Trình bày vai trò của quần chúng nhân dân, lãnh tụ trong lịch sử và ý nghĩa của vấn đề này trong việc quán triệt bài học “Lấy dân làm gốc”. Dưới đây, xin gửi tới bạn đọc bài viết tham khảo.
1. Khái niệm quần chúng nhân dân và lãnh tụ
Khái niệm quần chúng nhân dân được hiểu trong mối quan hệ với khái niệm lãnh tụ. Đó là hai yếu tố cơ bản tạo thành lực lượng cách mạng của quá trình cải tạo kinh tế - chính trị – xã hội.
Quần chúng nhân dân luôn luôn được xác định bởi: Một là, những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và giá trị tinh thần; Hai là, những bộ phận dân cư chống lại giai cấp đối kháng với nhân dân; Và ba là, những giai cấp, tầng lớp xã hội góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Cũng giống như bất cứ khái niệm khoa học nào, khái niệm quần chúng nhân dân có nội hàm luôn biến đổi theo sự phát triển của lịch sử xã hội. Nhưng dù có biến đổi thế nào chăng nữa, thì bộ phận những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần vẫn là lực lượng đông đảo nhất và đóng vai trò hạt nhân cơ bản của khái niệm quần chúng nhân dân.
Khái niệm vĩ nhân nhằm chỉ những người có tri thức uyên bác và có tầm nhìn xa, biết nắm bắt được những vấn đề căn bản nhất trong một hay một số lĩnh vực nào đó của hoạt động xã hội. Vĩ nhân có thể là những người làm khoa học, làm chính trị, làm văn hoá - nghệ thuật… Những vĩ nhân nào có khả năng tập hợp, giác ngộ, tổ chức quần chúng nhân dân để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể do lịch sử đặt ra được gọi là lãnh tụ.
Như vậy, lãnh tụ phải là người có những phẩm chất cơ bản: Một là, có tri thức khoa học uyên bác, biết nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, quốc tế và thời đại; Hai là, có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân, biết thống nhất ý chí, hành động của họ để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể do lịch sử đặt ra; Và ba là, luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, biết hy sinh quên mình vì lợi ích cao cả của quần chúng nhân dân.
Sự xuất hiện lãnh tụ mang tính khách quan. Bất cứ một thời đại nào, một dân tộc nào, khi những nhiệm vụ lịch sử được đặt ra đã chín muồi, khi phong trào quần chúng rộng lớn đòi hỏi thì sớm hoặc muộn những con người kiệt xuất ấy, những lãnh tụ với tài năng và phẩm chất cần thiết sẽ xuất hiện. Nhưng ai trở thành lãnh tụ lại là điều ngẫu nhiên, không có người này, sẽ có người khác. V.I.Lênin viết: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” . Tư tưởng này của V.I.Lênin còn cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của lãnh tụ. Song, điều đó không có nghĩa là nếu thiếu vắng một lãnh tụ cụ thể nào đó thì hoạt động của quần chúng không được thực hiện.
Việc xuất hiện lãnh tụ không chỉ mang tính khách quan mà còn mang tính lịch sử. Tính lịch sử thể hiện ở vai trò, phạm vi hoạt động, tác dụng của những lãnh tụ suy cho cùng do những điều kiện lịch sử qui định. Không có một cá nhân kiệt xuất nào có thể vượt ra ngoài điều kiện lịch sử này. Hơn nữa, không có lãnh tụ chung cho mọi thời đại. Mỗi giai đoạn phát triển của xã hội có lãnh tụ riêng với những đặc tính và khả năng riêng, để giải quyết những nhiệm vụ riêng do chính giai đoạn lịch sử đó đề ra.
Quần chúng nhân dân, lãnh tụ luôn là chủ thể của các tiến trình lịch sử xã hội.
2. Vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử
Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định đối với mọi tiến trình lịch sử. Vai trò đó được thể hiện ở ba mặt:
Một là, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất – cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Không có người trực tiếp sản xuất sẽ không có của cải vật chất, không có đời sống vật chất, và do đó cũng không có đời sống tinh thần, không có xã hội, không có lịch sử. Với tư cách là lực lượng sản xuất cơ bản, nhân dân lao động gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc đã quyết định sự biến đổi của lịch sử, bởi vì xét đến cùng, lực lượng sản xuất qui định sự xuất hiện, đảm bảo sự tồn tại của một chế độ xã hội. Dĩ nhiên, khoa học và các nhà khoa học, nhất là trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song khoa học và các nhà khoa học chỉ có thể xuất hiện và phát huy tác dụng thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội, của thời đại kinh tế tri thức. Nếu tách rời hoạt động sản xuất trực tiếp, khoa học sẽ trở thành giáo điều, vai trò của các nhà khoa học do đó sẽ bị hạn chế. Điều đó khẳng định hoạt động sản xuất của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội.
Hai là, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Thực tế lịch sử chứng tỏ rằng, không có sự chuyển hoá chế độ và cách mạng xã hội nào trong lịch sử mà không có hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân. Trong mọi cuộc cách mạng xã hội, vai trò của quần chúng, tính tích cực của quần chúng được nâng cao rõ rệt. Trong những thời điểm lịch sử đó, tính sáng tạo và sức mạnh của quần chúng là động lực trực tiếp và mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Nếu xem xét căn nguyên của các cuộc cách mạng xã hội thì chúng ta có thể thấy, chỉ có các chế độ xã hội phản ánh và đáp ứng nhu cầu, lợi ích của quần chúng nhân dân mới có lý do tồn tại. Do đó, các cuộc cách mạng xã hội là kết quả tất yếu của phong trào đấu tranh đòi thay đổi chế độ xã hội của quần chúng, khi chế độ xã hội này đi ngược lại lợi ích của quần chúng.
Ba là, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hoá – tinh thần của xã hội. Điều này được thể hiện ở chỗ: Quần chúng nhân dân là người sáng tác về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức…; Hoạt động thực tiễn và cuộc sống của quần chúng nhân dân là nguồn cảm hứng vô tận cho các thiên tài của văn hoá và khoa học; hơn nữa, giá trị của các tác giả lớn, cũng như thiên tài loài người chỉ được xác định nếu nó được quần chúng chấp nhận và phổ biến trong cuộc sống của họ.
Tóm lại, xét trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của các thời đại lịch sử khác nhau mà vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân có thể biểu hiện khác nhau. Dưới chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân mới có đủ điều kiện để phát huy tài năng và trí tuệ sáng tạo của mình. Nhưng, sức mạnh của quần chúng nhân dân chỉ được phát huy khi họ được hướng dẫn, tổ chức, lãnh đạo. Nói rõ hơn, vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân không tách rời vai trò của lãnh tụ.
3. Vai trò rất quan trọng của lãnh tụ trong lịch sử
Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ có nhiệm vụ: Một là, nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại trên cơ sở hiểu biết những qui luật khách quan của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội; Hai là, định hướng chiến lược, hoạch định chương trình hành động cách mạng; Ba là, tổ chức lực lượng, giáo dục, thuyết phục quần chúng, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng vào giải quyết những công việc then chốt nhất. Lãnh tụ có vai trò rất quan trọng trong lịch sử; vai trò đó được thể hiện ở chỗ:
Một là, lãnh tụ có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tiến bộ xã hội. Nếu lãnh tụ nhận thức được những qui luật vận động của xã hội, trên cơ sở đó định hướng đúng đắn phong trào cách mạng thì sẽ thúc đẩy xã hội phát triển; ngược lại, nếu lãnh tụ không nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, thời đại thì sẽ kìm hãm sự phát triển đối với xã hội, thậm chí có thể dẫn lịch sử trải qua những bước quanh co, phức tạp.
Hai là, lãnh tụ thường là người sáng lập ra các tổ chức chính trị, xã hội, là linh hồn của tổ chức xã hội. Do đó, lãnh tụ là người sáng lập, quản lý, điều khiển các tổ chức xã hội và có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức đó.
Ba là, lãnh tụ còn là tấm gương mẫu mực để quần chúng phấn đấu, học tập nhằm nâng cao nhân cách của các thành viên trong tổ chức. Sau khi hoàn thành vai trò của mình, lãnh tụ trở thành biểu tượng tinh thần sống mãi trong tình cảm và niềm tin (tâm khảm) của quần chúng nhân dân.
4. Ý nghĩa của bài học “Lấy dân làm gốc”
Vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân Việt Nam có đặc điểm riêng. Là một dân tộc nhỏ bé luôn phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm mạnh hơn gấp bội, dân tộc Việt Nam cần phải tập hợp, đoàn kết lại để có sức mạnh tổng hợp để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Do vậy, ngay cả dưới chế độ xã hội có sự đối kháng giai cấp, vai trò của quần chúng nhân dân cũng luôn được đề cao. Chính bản thân giai cấp thống trị cũng hiểu rằng: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lòng dân thì sống, ngược lòng dân thì chết” (Nguyễn Trãi; cũng “chỉ sợ lòng dân không theo” (Hồ Nguyên Trừng)… Có thể nói, lịch sử Việt Nam là lịch sử quần chúng nhân dân, của toàn dân tộc dựng nước và giữ nước.
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, một lần nữa, Đảng ta khẳng định rằng: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân lao động làm chủ. Đồng thời, Đảng ta đặt ra nhiệm vụ: Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo hướng nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân; Phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát huy nhân tố con người. Phương châm “Lấy dân làm gốc” với chủ trương để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra…”, một lần nữa khẳng định, vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân Việt Nam.
Thấm nhuần bài học “Lấy dân làm gốc” để thấy rằng, tệ sùng bái cá nhân, thần thánh hoá cá nhân người lãnh đạo sẽ dẫn đến tuyệt đối hoá cá nhân kiệt xuất, tuyệt đối hoá vai trò người lãnh đạo mà xem nhẹ vai trò của tập thể lãnh đạo và của quần chúng nhân dân. Căn bệnh trên dẫn đến hạn chế hoặc tước bỏ quyền làm chủ của nhân dân, làm cho nhân dân thiếu tin tưởng vào chính bản thân họ, dẫn đến thái độ phục tùng mù quáng, tiêu cực, tức không phát huy được tính năng động, sáng tạo chủ quan của mình.
Hi vọng với câu trả lời trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cho vấn đề này. Chúc bạn học tốt !
1. Khái niệm quần chúng nhân dân và lãnh tụ
Khái niệm quần chúng nhân dân được hiểu trong mối quan hệ với khái niệm lãnh tụ. Đó là hai yếu tố cơ bản tạo thành lực lượng cách mạng của quá trình cải tạo kinh tế - chính trị – xã hội.
Quần chúng nhân dân luôn luôn được xác định bởi: Một là, những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và giá trị tinh thần; Hai là, những bộ phận dân cư chống lại giai cấp đối kháng với nhân dân; Và ba là, những giai cấp, tầng lớp xã hội góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Cũng giống như bất cứ khái niệm khoa học nào, khái niệm quần chúng nhân dân có nội hàm luôn biến đổi theo sự phát triển của lịch sử xã hội. Nhưng dù có biến đổi thế nào chăng nữa, thì bộ phận những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần vẫn là lực lượng đông đảo nhất và đóng vai trò hạt nhân cơ bản của khái niệm quần chúng nhân dân.
Khái niệm vĩ nhân nhằm chỉ những người có tri thức uyên bác và có tầm nhìn xa, biết nắm bắt được những vấn đề căn bản nhất trong một hay một số lĩnh vực nào đó của hoạt động xã hội. Vĩ nhân có thể là những người làm khoa học, làm chính trị, làm văn hoá - nghệ thuật… Những vĩ nhân nào có khả năng tập hợp, giác ngộ, tổ chức quần chúng nhân dân để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể do lịch sử đặt ra được gọi là lãnh tụ.
Như vậy, lãnh tụ phải là người có những phẩm chất cơ bản: Một là, có tri thức khoa học uyên bác, biết nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, quốc tế và thời đại; Hai là, có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân, biết thống nhất ý chí, hành động của họ để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể do lịch sử đặt ra; Và ba là, luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, biết hy sinh quên mình vì lợi ích cao cả của quần chúng nhân dân.
Sự xuất hiện lãnh tụ mang tính khách quan. Bất cứ một thời đại nào, một dân tộc nào, khi những nhiệm vụ lịch sử được đặt ra đã chín muồi, khi phong trào quần chúng rộng lớn đòi hỏi thì sớm hoặc muộn những con người kiệt xuất ấy, những lãnh tụ với tài năng và phẩm chất cần thiết sẽ xuất hiện. Nhưng ai trở thành lãnh tụ lại là điều ngẫu nhiên, không có người này, sẽ có người khác. V.I.Lênin viết: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” . Tư tưởng này của V.I.Lênin còn cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của lãnh tụ. Song, điều đó không có nghĩa là nếu thiếu vắng một lãnh tụ cụ thể nào đó thì hoạt động của quần chúng không được thực hiện.
Việc xuất hiện lãnh tụ không chỉ mang tính khách quan mà còn mang tính lịch sử. Tính lịch sử thể hiện ở vai trò, phạm vi hoạt động, tác dụng của những lãnh tụ suy cho cùng do những điều kiện lịch sử qui định. Không có một cá nhân kiệt xuất nào có thể vượt ra ngoài điều kiện lịch sử này. Hơn nữa, không có lãnh tụ chung cho mọi thời đại. Mỗi giai đoạn phát triển của xã hội có lãnh tụ riêng với những đặc tính và khả năng riêng, để giải quyết những nhiệm vụ riêng do chính giai đoạn lịch sử đó đề ra.
Quần chúng nhân dân, lãnh tụ luôn là chủ thể của các tiến trình lịch sử xã hội.
2. Vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử
Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định đối với mọi tiến trình lịch sử. Vai trò đó được thể hiện ở ba mặt:
Một là, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất – cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Không có người trực tiếp sản xuất sẽ không có của cải vật chất, không có đời sống vật chất, và do đó cũng không có đời sống tinh thần, không có xã hội, không có lịch sử. Với tư cách là lực lượng sản xuất cơ bản, nhân dân lao động gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc đã quyết định sự biến đổi của lịch sử, bởi vì xét đến cùng, lực lượng sản xuất qui định sự xuất hiện, đảm bảo sự tồn tại của một chế độ xã hội. Dĩ nhiên, khoa học và các nhà khoa học, nhất là trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song khoa học và các nhà khoa học chỉ có thể xuất hiện và phát huy tác dụng thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội, của thời đại kinh tế tri thức. Nếu tách rời hoạt động sản xuất trực tiếp, khoa học sẽ trở thành giáo điều, vai trò của các nhà khoa học do đó sẽ bị hạn chế. Điều đó khẳng định hoạt động sản xuất của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội.
Hai là, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Thực tế lịch sử chứng tỏ rằng, không có sự chuyển hoá chế độ và cách mạng xã hội nào trong lịch sử mà không có hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân. Trong mọi cuộc cách mạng xã hội, vai trò của quần chúng, tính tích cực của quần chúng được nâng cao rõ rệt. Trong những thời điểm lịch sử đó, tính sáng tạo và sức mạnh của quần chúng là động lực trực tiếp và mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Nếu xem xét căn nguyên của các cuộc cách mạng xã hội thì chúng ta có thể thấy, chỉ có các chế độ xã hội phản ánh và đáp ứng nhu cầu, lợi ích của quần chúng nhân dân mới có lý do tồn tại. Do đó, các cuộc cách mạng xã hội là kết quả tất yếu của phong trào đấu tranh đòi thay đổi chế độ xã hội của quần chúng, khi chế độ xã hội này đi ngược lại lợi ích của quần chúng.
Ba là, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hoá – tinh thần của xã hội. Điều này được thể hiện ở chỗ: Quần chúng nhân dân là người sáng tác về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức…; Hoạt động thực tiễn và cuộc sống của quần chúng nhân dân là nguồn cảm hứng vô tận cho các thiên tài của văn hoá và khoa học; hơn nữa, giá trị của các tác giả lớn, cũng như thiên tài loài người chỉ được xác định nếu nó được quần chúng chấp nhận và phổ biến trong cuộc sống của họ.
Tóm lại, xét trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của các thời đại lịch sử khác nhau mà vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân có thể biểu hiện khác nhau. Dưới chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân mới có đủ điều kiện để phát huy tài năng và trí tuệ sáng tạo của mình. Nhưng, sức mạnh của quần chúng nhân dân chỉ được phát huy khi họ được hướng dẫn, tổ chức, lãnh đạo. Nói rõ hơn, vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân không tách rời vai trò của lãnh tụ.
3. Vai trò rất quan trọng của lãnh tụ trong lịch sử
Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ có nhiệm vụ: Một là, nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại trên cơ sở hiểu biết những qui luật khách quan của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội; Hai là, định hướng chiến lược, hoạch định chương trình hành động cách mạng; Ba là, tổ chức lực lượng, giáo dục, thuyết phục quần chúng, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng vào giải quyết những công việc then chốt nhất. Lãnh tụ có vai trò rất quan trọng trong lịch sử; vai trò đó được thể hiện ở chỗ:
Một là, lãnh tụ có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tiến bộ xã hội. Nếu lãnh tụ nhận thức được những qui luật vận động của xã hội, trên cơ sở đó định hướng đúng đắn phong trào cách mạng thì sẽ thúc đẩy xã hội phát triển; ngược lại, nếu lãnh tụ không nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, thời đại thì sẽ kìm hãm sự phát triển đối với xã hội, thậm chí có thể dẫn lịch sử trải qua những bước quanh co, phức tạp.
Hai là, lãnh tụ thường là người sáng lập ra các tổ chức chính trị, xã hội, là linh hồn của tổ chức xã hội. Do đó, lãnh tụ là người sáng lập, quản lý, điều khiển các tổ chức xã hội và có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức đó.
Ba là, lãnh tụ còn là tấm gương mẫu mực để quần chúng phấn đấu, học tập nhằm nâng cao nhân cách của các thành viên trong tổ chức. Sau khi hoàn thành vai trò của mình, lãnh tụ trở thành biểu tượng tinh thần sống mãi trong tình cảm và niềm tin (tâm khảm) của quần chúng nhân dân.
4. Ý nghĩa của bài học “Lấy dân làm gốc”
Vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân Việt Nam có đặc điểm riêng. Là một dân tộc nhỏ bé luôn phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm mạnh hơn gấp bội, dân tộc Việt Nam cần phải tập hợp, đoàn kết lại để có sức mạnh tổng hợp để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Do vậy, ngay cả dưới chế độ xã hội có sự đối kháng giai cấp, vai trò của quần chúng nhân dân cũng luôn được đề cao. Chính bản thân giai cấp thống trị cũng hiểu rằng: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lòng dân thì sống, ngược lòng dân thì chết” (Nguyễn Trãi; cũng “chỉ sợ lòng dân không theo” (Hồ Nguyên Trừng)… Có thể nói, lịch sử Việt Nam là lịch sử quần chúng nhân dân, của toàn dân tộc dựng nước và giữ nước.
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, một lần nữa, Đảng ta khẳng định rằng: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân lao động làm chủ. Đồng thời, Đảng ta đặt ra nhiệm vụ: Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo hướng nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân; Phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát huy nhân tố con người. Phương châm “Lấy dân làm gốc” với chủ trương để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra…”, một lần nữa khẳng định, vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân Việt Nam.
Thấm nhuần bài học “Lấy dân làm gốc” để thấy rằng, tệ sùng bái cá nhân, thần thánh hoá cá nhân người lãnh đạo sẽ dẫn đến tuyệt đối hoá cá nhân kiệt xuất, tuyệt đối hoá vai trò người lãnh đạo mà xem nhẹ vai trò của tập thể lãnh đạo và của quần chúng nhân dân. Căn bệnh trên dẫn đến hạn chế hoặc tước bỏ quyền làm chủ của nhân dân, làm cho nhân dân thiếu tin tưởng vào chính bản thân họ, dẫn đến thái độ phục tùng mù quáng, tiêu cực, tức không phát huy được tính năng động, sáng tạo chủ quan của mình.
Hi vọng với câu trả lời trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cho vấn đề này. Chúc bạn học tốt !