• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Trình bày vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức c

Tami

New member
Xu
0
Câu 3. Trình bày vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của ĐCS Việt Nam ?

Trước yêu cầu cấp bách phải tìm một con đường cứu nước mới, ngày 5-6-1911 Nguyễn Ái Quốc đã lên đường sang các nước phương Tây, nơi có khoa học – kỹ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, xem các nước làm thế nào để rồi trở về giúp đồng bào mình thoát khỏi ách nô lệ.

Quá trình chuẩn bị những điều kiện cho việc thành lập ĐCS Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có thể chia thành hai giai đoạn như sau:

Từ 1991 – 1920: giai đoạn đi tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Người đi đến nhiều nơi trên thế giới để tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức, nội dung như sau:

- Năm 1917 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi đã có ảnh hưởng quyết định đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Người tham gia nhiều hoạt động để ủng hộ, bảo vệ cách mạng Nga.

- Đầu năm 1919, Người tham gia Đảng Xã Hội Pháp.

- Tháng 6 năm 1919, Người gửi “Bản yêu sách” của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xây.

- Tháng 7 năm 1920, Người được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương” về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo số ra ngày 16 và 17 – 7 – 1920. Luận cương của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.

- Từ ngày 25 – 12 đến ngày 30-12 -1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã Hội Pháp họp tại thành phố Tua. Ngày 30-12-1920, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản, sau đó thamgia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp, và cũng là người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

NguyenAiQuoc-Tua.jpg

Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự chuyển biến về tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, gắn liền tư tưởng yêu nước với lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Người quyết định đặt cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng vô sản.


Từ 1921 – 1930: Nguyễn Ái Quốc vừa hoạt động thực tiễn, vừa tích cực nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin vào phong trào cách mạng trong nước, trực tiếp chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập ĐCS Việt Nam

- Những năm 1921 – 1923 Nguyễn Ái Quốc làm việc trong ĐCS Pháp, thuộc Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng, xuất bản tờ “Người cùng khổ” nhằm thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh và truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin vào Việt Nam. Trong những năm hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm nổi tiếng “ Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản 1925.

- Năm 1923 – 1924 tại Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Quốc tế Nông dân,dự Đại học V Quốc tế Cộng Sản.

- Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu, Trung Quốc cùng các nhà hoạt động cách mạng của Trung Quốc, Triều Tiên,… thành lập ra “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông”. Tháng 6 – 1925, thành lập “Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên”. Từ năm 1925 – 1927, Hội tổ chức các lớp huấn luyện chính trị nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại những lớp huấn luyện chính chị ở Quảng Châu được Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á – Đông xuất bản thành tác phẩm “Đường Kách Mệnh” vào năm 1927. Đây là cuốn sách trình bày một cách cơ bản và dễ hiểu về lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mac-Lênin.

- Tháng 4 – 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu sang Liên Xô.

- Năm 1928, Người về lại Thái Lan tiếp tục công việc chuẩn bị thành lập Đảng.

- Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc trở lại Hương Cảng – Trung Quốc chuẩn bị kế hoạch thành lập Đảng. Từ 6 – 1 đến 7 – 2 – 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản và thành lập một đảng cộng sản lấy tên là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”. Người trực tiếp thảo văn kiện “ Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt” của Đảng.

Tóm lại, trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập Đảng được thể hiện chủ yếu thông qua nội dung của hai tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp’ và “Đường Kách Mệnh” với những quan điểm cơ bản”

- Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

- Cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa có quan hệ mật thiết với cách mạng vô sản ở chính quốc.

- Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân chủ cách mạng”, đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do.

- Cách mạng muốn thành công phải có lực lượng của toàn dân tham gia, vì cách mạng là việc chung của dân chúng lấy công nông làm gốc.

- Phải đoàn kết, liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế.

- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải đoàn kết dân tộc, phải tổ chức quần chúng, lãnh đạo và tổ chức đấu tranh bằng hình thức và khẩu hiệu thích hợp.

- Sự cần thiết phải có đảng cách mạng để lãnh đạo quá trình đấu tranh cách mạng. Đảng có vững mạnh cách mạng mới thành công…

Cùng với chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỷ XX được truyền bá vào Việt Nam, làm cho phong trào công nhân ở nước ta phát triển nhanh chóng từ tự phát đến tự giác, thúc đẩy những điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhanh chóng, chín muồi.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top