
2. Ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga tới cách mạng Việt Nam
Cách mạng Tháng Mười thành công và sự ra đời, phát triển của Nhà nước Xô viết đã ảnh hưởng sâu sắc tới lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, những người cộng sản và toàn thể dân tộc Việt Nam. Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm của Liên Xô vào điều kiện cụ thể nước.
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét một cách sâu sắc, toàn diện về Cách mạng Tháng Mười Nga và ảnh hưởng của cuộc cách mạng này đến cách mạng Việt Nam.
Trước hết, Nguyễn Ái Quốc chỉ ra tính triệt để của Cách mạng Tháng Mười Nga: “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mạng Tháng Mười Nga là đã thành công và thành công đến nơi”. Nhận xét như vậy, vì trên cơ sở Người so sánh với các cuộc cách mạng trước đó (Cách mạng pháp, cách mạng Mỹ): “Cách mạng Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản. Cách mệnh không đến nơi…”. Tính triệt để hay “đến nơi”, theo Người chính là mức độ giải phóng cho nhân dân lao động, là chính quyền có thuộc về đông đảo quần chúng nhân dân lao động hay không. Người chỉ rõ, Cách mạng Tháng Mười Nga đến nơi vì: “…dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thực sự, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam” , còn cách mạng Pháp “không đến nơi” vì: “…tiếng là cộng hòa dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã bốn lần rồi mà nay công nông Pháp hãy còn phải mưu cách mệnh một lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức…”.
Như vậy, tính triệt để của cách mạng Tháng mười Nga đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức một cách rất sâu sắc. Đó là, chính quyền thuộc về tay đại đa số quần chúng nhân dân lao động. Nếu chính quyền còn nằm trong tay “một bọn ít người”- bọn tư bản, thì cách mạng không triệt để, “chưa đến nơi”. Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh tính triệt để của một cuộc cách mạng còn thể hiện ở chỗ: giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột một cách triệt để và đem lại hạnh phúc, tự do và bình đẳng thực sự cho họ. Điều này, sau này, được Người thể hiện dưới dạng khát vọng lớn lao: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bực là làm sao nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” . Nhận xét này của của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lóe sáng khát vọng về xã hội tương lai-xã hội XHCN.
Từ nhận thức về tính triệt để của Cách mạng Tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “cách mạng Việt Nam muốn thành công phải đi theo con đường cách mạng Tháng Mười Nga”. Khẳng định cách mạng Việt Nam theo cách mạng Tháng Mười Nga, Người cũng chỉ rõ bài học mà cách mạng này đã để lại cho cách mạng Việt Nam nói riêng, cách mạng thế giới nói chung. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Người viết: “Cách mạng Tháng Mười Nga dạy cho chúng ta rằng cách mạng muốn thành công thì phải lấy quần chúng công nông làm gốc, phải bền gan, phải hy sinh, phải có Đảng vững bền.
Từ những đánh giá sắc sảo về ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chèo lái con thuyền cách mạng đi tới thắng lợi.
Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái quốc sáng lập, rèn luyện đã lãnh đạo toàn dân vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Nhân dân Việt Nam đã kế tục vẻ vang sự nghiệp Cách mạng Tháng Mười, tiếp tục giương cao ngọn cờ bách chiến, bách thắng, lập nên nhiều chiến công hiển hách, trở thành tấm gương sáng cho các dân tộc đang đấu tranh vì độc lập dân tộc trên toàn thế giới noi theo.
Trong mỗi chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam, nhân dân ta luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn về nhiều mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Liên Xô đã dành cho Việt Nam sự giúp đỡ to lớn về chính trị, quân sự, ngoại giao, góp phần quan trọng vào chiến thắng đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, chính cuộc chiến đấu thắng lợi của nhân dân ta trên tuyến đầu chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc đã góp phần mở đường cho phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc; tạo điều kiện để Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em xây dựng và phát triển đất nước; ngăn chặn âm mưu gây chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc, góp phần bảo vệ và gìn giữ hoà bình thế giới. Trong hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã đi đầu trong việc giúp đỡ nhân dân ta khắc phục hậu quả chiến tranh, cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội cả sức người, sức của, cả vật chất lẫn tinh thần.
Tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và phát triển đặc biệt Việt Nam-Liên Xô được nảy nở từ Cách mạng Tháng Mười, không ngừng được củng cố và phát triển. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong gần 80 năm qua gắn liền với những tư tưởng của Cách mạng Tháng Mười, với học thuyết bất diệt của Lênin và luôn ghi đậm dấu ấn quan trọng sự đóng góp nhiều mặt của nhân dân Liên Xô anh em. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mãi mãi ghi nhớ, tôn vinh, biết ơn sâu sắc sự ủng hộ, giúp đỡ chí tình, to lớn, toàn diện và hiệu quả của Liên Xô vĩ đại. Mối quan hệ truyền thống quý báu ấy đã, đang và sẽ tiếp tục được Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước dày công xây dựng, vun đắp, có tác dụng thiết thực đối với mỗi bước đường phát triển của cách mạng Việt Nam.
Từ sau năm 1991, khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc có lợi cho chủ nghĩa tư bản.Các thế lực thù địch liên tiếp tiến công phủ nhận thành tựu cách mạng, xuyên tạc và bôi nhọ lịch sử; phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và tiến công xoá bỏ nền tảng tư tưởng của chế độ xã hội chủ nghĩa là chủ nghĩa Mác-Lênin…Tuy nhiên, những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản vẫn ngày càng gay gắt, không thể khắc phục được. Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội vẫn không ngừng tiếp diễn.“Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để tư lựa chọn và quyết định con đường phát triển của mình. Chủ nghiã xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”.(3)Mặt khác, những thành tựu to lớn của Trung Quốc, Việt Nam trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; sự phục hồi của các Đảng Cộng sản, Đảng cánh tả ở khắp nơi trên thế giới; xu hướng cánh tả và xu hướng theo chủ nghĩa xã hội của nhiều nướcchâu Mỹlatinh…đã khẳng định sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác-Lênin,của Cách mạng Tháng Mười; khẳng định sức sáng tạo và tương lai tươi sáng của chủ nghĩa xã hội.
Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười, công cuộc đổi mới ở đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều năm liên tục ở mức cao. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đi vào chiều sâu. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển. Chính tri - xã hội ổn định, văn hoá phát triển, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc và sự đồng thuận trong xã hội không ngừng được phát huy; quốc phòng an ninh được giữ vững, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Vị thế quốc tế của nước ta ngày càng được nâng cao. Nhân dân ta phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, vào công cuộc đổi mới và triển vọng phát triển tốt đẹp của đất nước, đang ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu lớn mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra là: “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Tuy nhiên, cùng với những tựu to lớn nêu trên, nước ta cũng đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn, trước hết là trên lĩnh vực tư tưởng lý luận, văn hoá. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; tệ quan lưu, tham nhũng, lãng phí; những biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục, ngăn chặn có hiệu quả. Trong Đảng đã xuất hiện các ý kiến khác nhau về một số vấn đề cơ bản liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng tới sự thống nhất về tư tưởng. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản động đang tiếp tục gây sức ép về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc; đồng thời, cấu kết với các phần tử cơ hội chính trị trong nước lợi dụng việc chống tham nhũng và dân khiếu kiện để xuyên tạc, vu cáo và chống phá quyết liệt Đảng, Nhà nước, chế độ ta.
Trong bối cảnh ấy, hơn lúc nào hết, chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của Cách mạng Tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở đó, tiếp tục triển khai mạnh mẽ cuộc đấu tranh ý thức hệ nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Vịêt Nam đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, kiên quyết bác bỏ các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đi tới xoá bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin; vạch trần các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta; giáo dục ý thức kiên định lý tưởng, mục tiêu cách mạng của Đảng và nhân dân ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tạo nên động lực mới trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bởi lẽ, ngọn đuốc lý luận Mác-Lênin và kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại đã, đang và sẽ tiếp tục soi sáng con đường của cách mạng Việt Nam.
3. Cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả, ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác Lenin khỏi mọi âm mưu, luận điệu xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch.
Sau khi Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, những người Bôn-sê-vích Nga đã phải kiên cường đấu tranh chống lại các thế lực tư sản, phản động. Kẻ thù luôn lớn tiếng vu cáo những người Bôn-sê-vích “đảo chính”, “tiếm quyền”. Chúng cho rằng: Cách mạng Tháng Mười là “sự đi chệch” khỏi con đường phát triển chính thống của nhân loại; không tính đến các tiền đề kinh tế - xã hội cho sự thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội ở nước Nga. Các phần tử cơ hội, xét lại cũng tìm đủ mọi cách xuyên tạc rằng, Cách mạng Tháng Mười là “diễn ra không theo Mác”, là “từ bỏ chủ nghĩa Mác”,... Đáp lại, V. I. Lê-nin đã kịch liệt phê phán, bác bỏ các luận điệu thù địch xuyên tạc chủ nghĩa Mác, qua đó làm sâu sắc tư tưởng kinh điển về cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
Sau khi chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 thế kỷ XX, sự chống phá của các thế lực thù địch lại càng quyết liệt hơn. Chúng lớn tiếng bôi nhọ, phủ nhận ý nghĩa và tầm vóc vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười, tuyên bố về “hồi kết thúc”, “sự cáo chung” của Chủ nghĩa xã hội hiện thực; sự “lạc hậu, lỗi thời” của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Chúng cố tình đồng nhất sự sụp đổ của mô hình Chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô với sự thất bại của chủ nghĩa Mác - Lênin, sai lầm của Cách mạng Tháng Mười. Chúng đưa ra nhiều lý thuyết về “chủ nghĩa xã hội dân chủ”, “chủ nghĩa xã hội phi mác-xít”...; ca ngợi “tính đúng đắn” của chủ nghĩa cải lương tư sản; phủ nhận vai trò Đảng Cộng sản, đòi đa nguyên, đa đảng...
Cả lý luận và thực tiễn đấu tranh cách mạng, xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên thế giới những năm qua đã bác bỏ những luận điệu thù địch đó. Cách mạng Tháng Mười không phải là một hiện tượng thuần Nga, càng không phải là sản phẩm được tạo ra từ sự “cuồng nhiệt của ý chí chủ quan, không tưởng” của một cá nhân nào đó như kẻ thù thường rêu rao, xuyên tạc, bóp méo lịch sử, mưu toan xóa bỏ ảnh hưởng, tầm vóc vĩ đại của cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dẫu rằng có nhiều quanh co, phức tạp, thăng trầm, nhưng xu thế vận động khách quan của lịch sử mà Cách mạng Tháng Mười vạch ra không hề thay đổi. Sự chống phá của các thế lực thù địch trên các lĩnh vực của đời sống xã hội khi công khai, lúc ngấm ngầm; với các phương thức, thủ đoạn rất thâm độc, để xâm nhập trận địa tư tưởng, đạo đức, lối sống, làm suy giảm lòng tin của quần chúng vào Đảng Cộng sản, chế độ Xã hội chủ nghĩa. Những tổn thất do kẻ thù gây ra là vô cùng to lớn, nhưng xu thế vận động khách quan của lịch sử mà Cách mạng Tháng Mười vạch ra không hề thay đổi và tính tất yếu thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội là không thể đảo ngược. Hiện nay, giá trị, sức sống của Cách mạng Tháng Mười vẫn tiếp tục được khẳng định trong sự nghiệp đổi mới, cải cách ở các nước đang kiên trì con đường Xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba,... Những thành tựu to lớn ở các nước Xã hội chủ nghĩa còn lại đang là tác nhân thúc đẩy nhanh chóng sự phục hồi, phát triển của phong trào cách mạng trên thế giới. Các phong trào cánh tả ở Tây Âu và Mỹ La-tinh, chính phủ nhiều nước do các đảng cánh tả cầm quyền tuyên bố quyết tâm “vượt qua chủ nghĩa tư bản”, xây dựng đất nước theo mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”,...
Đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện, hơn 80 năm qua, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác ngày càng to lớn hơn. Hiện nay, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn kiên trì sự nghiệp đổi mới, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn con đường phát triển đất nước ta hiện nay. “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”. Nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới là tiếp tục khẳng định sức sống bền vững, giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười.
4. Bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng thế giới.
Cách mạng Tháng Mười thành công và sự ra đời của Nhà nước Xô Viết là sự kết hợp giữa những nguyên lý cơ bản của Học thuyết Mác-Lênin với việc vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước Nga, là sự thể nghiệm thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin trong thực tiễn, đã cung cấp cho các cuộc cách mạng sau đó những bài học kinh nghiệm quý báu, đặc biệt là các cuộc cách mạng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của các quốc gia, dân tộc. Đó là những bài học về xây dựng Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng; tổ chức lực lượng cách mạng, nắm vững thời cơ cách mạng, phát động khởi nghĩa vũ trang, giành chính quyền thật sự về tay nhân dân; bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, chống thù trong, giặc ngoài; thiết lập hình thái kinh tế-xã hội mới…
Chính Lenin đã từng nhận xét rằng: “Trong một số vấn đề rât căn bản của cách mạng vô sản, tất cả các nước đều không tránh khỏi con đường cách mạng Nga đã trải qua.
Thứ nhất bài học về xây dựng một đảng cách mạng chân chính lãnh đạo nhân dân đi đến thắng lợi cuối cùng.
Để đưa cách mạng đi tới thắng lợi, giai cấp vô sản và đảng của nó phải nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng và tuyệt đối không được chia sẽ với bất cứ một giai cấp, một đẳng caaso nào khác. Nói đền tầm quan trọng của có ỹ nghĩa quyết định của một đảng Macxit, Lenin đã tuyên bố : “Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, chúng tôi sẽ làm đảo lộn cả thế giới” và sự thực, Đảng Bosevich đã thực hiện được điều vĩ đại ấy.
Vậy phải xây dựng Đảng như thế nào? Thắng lợi cách mạng tháng Mười đã chỉ ra điều đó:
Trước hết đảng của giai cấp công nhân phải phải lấy chủ nghĩa Mac – Lenin làm kim chỉ nam chỉ nam cho hành động. Đảng phải có nhiệm vụ truyền bá chủ nghĩa Mác – Lenin vào trong phong trào công nhân, tiến hành công tác tuyên truyền, cổ động và tổ chức quần chúng, đưa quần chúng từ đấu tranh tự phát lên tự giác, đẩy mạnh cuộc đấu tranh cách mạng trong khuân khổ có lãnh đạo và tổ chức.
Lenin đã chỉ rõ một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phá sản của các đảng kiểu cũ là sự cách biệt của đảng ấy đối với quần chúng đông đảo. Và nhờ có sự bắt rễ sâu trong quần chúng mà trong thời kỳ thoái trào cách mạng (1909-1910), trong tình trạng khủng bố trắng của vua Nga, đảng của Lennin vẫn giữ được sự hoạt động của mình, tích cực chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh mới quyết liệt hơn.
Sau khi cách mạng tháng Mười thắng lợi và cuộc nội chiến đẫm máu do bọn phản cách mạng gây ra, đảng đã tiến hành cuộc chiến tranh anh dũng, đánh tan bọn phản cách mạng trong nước, sự liên minh can thiệp của các nước đế quốc bên ngoài.
Trong vòng vây của chủ nghĩa tư bản, Đảng và chính quyền Xo viết đã tiến hành thắng lợi công cuộc cải tạo chủ nghĩa xã hội chu nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chiến thắng quân xâm lược chống phát xít và đưa Liên Xô trở thành một nước hùng mạnh, phồn vinh.
Thứ hai: Thắng lợi cách mạng tháng Mười để lại bài học về sức mạnh liên minh công nông.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, trước hết là liên minh công nông. Về mối quan hệ giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh cách mạng, Lê nin đã chỉ ra rằng: “Chỉ có giai cấp vô sản mới có thế chiến đấu triệt để cho chế độ dân chủ. Nhưng, nó chỉ có thể giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu ấy nếu quần chúng nhân dân tham gia cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản”.
Để thu hút nông dân tham gia vào dòng thác chung cách cách mạng, Lê nin đã để ra cương lĩnh đúng đắn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và do đó cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi chính là việc dưa trên một lực lượng xã hội vững chắc: đó là khối liên minh công nông hùng mạnh giữa giai cấp công nhân và nông dân do giai cấp công nhân do giai cấp công nhân lãnh đạo. Cách mang tháng Mười Nga đã dẫn tới việc thành lập nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới. Chính quyền Xô viêt công nông duy nhất ấy cũng nhờ vào sức mạnh của khối liên minh công nông mà đứng vững được trước vòng vây của chủ nghĩa tư.
Bài học về liên minh công nông đã được áp dụng vào cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ dưới sự lãnh đạo của liên minh công nông và trên cơ sở liên minh công nông vững chắc, trong mỗi giai đoạn cách mạng cần tập hợp các lực lượng cách mạng và tiễn bộ thành một mặt trận rộng rãi, thực hiện thống nhất hành động dưới mọi hình thức giữa các lực lượng ấy để chống lại kê thù chung”
Đảng ta đã đề ra chính sách “ mặt trận dân tộc thống nhất dựa trên cơ sở liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo tiền phong của giai cấp công nhân” Trong quá trình tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, sức mạnh ấy đã phát huy tác dụng.
Thứ ba: Thắng lợi cách mạng tháng Mười để lại bài học kinh nghiệm về cách mạng bạo lực.
Sự thắng lợi triệt để của một cuộc cách mạng chỉ có thể có được bằng cách giành cho được chính quyền về tay cách mạng. Có chính quyền cách mạng trong taygiai cấp công nhân và nhân dân lao động mới có thể tiêu diệt tận gốc rễ chế độ áp bức bất công và xây dựng một xã hội mới.
Ở Việt Nam, bài học về dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng đã được Đảng vận dụng vào điều kiện cụ thể của nước ta như sau: “Sự dụng cách mạng tổng hợp, bao gồm lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ tranh nhân dân; tiến hành khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng” kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị,ngoại giao; kết hợp cuộc khởi nghĩa của quần chúng và chiến tranh cách mạng, nổi dậy với tiến công, tiến công với nổi dậy.
Thứ tư: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản
Cách mạng tháng Mười Nga đã đem lại bài học sinh động về sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản. Đối với những người theo chủ nghĩa Mác –Lenin, lợi ích giai cấp gắn liền với lợi ích dân tộc, lợi ích dân tộc gắn liền với lợi lích của giai cấp vô sản quốc tế. Khi xảy ra mâu thuẫn giữa hai lợi ích này thì những người theo chủ nghĩa Mác - Lê nin phải kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản. Những người cộng sản Liên Xô, ngay từ đầu đã đứng dậy đấu tranh bênh vực quyền lợi của nhân dân Phần Lan chống lại ách áp bức của vua chúa Nga, chống lại âm mưu của bọn quân phiệt Nga xâm chiếm thuộc địa ở Viễn Đông, lên án cuộc chiến tranh chống Trung Quốc của bọn vua chúa Nga và các nước đế quốc khác tiến hành .
Đảng ta ngay từ đầu thành lập đến nay không những biết kết hợp một cách đúng đắn giữa chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản, mà còn ra sức giao dục nhân dân ta thực hiện tốt nhiệm vụ đối với cách mạng nước mình và cố gắng làm trọn nghĩa vụ quốc tế của mình. Đảng và nhân dân Việt Nam luôn tích cực cống hiến phần của mình để bảo vệ phe xã hội chủ nghĩa, và việc hợp tác lẫn nhau với phong trào các mạng dân tộc dân chủ ở các nước láng giềnh ở bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á vào việc không ngừng tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân ta và lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Nói về bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng thế giới, bài luận dười đây xin được đưa vào một tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc “ cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng dân tộc” trong đó nêu lên những nhận xét của Người về bài học cách mạng tháng Mười Nga.
Trong đó Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ những luận điểm sau đây:
Một là, “Cần có sự lãnh đạo của đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân” .
Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được Mác, Ăng ghen, Lênin khẳng định và trong Cách mạng Tháng Mười Nga Lênin đã vận dụng rất thành công. Nhận thức về vấn đề này, ngay từ tác phẩm “Đường cách mệnh” (1927), Người đã chỉ rõ: “Trước hết phải có đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với vô sản giai cấp và bị áp bức dân tộc mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Trong tác phẩm “ Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho dân tộc”, Người chỉ rõ thêm: “chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng Xã hội chủ nghĩa đến thành công”. Như vậy, Bác đã nhận xét chính xác về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, không những đối với cách mạng Tháng Mười Nga mà còn đối với cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng Xã hội chủ nghĩa thế giới. Bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng mà Người đã nhận xét là hoàn toàn đúng đắn, lịch sử Việt Nam, từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, là một minh chứng sống động cho điều đó.
Hai là, “Thực hiện cho được liên minh công nông” . Liên minh công nông là một trong những bài học đã từng được công xã Paris-cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, kiểm nghiệm (một trong ba nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của công xã Paris). Và Cách mạng Tháng Mười Nga thành công có nguyên nhân cơ bản và quan trọng này. Nhận xét như vậy vì theo Bác: “…đó là sự bảo đảm chắc chắn thắng lợi cách mạng. Chỉ có khối liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo mới có thể kiên quyết và triệt để đánh đổ các thế lực phản cách mạng, giành lấy và củng cố chính quyền nhân dân lao động, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của cáh mạng dân tộc, dân chủ tiến lên Chủ nghĩa xã hội”. Vận dụng bài học này vào Việt Nam, Người đã rất thành công khi xác định lực lượng cách mạng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, quần chúng nhân dân là lực lượng cách mạng, nhưng trong khối đại đoàn kết đông đảo ấy phải lấy liên minh công nông làm gốc. Vận dụng một cách sáng tạo bài học kinh nghiệm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành công trong việc đề ra chiến lược, sách lược đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Trong khối đại đoàn kết đó, một mặt tập hợp được tất cả lực lượng yêu nước trong xã hội; mặt khác, giữ vững được bản chất giai cấp công nhân trong liên minh.
Ba là, “Dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền” . Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, một phần, nhờ biết sử dụng bạo lực cách mạng hết sức khôn khéo. Trở lại lịch sử Cách mạng Tháng Mười Nga chúng ta thấy rằng việc sử dụng bạo lực cách mạng đúng lúc, đúng chỗ đã mang lại hiệu quả. Và đến ngày 7/11/1917 Cách mạng Tháng Mười Nga đã thành công. Quán triệt quan điểm của Lê nin và bài học cách mạng Tháng Mười Nga, Bác đã đề ra phương pháp cách mạng Việt Nam là: dùng bạo lực cách mạng chống bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền. Bài học phương pháp bạo lực cách mạng, từ cách mạng Tháng Mười Nga, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng thành công vào Việt Nam mang lại những thắng lợi to lớn.
Bốn là, “Không ngừng tăng cường và củng cố nền chuyên chính vô sản” . Vì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Sau khi đã giành được chính quyền, thì nhiệm vụ hàng đầu của giai cấp công nhân là phải tăng cường nền chuyên chính vô sản để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của cách mạng, triệt để xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng các quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa, xây dựng Chủ nghĩa xã hội để tiến tới Cộng sản chủ nghĩa ”. Bài học này đã được Người nhận thức đầy đủ và vận dụng thành công vào cách mạng Việt nam, điển hình như: sau cách mạng Tháng Tám (1945), Người đã lãnh đạo nhân dân xây dựng và củng cố chính quyền-công cụ thực hiện chuyên chính vô sản.
Năm là, “Tinh thần cách mạng triệt để”. Đây là một trong những bài học thành công của Cách mạng tháng Mười Nga. “Tinh thần cách mạng triệt để”, theo Bác, một là tiến công kẻ thù một cách triệt để, hai là, thái độ tinh thần dũng cảm, kiên quyết đấu tranh, không ngại gian khổ hy sinh-Người chỉ rõ: “luôn giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ gian khổ, hy sinh, kiên quyết đấu tranh đến cùng vì độc lập dân tộc vì Chủ nghĩa xã hội. Vận dụng bài học này vào Việt Nam, Người chỉ rõ: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc lập”-Cách Mạng Tháng Tám; “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”-Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; “chúng ta quyết không sợ…Không có gì quý hơn độc lập tự do”-kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sáu là, “Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản”. Bài học này được chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một cách khá nhuần nhuyễn vào cách mạng Việt Nam. Trong quá trình tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong cách mạng Xã hội chủ nghĩa, một mặt chúng ta tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế, mặt khác chúng ta cũng thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế với các nước anh em (Lào, Campuchia, Trung Quốc…) và thế giới. Về bài học này, Người chỉ rõ: “…trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của của cách mạng vô sản, trong phạm vi toàn thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc phát triển thành cách mạng Xã hội chủ nghĩa thì mới giành thắng lợi hoàn toàn”. Lịch sử Việt Nam chứng minh nhận định trên của người là hoàn toàn đúng đắn.
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã có ảnh hưởng rất to lớn đối với cách mạng Việt nam, nói riêng và cách mạng thế giới, nói chung. Một mặt cổ vũ tinh thần, mặt khác để lại những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những nhận xét rất sâu sắc, toàn diện về cách mạng Tháng Mười Nga. Từ đó, Người lãnh đạo cách mạng Việt Nam theo con đường mà cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra bằng cách vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm quý và đưa cách mạng Việt Nam theo xu thế thời đại mà cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra. Và thực tế lịch sử đã chứng minh tính đúng đắn trong nhận xét và vận dụng những bài học Cách mạng Tháng Mười Nga vào cách mạng Việt Nam của
Bác.
KẾT LUẬN
Cách mạng tháng 10 Nga chẳng những là một bước ngoặt căn bản trong đời sống các dân tộc Liên Xô, mà nó còn ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử, đến vận mệnh lịch sử của tòa thể nhân loạ.
Cách mạng tháng 10 Nga đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của phong trào giải phóng trên thế giới, nó đã đưa đến cho những người lao động tất cả các nước sức mạnh mới và lòng tin tưởng chắc chắn vào thắng lợi của họ, nó đã kích thích một đã phát triển chưa từng có trong sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Cách mạng tháng 10 Nga là gương mẫu cho tất cả các nước noi theo, và trong chế độ do cách mạng tháng 10 Nga thiết lập nên, các dân tộc nhìn thấy hình ảnh của tương lai mà những người lao động trong tất cả các nước hằng mong muốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A: Sách giáo trình, sách tham khảo
1. Ban chấp hành trung ương của Đảng cộng sản Liên Xô, Kỷ niệm 40 năm
2. Hồ Chí Minh, 1967, Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc, Nxb Sự thật, Hà Nội
3. Những bài học lớn của cách mạng tháng Mười, 1957, Nxb Sự thật, Hà Nội.cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại, Nxb Sự thật, 1957
4. Nguyễn Anh Thái, 2007, Lịch sử thế giới hiện đại, NXb Giáo dục, Hà Nội
5. Nguyễn Khánh Toàn, 1962, Ảnh hưởng cách mạng tháng Mười tới cách mạng Việt Nam, NXb Sự thật, Hà Nội
B: Tạp chí nghiên cứu:
6. Mai Kim Châu, 1978, Hồ chủ tịch viết về cách mạng tháng Mười trong tác phẩm “ Đường cách mệnh”, tạp chí nghiên cứu lịch sử số 1.
7. Trần Văn Giàu, 1967, Cách mạng tháng Mười Nga mở đầu thế tiến công cách mạng vào chủ nghĩa đế quốc, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 103
8. Phạm Ngọc Uyển, 1988, Cách mạng tháng Mười mở đầu kỷ nguyên công bằng và dân chủ cho người lao động, Tạp chí triết học số 4.
9. Đặng Hữu Toàn, 1997, Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí triết học số 5.
10. Văn Tạo, 1997, Việt Nam tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân chủ và chủ nghĩa xã hội theo con đường cách mạng tháng Mười Nga vi đại,Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 6